Trong chương này, sau khi khảo sát, so sánh với tư liệu (những lời giải thích các mục từ trong TĐTV) và chọn lọc những VTTTT, chúng tôi đã xem xét các vấn đề sau:
- Xác định kiểu nghĩa tình thái, đánh giá. - Miêu tả các VTTTT về mặt ngữ nghĩa.
- Xác định kiểu hàm ý .
Qua đây rút ra một số kết luận sau:
1) Các VTTTT tương đối thuần nhất trong tổ chức một tiểu nhóm nghĩa. Chúng đều có hai phần: (1) nghĩa hàm ẩn có thể là tiền giả định hay dẫn ý; (2) nghĩa tường minh: nét nghĩa tình thái chính, nét nghĩa đánh giá, nét nghĩa sắc thái, nét nghĩa biểu vật.
2) Có hai loại nét nghĩa hàm ẩn (hàm ý) khác nhau:
- Tiền giả định: có trong hàm ý của nhóm VTTTT hàm thực
Tiền giả định không phụ thuộc vào chân trị của câu chứa chúng. Ví dụ, câu “Chị ta đang tâm bán con” và câu phủ định tương ứng “Chị ta không đang tâm bán con” đều có tiền giả định là “Chị ta có con”.
Hàm ý không thể khử bỏ. Tức là ta không thể khử bỏ tiền giả định của câu nói trên bằng cách nói “Chị ta đang tâm bán con. * Nhưng chị ta không có con”.
Không phụ thuộc vào ngữ cảnh: bất luận câu nói “Chị ta đang tâm bán con” được nói trong hoàn cảnh nào thì luôn luôn có tiền giả định như trên.
- Dẫn ý: dẫn ý có ở hàm ý của các VTTTT hàm hư
Dẫn ý phụ thuộc vào chân trị của câu chứa chúng.
Hàm ý không thể khử bỏ.
Không phụ thuộc vào ngữ cảnh.
3) Phần nét nghĩa tường minh chúng tôi đặc biệt chú ý đến nghĩa đánh giá, thể hiện “lập trường”, tính chủ quan của người nói/ chủ thể hành động.
- Về người đánh giá: nét nghĩa đánh giá biểu thị sự đánh giá của người nói và của chủ thể hành động. Cụ thể ở từng nhóm VTTTT như sau:
T Thuộc về
người nói Thuộc về chủ thể 1 Thái độ có chủ ý X
2 Thái độ không chủ ý X
3 Nỗ lực của chủ thể X X Phụ thuộc văn cảnh 4 Thái độ miễn cưỡng X
5 Sự tiếp thụ, tiếp nhận X 6 Đạo nghĩa – cấm đoán X
7 VTTTT hàm hư X X Phụ thuộc văn cảnh
Bảng 2.1. Bảng thể hiện nội dung người đánh giá ở các VTTTT
- Về cấp độ đánh giá: Sự đánh giá có mặt ở tất cả các VTTTT theo ba cấp độ khác nhau:
Sự đánh giá là nội dung khái quát lên cả nhóm từ. Chẳng hạn, đánh giá thái độ có chủ ý của chủ thể (giả, giả vờ, cố tình,…); đánh giá nỗ lực của chủ thể (đánh bạo, đánh liều). Nét nghĩa đánh giá này không có ở từng từ cụ thể mà mỗi vị từ lại có nét nghĩa chuẩn cụ thể riêng. Giả có nét nghĩa chuẩn “P trái với sự thật”; đánh bạo “vượt qua trở ngại tâm lý”;…
Sự đánh giá là nội dung chính của từ, trở thành nét nghĩa tường minh của từ. Vì thế có thể gọi chúng là những VTTTT đánh giá. Ví dụ: trót có nghĩa là “cảm thấy đáng tiếc vì đã xảy ta P, điều không đáng có, đáng làm”;
bị “cảm thấy P là xấu, bất lợi, không đúng mong muốn”;…
Sự đánh giá đi kèm với hàm ý và nét nghĩa tình thái chính. Ví dụ,
cũng có ba nét nghĩa: - (tiền giả định) “P đã hoặc đang diễn ra”, - (nét nghĩa tình thái chính) “tiếp tục thực hiện P” và - (nét nghĩa đánh giá) “thái độ bất thường, sốt ruột của người nói với sự tiếp diễn của sự tình”; suýt có các nét nghĩa: - (dẫn ý) “P không tồn tại, không xảy ra”, - (nét nghĩa tình thái) “thiếu
chút nữa xảy ra P”, - (nét nghĩa đánh giá) “P nếu xảy ra là điều bất lợi, không mong muốn”;…
Các cấp độ đánh giá trên ở các lớp/ tiểu lớp/ nhóm VTTTT thể hiện ở bảng sau: TT Lớp/ tiểu lớp/ nhóm Cấp độ đánh giá Bao trùm cả lớp/ nhóm Nội dung chính của từ Đi kèm theo các nét nghĩa khác 1 Thái độ có chủ ý X 2 Thái độ không chủ ý X 3 Nỗ lực của chủ thể X
4 Thái độ miễn cưỡng X
5 Sự tiếp thụ, tiếp nhận X 6 Đạo nghĩa – cấm đoán X
8 VTTTT hàm hư X
Bảng 2.2. Bảng thể hiện các cấp độ đánh giá của VTTTT
- Về khía cạnh đánh giá: Người nói/ chủ thể hành động có thể đánh giá sự tình, hành động được đề cập trong câu theo nhiều khía cạnh đánh giá khác nhau. Các VTTTT thể hiện sự đánh giá chủ quan, lập trường của người nói/ chủ thể hành động trên những khía cạnh chủ yếu sau:
Tính tích cực/ tiêu cực: đánh bạo, giả,…
Tính cùng cực/ bất thường: cũng
3. Chương 3. Khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, cách giải thích 4. các phó từ chỉ thời, thể trong Từ điển tiếng Việt
3.1. Một số khái niệm liên quan
Phó từ chỉ thời, thể được coi là một trong những phương tiện từ vựng quan trọng và khá phổ biến thể hiện nội dung tình thái trong tiếng Việt. Đây cũng là lớp từ được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm đến nhiều và không có sự thống nhất quan điểm trên nhiều vấn đề có liên quan, chẳng hạn việc tiếng Việt có tồn tại hay không khái niệm “thì” hoặc “thời” và thể; tên gọi của những thành phần phụ cho ngữ vị từ chỉ thời, thể; danh sách của chúng;…Chúng ta có thể tìm thấy sự tổng kết những quan điểm này trong các bài viết của Nguyễn Minh Thuyết, Trần Kim Phượng, Nguyễn Văn Thành,… Trong luận văn của mình, chúng tôi không đề cập đến những tranh luận này, cũng không đưa ra nhận xét ở từng quan điểm (vì như vậy sẽ sa lầy vào những tranh cãi bất tận) mà thay vào đó, chúng tôi lựa chọn một cách đi khả dĩ nhất có liên quan trực tiếp đến đề tài như khái niệm “thời”, “thể”, “phó từ chỉ thời, thể” và mối quan hệ của những phó từ này với tình thái nhằm hướng đến việc chỉ ra loại nghĩa đánh giá tình thái mà lớp từ này tích hợp trong bản chất ngữ nghĩa của chúng.
3.1.1. Khái quát về khái niệm “thời” và “thể”
Như đã nói ở trên trong ngôn ngữ học hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hai phạm trù “thời” và “thể”. Song điểm thống nhất là, chúng đều là những phạm trù ngữ pháp thể hiện cách xác định ý nghĩa thời gian của con người và không giống nhau ở mỗi ngôn ngữ.
Cách diễn đạt ý nghĩa “thời” là cách diễn đạt trực chỉ. “Đặc trưng của trực chỉ là gắn sự tình được nói tới với thời gian, lấy người nói làm trung tâm.
Phương thức xác lập là quy chiếu sự kiện với thời điểm nói hoặc thời điểm mốc”. [35; tr.30]
Còn phạm trù “thể” phân biệt với “thời” ở tính phi trực chỉ trong cấu trúc sự kiện. Hay “thể là một sự đặc tả sự tình mang tính chủ quan, rất mềm dẻo. Trong khi đó, thì lại miêu tả sự tình một cách khách quan và gần như mang tính bắt buộc” [11; tr.752]. “Thể” là sự đối chiếu của hành động với cấu trúc bên trong, với các giai đoạn khác nhau của nó.
Phương tiện diễn đạt phạm trù “thời” và “thể” bao gồm cả phương tiện từ vựng và ngữ pháp.
Về hệ thống các kiểu ý nghĩa của mỗi phạm trù trong các ngôn ngữ khác nhau cũng không trùng nhau.
Về “thời” có thể gồm ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai; hai thời: tương lai và phi tương lai, quá khứ và phi quá khứ,…; hay một thời. Song có lẽ Từ điển Asher (1994) là trình bày cụ thể nhất. Những thời sử dụng thời điểm phát ngôn làm thời điểm quy chiếu được gọi là thời tuyệt đối gồm: thời hiện tại tuyệt đối, quá khứ tuyệt đối, tương lai tuyệt đối. Những thời không sử dụng thời điểm phát ngôn làm thời điểm quy chiếu được gọi là thời tương đối có: thời hiện tại tương đối, quá khứ tương đối và tương lai tương đối. [dẫn theo 35; tr.13]
Về “thể”, theo danh sách đầy đủ nhất của W.Frawley thì có sáu loại chính yếu:
- Thể hoàn thành và thể không hoàn thành - Thể hữu kết và thể vô kết
- Thể kéo dài và không kéo dài - Thể lặp lại và không lặp lại - Thể tiếp diễn
và năm loại thứ yếu:
- Thể khởi phát: điểm bắt đầu - Thể kết thúc: điểm kết thúc
- Thể trông đợi: tiến đến điểm bắt đầu - Thể hồi tưởng: nhìn lại điểm kết thúc
- Thể hoàn bị, nhấn mạnh: cường điệu [dẫn theo 35; tr.23]
3.1.2. Mối quan hệ giữa phạm trù “thời, thể” và tình thái
Về mối quan hệ này cũng chưa được thống nhất: có nhà nghiên cứu cho rằng “thời”, “thể” nằm trong phạm trù tình thái, ý kiến khác lại quan niệm chúng là những phạm trù riêng, độc lập nhưng có mối quan hệ với tình thái,… Theo chúng tôi, đây là những phạm trù có liên quan đến nhau nhưng không nằm trong nhau. Điều này có thể hiểu là, không phải mọi phương tiện biểu thị ý nghĩa thời, thể cũng đều biểu thị ý nghĩa tình thái và ngược lại, không phải mọi phương tiện biểu thị nội dung tình thái đều thể hiện thời, thể. Song có phương tiện biểu thị ý nghĩa thời, thể có thể thể hiện nội dung ý nghĩa tình thái, ví dụ như phó từ chỉ thời, thể.
Trong luận văn của mình sau đây chúng tôi thống nhất gọi những phó từ vừa biểu thị ý nghĩa thời, thể vừa thể hiện nội dung tình thái là phó từ chỉ thời – thể – tình thái.
3.1.3. Về khái niệm phó từ chỉ thời – thể – tình thái
Là một phương tiện ngữ pháp thể hiện phạm trù “thời, thể” nên khái niệm phó từ chỉ thời, thể cũng phức tạp không kém. Có nhiều quan niệm khác nhau về tên gọi của chúng cũng như chức năng, vai trò trong việc biểu thị cả nghĩa tình thái lẫn ý nghĩa thời, thể.
Phó từ chỉ thời – thể – tình thái là tên gọi của những thành phần phụ của ngữ vị từ, có thể đứng trước vị từ (còn gọi là tiền phó từ) hay sau vị từ (hậu phó từ), vừa thể hiện ý nghĩa thời, thể vừa đánh dấu sự đánh giá, thái độ
của người nói đối với hiện thực, đối với đối tượng, mốc thời gian,…trong phát ngôn. Như các phó từ đã, đang, sẽ, lại, đi,…
3.2. Phân tích ngữ nghĩa của các phó từ chỉ thời – thể – tình thái và so sánh với lời giải thích chúng trong TĐTV
Trong luận văn này chúng tôi tiếp cận các phó từ chỉ thời – thể – tình thái nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định danh sách các phó từ này. - Ý nghĩa thời, thể mà nó biểu thị.
- Nội dung ý nghĩa tình thái của chúng, tức thái độ, đánh giá của người nói trong phát ngôn
- Mối liên hệ trong việc thể hiện hai loại ý nghĩa này.
- So sánh những nội dung nghĩa tình thái này với việc giải thích nghĩa của chúng trong TĐTV
3.2.1. Danh sách các phó từ chỉ thời – thể – tình thái
Trong hệ thống khá nhiều các phó từ chỉ thời, thể chúng tôi xem xét và lựa chọn những phó từ thỏa mãn điều kiện là thành phần phụ cho ngữ vị từ; thể hiện nội dung ý nghĩa tình thái, tức thể hiện một sắc thái đánh giá nào đó của người nói đối với đối tượng, hiện thực,…được nói đến trong phát ngôn; và trong sự so sánh với lời giải thích nghĩa trong TĐTV thì thấy thiếu vắng nét nghĩa đánh giá này.
Tư liệu của chúng tôi xác định được các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, lại, ra, lên, đi.
3.2.2. Miêu tả nét nghĩa tình thái của các phó từ chỉ thời – thể – tình thái
Qua quá trình xử lý và phân tích tư liệu, chúng tôi nhận thấy, so với các lớp phương tiện biểu thị nội dung ý nghĩa tình thái khác như vị từ tình thái tính, trợ từ tình thái hay từ chêm xen tình thái, có thể lập và chia thành các
nhóm theo nội dung ngữ nghĩa hay theo nghĩa đánh giá, thì lớp các phó từ chỉ thời – thể – tình thái phân chia nhóm theo một tiêu chí khác, không thật sự quan yếu với đề tài. Đó là thời tuyệt đối và tương đối.
Nhóm 1: gồm các từ đã, đang, sẽ. Chúng biểu thị cả ý nghĩa thời tuyệt đối (lấy thời điểm nói làm quy chiếu) và cả thời tương đối (thời với một mốc quy chiếu được chọn lựa nào đó).
Nhóm 2: có các từ ra, lên, đi, lại, chỉ mang nghĩa thời tương đối.
Tuy nhiên vì nội dung ý nghĩa thể cũng như nghĩa tình thái không thuần nhất trong từng nhóm nên chúng tôi sẽ miêu tả theo từng từ hoặc chia thành tiểu nhóm nhỏ hơn nhưng đều nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra ở trên.
3.2.2.1. Nhóm 1 a. Phó từ đã
Có thể nói đây là phó từ phức tạp song cũng thú vị nhất trong nhóm các phó từ chỉ thời – thể – tình thái.
Trong TĐTV, “đã” với tư cách là phụ từ (ký hiệu trong từ điển: p) được giải thích:
“1. Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc tương lai.
Bệnh đã khỏi từ hôm qua.
2. Từ biểu thị việc vừa nói đến cần được hoàn thành trước khi làm việc khác. Nghỉ cái đã, rồi làm tiếp.” [TĐTV]
Vậy ở nghĩa 1, “đã” được giải thích là một phó từ chỉ thời, thể.
Về ý nghĩa thời, thể tác giả Trần Kim Phượng sau khi chứng minh, phân tích đã kết luận “ý nghĩa cơ bản, ổn định, bất biến của đã là ý nghĩa quá khứ. Ý nghĩa thể của đã là ý nghĩa kết quả. Câu chứa đã nói chung không phải nhằm thông báo về một sự kiện đã diễn ra mà thường phản ánh cái thực
tại […] ý nghĩa thời của đã là mờ nhạt, là yếu […] ý nghĩa thể của đã là ổn định, là mạnh.” [35; tr.101]
Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp chúng ta bắt gặp rất nhiều phát ngôn chứa đã nhưng không thể hiện ý nghĩa thời, thể gì cả hoặc ý nghĩa này trở nên rất mờ nhạt mà khi lược bỏ đã thì nội dung của câu tuy không thay đổi song sắc thái đánh giá đã bị mất hoặc giảm đi. Ví dụ:
(67) Đã 4 giờ sáng.
(68) Tuần sau đã là Tết.
(69) Tý tuổi đã yêu với đương.
(70) Chị ta đã 32 mà chưa đi lấy chồng. (71) Giờ cô ấy đã là một thiếu nữ xinh đẹp.
(72) Tôi đã biết ăn thịt chó.
(73) Chiều nay, đoàn thể thao Việt Nam đã đến Lào.
(74) Đã là thời bao cấp ai chẳng đói.
Trong các ví dụ (67), (68), (69) người nói thể hiện sự đánh giá: sự việc, hiện tượng xảy ra sớm hơn, nhanh hơn dự tính chủ quan của người nói. Ngược lại, ở ví dụ (70) người nói lại cho rằng sự việc nêu ra là muộn hoặc là nhiều so với bình thường hay so với ý kiến chủ quan của người nói. Vì thế, cả hai trường hợp còn kèm theo thái độ bất ngờ trước hiện tượng được nhắc đến.
Còn trong ví dụ (71), (72) là biểu hiện sự chuyển biến, sự thay đổi của một trạng thái, tính chất nào đó hay sự xác nhận về kết quả của hành động, của sự thay đổi này. Ý nghĩa tình thái này của đã có liên quan mật thiết với ý nghĩa chỉ thể kết quả hay rộng hơn là thể dĩ thành. Tiền giả định trong những câu này “Trước đó không/ chưa P”. Nếu lược bỏ đã nội dung nghĩa miêu tả của câu không thay đổi nhưng sẽ mất đi nghĩa đánh giá kết quả hay sự chuyển biến:
(72) Tôi đã biết ăn thịt chó.
(72’) Tôi biết ăn thịt chó.
Hai câu này dùng để trả lời hai câu hỏi khác nhau “Anh biết ăn thịt chó chưa?” và “Anh biết ăn thịt chó không?”.
Ví dụ (73) chúng ta thường gặp trong các bản tin thời sự. Lúc này người nói nhấn mạnh đến thông tin đưa ra mà độc giả hay khán giả đang mong đợi, quan tâm. Ở đây là “đoàn thể thao Việt Nam đến Lào rồi”. Nếu sau một thời gian khi đây không còn là một thông tin mới nữa hay không phải là tiêu điểm thông báo chính, người ta có thể không cần sử dụng đã. Như: