1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đai học sư phạm Chất liệu Sơn mài

37 4,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 597,42 KB

Nội dung

Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông đểlại, được lớp lớp các nghệ nhân, hoạ sỹ đem đến cho sơn mài không chỉ lànhững sản phẩm mỹ nghệ, mà còn những khả năng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sơn mài Việt Nam, một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, trảiqua hàng ngàn năm, nhờ chất sơn keo dính và bóng sâu thẳm đã tạo nên mộtnét đẹp mang tính bản sắc truyền thống mà bất cứ người Việt Nam nào cũng

có quyền tự hào với vẻ đẹp lộng lẫy của ánh vàng son, óng ánh của trai trứng,sâu thẳm của những sắc đỏ tươi và xanh thẳm dưới lớp sơn cánh dán vàngtrong, ở đó chứa đựng những gì vang lên âm thanh của ngàn xưa vọng lại bắtnhịp vào cuộc sống ngày nay

Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông đểlại, được lớp lớp các nghệ nhân, hoạ sỹ đem đến cho sơn mài không chỉ lànhững sản phẩm mỹ nghệ, mà còn những khả năng biểu cảm không kém gìcác chất liệu khác của hội hoạ và có phần độc đáo hơn, bởi chất liệu sơn takhông chỉ bền chắc mà còn đẹp - một nét đẹp thầm kín nhưng cũng vô cùnglộng lẫy, sâu thẳm nhưng cũng rất rực rỡ và trang trọng Để tới ngày nay bảngmàu sơn mài càng phong phú hơn về phong cách thể hiện, cũng như nhiềuchất liệu mới được tìm ra trong quá trình lao động sáng tác nghệ thuật của cácnghệ nhân và hoạ sỹ

Cho tới hôm nay, sơn mài Việt Nam nói chung có một vị trí danh dự và trênthực tế nghệ thuật sơn mài không những không bị phôi phai mà vẫn giữ được cốtcách, đặc thù vốn có và từng bước chuyển mình mang được tính thời đại

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, nghệ thuật sơn mài ngày càng pháthuy hơn thế mạnh của chất liệu truyền thống, nhưng không bị lạc lõng giữanhu cầu cuộc sống đương đại, những hoà sắc lung linh ý nhị, là chất liệu quíchắc, óng ả, trong trẻo, rạng rỡ sâu thẳm có sức ngân, sức rung, sức vọng theo

Trang 2

chiều sâu của các tác phẩm mỹ thuật, hay của các sản phẩm được đem vàocuộc sống được thể hiện một cách hài hòa trong không gian sống hiện đại,đưa đến sự hợp lý, không lỗi thời trong xu hướng thị hiếu hiện đại.

Khả năng biểu hiện của nghệ thuật sơn mài trong cuộc sống người Việt

từ xưa tới nay vô cùng phong phú và đa dạng Ông cha ta cũng đã đưa nghệthuật sơn vào với cuộc sống từ việc dùng sơn trang trí đồ thờ, những bứctượng thờ, hoành phi, câu đối mang nhiều ý nghĩa dọc theo hai bên cột bànthờ, những của võng đẹp, các loại kiệu làng, ngai thờ, và rất nhiều đồ dùngchất liệu sơn ta

Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Chất liệu Sơn mài” làm đề tài tiểu luậncủa mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Sơn mài là một chất liệu vô cùng độc đáo, nó mang phong cách đặc trưngcho tâm hồn của con người Việt Nam Chính vì vậy em muốn nghiên cứu về

đề tài: “Chất liệu sơn mài ’’ nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản

về chất liệu Hơn nữa cũng mong muốn đưa lại cho mọi người cái nhìn cụ thểhơn về kỹ thuật sử dụng chất liệu cũng như các khâu đoạn để làm nên mộtbức tranh không những có giá trị lớn lao về mặt vật chất mà còn mang mộtgiá trị không thể phù nhận về mặt tinh thần

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng được đưa ra nghiên cứu trong tiểu luận của em đó là chất liệuSơn mài những họa sĩ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho thể loạichất liệu Sơn mài trong những ngày đầu thành lập trường Cao Đẳng Mĩ ThuậtĐông Dương cùng những tác phẩm tiêu biểu của họ

Trang 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phân tích tài liệu

- Phương pháp so sánh đối chiếu

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM:

Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam Đây là

sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyềnthống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng Tuy nhiên, từ dùng để gọisơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, TrungQuốc Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹnghệ và tranh sơn mài Việt Nam

Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn nhưsơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàngthếp, vỏ trai, v.v vẽ trên nền vóc màu đen Đầu thập niên 1930, những họa sĩViệt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiệnthêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v và đặc biệt đưa kỹthuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh

sơn mài thực sự Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.

Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mongmuốn Sau cùng là đánh bóng tranh

Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốnlớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao Muốnnhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình

Trang 4

II VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI:

1 Lịch sử phát triển sơn mài trên thế giới:

Ở Trung Quốc, khi khai quật những ngôi mộ đời Tây Chu(1075-770trước Công nguyên) đã phát hiện ra những đò sơn có hai màu son và đen.Ngoài ra, họ còn có kĩ thuật khảm đá, pha lê hoặc ốc Theo cố họa sĩ HoangTích CHù trong bài viết về lịch sử phát triển của chất liệu sơn mài ở các nướcChâu Á và Châu Âu thì Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra sơn và phátminh ra kĩ thuật làm sơn Với Nhật Bản, kĩ thuật sơn truyền thống có khoảng

500 năm trước Công nguyên Ngoài ra ở một số nước Châu á khác như ẤnĐộ… cũng có nghề sơn mĩ nghệ phát triển

2 Lịch sử phát triển sơn mài ở Việt Nam:

Trong lịch sử dân tộc, nghề sơn xuất hiện khá sớm Cư dân Việt cổ từkhoảng 2.500 năm trước đã tìm thấy cây sơn mọc hoang dã và đã biết cách sửdụng nhựa cây để trám thuyền hay dùng để phủ lên các vật dụng khác nhằmtăng độ bền chắc cho vật dụng Trong quá trình phát triển, có thể nói, nghềsơn hầu như luôn song hành với nghề tạc tượng, các chạm khắc trang trí trongcác công trình kiến trúc Vì vậy, suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, nghề sơnkhá hoàn hảo Khắp các xứ Đông, Nam, Đoài, Bắc, đâu đâu cũng có nghềsơn Xứ Đông có làng Hà Cầu (Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếngbởi hai nghề sơn và tạc tượng; Xứ Bắc có Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nổidanh nhờ độc quyền chất sơn then bóng mịn không đâu bằng; Vùng Sơn Nam

Hạ có làng sơn quang Cát Đằng (nay thuộc ý Yên, Nam Định); Vùng Hà Tây(thuộc xứ Đoài xưa) có mật độ các làng nghề sơn khá dầy đặc: Chuyên Mĩ,Bối Khê, Bình Vọng, Hạ Thái, Văn Giáp

Trang 5

Tranh sơn mài của những nghệ nhân xưa thường được vẽ trực tiếp hoặcgián tiếp lên gỗ (nhưng không có công đoạn mài) với các mảng màu được vẽriêng rẽ Ngoài kỹ thuật pha chế nhựa sơn mầu và nước sơn, sở trường vẽ vàsáng tác các mẫu trang trí hoa văn có thể nói là rất điêu luyện đi kèm với kỹthuật chạm trổ, đắp sơn Nếu chia theo đề tài, ta có thể thấy có mấy dạngtranh sơn cổ như sau: Tranh nằm trong kết cấu kiến trúc cổ bao gồm tranhtrần thiết (có ở chùa Dâu, chùa Mía, đình Chèm ), tranh cửa (có ở đìnhChèm, chùa Vĩnh Phúc ), bích họa có bộ tranh Nhị thập tứ hiếu ở lăngĐồng Khánh Ngoài ra, còn có một số bức vẽ nằm ở dạng khác như vẽ trênván nong, cốn hay trong khám thờ Thực chất mà nói, nó chưa hẳn là tranh

mà là những cấu kiện nằm trong kiến trúc, chỉ là những mô-típ, đồ án hoa văntrang trí; Dạng tranh sơn cổ thứ hai chính là tranh thờ, chủ yếu là tranh chândung và tranh nhân vật, dân gian quen gọi là tranh Thần, có thể được vẽ đơnchiếc hay theo bộ; Cuối cùng, không thể không kể đến thể loại tranh liênhoàn, bao gồm các dạng tranh có nội dung khuyến giáo, ngâm vịnh hoặc kểchuyện Đặc tính của loại tranh này là tính liên hoàn có kế tục, thường được

vẽ dưới dạng “Nhất thư nhất họa”, đậm nét mô tả

Về lịch sử tranh sơn mài, từ xa xưa, người Việt đã biết dùng loại sơn đặcbiệt này để trang hoàng tại các đền chùa, miếu mạo, cung đình, nhưng theohọa sĩ Đằng Giao, loại sơn này đã được chính thức đi vào nghệ thuật nướcnhà kể từ khi lớp nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ trường MỹThuật Đông Dương đã đưa sơn mài vào những sáng tác nghệ thuật của họ

Từ lúc khởi đầu đến khi hoàn tất được một bức tranh sơn mài đòi hỏi rấtnhiều công phu, có những bức phải mất cả nửa năm trời mới xong Khi nóiđến nghệ thuật thì chắc chắn là phải có sáng tạo, nhưng ngay cả dến kỹ thuậtcủa tranh sơn mài, người nghệ sĩ cũng phải tự tìm tòi và sáng tạo rất nhiều,

Trang 6

giả tỉ như màu trắng trong tranh sơn mài phải tạo từ vỏ trứng gà hay trứng vịtchẳng hạn.

Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền lại vừa có vẻ đẹp lộng lẫyvàng sơn này đã thu hút các họa sĩ Việt Nam ra công nghiên cứu tìm tòi, khaithác mọi khả năng biểu hiện của chất liệu sơn cổ truyền để áp dụng vào trongnghệ thuật tạo hình hiện đại Công cuộc cách tân trong nghệ thuật sơn màigắn liền với sự ra đời của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (nay làtrường Đại học Mĩ thuật Hà Nội)

Thực chất, giai đoạn mới mở trường (1925-1930) chính là giai đoạn đầutiên đánh dấu quá trình khám phá chất liệu sơn dầu châu Âu như một điểmtham chiếu cho sự phát triển các loại hình, chất liệu á Đông.Riêng về hội họa sơn mài, trên bình diện lịch sử, Claude Mahoudot cũng đã

là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông

Trang 7

Theo đó, nhà trường có hai ban chính: ban hội họa, điêu khắc và sơn mài

và ban kiến trúc, đều thuộc ngành giáo dục đại

Ba ban phụ thuộc về nghệ thuật thực hành: ban trần thiết (bậc 2), bankim hoàn và chạm trổ (bậc1, nghề thủ công), ban gốm (bậc1) và cuối cùng làmột lớp bổ túc về hội họa và nghệ thuật trang trí Thời kỳ này, Trường Caođẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thuộc quyền giám đốc của nhà điêu khắcévariste Jonchère (người chủ trương tăng cường giáo dục thủ công mỹ nghệ),sau cái chết của ông Victor Tardieu vào năm 1937 Như vậy là “sơn mài”, từchỗ là một môn học thử nghiệm, đã trở thành một môn học cơ bản tươngđương với hội họa và điêu khắc

Nếu bức tranh sơn mài “Bờ ao” (bình phong, sáu tấm, mỗi tấm110x25cm) của Trần Quang Trân, sáng tác vào năm 1932, có thể được xemnhư bằng chứng đầu tiên khẳng định đẳng cấp “hội họa” đích thực của thểloại sơn mài - thì lịch sử biên niên của hội họa sơn mài trước và sau thời điểm

ra đời của tác phẩm ấy quả là những bước đi dồn dập

Sơn mài - tuy xuất hiện có muộn hơn đôi chút so với tranh lụa và tranhkhắc gỗ (là những chất liệu hội họa đã có nền tảng ở á Đông, tất nhiên) -nhưng có thể nói giấc mộng về một chất liệu hoàn toàn có tính dân tộc ViệtNam thì đã được các nghệ sĩ Việt Nam ấp ủ ngay từ ban đầu.Trong sách “Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương”, họa sĩQuang Phòng đã viết:

“ Sự kiện đặc biệt quan trọng ở thời kỳ đầu xây dựng nền hội họa hiệnđại Việt Nam là sự xuất hiện tranh sơn mài Từ kỹ thuật “sơn ta” cổ truyềnđến kỹ thuật “sơn mài hiện đại” là cả một bước ngoặt lớn - đánh dấu kỷ

Trang 8

nguyên về một chất liệu mới mang tính đặc thù dân tộc có khả năng áp dụngvào hội họa.”

Đồng quan điểm với học giả người Pháp Claude Mahoudot, họa sĩQuang Phòng khẳng định:

“Người quan tâm đến vấn đề này (tức vấn đề chuyển hoá “sơn ta” vàohội họa sớm nhất là họa sĩ Joseph Inguimberty (1896 - 1971), bắt đầu ngay từkhi ông mới sang nhậm chức giảng viên môn trang trí Trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương, năm 1925.”

Và dưới đây là một câu chuyện đã được họa sĩ Quang Phòng viết lạitrong cuốn sách, theo lời kể trực tiếp của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890 -1973):

“ Nguyên một buổi được họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn đi vẽ tại Văn Miếu

- Quốc Tử Giám, Joseph Inguimberty đã thực sự sửng sốt, bàng hoàng trướccác hoành phi, câu đối, đồ thờ sơn son thếp vàng lâu đời, lên nước thời gian,ngả sang các gam màu vô cùng phong phú và kỳ lạ, ở nhà đại bái Ông đã đềxuất ngay ý kiến với hiệu trưởng Victor Tardieu để đưa sơn ta vào chươngtrình nghiên cứu và thực tập Từ đó trở về sau, chất liệu sơn mài luôn luôn

và bao giờ cũng là niềm kỳ vọng về sự sáng tạo một ngôn ngữ nghệ thuậtriêng cho dân tộc của nhiều nghệ sĩ tài năng lớp trước ”

Sách “Lê Phổ”, với lời tựa nhan đề “Người họa sĩ tuyệt diệu” củaWaldemar George, xuất bản tại Paris, 1970, trong phần niên biểu cho biết:

“1930 Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nhận những bản hợpđồng đầu tiên: những bình phong lớn bằng sơn ta và tranh trang trí cho DinhToàn quyền

Trang 9

1931 Ông được Toàn quyền Đông Dương chỉ định làm phụ tá cho ôngVictor Tardieu, Giám đốc nghệ thuật Toà Angkor tại triển lãm thuộc địaParis Thành viên ban giám khảo ngành mỹ nghệ do Jean Dunand - mộtchuyên gia về đồ sơn phương Đông, người đã trang trí cho con tàu thủy chởkhách Normandie bằng những tấm sơn nổi danh - làm chủ tịch ”Với bức hoành sáu tấm “Phong cảnh Bắc Kỳ”, sáng tác vào khoảng 1929-

1930 (sử dụng then, son, vàng và bạc ), in trong tập “Ba trường mỹ thuậtĐông Dương”, nhân dịp Đấu xảo Paris 1931, có thể nói, Lê Phổ (1907-2002)

là một trong số ít họa sĩ Việt Nam đầu tiên đặt chân trên con đường mới củachất liệu sơn ngàn năm cổ truyền của dân tộc

Tuy nhiên, theo họa sĩ Hoàng Tích Chù, trong tập giáo trình về sơn mài: “ kếtquả những bước đầu ấy vẫn chưa thoát được những hình thức trang trí cổ điển vì kỹthuật chưa phát triển được, nên còn tình trạng đóng khung trong những phươngpháp cũ trong việc làm sơn cũng như pha chế chất liệu và màu sắc Trong những thời kỳ ấy, mỗi màu sơn được sử dụng riêng cho nhữnghọa tiết, như núi thì màu đen, nhà cửa màu nâu, cây cối màu đỏ, trời thì thếpvàng hòa sắc chỉ vẻn vẹn có mấy màu đơn giản

Từ màu nọ đến màu kia màu nào cũng đều sơn một nền màu nguyên vẹn,

và mỗi màu sơn đều có cách biệt về mặt sơn cao thấp, nghĩa là trước khi bôinhững màu sơn, trong lúc làm vóc phải can (in) bản họa tiết xuống và phảikhắc những mảng màu cao thấp khác nhau của từng họa tiết

một số sinh viên tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm đã phát triển thêmmột bước nữa cho chất liệu sơn mài bằng cách áp dụng phương pháp gắn vỏtrứng rồi mài nhẵn trên những hình vẽ

Trang 10

Nhưng vẫn phải còn chờ đợi một nghiên cứu tìm tòi mới nữa mới có thểđưa nền nghệ thuật sơn mài đến một trình độ nghệ thuật có khả năng diễn tảtěnh cảm, biểu hiện được hiện thực”

Đến năm 1935, tại triển lãm SADEAI ( Hội An Nam khuyến khích Mỹthuật và Kỹ nghệ) lần thứ nhất, tổ chức ở Hà Nội, mùa xuân, có khoảng 200 bứcsơn dầu, lụa, khắc gỗ, mực tàu trên giấy bản, nhưng chỉ có một bức bình phong

“sơn” duy nhất của Lê Phổ, kỹ thuật và bút pháp vẫn hoàn toàn theo lối cũ

Từ 1937, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp định cư, và kể từ đó ông không còn có

cơ hội để tiến xa hơn nữa trên con đường chinh phục chất liệu sơn mài - mộtcông việc rất phù hợp với khả năng sáng tạo nghệ thuật toàn diện của ông.Năm 1927, nghệ nhân Đinh Văn Thành (tức Phó Thành hay còn gọi làThiềng, sinh năm 1898 - mất 1977) đã được mời vào làm việc tại xưởngnghiên cứu “sơn ta” (sơ khai) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương,bên cạnh Joseph Inguimberty - giáo sư phụ trách chuyên ngành trang trí

“ Bác Thành kể lại cho tôi nghe cái việc tìm ra cách làm sơn mài - họa

sĩ Lê Quốc Lộc đã ghi trong bài “Gặp gỡ nghệ nhân sơn mài cao tuổi ĐinhVăn Thành” - Từ năm 1932, lớp sinh viên mỹ thuật thường sử dụng sơn ta để

vẽ bài trang trí Các thứ sơn cánh gián, sơn cánh gián pha son, lúc đó đều cópha dầu trẩu, gọi là sơn quang dầu Vẽ xong, sơn khô là được, chứ không mài

để ra tranh Cho nên mặt sơn có dầu thường bóng loáng, gợn nét vẽ, khôngphẳng nhẵn, mịn màng như sơn mài về sau

Có lần anh Trần Văn Cẩn vẽ hình con phượng bằng sơn then, rồi phủ sơnson lên hình phượng, phủ bằng sơn không có dầu mà có nhựa thông khi sơnkhô bác Thành đem mài, hình phượng rõ ra, mặt tranh nhẵn phẳng Sự tìm tòi

ra cách làm này mở đầu cho kỹ thuật mài sơn, khiến người giáo sư Pháp khi

Trang 11

xem quá mừng rỡ, đem đập vỡ hết các chai đựng dầu pha sơn Ông ta chorằng đó là một khám phá quan trọng đối với nghề sơn.Căn cứ vào cách làm mới như trên, các sinh viên mỹ thuật hồi đó bổ sungthêm cho kỹ thuật, như gắn vỏ trứng, đắp sơn nổi, hoặc chế ra cát bạc, cátvàng rắc chìm trong làn sơn còn ướt, cốt tạo ra thêm hòa sắc và các sắc độkhác nhau.

Không phải là việc giản đơn, sự xuất hiện một sáng kiến vốn có quá trìnhtìm tòi công phu Từ thượng cổ chưa hề đem nhựa thông thay dầu trong sơncánh gián, nhựa chỉ có trong sơn then Sáng kiến đó đem lại một tác dụng rấttốt đẹp góp phần làm phong phú nền nghệ thuật của dân tộc sau này.Bác Thành nhớ khá rõ, kể cho tôi nghe về các tác phẩm sơn không mài và cómài vào những năm 1932-1937 của các sinh viên vẽ sơn ta ngày trước: ôngNguyễn Đăng Bốn vẽ sơn ta không mài trên bình phong, cảnh chùa Láng; ôngPhạm Hữu Khánh vẽ sơn mài trên bình phong, cảnh đồng ruộng; ông TrầnQuang Trân vẽ sơn mài trên bình phong một cảnh thôn Kim Liên có bụi trebóng nước , các ông Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang vẽ sơn mài trên các bìnhphong, cảnh ông nghè vinh quy,v.v

Sơn mài Việt Nam ra mắt ở nước ngoài đầu tiên là tại hội chợ đấu xảoquốc tế ở Ba-Lê (Paris), thủ đô nước Pháp, vào năm 1937 Chính bác Thành

là người có mặt tại hội chợ lớn này

Lúc đó bác phó sơn Đinh Văn Thành, còn gọi là phó Thiềng, mặc áo thethâm, đội khăn gỗ, đi giày Gia Định Con người cũ kỹ, chất phác như bác đã

có những giờ phút bay bướm trổ tài thao diễn nghề sơn trước công chúng đếnthăm hội chợ Người dân Pháp thời ấy chỉ có thể hiểu việc đó là một thứ côngnghệ ở một xứ thuộc địa xa xôi ”

Trang 12

Sự ra đời của chất liệu sơn mài đã diễn ra quả đúng như vậy, nhưng dướiđây là qua lời kể của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994), Triều Dương ghi:

“ Người Pháp, với sự thính nhạy, nên ngay khi mở Trường Mỹ thuật ĐôngDương đã chủ trương mở khoa sơn, dạy cho sinh viên nghề làm đồ sơn mỹ nghệ

Bác phó Thành, một người nắm được rất nhiều kỹ thuật nghề sơn đượcmời về trường Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân lànhững sinh viên đầu tiên trong nhóm nghiên cứu sơn ta Cho dù có thay đổilối vẽ, cách vẽ, bút pháp đắp nổi, khắc chìm, chuyển từ làm hộp, khay, hoànhphi sang phong cảnh, nhưng mọi sự tìm tòi này vẫn chưa thể thoát ly lối trangtrí mỹ nghệ và kỹ thuật làm sơn thì vẫn rút từ bác phó Thành

Hồi đó Trần Văn Cẩn đang tập nghề sơn, mà bài làm đầu tiên là chiếchộp chữ nhật rồi tới một tấm trang trí có họa tiết chép được từ một cỗ kiệu ởđền Lý Bát Đế Ông thắc mắc với bác phó Thành tại sao sơn then và chỉ cósơn then mới mài được mà sơn đỏ thì vẫn cứ phải để nguyên Người thợ giàtìm mọi lời giải thích để khẳng định đó là chuyện của người trước để lại, làmkhác đi sẽ hỏng Nhưng Trần Văn Cẩn đã thuyết phục được bác Thành thửpha trộn sơn khác lối vẫn làm từ xưa Hai người hì hục mà phải làm giấu giáo

sư Hai lần thử không kết quả, đến lần thứ ba, mới thành công Với cách phachế mới này, ông đã có thể vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, và mài đều tất cả mặttranh, cả đỏ, cả đen đều được Từ đó một số anh em khác như được khích lệbởi kết quả của Trần Văn Cẩn, đã tìm thêm màu và thuật ngữ sơn mài rađời”

III ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI:

1 Nền vóc sơn mài:

Trang 13

Chất liệu sơn mài không chỉ đặc biệt về kĩ thuật mà còn đặc biệt ở nềntranh và màu sắc Sơn mài được vẽ trên nền vóc Vóc sơn là cốt gỗ được bọcgiấy hoặc vải, bó sơn và mài Từ cốt gỗ trải qua từ 8 đén 10 lượt nước sơnmới được tấm vóc đẻ làm tranh sơn mài Cuối cùng phải quét vài nước sơnsống đẻ ngâm chất hoặc pha them đất, hoặc đổ phù sa Cũng vì quá trình đó

mà nền vóc có màu đen nhẵn bong và chắc chắn

2 Màu sắc:

Nguyên liệu làm tranh sơn mài không giống với các chất liệu khác nhưsơn dầu, thuốc nước, lụa Bảng màu của sơn mài cổ truyền bao gồm:

• Màu vàng của vàng ta

• Mùa trắng của bạc, vỏ trứng, bột nhôm, bột thiếc

• Màu đen của sơn then, của nền vóc

• Màu nâu của sơn cánh gián

• Màu đỏ: Chất bột son chế biến từ “thần sa” gồm son trai, son tươi, son thắm ,son nhì

Đến nay, bảng màu sơn mài đã phong phú hơn rất nhiều Bên cạnh bảngmàu truyền thống gồm các màu đen, đỏ, vàng, trắng còn có them nhiều màulạnh, xanh tạo cho khả năng biểu đạt của sơn mài ngày càng đa dạng và sâusắc Ngoài các nguyên liệu kể trên, các họa sĩ còn sử dụng một số loại màunhư bột trắng Ti-tan, bột màu xanh lam, nâu, bột xanh ve, vàng đất, bột vàngCrom và một số phẩm nhuộm như phẩm cánh quế, phẩm hồ thủy, phẩm tím…trộn với sơn để vẽ tranh

4 Sự công phu khi làm tranh

Trang 14

co ngót Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗitác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm.

Sơn lót

Sơn lót hực chất là khâu phù trợ nhưng cũng là một yêu cầu cần thiết.Lót không chỉ làm bền vật liệu mà còn nhờ lót mà những chỗ lõm nhỏ trên bềmặt được lấp đầy và làm hoàn thiện hơn lên sản phẩm

Sơn lót được dùng sơn nguyên chất, loại sơn tốt nhất không cần pha trộn

gì hơn Điều đán g chú ý là trước khi sơn lót pải kiểm tra mặt sản phẩm, nếumặt sản phẩm chưa đủ nhẵn thì buộc phải làm lại

Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các

bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chấtliệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng,bạc sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu

Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câuđối người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gióthổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt

Trang 15

Mài và đánh bóng

Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành

độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài Người xưa sử dụng láchuối khô làm giấy nháp Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa

có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủdầu bóng Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài Sự thành công củamột bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng Có một sốthứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gàv.v

3 Đặc tính của sơn mài

a Tính hấp dẫn.

Tính hấp dẫn trước hết được thể hiện ở màu sắc lộng lẫy, trang nghiêm

và trang trọng của nó Nhờ có đặc tính này mà sơn được phủ lên mọi cốtnguyên liệu khác nhau đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nội dung về mặt tín ngưỡng

và tnhs thẩm mỹ cao

b Tính hoành tráng và đa dạng

Những vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cáchcăn bản hình thức bề ngoài của nó, tạo tính liền khối đồ sộ, hoành tráng và đadạng Bản thân những vật này nếu không có sơn thì khó có thể tạo ra được

c Tính kết dính và hoà hợp

Đặc tính của sơn có tính kết dính cao, chắc Nhờ có tính chất này sơn tađược sủ sụng và gắn kết các vật dụng thành khối cố định nhưng cũng khôgn

để mất đi tính thẩm mĩ

Trang 16

d Tính bền đẹp, giản dị.

Sơn mài có khả năng tồn tạ tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt củaViệt Nam làm nhờ tính bền đẹp của nó.Có những vật phẩm sơn cách đây hàngtrăm năm vẫn tồn tại với màu sắc và nước sơn gần như mới

e Tính khái quát và chi tiết

Sơn mài không chỉ thể hiện tính khái quát vtrên vật thể mà khi cần vẫnthể hiện tính chi tiết Tính khái quát, ước lệ biểu hiện ở hình khối, sắc độ, tônthêm hiệu quả của chức năng biểu đạt của vật sơn Sơn mài có thể biểu hiệnđược cả tính chi tiết bằng cách dùng các chất liệu như vỏ trứng nhưng vẫnkhông làm rối mà vẫn gây cảm giác iền khối thống nhất

Sơn mài với màu sắc đơn giản mang tinh khái quát ước lệ cao

f Dễ bảo quản, dễ tôn tạo

Do đặc tính lý hoá học sơn ta đã góp phẩn hạn chế đến mức tối đa ựư pháhoại của côn trùng, mối mọt và phù hợp với mọi điều kiện tự nhiên Sơn màikhông chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn chắp khi bị nứt, gẫy

4 Những giá trị nghệ thuật trong tranh sơn mài.

a. Khả năng biểu đạt của tranh sơn mài:

Với đặc điểm về màu, kĩ thuật đã tạo cho sơn mài khả năng biểu đạt khácvới sơn dầu, lụa Tranh sơn mài thường dùng ít màu song nhiều sắc độ Theohọa sĩ Lê Kim Mĩ, đặc thù của sơn mài là qui luật đồng sắc trong hòa sắc Mỗi

bè màu phù hợp với từng chủ đề Trong mỗi tác phẩm, họa sĩ thường sử dụngmột màu chủ đạo, màu đó sẽ gợi, chọn nên màu khác để hòa sắc cho tranh

Trang 17

Với cách đó sơn mài có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rất sinh đọng,chân thực, cô đọng, giàu hiệu quả trang trí, sang trọng, lỗng lẫy, sâu thẳm màlung linh Bên cạnh những mảng màu, nét vẽ cũng đóng vai trò quan trọngtrong biểu đạt của sơn mài Nét gợi hình, khối , chất Với từng tác giả, tùytheo nội dung chủ đề, cách sử dụng nét co chọn lọc khác nhau: khi to, nhỏ,khi nhấn, buông, đậm, nhạt…

b Ánh sáng trong tranh sơn mài

Đó là một thứ ánh sáng kỳ ảo, lung linh, tôn giáo, sâu lắng và đôi khihuyễn hoặc.Các hoạ sĩ thời kỳ đầu của trường Mỹ thuật Đông Dương, của nềnhội hoạ cận hiện đại Việt Nam, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng Phápnên trong bức tranh sơn mà truyền thống của họ rung rinh, nhảy nhot nhữngánh sáng tự nhiên Nhưng sau đó các hoạ sĩ đã thấy rằng cách diễn tả ánh sángthực, ấn tượng trong tranh sơn mài hiệu quả không cao nên đã tìm ra được thứánh sáng độc đáo từ chất liệu và thể hiện thành công

Ánh sắng trong tranh sơn mài truyền thống là ánh sáng tự phát quang từ vậtthể, không phải là ánh sáng tả như tự nhiên của tranh sơn dầu- là ánh sáng mhắtmột chiều- mà là ánh sáng phản chiếu từ những mảng bạc, mảng vàng, mảng vởtrứng Người hoạ sĩ đa dùng những mảng sáng ấy để cân bằng độ sáng - tốitrên bề mặt tranh, và cân đối về độ sáng - tối ở ngay các mảng, các chất

Theo một quy luật tất yếu, có ánh sáng thì phải có bóng tối, nhưng tối ởtranh sơn mài không phải là do hoạ sĩ mà tối là của chính chất liệu sơn then.Chính vì thế khi xem tranh sơn mài truyền thống của các hoạ sĩ trường MỹThuật Đông Dương và các hoạ sĩ thời kì cách mạng ta thấy ánh sáng đó rất kì

lạ Có khi miếng nóng sáng của vàng, của son lại làm ra bầu trời xa tít, cònnhững màu lạnh, đen thì lại là mật ở gần

Trang 18

Một thứ ánh sáng nữa trong tranh sơn mài là ánh sán nhân tạo, là thứ ánhsán phát ra từ xung quanh các hình thể Các hoạ sĩ đã vẽ những đường viềnbắng vàng vào xung quanh các hình thể trong tranh, tạo được ra thứ ánh sángloé ra từ đó.

Ánh sáng tả thực trong tranh sơn mài không phải là không có chỗ đứng,nhưng vì nó không phải là thế mạnh của chất liệu này nên đa số các hoạ sĩ đitheo lối ánh sáng ước lệ trên.Điển hình cho sự thành công của thứ ánh sáng tảthực này ta nên kể tới tác phẩm: "Học đêm" của Nguyễn Sáng, "Bình minhtrên nông trang" của Nguyễn Đức Nùng Ánh sáng hắt từ một chiều đượccác tác giả diễn tả không kém gì sự biểu đạt của sơn dầu

c Không gian trong tranh sơn mài

Mõi chất liệu vẽ tranh đều có mọt không gian riêng Không gian trongtranh lụa, tranh giấy dó là không gian nhoè mờ; trong sơn dầu là không gian

tả thực thì tranh sơn mài có một không gian rất riêng, đó là không gian ước lệmang tính tôn giáo và tâm linh nhiều hơn các tranh khác Nó khước từ khônggian tả thực mà đi vào một không gian biểu trưng, không gian ấn tượng caonhất của tính ước lệ, rất hợp với các xu thế của các thể loại tranh hiện đại trênthế giới Cũng có khi nó lại sang không gian tranh cổ điển, song đây khôngphải thế mạnh của nó Vậy nói đơn giản, không gian trong tranh sơn mài làkhông gian trang trí màng tính ước lệ cao, nhưng nó còn có thể bứt ra khỏitính chất trang trí thuần tuý cũng như cũng có thể vựơt qua đượcquy luật viễn

- cận và nhữn tiêu chí là nô lệ của mắt nhìn để vươn ra cái nhìn tâm tưởng.Với ánh sáng lì ảo, lung linh và tôn giáo đa tạo nên một không gian rất riêngbiệt, hết sức độc đáo của tranh sơn mài truyền thống Việt Nam

d Độ sâu trong tranh sơn mài truyền thống

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w