Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
572 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh A. PHẦN MỞ ĐẦU I. TÊN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN VÀ TIẾN TIẾN” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi lưu giữ và tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học và nếp sống văn minh góp phần nâng cao chất lượng năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy nâng cao kết quả học tập của học sinh. Nói như vậy có nghĩa là thư viện trường học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trung của nhà trường là Dạy và Học.Cả hai hoạt động trên đều sử dụng công cụ là sách và các nguồn tư liệu khác gọi chung là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lí tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới - con người toàn diện theo mục tiêu của từng cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 1 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61, quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30 TTLB, thông tư 05/VP. Pháp lệnh thư viện và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. 2. Lí do chủ quan Trường THPT Minh Khai (nơi tôi đang công tác), thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Thành phố Hà Nội. Hiện tại trường có 112 cán bộ, giáo viên nhân viên. Với 42 lớp học, 1736 em học sinh. Gần Ba mươi năm, cùng với sự trưởng thành không ngừng và phát triển đến nay trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cùng với những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện ngày càng được củng cố và từng ngày càng được phát huy, góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người. Ngay từ những ngày đầu trường mới thành lập, thư viện gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, không có phòng đọc, phòng thư viện chỉ là một cái kho chứa sách mà hầu hết lại là sách cũ, số lượng sách quá ít, cán bộ thư viện là nhân viên kiêm nhiệm, không nghiệp vụ, thiếu tự tin trong công việc. Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhất là Ban giám hiệu (BGH) đã đầu tư kinh phí cho thư viện, vì vậy thư viện từng bước được đổi thay. 2 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh Giờ đây thư viện trường đã duy trì được một không gian gần bằng 50m 2 chia làm 2: phòng đọc của giáo viên và phòng đọc của học sinh. Tổng số sách trong thư viện hơn 11 nghìn bản, với số đầu sách các loại tương đối phong phú, ngoài ra còn có 10 loại báo và tạp chí. Hằng năm, tổng số vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quĩ khác nhau, làm cho kho sách ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa, trong những năm qua việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì vai trò của thư viện trường học càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để Thư viện trường THPT Minh Khai không những đã đạt CHUẨN mà còn phấn đấu thư viện Tiến tiến đáp ứng thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc cho giáo viên và học sinh trong trường. Đó cũng chính là lý do tôi chon đề tài: “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn và tiên tiến tiến” III. MỤC ĐÍCH THỜI GIAN ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Mục đích của đề tài Từ thực tế là thư viện có nhiều sách báo, phần đa là giáo viên và học sinh yêu thích đọc sách bằng ấn phẩm hơn mạng Internet. Thư viện đã và đang duy trì và phát huy được hiệu quả của hoạt động này. Mục tiêu nữa là thư viện nhà trường đạt chuẩn tiến tới là thư viện tiên tiến. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự 3 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học, biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, viết lưu bút 2. Phạm vi thời gian đối tượng thực hiện đề tài Để thực hiện được đề tài này tôi đã áp dụng đề tài vào thực tế công tác thư viện các năm 2012 - 2013, 2013 - 2014 cho các đối tượng bạn đọc là: Giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh trong toàn trường. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi: Hiện tại thư viện trường THPT Minh Khai về cơ sở vật tương đối ổn định có phòng đọc thoáng mát đầy đủ ánh sáng: 4 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh - Vốn tài liệu sách: có sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh được xử lý nghiệp vụ theo từng phân môn.( các môn học tự nhiên, xã hội, sách giáo dục kỹ năng sống ). - Báo, tạp chí, át lát: hơn 10 loại báo chí các loại, các báo của ngành, báo giáo dục thời đại, Hoa học trò, báo phụ nữ Các chuyên san và tạp chí, toán học tuổi trẻ, văn học tuổi trẻ ” - Tủ giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc. Người phụ trách công tác thư viện có trình độ trung cấp, ham học hỏi, năng động sáng tạo và cầu tiến, biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn thư viện, tâm huyết, hăng hái nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao. - Có ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt - Được sự quan tâm của cấp trên, các ban ngành và các đoàn thể. Thư viện có được như ngày hôm nay là sự kết hợp của cả hội đồng giáo dục với thư viện, đã đẩy mạnh các hoạt động thư viện bằng nhiều biện pháp. 2. Khó khăn Kể từ ngày thành lập trường đến nay thư viện gặp không ít khó khăn về vốn tài liệu cơ sở vật chất. Phòng đọc và kho sách chưa được khang trang thư viện chỉ là một gian phòng học cấp 4 cải tạo lại. Đầu sách còn hạn hẹp các loại báo tạp chí chưa thật phong phú… Bạn đọc đến thư viện đọc và mượn tài liệu chỉ tập ở một số lớp, các em đến thư viện bằng một khoảng thời gian ít ỏi của mỗi giờ ra chơi. Phần đa học sinh của trường là con em lao động nghèo vùng bán sơn địa “ lo cái ăn trước lo cái học sau”. 5 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh 3. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp bạn đọc khi đến thư viện, phát phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau: - Nhu cầu đọc, mượn chiếm 75 % không thích đọc chiếm 25 % - Nhu cầu tìm kiếm thông tin 65%, 35 % không có nhu cầu tìm kiếm thông tin II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp thứ nhất: “Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước” * Căn cứ vào quyết định 61/1998, quyết định 01/2003 của BGD- ĐT ban hành ngày 2 -1- 2003 và QĐ số 01/ 2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 29-1-2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT. Ban hành quy định thư viện chuẩn trường phổ thông, bao gồm có 5 tiêu chí: - Tiêu chí thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩa sách giáo khoa Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật - Tiêu chí thứ hai về cơ sở vật chất: Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết định 01 (thư viện đạt chuẩn tối thiểu là 50m 2, tiên tiến là 70 m 2 , đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa sách giáo khoa. Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có máy vi tính đã được nối mạng, để hỗ 6 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh trợ cho việc dạy và học, thuận tiện cho việc khai thác các dữ liệu. Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội quy của thư viện… - Tiêu chí thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. Hằng năm thư viện cần tổ chức 2 bản thư mục để phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường - Tiêu chí thứ tư về tổ chức hoạt động: Hiệu phó trực tiếp phụ trách công tác thư viện, cán bộ thư viện có trình độ về chuyên môn công tác thư viện, có tổ cộng tác viên thư viện, hàng năm có kinh phí để hoạt động. Hoạt động của thư viện phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên truyền giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới - Tiêu chí thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện Dựa vào những qui định trên, tôi đã tham mưu với ban giám hiệu, ổn định hoạt động thư viện ngay từ đầu năm học. Trước hết cán bộ thư viện đã cùng với tổ thư viện tổ chức lại kho sách, xin nâng cấp trang thiết bị như bàn ghế, tủ, giá, vốn tài liệu các loại cho thêm phong phú, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, tài liệu được phân chia theo kho và theo giá sách riêng (Sách giáo khoa - Sách tham khảo - Sách giáo viên - các loại báo tạp chí - Sách giáo dục đạo đức và sách giáo dục pháp luật). Đây là một công tác rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao việc sử dụng sách báo được thuận tiện. Việc tổ chức hoạt động hợp lý đã giúp 7 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng nhanh chóng. 2. Biện pháp thứ hai: “Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất trong đó một việc chú trọng là bổ sung sách báo kịp thời” Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Đầu năm học, cuối học kỳ, đầu học kỳ II tôi tiến hành khảo sát, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, học sinh bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của thầy, trình độ học tập của trò trong năm học, ưu tiên bổ sung sách cho các môn số đầu sách còn ít. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, tôi đã chủ động gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy, gặp các em để biết được các thầy cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và phù hợp vối lứa tuổi, trình độ chuyên môn. Mặt khác, tôi còn thường xuyên liên hệ, dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thầy cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. Năm học 2013-2014 thư viện trường đã được bổ sung 30 triệu đồng cho các loại sách tham khảo báo và tạp chí. 3. Biện pháp thứ ba: “Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách và hướng dẫn cách đọc sách” Phát huy tinh thần phục vụ bạn đọc ở những năm học trước, năm học 2013 -2014, tôi luôn chủ động việc hướng dẫn và giới thiệu sách hay sách mới tới bạn đọc, 8 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh Bên cạnh đó tôi tích cực tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề bằng những hình thức: Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể, giới thiệu các em khi đến thư viện, ,… 4. Biện pháp thứ tư: “Tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ phối kết hợp của các đoàn thể, vận động mọi người cùng làm công tác thư viện” Đó là sự kết hợp của các tổ chức trong nhà trường. Ban giám hiệu, các đoàn thể coi công tác thư viện là một công tác quan trọng vì nó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện. Ban giám hiệu giám sát chỉ đạo công tác thư viện trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư viện đã làm. Phân công, chuẩn bị về con người, góp ý xây dựng chuyên đề, buổi tuyên truyền giới thiệu sách. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường đạt được kết quả và rất thành công. 5. Biện pháp thứ 5: “tổ chức mạng lưới cộng tác viên thư viện” Ngay từ đầu năm học tổ công tác thư viện trường học được thành lập do đồng chí phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, bí thư chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng tổ chuyên môn và 15 em học sinh làm cộng tác viên ở các lớp học. Các thành viên luôn nhiệt tình giúp đỡ thư viện mỗi khi thư viện huy động. Một biện pháp quan trọng là: Cán bộ thủ thư phải là người luôn chủ động trọng mọi hoạt động của thư viện. Xin kinh phí bổ sung vốn 9 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh tài liệu, phát động phong trào “góp một cuốn sách nhỏ đọc nghìn cuốn sách hay” luôn có thái độ thân thiện khi phục vụ bạn đọc. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Năm học 2013 -2014 hoạt động thư viện đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường cụ thể là: *Đối với đối tượng bạn dọc là học sinh Bạn đọc đến thư viện mỗi ngày một tăng dần với những kết quả thật đáng khích lệ, tỷ lệ các em đến thư viện chiếm 75% và các em rất thích đọc và mượn sách tại thư viện trường. Số học sinh đọc tại chỗ: trung bình 100 lượt/tuần tăng 25 lượt/tuần. - Số học sinh mượn về nhà: trung bình 60 cuốn / tuần tăng 25 bản/ tuần. Những em đọc sách theo sự hướng dẫn của cán bộ thư viện thì nề nếp và nhất là việc nâng cao trình độ văn hoá ngày càng tiến bộ nhiều, cũng như chất lượng học tập, đạo đức của học sinh chuyển biến rất nhanh. * Đối tượng bạn đọc là giáo viên - 100% giáo viên đến thư viện mượn đọc. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. * Đối với thư viện - Lượng sách được tuyên truyền, luân chuyển trong bạn đọc được nhiều hơn. - Đẩy mạnh được công tác bổ sung sách báo mới . - Phong trào đọc sách báo trở thành nề nếp và ngày càng phát triển - Thư viện phục vụ bạn đọc bằng hình thức kho mở tự chọn Đặc biệt năm học 2012-2013- Thư viện trường THPT Minh Khai đã được SGD-ĐT Hà Nội công nhận thư viện đạt chuẩn, đây là một niềm vinh dự cho tập thể nhà trường, trong đó có cá nhân tôi. 10 [...]... - Mục đích, thời gian và đối tợng thực hiện đề tài .3 1 - Mục đích thực hiện đề tài 3 2 - Phạm vi thời gian đối tợng 3 B giải quyết vấn đề . . 4 I Tình trạng thực tế khi cha thực hiện đề tài . 4 1 - Thuận lợi ..4 2 - Khó khăn . 4 3 - Khảo sát trớc khi thực hiện đề tài . 4 II - Những biện pháp thực hiện 5 III - Kết quả đạt đợc ...9 C - Kết luận .,, 9 I - Bài học kinh nghiệm ,,,,,.... thụng 4 Quyt nh 01/2003/Q/B Giỏo Dc & T v vic ban hnh tiờu chun th vin trng ph thụng II Cỏc ti liu khỏc 1 Nghip v th vin trng ph thụng/Nguyn Th Ton, Nguyn Th Tun H : NXB i Hc Quc Gia H Ni 2 Bng Phõn loi: dựng trong th vin trng ph thụng / Hu D - H :VH, 1980 - 190 tr ; 19 cm 3 V cụng tỏc th vin, v th vin - H : i hc vn hoỏ H Ni, 1992 4 Th mc hc i cng, Trnh kim Chi, Dng bớch Hng H.: i hc vn hoỏ h Ni, 1993... vin trng hc t chun v tiờn tin ngy t hiu qu cao hn 13 Sỏng kin kinh nghim th vin Nguyn Th Thanh Cui cựng tụi xi trõn thnh cm n!./ XC NHN CA TH TRNG H Ni, ngy 05 thỏng 4 nm 2014 N V Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc Ngời viết Nguyễn Thị Thanh 14 Sỏng kin kinh nghim th vin Nguyn Th Thanh DANH MC TI LIU THAM KHO MT S HèNH NH HOT NG CA TH VIN I Cỏc vn bn quy phm phỏp . nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh A. PHẦN MỞ ĐẦU I. TÊN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN VÀ TIẾN TIẾN” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan Thư viện nói. tôi có thể hoàn thiện công tác Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn và tiên tiến ngày đạt hiệu quả cao hơn. 13 Sáng kiến kinh nghiệm thư viện Nguyễn Thị Thanh Cuối cùng. của tiêu chuẩn thư viện trường học. - Phải có thêm tủ trưng bày giới thiệu sách mới Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện phát huy và đưa thư viện trường đạt danh