Trong đó conrồng là thường gặp hơn cả và là đề tài không thể thiếu ở bất kỳ công trình kiếntrúc nào của nền Mỹ thuật phong kiến Việt Nam Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam đầu tiên
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong Mỹ thuật Việt Nam chúng ta thường gặp hình tượng bốn con vậtthiêng mà người Việt gọi là tứ linh đó là Long, Lân, Quy, Phụng Trong đó conrồng là thường gặp hơn cả và là đề tài không thể thiếu ở bất kỳ công trình kiếntrúc nào của nền Mỹ thuật phong kiến Việt Nam
Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam đầu tiên ra đời (rồng thời Lý)không những khẳng định được đẳng cấp và sự độc lập trong nghệ thuật biểu hiệncủa Mỹ thuật Việt Nam mà còn là bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, lịch sử
1000 năm văn hiến với kinh đô đầu tiên Thăng Long Con rồng Việt Nam là trangtrí kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang bản sắc riêng theo trí tưởng tượng củangười Việt
Rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng ngườiViệt Nam, rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (Bệrồng, mình rồng) Dân tộc ta có truyền thuyết về con rồng từ rất sớm bởi nó gắnvới mây, mưa, với việc trồng lúa nước, vơi sự tích con rồng cháu tiên
Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nétdưới thời Lý, hình ảnh “rồng bay lên” Thăng Long tượng trưng cho khí thế vượtlên của dân tộc được đem đặt cho đất đế đô Rồng thời Lý tượng trưng cho mơước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nướccủa mây cuộn
Từ nền tảng con rồng thời Lý qua các thời kỳ khác Trần, Lê Sơ, Nguyễn.Hình tượng rồng càng phát triển trên cơ sở kế thừa tạo nên một con rồng hùngmạnh vững vàng, hùng dũng như chính con người Việt Nam vậy Vì vậy, đề tàirồng luôn là nguồn cảm hứng dồi dào bất tận, khơi dậy trí tim tòi nghiên cứu bất
cứ ai yêu thích và biết về nó
Trang 22 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn và nghiên cứu “Hình tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳphong kiến” tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé với một hình tượng Vănhóa – nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam
Tìm hiểu giá trị về nghệ thuật tạo hình trong hình tượng con rồng trong mỹthuật của các thế hệ ông cha là tìm về những giá trị văn hóa, tinh thần – giá trị bảnsắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Nghiên cứu để biết được cách nâng niu giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phivật thể cha ông để lại cho kho tàng nghệ thuật dân tộc
Nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đông đô Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.Đối tượng
Nghiên cứu hình tượng rồng trong nền mỹ thuật phong kiến Việt Nam quacác hình tượng rồng tiêu biểu cụ thể trong các thời kỳ Lý, Trần, Lê Sơ, Nguyễn
II Phạm vi nghiên cứu
Các công trình điêu khắc, chạm khắc kiến trúc có hình tượng rồng các thời
Lý, Trần, Lê Sơ, Nguyễn ở miền bắc Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, so sánh, tổng hợp, được áp dụng để tìm hiểu diễn biến của các môtíp trang trí từ đó thấy được những nét biến đổi của họa tiết theo từng giai đoạnlịch sử khác nhau Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng những tri thức liên nghành giáodục văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân gian, sử học, khảo cổ học, tôn giáo học,dân tộc học nghệ thuật, để nghiên cứu biểu tượng, thấy được cái riêng và sức sốngcủa hình tượng con rồng trong quần chúng nhân dân
Tham khảo nhiều nguồn tư liệu từ các sách lịch sử…
Trang 35 Dự kiến đóng góp của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của tiểu luận trước hết là đóng góp và kho tàng hoavăn Việt Nam – phục vụ cho công tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo
6 Cấu trúc của tiểu luận
I Lịch sử hình tượng con rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam
II Rồng thời Lý
III.Rồng thời Trần
IV Rồng thời Lê Sơ
V Rồng thời Mạc, Trịnh – Nguyễn, Nguyễn
Trang 4đó nhân dân Lạc Việt có tục xăm hình rồng vào người, lâu dần họ tự coi mình làcon cháu giao long…
Một trong những thiên thần thoại sớm nhất của dân tộc ta phản ánh hiệnthực nước ta thời nguyên thủy là thần thoại “Lạc Long quân” Ở đấy, lịch sử thái
cổ của dân tộc được phản ánh qua một lăng kính kỳ diệu là trí tưởng tượng chấtphác nhưng táo bạo , niềm tin tưởng và tự hào về nguồn gốc dân tộc Lạc LongQuân được coi là tổ tiên của người Việt, mà cứ như tên gọi thì Lạc Long quân cómột thân hình rồng Vì thế từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn tự nhận mình là concháu rồng tiên
Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuậtViệt Nam suốt thời kỳ phong kiến, cũng như nhiều hình tượng nghệ thuật khác nóluôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện những khát vọng và lýtưởng của từng thời kỳ lịch sử
Trang 5Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuấthiện Song, con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những trong nếp nghĩchung của thời đại, mà cả trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nóphản ánh con người và xã hội Việt Nam.
Cư dân Lạc Việt thời Hùng Vương, và sau đó là cư dân Đại Việt thời phongkiến, chủ yếu sống bằng kinh tế nông nghiệp cày cuốc Can thiệp vào cuộc sống củacon người không phải chỉ có các sinh vật, mà còn có các hiện tượng thiên nhiênđược suy tưởng thành các “thần” Thần thì thiên biến vạn hóa, hành vi khó lườngtrước được, cho nên con người phải tìm cách kết giao với thần Trong các thần cóliên quan nhiều đến văn hóa nông nghiệp cày cuốc chính là thần Nước, thần Mưa.Các vị thần này lại đặc biệt đáng chú ý có thân mình hình con rồng lớn và tính khíthất thường khi thì đem lại mùa màng bội thu nhưng có lúc lại gây ra những nạn lụtkhủng khiếp, hoặc để lại hạn hán khô cháy Hạnh phúc và tai họa của con người do
đó đều phụ thuộc vào các vị thần này Đấy cũng chính là một suy nghĩ khác khôngkém phần quan trọng trong hình tượng hình con rồng, nó phản ánh ước mơ của cưdân nông nghiệp cày cuốc muốn được mưa thuận gió hòa
Khi nhà nước phong kiến dân tộc độc lập được xác lập ở nước ta, các vuachúa đứng đầu bộ máy thống trị đã gán con rồng dân gian cho mình Vì thế nhà
Lý nhiều lần dâng điềm rồng vàng xuất hiện để thống nhất nhân tâm, đề cao nhàvua Nhà Trần còn giải thích việc xăm hình rồng để nhớ đến tổ tiên, tỏ ra khôngbao giờ vong bản Với tất cả những ý nghĩa trên, hình ảnh con rồng đã ăn sâutrong đời sống tinh thần của nhân dân ta từ rất sớm, và trong điêu khắc, nó là mộtloại hình tượng được trang trí rất phổ biến
Dựa vào một sinh vật cơ bản nào đó, rồi tưởng tượng kết hợp nhiều yếu tốcủa các con vật khác nhau, rồng trở thành một con vật cụ thể, nhưng quá trìnhphát triển của nó cũng có sự biến dạng liên tiếp
Trang 6Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất, vũ khí và đồ đựngnhư rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), qua núi Voi (Hải Phòng), thạp ĐàoThịnh (Yên Bái) ta luôn gặp một loại trùng mình dài, có chân và có vảy, tựa nhưcon cá sấu Ở qua núi Voi chỉ có một con đang bò dài, còn ở rìu Đông Sơn và thạpĐào Thịnh, chúng xuất hiện trong cặp đôi có thể giao cấu, úp chân vào nhau, haiđuôi khi dán sát lại (thạp Đào Thịnh), khi cuộn thành hai vòng tròn tiếp giáp nhau(rìu Đông Sơn) như cặp cá ngựa.
Hình 1: Hình khắc trên thạp đồng Đào Thịnh và trên quạ đồng Núi Voi
Ta còn thấy hình thuyền trên nhiều trống và nhiều thạp đồng luôn được thểhiện nhìn nghiêng, uốn cong phản phất dáng dấp con rắn Đặc biệt là những hìnhthuyền khắc quanh thạp đồng Đào Thịnh được nghệ sĩ thể hiện theo hình con cásấu cách điệu tài tình, nhưng vẫn rõ ràng, nhất là cái đầu Phải chăng những loạitrùng và hình thuyền đã gợi nên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, màthiên thần thoại Lạc Long Quân nhắc đến dưới cái tên “giao long” ?
Hình 2: Hình thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh
Ức thuyết trên có được soi sáng ở một số thư tịch cổ Trong sách Tiền HánThư, nhân việc Vũ Đê bắn được con giao long ở sông Dương Tử, Nhân Sư Cốchú thích rằng con giao giống như con rắn có bốn chân Sách Hoài Nam Tử chorằng tục xăm mình của nhân dân vùng Lĩnh Nam là khi để xuống nước không bịloài “lân trùng” làm hại “Lân trùng” nghĩa là con cá sấu có vảy hay con rắn cóvảy Vậy thì giao long hay lân trùng chính là một loại cá sấu hay thằn lằn
Liên hệ với những tài liệu về cổ sinh vật học, ta biết thêm khoảng trên trămtriệu năm về trước, khắp nơi trên trái đất tồn tại hết sức phổ biến loại thằn lằnkhổng lồ, trong đó có con “lôi long” (rồng sấm) “khủng long” (rồng đáng sợ)…Ngày nay, những loại rồng rất lớn ấy đã tuyệt chủng, nhưng ở vùng đông Nam Á
Trang 7còn có những con hình dạng thằn lằn, dài khoảng vài chục cm, thân dài, chân dài,mình phủ vẩy, có con ở dưới nước, có con ở trên cạn…
Văn hóa Đông Sơn đang phát triển thì nước ta bị phương Bắc xâm lược vàthống trị Trong suốt nghìn năm “Bắc thuộc”, với âm mưu đồng hóa văn hóa ta,chắc hẳn bọn ngoại xâm đã du nhập con rồng của chúng vào đời sống tinh thầncủa dân tộc ta Nhưng chính trong thời gian ấy, kế thừa từ nền văn hóa từ buổidựng nước, hẳn là tổ tiên ta đã có được một nền văn hóa dân gian giàu sắc tháidân tộc, để khi lật nhào được ách thống trị của ngoại xâm, ngay trong giai đoạnđầu của thời kỳ độc lập, con rồng Việt Nam đã xuất hiện phổ biến Và nếu có dunhập yếu tố bên ngoài thì vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc
Con rồng đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như thế đấy, con rồng Việtgắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với quá trình phát triển củalịch sử Việt Nam Rồng Việt phát triển cùng lịch sử, gắn liền với các triều đạiphong kiến như Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn… được xem như biểu tượng quyền uycủa giai cấp quý tộc
II RỒNG THỜI LÝ (1009-1225)
Năm 1009 Nhà Lý lên ngôi đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử đấtnước Việt Nam, thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc chấm dứt bắt đầu bước vào thời kỳphong kiến, nhà nước đầu tiên ra đời với kinh đô Thăng Long Cùng với bướcchuyển văn hóa đó là sự ra đời của hình tượng con rồng – con rồng Việt Nammang bản sắc Việt Nam mà con rồng làm nền móng đầu tiên là rồng thời Lý
Ở thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, một trong những hình tượngphát triển phổ biến nhất chính là con rồng Suốt triều đại này, con rồng luôn đượcthể hiện với một sự hào hứng hồn nhiên, một tính cách độc đáo, rất riêng biệt củadân tộc ta Ở Thăng Long (tức Hà Nội) Phật Tích và Dạm (Bắc Ninh) ChươngSơn (Nam Định) và Long Đọi (Hà Nam) hay Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) … thể
Trang 8hiện theo bất cứ đồ án và kiểu dáng gì, con rồng vẫn thống nhất một phong cáchchung, cả ở quan niệm tư duy của các nghệ sĩ về sáng tạo nghệ thuật cũng như vềphương pháp kỹ thuật Có người còn gọi đó là “rồng giun” nhưng thực ra nómang nhiều nét của rắn, và còn tiếp thu nhiều họa tiết của các con vật khác, để cóthể biểu hiện đầy đủ ý nguyện của dân tộc ta ở thời ấy mà ngày nay còn lưu lạitrong các em nhỏ những trò chơi như “rồng rắn đi xin thuốc” Vì thế, nếu cần cócái tên để gọi, thì danh từ “rồng rắn” chính xác hơn, mà chính thời Lý và thờiTrần đã gọi tên “long xã” rồi.
Trước và cùng thời với con “rồng rắn” của Việt Nam, ở phương Bắc, nghệthuật Trung Quốc đã tồn tại rộng rãi con rồng; và ở phương Nam, nghệ thuật Chăm
pa lại dùng phổ biến con rắn Con rồng Trung Quốc và con rắn Chăm pa đều lànhững hình tượng nghệ thuật rất khác con rồng rắn Việt Nam Ở Trung Quốc rồngthời Hán miệng dài, rộng, có vòi, khớp chân cứng; rồng thời Đường phương phi,
mụ mẫm; từ thời Tống trở đi, con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây vàphát triển các thành phần vây, vẩy, sừng, bờm, mặt dữ tợn có vẻ đe dọa … Còn conrắn Chăm Pa , dù thuộc phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn, hay phongcách Trà Kiệu thì đều là những con rắn được cấu tạo bởi những thành phần có thực,trông rất tự nhiên, mang nét uyển chuyển và đầy chất sống
Ở con rồng thời Lý ta thấy đó là một hình tượng nghệ thuật thật hoàn chỉnh
và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chung là mình tròn trặn, con nhỏ thì nhẵn nhụi,còn con to thì có vẩy, thoăn thoắt lượn uốn khúc cong thắt túi nhỏ dần về phíađuôi rất tự nhiên, trông thanh tú với nhiều dáng dấp của con rắn, lại được phụthêm các chi tiết của các con vật khác Đặc biệt đầu rồng thời lý không thể nhầmlẫn với bất cứ đầu của một con rồng nào khác Mào, mũi và bờm là những thànhphần về cơ thể được cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo được mangtheo một ý thức nhất định: Mào thoát ra từ môi trên có đường sống quyện với
Trang 9răng nanh xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuộn cuộnbốc lên nhiều đợt ở cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịpnhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được gió, mũi được cấu tạobởi những đường cong xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồnnước, lại cùng với những văn dạng xoắn ốc cùng chiều và ngược chiều như hìnhchữ S (từng thấy phổ biến trên gốm và trống trong thời đại đồ đồng) là cái dấu hyvọng về mây mưa, mà dân tộc cày cuốc luôn mong ước Bốn chân nhỏ nhắn,thanh và dẻo với những móng cong và nhọn sắc như móng chim, lúc nào cũngnhư đang bơi giữa không gian.
Bản thân con rồng đã được cấu tạo bởi những thành phần uốn lượn sinhđộng từ to đến nhỏ, nó lại tung hoành giữa những đám mây cũng lượn sóng nhẹnhàng như thế.Một trong những hình tượng được chạm phổ biến ở thời Lý có trênnhiều chùa tháp lớn, là con rồng Nó xuất hiện hàng loạt nhưng ở trong mỗi đồ ánthường có một hoặc hai con rồng Rồng đơn có thể nằm gọn trong các ô hình tròn(ở hình tròn trang trí tháp Chương Sơn) hình vuông chéo thành hình thoi (sườnbia tháp chùa Đọi) hình chữ nhật (bệ tượng phật tháp Chương Sơn) hình nửa lá đề(mặt tháp Chương Sơn) Rồng đôi thường chầu nhau hoặc đuổi nhau trong ô hìnhcánh hoa sen (Ở chân cột chùa Phật Tích) hình chữ nhật (bệ tượng phật chùa PhậtTích)và hình lá đề (trang trí chùa Phật Tích và chùa Chương Sơn) và trên những
di vật lớn như cột chùa Dạm, đế bia ở chùa Đọi và Chương Sơn, những cập rồngkhổng lồ cũng chầu nhau nhưng thân quấn quýt đăng đối
Hình 3: Hình tròn trang trí tháp Chương sơn
Hình 4: bệ tượng trang trí hình rông thời lý
Hình5: Bệ tượng phât chùa Phật Tích
Hình 6: cột chùa Dạm (Bắc Ninh)
Hình 7: Đôi rồng ở chùa Dạm được làm lại bởi chất liệu xi măng
Trang 10Hình 8: Bia đá tạo rồng ổ- đặc trưng thời Lý
Những con rồng thời Lý ở trong các đồ án khác nhau ấy có kích thước khácnhau và thuộc di tích Lý xây dựng không cùng thời gian và không gian, đều rấtthống nhất ở các kết cấu tạo hình: Đầu nhỏ với miệng nhỏ vờn một viên ngọcđang xoay, răng nanh kéo dài xoắn với môi trên thành đường sống của chiếc mào
có đường viện loăn xoăn như ngọn lửa đang bốc cao, phía trên mắt có những họatiết hai đầu cụn lại cùng chiều như số 3 ngửa và chữ s quanh mép có những hàngmang và từ đó kéo dài và bốc lên lượn sóng làm bờm tóc thân liền mảng với đuôithon dài và kéo dài trong nhịp uốn thoăn thoắt nhỏ dần mà nếu không để ý vị tríhai chân sau thì không phân biệt được….Ở rồng thời Lý đầu có mào như ngọnlửa, có văn dạng xoăn tựa số 3 …là dấu hiệu của sấm chớp có viên ngọc (hoặctinh tú) đều mang tính dương, có toàn thân nó rõ ràng là thân rắn mang tính âm,thường ở dưới đất giữa những hoa lá.Phải chăng rồng thời Lý là kết hợp các yếu
tố âm dương để biểu hiện ý niệm phồn thực, biểu hiện sức mạnh vũ trụ mưa gióthuận hòa, người và vật đều sinh sôi, mùa màng tươi tốt và vương triều thịnhvượng Những con rồng rắn kiểu này được chạm trang trí trên các kiến trúc nhưcây tháp Bảo Nghiêm chín tầng mà thế kỷ XIV Trần Nguyên Đán đã chứng kiến
và gọi nó là “rồng rắn”
Gắn bó chặt chẽ với rồng là hình mây, những hạt ngọc …, chúng làm nềncho rồng hoạt động và lấp kín những khoảng nền rộng không để cho trong đồ án
có chỗ nào trống trải có mây dải dài bay thành hình sóng cùng nhịp với bờm tócrồng, thanh thoát và bay bướm, có mây đơn một dải mà cuộn tròn xoắn chặt, cómây kép hai hoặc ba dải cùng thoát và bay quanh từ một hạt tròn đang xoay cùngchiều tạo ra một ấn tượng chuyển động trong không gian ba chiều Những hìnhmây ấy dù đơn hay kép đều ở quanh hình rồng, cùng cấu tạo chung cùng nhịp uốnlượn với toàn thân rồng cũng như với bờm tóc, râu cằm và túm lông ở khuỷu chân
Trang 11rồng, tất cả đều cùng thống nhất ổn định, chuẩn mực đến quy phạm Những hạttròn có khi không gắn với mây mà tách ra độc lập và cùng chuyển động như tinh
tú giữa vũ trụ
Con rồng thời Lý được sáng tạo theo trí tuệ của nghệ nhân Việt Nam, nó thểhiện tâm hồn, ước mơ và nguyện vọng của cả dân tộc, mang đậm những sắc tháiViệt Nam riêng biệt Vì những lẽ đó, người xưa chú ý đến con rồng với sự suynghĩ đặc biệt, và do đấy trong suốt thời Lý con rồng trở thành hình ảnh trang trí
có ý nghĩa chặt chẽ
Rồng thời Lý ra đời và được lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói riêng với lịch sửViệt Nam nói chung ghi nhận như một mốc son lịch sử với những đặc tính riêngcủa rồng Việt Rồng thời Lý còn được lịch sử nhắc lại cùng với bốn công trình lớn
“tứ đại khí” của Đại Việt là Tháp Báo Thiên, Phật Quỳnh Lâm, Chuông Quy Điền
và Vạc Phổ Minh
III RỒNG THỜI TRẦN (1225-1400)
Nhà Trần bắt đầu lên ngôi từ năm 1225-1400 Nhà Lý phát triển Thịnh trịvào đời vua Lý Nhân Tông và sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu Quyềnlực rơi vào tay những kẻ hại dân hại nước Năm 1211 ba dòng họ phong kiến lớnđã nổi dậy, đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; Họ Trần ở Thái Bình, NamĐịnh, và nam Hưng Yên; Họ Nguyễn ở Hà Tây Triều đình Lý chỉ kiểm soát đượcThăng Long và các vùng lân cận Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có contrai Năm 1225 ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh còn mình làThái Thượng Hoàng Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi Vì vậy mọi quyềnhành của triều đình rơi vào tay viên quan điện tiền Trần Thủ Độ Dòng họ Trầnlúc này chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình Cuối cùng ngày 12 thángchạp năm Ất dậu dưới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ Lý Hoàng tuyên bố nhườngngôi cho Trần Cảnh Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông Nhà Trần đã
Trang 12thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian Vìthế có thể nói rằng nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hóa xã hội thời Lý.Khi nhà Trần đang trong thời kỳ dựng nghiệp, và vừa qua ba lần đoàn kếttoàn dân đánh thắng đế quốc Mông Nguyên, giai cấp thống trị còn cảm công laocủa quần chúng, thì những nghệ sĩ dân gian vẫn giữ được phần nào tự do và đượcthoải mái trong khi sáng tạo hình tượng, nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hìnhgiản dị mà trong sáng và hồn nhiên Nhưng rồi những người đứng đầu giai cấpthống trị dần xa rời quần chúng, cưỡng nghệ sĩ phải làm việc theo ý thích của họthì trong nghệ thuật cũng lộ ra một phần gượng ép.
Việc vẽ rồng lên thân mình, từ thượng cổ đã thành tục lệ của dân tộc, thì đếnnăm 1299 bị bỏ đi Rồi cùng với sự tăng cường uy thế của nho giáo trong conrồng nhạt dần những ý nghĩa chặt chẽ về ước mơ của dân, mà ngày càng mang rõhình tượng tượng trưng cho triều đình phong kiến
Con rồng chạm trên bộ cửa Phổ Minh (Nam Định) chạm ở bức cốn ở ChùaDâu (Bắc Ninh) và chùa Thái Lạc (Hưng Yên), đầu rồng chạm trên những đầubẩy chùa Bối Khê (Hà Tây)…là từ rồng thời Lý phát triển lên, vẫn có cái thoảimái và tươi mát, vẫn bố cục theo kiểu uốn sóng nhỏ dần, song dáng chung đã kémuyển chuyển, khúc uốn kém thoăn thoắt, rất dễ phân biệt thân với đuôi Thànhphần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước: Văn dạng xoắn ốc đôi khôngthể thiếu ở bất cứ con rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịpnhàng, mào không linh lợi , dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu cùng vớicái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân Nhưng cái đẹp lúc này lại toát
ra trong tính hiện thực và sự mập, khỏe: Các chi tiết gần với yếu tố thực của cáccon vật bình dị, dáng mình trùng trục, đẫy đà, nhiều sức sống
Hình 9: Rồng ở bộ cửa chùa Phổ Minh
Hình 10: Mặt trước nhà Bái Đường chùa Phổ Minh
Trang 13Hình 11;12;13: Rồng ở chùa Bối Khê
Từ Lý chuyển sang Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi Đó hoàntoàn không chỉ là sự thay đổi đơn thuần của Phong cách, đem cái đẹp của lối tạohình mập mạp, chắc khỏe thay thế cho cái đẹp của lối tạo hình trau chuốt, tinh tế
và thanh mảnh Mà còn là một sự thay đổi của một quan niệm về một hình tượng.Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh hơn nữa của chế độ tậpquyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này tiến thêm một bướctrên con đường phong kiến hóa Nếu thời Lý còn mang ý nghĩa theo tín ngưỡngdân gian cổ xưa của cư dân nông nghiệp thì ở thời Trần đã dần được thay đổi bởi
ý nghĩa khác theo bởi một ý nghĩa khác theo quan niệm phong kiến
So với thời Lý, ở thời Trần hình tượng con rồng được thể hiện cũng đa dạnghơn Ngay nhiều tượng rồng của khu lăng mộ ở An Sinh huyện Đông Triều, QuảngNinh, mặc dù được sáng tác trong khoảng cùng một thời gian, nhưng về mặt chi tiếtđã có nhiều chỗ khác nhau Không ngạc nhiên khi bắt gặp ở những tượng rồng nàykhi thì có dạng đuôi thẳng và nhọn, khi lại có dạng đuôi xoắn tròn như văn dạng xoắnốc; hoặc khi có vẩy như dạng hình hoa, khi lại có vẩy chỉ là nét võng cung chạm kép,thậm chí chỉ chạm đơn; hoặc nữa, khi thì văn dạng chữ S nổi lên rõ rệt trên trán, khithì mất đi hoặc biến thành những hình đường cong khác
Theo nghiên cứu hiện nay những tượng rồng của thời Trần thuộc loại cóniên đại sớm (khoảng nửa đầu thế kỷ XIV) là những tượng được tìm được ở khulăng mô An Sinh mà điển hình là đôi tượng lớn nhất (dài 1m70) ở vị trí thành bậcchính giữa của lăng vua Trần Anh Tông Và có niên đại muộn (năm 1397) là đôitượng rồng ở thành nhà Hồ (trừ cái đầu đã bị gãy phần còn lại dài 3m62)
Hình 14: Rồng lăng vua Trần Anh Tông Hình 15;16: Đôi tượng rồng Thành Nhà Hồ
Trang 14Đôi tượng rồng ở lăng Trần Anh Tông nói trên có thân hình mình tròn lẳn,mập mạp, múp dần về phía sau đuôi, uốn khúc rất nhẹ, chỉ như mặt gợn sóng Vềđại thể, chúng có hình dáng giống như một con vật bò sát với cái đuôi to dài vàhơi nhọn, kéo ra từ thân, và bốn chân to mập, móng khỏe , mọc dồn cả dồn cả lênnửa thân phía trên Cái đầu của chúng có vẻ hơi dữ tợn bởi cái mào trước kéo dài
về phía trước; bởi cặp sừng nhọn vút về phía sau; bởi hai caí vành xoắn ốc đốichiếu thành hình chữ S ngạo ngễ trên vừng trán; bởi cái bờm tóc to tướng trải ragần như phủ kín tất cả nửa thân và cuối cùng bởi những chòm lông quanh cổ dựnglên trong những hình xoắn ốc Khắp mình chúng được phủ kín bởi một lớp vẩy códáng như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh chạm rất đều và tinh Chính nhữngchi tiết này đã trả lại cho chúng vẻ hiền từ hoa mỹ, đã làm cân bằng trong thế đốilập giữa đầu và thân
Đôi tượng rồng nhà Hồ tiếc rằng đều bị gãy mất đầu Cái đầu chỉ còn sót lạidấu tích là những đường vành cung ở hai bên má có hoa văn xoắn ốc duỗi lênnhau đều đặn và trật tự, là cái bờm tóc sau gáy kết thành khối mượt, dài và nhọnhoắt, uốn sóng nhẹ nhàng, đều đặn, kéo dài một nét ngang trên lưng tới mãi tậngiữa thân
Đôi tượng rồng đó thể hiện một sự kết hợp nhuần nhị và rõ ràng giữa cáikhỏe mạnh vững chắc của thời Trần với cái mền mại tinh tế của thời Lý Chỉ bằngnhững khúc uốn xoắn đều đặn, rõ ràng, nhịp nhàng cũng đã khiến cho tấm thânhình ống, mập mạp, rất dài, trở nên dịu dàng, uyển chuyển Chất mền mại ấy lạiđược tăng thêm bởi những nét chạm vòng cung kép thể hiện những hình vẩy phủkín trên khắp mình tượng tinh tế như những hoa văn; bởi một phần không giangiới hạn quanh mình con rồng được chạm thủng rất tinh xảo, những hoa văn xoắn
ốc đuôi kết hợp và đối chiếu nhau thành một thể liên hoàn
Trang 15Chúng ta sẽ không tìm thấy bất cứ tượng rồng nào khác đang được nói tới ởđây hơn là đôi tượng này, sự trở lại gần gũi hơn cả với truyền thống của hình conrồng thời Lý.Và sự xuất hiện đặc biệt hơi có vẻ lạc lõng đó của chúng giữa buổisuy tàn của vương triều nhà Trần khiến chúng ta không thể không đánh dấu hỏi.Ngoài ra, truyền thống vẽ rồng lên thân thể vốn có từ thưở dựng nước, ở thờiTrần càng phát triển mạnh đến nỗi người Trung Quốc gọi là “Thái long” (rồng vẽ)
và mang theo một ý nghĩa mới, chẳng những để hòa lẫn với thiên nhiên mà cònnhư lời Trần Nhân Tông nói “Xăm hình rồng vào vế đùi là có ý tỏ ra không baogiờ vong bản” Và thời Trần phát triển tiền với quy định theo thể trang trí:
Giấy vẽ rong: 10 đồng, vé sóng : 30 đồng, vẽ mây: 1 tiền, vẽ rùa: 2 tiền, vẽlân: 3 tiền, vẽ phượng: 5 tiền, vẽ rồng: 1 quan (hình 15b)
Rồng thời Trần tuy được kế thừa hình tượng rồng thời Lý nhưng thực sự nóđã tạo ra cho mình những đặc điểm riêng khỏe khoắn, mạnh bạo như chính thờiđại sản sinh ra nó, mang tính chất hết sức đặc thù của một con rồng của chế độphong kiến thời Trần
IV RỒNG THỜI LÊ SƠ (cuối thế kỷ XVI)
Năm 1400 Hồ Quý Ly trút ngôi nhà Trần tự xưng vua lấy hiệu là ThánhNguyên, đổi tên nước là Đại Ngu Ngày 19 tháng 11 năm 1406 nhà Minh vượtqua biên giới đánh về Thăng Long Ngày 20/01/1407 thành Đa Bang thất thủtuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ Quân Minh chiếm đượcThăng Long Tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ hoàn toàn thất bại,nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do LêLợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước và nhân dân kéo dài trong 10 năm(1917-1927) đã thắng lợi vẻ vang Quân Minh bị đuổi khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôivua lập ra triều đình nhà Lê, Thời kỳ này được gọi là Hậu lê hoặc Lê Sơ để phânbiệt với thời tiền Lê của Vua Lê Đại Hành.Thời kỳ này kéo dài được 100 năm
Trang 16Qua các hình trang trí được chạm trên các hiện vật gỗ và đá thời Lê sơ đãđược phát hiện, chúng ta có thể tìm ra dấu ấn của hoa văn thời kỳ đó và sự biếnchuyển của nó.
Nếu như hình trang trí trên các bia vua, hoàng hậu và thần thánh được chạmnổi, trau chuốt, có khuôn thước, thì ở những bia tiến sĩ, công thần và bia ở đềnchùa, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoặc khắc chìm một cách đơn giảntrên mặt đá phẳng, nhẵn, đường nét tự nhiên và không theo một khuôn thước nhấtđịnh Đất nước mới được giải phóng, vua và các bậc công thần có công lớn trongcác cuộc kháng chiến, cũng như thần và phật, được coi là những siêu nhân Vìvậy, những di tích kỷ niệm họ, thường được các nghệ sĩ trang trí các hình conrồng, con vật được coi là cao quý của tầng lớp quý tộc
Tiếp thu những truyền thống cũ, đến thời Lê sơ, nghệ thuật trang trí trongchạm khắc vẫn giữ được nhiều nét tiêu biểu của nghệ thuật trang trí trong chạmkhắc từ thời Lý – Trần
Ở bia lăng Lê Thái Tổ (1433), trừ con rồng ở giữa trán bia mặt trước, còn lạithì hàng chục hình rồng lớn nhỏ ở cả hai mặt bia đều là sự tái hiện của hình rồngthời Lý và đầu thời Trần, trên mức độ hoàn chỉnh mới: đầu nhỏ, mào cao nhưđang rung, thân mình và cả bờm tóc đều là những nết sóng lượn nhanh, chânthanh, mảnh, toàn bộ mình rồng trông rất hoạt và mang một sức mạnh vươn lên.Đến bia lăng Lê Thái Tông (1442), hình con rồng trang trí trên bia vẫn khôngkhác hình con rồng ở bia lăng Lê Thái Tổ mười năm trước Nhưng chỉ sau đó vàinăm, hình con rồng ở bia chùa làng Nghi Tàm (1445), tuy vẫn có mào lửa và bờmtóc như đang rung, song thân mình lại được uốn khúc một cách khá tự do, đặcbiệt, cái đuôi rồng thì vắt lên trông đến tinh nghịch Đến con rồng ở chùa làngThúy Lai (1470), nó vẫn có một số dáng riêng của con rồng chùa Nghi Tàm,nhưng những chi tiết quen thuộc của con rồng truyền thống trước kia đã bị mất
Trang 17hẳn Có thể nói từ đây khái niệm mới về hình ảnh con rồng đã xuất hiện: bờmthưa, ria mép dài, mảnh, sừng rất dài, mũi như mũi thú…
Với những hình rồng truyền thống được tái hiện vào thời Lê Sơ, nghệ thuậttrang trí Việt Nam đã được khẳng định thêm ở sự bố cục chặt chẽ, hình mẫu trònvẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét…
Nhưng bên cạnh hình ảnh con rồng truyền thống khá nổi bật và phát triểnkhá rộng rãi, ta lại thấy ở bia lăng Lê Thái Tổ, chính giữa trán lại là một hình rồng
lạ, mang ảnh hưởng của con rồng phương Bắc rất rõ nét: Con rồng ấy với mắtnhìn thẳng với vẻ dữ tợn,thân mình vặn khúc, mang một dáng đe dọa Nó được bốcục gọn lỏn trong hình tròn và hình tròn ấy lại được nằm gọn trong một hìnhvuông Phải chăng, hình tròn và vuông ở đây là tượng trưng cho giai cấp thống trị,đang muốn bành trướng thế lực khắp khoảng trời đất mà nó muốn chiếm quyền.Nhưng cho đến thế kỷ XV, từ ở bia lăng Lê Thánh Tông, lăng Ngô Thị NgọcGiao, lăng Lê Hiến Tông…, dù ở trong một bố cục nào, con rồng cũng có dáng dữtợn, mắt đe dọa các chân đều xòe ra với đủ năm móng gân guốc như muốn quặp
và cấu xé bố cục, hình rồng được biểu hiện với nhiều chiều hơn, cái đầu rồngđược biểu hiện với nhiều chiều hơn, cái đầu rồng được biểu hiện ở một góc nhìnchếch nghiêng, thấy rõ một bên má đầy đặn Một mắt rồng ở phía bên kia lại xoaytrên sống mũi, khiến cho mắt rồng được lộ ra đàu đủ cả hai miệng, mũi, ria mép
và râu dưới miệng của rồng thì vặn cả ra phía trước Rồng có đôi tai như tai trâu,đôi sừng như sừng hươu và cái trán cao đều ở đúng vị trí nhìn thẳng Lối biểuhiện hình với điểm nhìn từ nhiều chiều như vậy, sang những thế kỷ sau trở nênquen được sử dụng và phát triển mạnh
Những con rồng trang trí trên các bia đá thời Lê sơ được chạm với nhữngdụng ý khác nhau, năm trong những bố cục khác nhau của bia Những bia mànghệ sĩ chọn hình rồng để trang trí thì trước hết của hai xế của trán bia bao giờ