Suốt đời mình, không bao giờ Chánh quên lần sư phụ đã lấy bức tranh “Lý ngư vọng nguyệt” mà ông vẽ theo phong cách tranh dân gian, treo bên cạnh những bức tranh của ông ấy, để bày bán...
Trang 1Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh - Người xây nền cho tranh lụa Việt Nam!
WEDNESDAY, 2 JANUARY 2008, 12:53:51
MỸ THUẬT
Hoạ sĩ Việt nam lỗi lạc Nguyễn Phan Chánh (1892- 1984) xuất thân từ một gia đình trí thức nông thôn Ông nội của ông đã thi đỗ tú tài xuất sắc và làm nghề dạy học trong làng (ở Việt Nam thời phong kiến, làng quê chính là trung tâm văn hoá, nơi cung cấp cho thành phố những thanh niên có học để bổ sung cho bộ máy quan lại)
Bố ông làm nghề kế toán Nhưng người bố mất sớm, và thế
là gia đình rơi vào cảnh nghèo khổ Cậu bé buộc phải bỏ học Người mẹ đành phải cho con đi theo một hoạ sĩ lang thang, dù sao đi nữa thì nhà cũng đỡ được một miệng ăn
Trang 2Thoạt đầu, Chánh được giao nhiệm vụ chuẩn bị giấy vẽ Phải phết hồ thật đều lên mặt giấy, rồi dán một tờ khác lên nó, miết thật cẩn thận cho không khí thoát hết ra ngoài, để bức tranh tương lai không bị phồng rộp Một thời gian sau, cậu được cầm cọ tô những mảng màu thích hợp trên bức tranh
mà sư phụ đã chuẩn bị sẵn Đó là một công việc không hề nhẹ nhàng: cần phải tuân thủ quang độ cần thiết của ánh sáng, chọn đúng tông màu thích hợp, đưa những nét bút dứt khoát và khỏe khoắn Cuối cùng, cậu được phép làm tất
cả mọi việc từ đầu đến cuối Suốt đời mình, không bao giờ Chánh quên lần sư phụ đã lấy bức tranh “Lý ngư vọng
nguyệt” mà ông vẽ theo phong cách tranh dân gian, treo bên cạnh những bức tranh của ông ấy, để bày bán
Những bài học của người hoạ sĩ lang thang thật chẳng vô ích Trở về nhà, Chánh hiểu rằng cậu có thể đóng góp một phần nhỏ vào ngân sách gia đình Không phải ngẫu nhiên
mà những bước chập chững đầu tiên trong “hạch toán kinh doanh” của hoạ sĩ được bắt đầu từ việc vẽ tranh dân gian Tranh dân gian được phổ biến rất rộng rãi ở làng quê Việt Nam Loại tranh này đã xuất hiện từ thời xa xưa - khoảng thế kỉ 11 - 13 và phát triển mạnh mẽ nhất vào các thế kỉ 16
Trang 3- 18 Dần dần hình thành hai truyền thống là tranh làng Đông Hồ (tỉnh Bắc Ninh) và tranh Hà Nội (còn gọi là tranh Hàng Trống) Ở Hà Nội tranh đươc vẽ tay, hoặc in đen trắng rồi sau đó mới tô màu Còn ở làng Đông Hồ thì phổ biến nhất là in bằng ván khắc gỗ Màu sắc được pha chế từ
nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm và rẻ tiền trong vùng: tro đốt
từ lá tre, tro rơm (màu đen), vỏ trai tán nhỏ (màu trắng), hoa dành dành (màu vàng), rỉ đồng (màu xanh lá cây) v.v Màu sắc chủ yếu của tranh dân gian Việt Nam chính là
những màu sắc truyền thống của làng quê Việt Nam: màu vàng của lúa chín, màu xanh của mạ, mùa đỏ của ngô chín, màu nâu của đất cày Các tông khác nhau của màu đỏ tương ứng với những mùa hoa sặc sỡ của thiên nhiên miền nhiệt đới Có thể phân biệt các màu đỏ như: màu mận chín, màu cánh sen, màu hoa đào Có ba màu được hình thành bằng cách trộn lẫn những màu chủ yếu: mận chín trộn với màu huyết dụ thành màu chu sa (đỏ son), chu sa pha với màu đen sẽ được màu nâu cánh kiến, xanh pha với vàng sẽ cho màu cây lê Người ta pha màu bằng hồ nấu bằng bột gạo cho thêm vôi và phèn chua
Thông thường, khổ một bức tranh là 22 x 30 cm Chánh rất say mê những màu sắc trong sáng, đơn sơ mà tươi vui một
Trang 4cách đặc biệt và hình thức tròn trĩnh trong cách thể hiên sự vật, cũng như bố cuc đơn giản đến mức kinh ngạc, sự thong dong và mềm mại của các bức tranh dân gian này Chủ đề
ưa chuộng là: những sự kiện lịch sử trọng đại, các truyền thuyết, hoặc các hiện tượng trong cuộc sống thường ngày Khát vọng học tập đã đưa Chánh tới thành phố, nơi có
những trường Pháp - Việt vừa được mở Tại đây, ông đã tích cực học tiếng Pháp và sau khi tốt nghiệp xuất sắc, ông được phân về một huyện làm phụ giảng Thế nhưng lòng say mê hội hoạ của ông không hề suy giảm Năm 1925, khi Trường cao đẳng mỹ thuật được mở tại Hà Nội, người duy nhất trong số hàng trăm thí sinh miền Trung trúng tuyển là chàng thanh niên 33 tuổi Nguyễn Phan Chánh Ở độ tuổi đã trưởng thành, không phải Chánh đã không do dự trước một bước ngoặt như vậy trong đời mình Ông phải nuôi mẹ và vợ, mà hội hoạ lại không phải là nghề đem lại nhiều lợi nhuận vật chất
Ở đây cần phải nhấn mạnh một điều rằng, đến thời kì này, nền hội hoạ Pháp đã tiếp nhận nhiều thủ thuật hội hoạ của các nghệ nhân phương Đông Trước đó, trền nền tảng của những cuộc chiến tranh thuộc địa, đã nảy sinh quá trình tương tác giữa các nền văn hoá, sản sinh ra những chủ đề
Trang 5khá thú vị, làm động lực cho sự phát triển hội hoạ các nước Tây Au (Đêga, K Mônê, Gôghen, Van Gốc, Tuluz - Lôtrec, Bônnar )
Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương được thành lập nhằm phục vụ cho lợi ích của Mẫu quốc, nhưng xét một cách khách quan, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền nghệ thuật dân tộc hiện đại của Việt nam Chính quyền thuộc địa cố biến trường này thành
những xưởng vẽ ứng dụng và hướng chúng thích nghi với đòi hỏi của thị trường Thế nhưng chính quyền đã không thực hiện được mong muốn đó Tại trường, người ta dạy cho học viên các kỹ xảo của hội hoạ hiện đại phương Tây, mặt khác, sự tìm kiếm hướng khôi phục và phát triển những hình thức hội hoạ dân tộc độc đáo cũng được tích cực tiến hành Cụ thể là người ta đã lưu ý nhiều đến nghệ thuật vẽ
sơn mài truyền thống
Trang 6Chánh quan tâm nhiều đến sơn mài từ góc độ kỹ thuật: ông
bị lôi cuốn bởi hiệu ứng lên màu khi đánh bóng sơn Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, trạng thái tinh thần của hoạ
sĩ, niềm đam mê đối với những đề tài và cách thể hiện đơn
sơ, dân dã của ông hoàn toàn đối ngược với nghệ thuật sơn son thếp vàng nơi cung điện Mặc dầu vậy, Chánh rất thích những bức chạm trổ dân gian, vốn gợi cho ông liên tưởng đến những bức tranh Tết, và chạm trổ là một phần không thể thiếu được trong trang trí nội thất của những ngôi đình làng Việt Nam Những hoạ tiết về cây cỏ và súc vật, những đối tượng thờ cúng tế lễ, các sự tích tuồng chèo được những người thợ khắc tài hoa tạo nên từ chất liệu gỗ quý như lim, sến, táu, gụ, mít
Năm học đầu tiên, Chánh nắm được những cơ sở của hình hoạ, của bố cục, làm quen với điêu khắc và các chất liệu hội hoạ Trong thời kì này, Chánh đặc biệt say mê tìm tòi cách kết hợp giữa tranh dân gian và hội họa hiện đại
Sang năm thứ hai, các học viên được chuyển sang nghiên cứu kỹ thuật tranh sơn dầu Sơn dầu đã thu hút được sự chú
ý của các hoạ sỹ Việt Nam Nó cho phép các hoạ sỹ vẽ
những mảng màu lớn, những côngtua mạnh mẽ, tạo khả năng pha màu phong phú, hoặc cho phép mô tả chiều sâu
Trang 7và hình khối Chánh đã thí nghiệm không mệt mỏi trong lĩnh vực này Ông có sáng kiến sử dụng bút lông viết chữ nho để
vẽ sơn dầu, tạo ra những đường nét nhẹ nhàng mềm mại hơn trên nền vải Về sau, Chánh thôi không vẽ tranh sơn dầu nữa Và hiện nay cũng chỉ còn lưu lại một vài bức vẽ sơn dầu của ông
Các hoạ sỹ phương Đông thời Trung cổ không hề biết đến chất liệu sơn dầu Họ vẽ bằng mực tầu hoặc thuốc nước trên giấy hoặc lụa Mỗi một nét bút đều đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, bởi lẽ sửa lại những
gì đã được vẽ ra là điều không thể thực hiện được Tuy
nhiên, độ biểu cảm của đường nét là vô cùng to lớn Hội hoạ
cổ truyền có phần phiến diện, nhưng dù sao đi nữa ở đây cũng có những thủ thuật ánh sáng và thể hiện chiều sâu và hình khối Bằng cách cho thêm nước vào mực, hoạ sỹ đạt được vô số sắc thái của màu, thể hiện được những độ đậm
Trang 8nhạt khác nhau Đặc biệt, ở trường Mỹ thuật người ta chú ý nghiên cứu những thành tựu kỹ thuật và thẩm mỹ của các danh hoạ Trung quốc nói chung và nhất là các danh hoạ dưới triều đại nhà Thanh, thời tạo nên bản luận văn kinh điển nổi tiếng: “Trường ca về hội hoạ từ vườn tiêu” (nửa sau của thế kỷ 17)
Nét đặc trưng của tranh truyền thống là bố cục của nó Ở nhiều phương diện, bố cục này được ấn định bởi một điều là hội hoạ cổ truyền không sử dụng luật xa gần* của các nghệ nhân phương Tây Sự mô tả các vật thể ở xa được thể hiện theo toạ độ dọc**.Bởi vậy, tài năng của hoạ sỹ chính là ở đạt được tỉ lệ tương quan giữa kích thước xa và gần của những đối tượng miêu tả cũng như sự tương ứng hài hoà của những chỗ bỏ trống và những chỗ có nét vẽ trên bức tranh
Là một trí thức nhà nòi kế thừa sâu sắc những truyền thống văn hoá dân tộc, Nguyễn Văn Chánh hiểu và yêu quý những bức hoạ cổ xưa vẽ trên lụa Đồng thời cũng là một hoạ sĩ có nền học vấn phương Tây được đào tạo chuyên nghiệp, ông
đã nhận ra trong nền hội hoạ cổ truyền có những mặt cần thiết cho hội hoạ phương Tây Như một nghệ nhân, ông đã kết hợp được truyền thống dân tộc và những thành tựu văn
Trang 9hoá xã hội của thế kỉ mới
Ở trường Mỹ thuật, người ta rất chú trọng đến kỹ thuật thể hiện hình khối Nguyễn Phan Chánh cũng mô tả hình khối Ở ông, hình khối đạt được một cách dễ dàng bằng những
mảng màu, những đường viền tinh tế, nắn nót và tao nhã Với màu sắc cũng vậy Ông không hề quên những bài học ở trường Nhưng khác với tranh các họa sĩ phương Tây, màu sắc trong tranh của ông nhẹ nhàng, mềm mại, không hề sặc
sỡ Đó chính là phong cách độc đáo của ông
Phong cách hội họa độc đáo của Nguyễn Phan Chánh đã chiếm được sự chú ý của phương Tây Những tác phẩm đầu tay của ông như “Chơi ô ăn quan”, “Rửa rau cầu ao”, “Em
bé chơi chim” - đã được Triển lãm thuộc địa Pari năm 1931 đón nhận và đánh giá cao Vào những năm 1932-1934 tranh của ông được triển lãm ở Rôma, Milăng, Neapol, sau đó là ở Brucxen và San -Fransiscô
Nguyễn Phan Chánh (bút hiệu: Hồng Nam; 1892 - 1984), hoạ sĩ Việt Nam Quê: huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khoá I (1925 - 30) Người đầu tiên khởi xướng phong trào vẽ lụa ở Việt Nam những năm 30 thế kỉ 20 Nhận thức hội hoạ bắt đầu từ mực
Trang 10tàu bút lông, ước lệ phương Đông cổ truyền trong bố cục, màu sắc Tham gia đấu xảo đầu tiên tại Pari 1931, với các tác phẩm vẽ lụa nổi tiếng về đề tài nông thôn trên bảng màu nâu nhạt Kĩ thuật rửa lụa sau một lần vẽ làm cho lụa mềm mại, màu sắc thấm nhuộm vào từng thớ lụa là một tìm tòi lớn của ông Cách hồ lụa trước khi vẽ phác hình rất nhẹ
ở mặt trái, mờ nhạt các đường viền hình hoạ cũng là những
kĩ thuật rất riêng biệt của ông Tác phẩm chính là các tranh lụa: “Chơi ô ăn quan” (1930), “Em cho chim ăn” (1930),
“Rửa rau cầu ao” (1930),”Đan Mây” (1957), “Bữa cơm mùa thắng lợi” (1960), “Sau giờ trực chiến” (1967) “Trăng tỏ, trăng lu” (1970) Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)
BTV: dt Mức độ viếng thăm : 4%
Hoạ sĩ sinh ngày 21-7-1892 tại Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Thành Chung Huế Từ nhỏ đã được rèn luyện về Hán học và thư pháp, song yêu hội hoạ ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (vừa mới mở năm 1925), dù ở tuổi 33 Lúc đó, trường dành ra 10 chỗ cho
"những người bản xứ" trên toàn Đông Dương Tại đây,
Nguyễn Phan Chánh đã bắt đầu đi sâu về tranh lụa Khi
Trang 11công sứ Bắc kỳ yêu cầu vẽ thực dụng, Nguyễn Phan Chánh
bỏ Hà Nội ra đi và mất cơ hội tham gia phòng tranh 1938 Song đối với giới chuyên môn thì các tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh đã trở nên quen biết và được thừa nhận từ triển lãm thuộc địa 1931
Chơi ô ăn quan
Nhà văn Nguyễn Nguyệt Tú, con gái đầu của họa sĩ, nhớ lại:
"Năm 1939, tôi học trường Đồng Khánh (Huế), mỗi lần có dịp về thăm nhà, cha thường bảo tôi làm mẫu Để tạo được những nét gấp bên lườn áo, mặc dù rất mỏi, tôi vẫn ngồi yên cho cha vẽ Còn bức tranh Thiếu nữ trước biển, cha vẽ tôi tại bãi biển quê hương Sau này, có lần, cha con tôi đến quán cà phê Lâm xem và xin mua lại nhưng chủ nhân không bán "Không ai có thể nói cái gì tồn tại mãi được, ngay bức tranh lụa đẹp cũng không thể là cái đẹp vô hạn Màu sắc tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể sống mãi với thời gian Những gì còn lại bất chấp sự phôi pha của thời gian là tình người Tình người giúp cho cha trải qua những sóng gió của cuộc đời " Trong những phút cuối cùng, cha đã tâm sự với
Trang 12tôi như thế Khi là giáo viên của trường Bưởi, có lần cha tôi
mở triển lãm tranh Ông tổng giám thị của trường là người Pháp tới xem và cứ nằng nặc đòi mua bức Hai chị em, trong khi bức tranh này đề rõ là đã có người mua Cha tôi gợi ý để ông này mua bức khác nhưng ông ta nhất định không chịu
và đề nghị cha tôi vẽ lại bức tranh Cha tôi vốn thẳng tính, ông bảo: "Tôi là một họa sĩ, không phải là nhà nhiếp ảnh" Vì
vụ việc này mà cha tôi nghỉ dạy ở trường Bưởi Thế là sau
25 năm ra Hà Nội, cha tôi lại về quê rong ruổi đeo đồ nghề
đi vẽ tranh truyền thần khắp các làng quê như hồi 15, 16 tuổi Nhưng cha tôi vẫn đam mê với tranh lụa, ông cụ tập hợp được hơn 40 bức tranh vẽ hồi ở quê, ra Hà Nội thuê phòng, mở triển lãm, bán hết được số tranh này và sau đó đưa cả gia đình trở lại Hà Nội Để nuôi 9, 10 miệng ăn, thời gian kháng chiến chống Pháp, cha tôi vừa đi vẽ tranh truyền thần ở các tỉnh lân cận, vừa lấy ký họa cho tranh sau này."
Tắm sơm
Hết chiến tranh, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội với tranh lụa Đề tài của họa sĩ vẫn là người nông dân và
Trang 13cảnh thôn quê: trẻ em chơi, thiếu phụ tắm cho con, thôn nữ gánh thóc, người con gái nghiêng mình xuống nước, cánh đồng sau mùa gặt hái
Nguyễn Phan Chánh mất năm 1984, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt một năm 1996
Tranh Nguyễn Phan Chánh hiện chỉ còn trên 50 bức (trong khoảng trên dưới 140 tác phẩm hoàn chỉnh của ông) ở Việt Nam Chừng 2/3 số tranh của họa sĩ đã phát tán khắp nơi trên thế giới, gia đình và những người
quan tâm chỉ biết khá mù mờ về chúng Thế nhưng, mới đây, đã có một số hé mở về những tác phẩm lưu lạc này.
Thêm hai tác phẩm…
Hơn 50 tác phẩm nói trên gồm trên 20 bức hiện
đang được lưu giữ rải rác trong các gia đình
con cháu họa sĩ và gần 30 bức đang được Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam bảo quản Đây cũng
chính là những bức được giới nghiên cứu và
công chúng biết đến, trong đó có nhiều tác
Bản photocopy bức "Bữa cơm" từ một tạp chí cũ
Trang 14phẩm nổi tiếng Còn 2/3 số tranh thất lạc kia, ngay cả giới học thuật cũng gần như không nắm được thông tin gì đáng kể
Điều bất ngờ là mới đây, thêm một tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh đã được tìm thấy trên một tạp chí nghệ thuật của Pháp Đáng tiếc, gia đình họa sĩ không có được bản gốc
mà chỉ là bản photocopy và cũng chỉ được một phần từ
trang 153 đến trang 183 Thế nên, không thể nhận diện đây
là tạp chí gì và xuất bản trong thời gian nào Cũng trong tạp
chí này, phần Arts du Vietnam (Nghệ thuật Việt Nam) còn có
một số tác phẩm của sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng khóa với Nguyễn Phan Chánh như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân…
Bức tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đăng trong tạp chí
có tên tiếng Pháp là Le Repas (Bữa cơm), được vẽ năm
1929, khổ 87,8 x 65,5 cm, góc trái viết bốn dòng chữ Nho kèm triện son đúng phong cách thường thấy của Nguyễn
Phan Chánh Tác phẩm Bữa cơm chưa từng được nhắc đến
và dĩ nhiên chưa thấy xuất hiện ở bất kỳ nơi nào Bức này được họa sĩ vẽ vào thời kỳ đầu (1929 – 1931) trong cuộc đời
sáng tác của mình, cùng với Chơi ô ăn quan (khoảng 1930 –