Từ xa xưa con rồng đã xuất hiện trong tâm thức của các cộng đồng dân cư Đông Nam Á nói chung và cư dân Việt nói riêng. Trong mỹ thuật hình tượng con rồng đã hiện diện suốt chiều dài lịch sử qua các triều đại phong kiến và được xem như là một điển hình về kiểu thức trang trí chủ đạo. Có thể nói, từ một con vật không có thật trong đời sống, nhưng hình tượng con rồng đã góp phần tạo nên niềm tin về cội nguồn dân tộc và thể hiện được sức mạnh uy quyền của các triều đại quân chủ. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các thời đại.
Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng lại trở về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà.
Nền mỹ thuật phong kiến đi qua để lại cho kho tàng văn hóa vật thể phi vật thể to lớn thành công của hình tượng con rồng. Và con rồng đó mãi mãi tồn tại và phát triển theo dòng lịch sử của đất nước Việt Nam với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
MỤC LỤC
Phần hình ảnh