Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
765,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào đầu thế kỷ XXI, con người lại một lần nữa được coi là vị trí trung tâm, nguồn lực vô tận, nhân tố quyết định mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, xem nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã khẳng định: " Thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội" [13;29]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: "Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [14;108]. Trong GD-ĐT, CBQL nhà trường là lực lượng rất quan trọng trong các trường học. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ CBQL nhà trường cần phải đáp ứng được những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực quản lý nhà trường. Chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng được một hệ thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ngày càng tốt hơn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ CBQL trường tiểu học với trọng trách là những người "Quy định chất lượng giáo dục", CBQL trường tiểu học phải hội tụ được một cách đầy đủ Trang 1 những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Xuất phát từ thực tiễn quản lý giáo dục bậc tiểu học ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi thấy thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình trong những năm qua tuy đã đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, nhưng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới thì vấn đề quản lý trường tiểu học còn có những bất cập. Cụ thể: - Một số cán bộ được bổ nhiệm mới chưa được đào tạo bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ QLGD. - Một sè CBQL trường tiểu học do nghiệp vụ sư phạm không vững vàng nên chưa hội tụ đủ uy tín với giáo viên, vì vậy họ không bao quát được sự phát triển đồng bộ của nhà trường. - Một sè CBQL trường tiểu học là giáo viên giỏi, nhưng còn thiếu về kiến thức quản lý nhà trường, về pháp chế, về quản lý tài chính, thiếu năng lực tổ chức các điều kiện phục vụ mục tiêu giáo dục. - Có CBQL trường tiểu học năng động tháo vát trên từng khâu cụ thể của việc điều hành nhà trường, nhưng tầm nhìn của họ hạn chế nên không thúc đẩy được nhà trường phát triển ổn định vững chắc… Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của tỉnh Quảng Bình, nhằm tạo ra được một đội ngò CBQL trường tiểu học phát triển đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục tiểu học của tỉnh nhà. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình đến năm 2010”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề có liên quan, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL Trang 2 trường tiểu học tỉnh Quảng Bình đến 2010. Trên cơ sở đó để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trường tiểu học ở địa phương, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.1.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình. 3.1.2. Khách thể khảo sát - Lãnh đạo phòng giáo dục huyện (thành phố) tỉnh Quảng Bình: 07 người - CBQL trường tiểu học: 100 người - Giáo viên tiểu học: 80 người 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình tuy đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, nhưng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới thì còn có những bất cập. Nếu xây dựng được các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, sẽ tạo ra được một đội ngũ CBQL trường tiểu học phát triển đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 5. Phạm vi nghiên cứu Đội ngò CBQL trường tiểu học có nhiều chức danh. Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học, trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển bậc tiểu học tỉnh Quảng Bình đến 2010. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 6.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng. 6.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học và thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở tỉnh Quảng Bình. 6.3. Đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình đến 2010, khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Là các phương pháp phân tích, tổng hợp; mô hình hóa lý thuyết; phân loại hệ thống lý thuyết để tiến hành tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ về những vấn đề lý luận có liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. * Mục đích Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp; mô hình hóa lý thuyết; phân loại hệ thống lý thuyết về những vấn đề lý luận có liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, khai thác một cách có chọn lọc những công trình đi trước, làm tiền đề cho việc xây dựng một số khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn. * Nội dung - Thu thập tài liệu khoa học, các công trình đi trước; các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Bộ GD-ĐT; của UBND tỉnh Quảng Bình, Sở GD-ĐT Quảng Bình… có liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra viết * Mục đích: Thu thập số liệu để làm rõ thực trạng đội ngũ CBQL và công tác xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình. Trang 4 * Nội dung: - Sử dụng tài liệu lưu trữ hiện có tại các phòng giáo dục đÓ thu thập số liệu đã tổng hợp có liên quan đến công tác XD và PT đội ngũ CBQL trường tiểu học. - Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến về số lượng, chất lượng, cơ cấu về đội ngũ CBQL trường tiểu học để làm rõ thực trạng và đề xuất cho tương lai. - Đối chiếu, so sánh 2 kết quả trên để đánh giá rõ thực trạng và đề xuất cho tương lai về đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình. 7.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia * Mục đích: Thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về xây dựng và phát triển đội ngò CBQL trường tiểu học hiện tại cũng như phương hướng phát triển, triển vọng của đội ngũ CBQL trường tiểu học và kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp một cách khách quan nhằm giảm thiểu những sai sót trong quá trình nghiên cứu. * Nội dung: Xây dùng 3 loại phiếu gồm 187 phiếu trưng cầu ý kiến về việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học cho 3 khách thể khảo sát. 7.2.3. Phương pháp trò chuyện * Mục đích: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, đồng thời kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. * Nội dung: Trao đổi ý kiến với đội ngũ các cán bộ, giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, có uy tín, giáo viên trẻ mới ra trường về việc xây dựng và phát triển đội ngò CBQL trường tiểu học. 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm * Mục đích: Nhằm kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra. * Nội dung: Trang 5 Xây dựng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra 7.3. Các phương pháp bổ trợ khác 7.3.1. Phương pháp mô hình hóa 7.3.2. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần chính - MỞ ĐẦU (đề cập những vấn đề chung) - 3 CHƯƠNG Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học Chương II: Thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học, thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình Chương III: Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình đến 2010 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục Trang 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGÒ CBQL TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc XD và PT đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ nay đến 2010, Ngành GD-DT đã rất coi trọng đến công tác XD và PT đội ngũ CBQL ở các cấp học, bậc học. Mấy năm gần đây, có nhiều bài viết của nhiều tác giả đã bàn về vấn đề xây dựng đội ngũ Nhà giáo nói chung, đội ngũ CBQL nói riêng. Trong các bài viết đó các tác giả đã đề cập đến vai trò của đội ngũ Nhà giáo, đội ngũ CBQL, đến yêu cầu về chất lượng của đội ngũ trong công tác đào tạo thế hệ trẻ và đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện công tác XD và PT đội ngũ Nhà giáo, đội ngũ CBQL. Có thể thấy, ở nhiều cơ sở giáo dục đã có những tác giả của các luận văn thạc sỹ chuyên ngành QLGD như: Nguyễn Minh Quang, Võ Hào, Lê Quốc Băng, Phan Quang Vinh, Trần Văn Hạnh , đã đề cập đến công tác XD và PT đội ngũ CBQL trong các trường phổ thông đến cao đẳng, đại học. Song các đề tài khoa học của các tác giả nói trên đều mang tính đặc thù ở từng địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Riêng ở tỉnh Quảng Bình cho đến nay theo những tài liệu mà chúng tôi bao quát được vẫn chưa có tác giả nào đề cập đến công tác XD và PT đội ngũ CBQL trường tiểu học một cách đầy đủ và có hệ thống. Thấm nhuần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, Nghị quyết 11 của Bộ chính trị khóa IX, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, chỉ thị 02-CT/TU ngày 23/1/2001 của Thường vụ tỉnh ủy Quảng Bình về công tác quy hoạch cán bộ đến năm Trang 7 2010 và công văn số 109/GD-ĐT này 20/8/2004 của Ngành giáo dục Quảng Bình về báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX về GD-ĐT khẳng định: "Việc XD và PT đội ngũ CBQL đã thực hiện có nề nếp, đã có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho hoạt động này". Tuy nhiên việc tìm hiểu, phân tích đánh giá và xây dựng các biện pháp cho việc phát triển đội ngũ chưa được nghiên cứu với tư cách như một đề tài khoa học. Các đánh giá chủ yếu dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm, chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở lý luận khoa học nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, trong luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra một hệ các biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong công tác XD và PT đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình trước yêu cầu và nhiệm vụ mới. 1.2. Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.1. Khái niệm quản lý Lịch sử đã chứng minh rằng, để tồn tại và phát triển, ngay từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, con người đã liên kết nhau thành các nhóm nhằm chống lại sự tiêu diệt của thú dữ và thiên nhiên, đồng thời cũng xuất hiện một loạt các mối quan hệ: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình. Trong quá trình đó đã xuất hiện một số người có năng lực chi phối được người khác, cũng như điều khiển mọi hoạt động của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu chung. Những người đó đã đóng vai trò thủ lĩnh để quản lý nhóm, điều đó đã làm nẩy sinh nhu cầu về quản lý. Như vậy, quản lý xuất hiện từ rất sớm và tồn tại, phát triển đến ngày nay. Trong lịch sử nhân loại có nhiều danh nhân nổi tiếng đã đề cập đến vấn đề quản lý, chức năng quản lý, đặc trưng của quản lý ở từng góc độ khác nhau. Ngay từ thời Khổng Tử, ông đã đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của người làm công tác quản lý, đó là: Người quản lý mà chính trực thì Trang 8 không cần nhiều công sức mà vẫn khiến người ta làm theo; người quản lý mà không chính trực thì vất vả mấy cũng không ai làm theo. C.Mác cũng đã nói đến tới sự cần thiết của quản lý, coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng" [26;24]. Hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phức tạp nên quản lý còng đa dạng, phức tạp và phong phú. Chính sự đa dạng, phức tạp và phong phú đó cho nên có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu: Quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý: Theo Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiÕn bộ của cả xã hội lẫn cá nhân” [1;27]. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich đều cho rằng: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa nổ lực các cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài lực, vật lực Ýt nhất đạt được kết quả cao nhất” [21;33]. Frederch Wiliam Taylor (Mỹ), HenryFayol (Pháp), MaxWebber (Đức) lại khẳng định: Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Quan niệm của các tác giả trong nước về quản lý: Trang 9 “Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “Quản” và từ “Lý”. “Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định. “Lý” là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển. Như vậy, “Quản lý” là trông coi, chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển. Từ điển Tiếng Việt-Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: "Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [38;772]. Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước của Học viện hành chính quốc gia chỉ rõ: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý” [20;8]. Theo một số nhà khoa học như: - TS. Nguyễn Bá Dương: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội” [8;55]. - Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định" [36;130] - Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: "Quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới" [23;6] - Giáo sư Đỗ Hoàng Toàn: "Quản lý là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường" [34;16]. Trang 10 [...]... nờn th n nh bn vng ca i ng CBQL XD v PT trin i ng CBQL trng tiu hc l mt quỏ trỡnh liờn tc nhm hon thin, thm chớ "cỏch mng húa" tỡnh hỡnh, to nờn mt i ng CBQL trng tiu hc theo kp s phỏt trin ca nhim v o to v giỏo dc nh trng Trong cụng tỏc XD v PT i ng CBQL trng tiu hc trc ht phi tin hnh quy hoch i ng CBQL Quy hoch i ng CBQL trng tiu hc l bn lun chng khoa hc v phỏt trin i ngũ CBQL ú gúp phn thc hin cỏc... phõn cụng CBQL c phõn ra nhiu cp bc khỏc nhau: CBQL cp trung ng, CBQL cp a phng, CBQL cp c s Túm li, CBQL l ch th qun lý, l ngi cú chc v trong t chc c cp trờn ra quyt nh b nhim; ngi cú vai trũ dn dt, tỏc ng, ra Trang 22 lnh, kim tra i tng qun lý nhm thc hin cỏc mc tiờu ca n v Ngi CBQL phi cú phm cht v nng lc ni tri hn ngi khỏc, l tm gng cho mi ngi trong n v noi theo T khỏi nim i ng, i ng CBQL núi trờn,... ti 1.3.1.2 Khỏi nim CBQL, i ng CBQL Theo T in Ting Vit, CBQL l: Ngi lm cụng tỏc cú chc v trong mt c quan, mt t chc, phõn bit vi ngi khụng cú chc v [38;105] CBQL l ch th qun lý gm nhng ngi gi vai trũ tỏc ng, ra lnh, kim tra i tng qun lý CBQL l ngi ch huy, lónh o, t chc thc hin cỏc mc tiờu nhim v ca t chc Ngi qun lý va l ngi lónh o, qun lý c quan ú va chu s lónh o, qun lý ca cp trờn CBQL cú th l trng... 3: Qun lý ngun nhõn lc [18;26] Quản lý nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Môi trờng nguồn nhân lực - GD-ĐT - Bồi dỡng - Phát triển - Nghiên cứu, phục vụ - Mở rộng chủng loại - Tuyển dụng việc làm - Sàng lọc - Mở rộng quy mô việc - Bố trí; đánh giá làm - Đãi ngộ - ca lnh chức i hi ng VIII ó nờu: "Phng lao động chungPhát triển tổ vc GDKế hoạch hóa sức hng T l phỏt trin NNL... ng yờu cu, nhim v mi Ngoi vic lp quy hoch i ng, cụng tỏc XD v PT i ng CBQL trng tiu hc cn phi cú k hoch s dng hp lý i ng CBQL trng tiu hc hin cú Bi vỡ, s dng khụng hp lý s lm cho vic phỏt huy kh nng ca i ng CBQL trng tiu hc tr nờn kộm hiu qu, s khụng phỏt huy c sc mnh vn cú, nhng kh nng tim ẩn ca tng CBQL trng tiu hc Phỏt trin i ng CBQL thc cht l phỏt trin ngun nhõn lc (NNL) Vy phỏt trin NNL l gỡ? chỳng... cụng tỏc qun lý, ch o ca cỏc cp qun lý Lp quy hoch i ng CBQL trng tiu hc v u t phỏt trin v s lng, cht lng, c cu ca i ng CBQL ú cho tng giai on l mt cụng vic cn thit trong cụng tỏc qun lý Quỏ trỡnh lp quy hoch i ng CBQL trng tiu hc cn lu ý: mt mt phi ỏp ng yờu cu trc mt, Trang 29 mt khỏc phi chun b tt mt i ng CBQL trng tiu hc k cn cú mt i ng CBQL v s lng, mnh v cht lng, ng b v hp lý v c cu, ỏp ng... nhng ý tng ú cựng vi khỏi nim i ng CBQL nh trng, chúng ta thy cht lng i ng CBQL nh trng c th hin mt s c im sau: 1 S lng + Phm cht chớnh tr, o c 2 Trỡnh + Chuyờn mụn s phm + Nghip v qun lý 3 C cu Trang 35 i vi vic XD v PT i ng CBQL trng tiu hc thỡ nhõn t quan trng nht l phỏt trin cht lng ca i ng ú Cht lng i ng CBQL trng tiu hc cú nh hng trc tip n cht lng o to, do ú i ng CBQL trng tiu hc phi t chun v cht... mụn, nghip v, c cu tõm lý C cu i ng CBQL l kt cu bờn trong ca mt h thng t chc C cu i ng CBQL trng tiu hc bao gm cỏc thnh phn hiu trng, phú hiu trng, i ng ny phi mnh phỏt huy sc mnh cỏ nhõn cng nh sc mnh tp th cựng nhau thc hin chc nng qun lý Mt i ng CBQL hp lý v c cu l: - Mt i ng CBQL cú s cõn i, hp lý v c cu nhõn s, gii tớnh, tui, thnh phn dõn tc (nu cú) - i ng CBQL phi c bi dng thng xuyờn v chớnh... ũi hỏi cao nht ca ngi CBQL trng tiu hc Túm li, nhõn cỏch ca ngi CBQL bao gm 2 mt: phm cht v nng lc (cú th gi l c v ti) 1.3.3 Xõy dng v phỏt trin CBQL trng tiu hc Trang 27 1.3.3.1 Quan nim xõy dng v phỏt trin Xõy dng i ng phi c hiu l xõy dng v s lng, cht lng v c cu Xõy dng luụn luụn gn lin vi vic phỏt trin, ng thi phỏt trin li da trờn c s ca th n nh Theo t in Ting Vit thỡ: * "Xõy dựng" c hiu theo 2 ngha:... trỡnh thay i v lng dn n thay i v cht, cu trỳc ca s vt, hin tng Yờu cu ca vic XD v PT i ng CBQL trng tiu hc l xõy dng v s lng, m bo cht lng, to nờn s ng b v ng thun trong quỏ trỡnh lónh o v iu hnh õy ũi hi tớnh va trờn c 2 phng din s lng v cht lng Nh vy, vic XD v PT i ngũ CBQL trng tiu hc trc ht phi to ra c mt i ng CBQL, t ú phỏt trin i ng ny c v s lng, cht lng v c cu t chc ( tui, gii tớnh ) Quỏ trỡnh . về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học Chương II: Thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học, thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình Chương. tiểu học: 80 người 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Quảng Bình. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh. giải pháp mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của tỉnh Quảng Bình, nhằm tạo ra được một đội ngò CBQL trường tiểu học phát triển