1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học

29 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 366 KB

Nội dung

Trong năm học 2011-2012,Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tổ chức tập huấn công tác Tổ chức xây dựng Thưviện đề kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, nhằm giúp các đơn vị giáodục và giáo

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

Nhĩm tác giả :

1 Dương Thị Kim Lời - PHT trường TH Trần Quốc Toản ; ĐHTH

2 Đinh Thị Minh Phượng - PHT trường TH Trần Phú ; ĐHTH

3 Lê Thị Liên - PHT trường TH Y Ngơng ; ĐHTH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐỀ KIỂM TRA

TRONG TRƯỜNG HỌC

Trang 2

II Phần nội dung

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 b.1 Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra 6 b.2 Quy trình xây dựng thư viện câu hỏi và đề kiểm tra định kì 9

b.4 Cách sử dụng và lưu trữ thư viện đề kiểm tra 23 c) Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 24

e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 25

III Phần kết luận, kiến nghị

Trang 3

Với mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo,sớm thích nghi với lao động, hoà nhập thế giới và góp phần phát triển cộng đồng.Cùng với các thành tố khác, kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trìnhđổi mới giáo dục phổ thông Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, bên cạnhviệc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, thì kiểm tra, đánh giácũng phải thực sự đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo, tích cựchoá hoạt động học tập của học sinh và cần thực hiện trong cả quá trình giáo dục.

Có nhiều công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh Mỗi công

cụ có những ưu thế riêng trong việc kiểm tra, đánh giá từng lĩnh vực, nội dung họctập Đề kiểm tra cũng là một trong những công cụ góp phần quan trọng trong việcgiúp người dạy điều khiển, điều chỉnh hoạt động dạy học và giúp người học tự điềukhiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân Qua đó đạt được mục tiêu dạy học

đề ra, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

Công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong trường tiểu học luônđược sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Trong năm học 2011-2012,Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tổ chức tập huấn công tác Tổ chức xây dựng Thưviện đề kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, nhằm giúp các đơn vị giáodục và giáo viên thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giáhọc sinh Vận dụng những kiến thức đã được tập huấn để xây dựng một Thư viện

đề kiểm tra thực sự khoa học, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trongnhà trường là vấn đề chúng tôi luôn trăn trở Hơn nữa, làm thế nào để tiếp tục pháttriển và sử dụng hiệu quả Thư viện đề kiểm tra vào công tác đổi mới đánh giá họcsinh theo Thông tư 30/2004, đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài “Một sốbiện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây dựngThư viện đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả và phát huy tác dụng của Thư viện đề kiểmtra trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên trường tiểu học Y Ngông,trường tiểu học Trần Quốc Toản và trường tiểu học Trần Phú

Trang 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kĩ năng ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh; Quy trìnhxây dựng và việc ứng dụng Thư viện đề kiểm tra của giáo viên trong công tác kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học Y Ngông, trường tiểuhọc Trần Quốc Toản, trường tiểu học Trần Phú và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên ở các đơnvị

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trìnhdạy học Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ có tác dụng giúp giáo viên nắm được cụthể năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp cụ thể, thíchhợp bồi dưỡng riêng cho từng nhóm học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho cảlớp Kiểm tra, đánh giá có hệ thống cũng sẽ giúp người học kịp thời nhận thấy mức

độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổsung trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập từ đó có cơ hội để nắmchắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình

Thư viện đề kiểm tra giúp cho các đơn vị giáo dục cũng như giáo viên chủđộng và thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh Để việc kiểm tra, đánh giá của người dạy thực sự khuyếnkhích và thúc đẩy được sự tự kiểm tra đánh giá của người học thì cần phải xâydựng được Thư viện đề kiểm tra đảm bảo về nội dung, tính khoa học, đáp ứng đượcyêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh, phù hợp mụcđích yêu cầu kiểm tra, đánh giá của các hình thức kiểm tra

2 Thực trạng

Trang 5

a) Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhàtrường, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáodục nói chung và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nóiriêng

Trường Tiểu học Y Ngông, Trần Phú, Trần Quốc Toản được sinh hoạt trongmột cụm chuyên môn Đối tượng học sinh ở mỗi trường thuộc các vùng miền khácnhau vì vậy rất thuận lợi để mở rộng nghiên cứu khả năng áp dụng của đề tài

Đa số đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, làm việc có tinh thần trách nhiệm,

có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như công tác kiểm tra, đánh giá họcsinh

* Khó khăn:

Trường tiểu học Y Ngông học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến 99% tỉ lệ họcsinh toàn trường Phân hiệu Ea Chai (trường TH Trần Quốc Toản) và phân hiệuBuôn Trấp (trường TH Trần Phú) trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còngặp nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm tỉ lệ khá cao nên sự quantâm, phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tựhọc ở nhà rất hạn chế

b) Thành công, hạn chế

* Thành công:

Đề tài thực hiện đã thực sự góp phần nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏikiểm tra thường xuyên và đề kiểm tra định kì cho đội ngũ giáo viên, giảm thiểu tối

đa những sai sót trong quá trình làm đề

Việc xây dựng và sử dụng hiệu quả Thư viện đề kiểm tra đã góp phần nângcao kĩ năng đánh giá kết quả học tập quả học sinh cho đội ngũ giáo viên Thôngqua kết quả kiểm tra, đánh giá không những giúp học sinh tích cực, chủ động hơntrong việc tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân mà còn giúp giáo viênthực hiện tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Những kinh nghiệm trong đề tài được chia sẻ, nhân rộng đến các đơn vịtrong huyện và thống nhất thực hiện từ học kì I năm học 2014 - 2015

Trang 6

em có cảm giác luôn thỏa mãn với chính mình, từ đó hình thành trong các em tínhchủ quan, nhàm chán trong học tập.

- Khi ra đề kiểm tra định kì, một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn và trảiđều các kiến thức học sinh đã học nên đề thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu vềnội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức

- Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa chủ động trong tự kiểm tra,đánh giá Đa số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp cùnggiáo viên để đánh giá học sinh

c) Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh :

Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra dễ thực hiện, đem lại hiệu quả thiếtthực trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường và có khả năng ápdụng phù hợp với nhiều đơn vị

* Mặt yếu :

Để thực đề tài hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải không ngừng trau dồi vốn kiếnthức, đầu tư thời gian cho việc biên soạn và xây dựng Thư viện đề kiểm tra

d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Các đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia tậphuấn công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tra Tổ chức hiệu quả các chuyên đề, cácbuổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm về công tác xây dựng Thư viện đềkiểm tra để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau

Kinh nghiệm dạy học, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạnchế nên có những khó khăn nhất định trong công tác xây dựng đề kiểm tra

e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh là vấn đề luôn được các cấp quản lý giáodục quan tâm Bởi thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy

Trang 7

đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường Đề kiểm tra là phương tiện giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra,đánh giá học sinh Vì vậy, xây dựng được một thư viện đề kiểm tra đảm bảo tínhkhoa học, chất lượng luôn là vấn đề được lãnh đạo các nhà trường quan tâm.

Trong những năm học trước đây, công tác xây dựng Thư viện đề kiểm trachưa được quan tâm đúng mức Đa số giáo viên còn lúng túng, chưa có kĩ năng xâydựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên và đề kiểm tra định kì Công tác ra đề kiểm trathường được giao cho tổ trưởng tổ chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách nênviệc kiểm tra, đánh giá học sinh chưa được thực hiện một cách thường xuyên, hiệuquả đạt được chưa cao

Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục, năm học 2011-2012, đã tổchức tập huấn công tác tổ chức xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho các trường tiểuhọc trong huyện, nhằm giúp các đơn vị giáo dục và giáo viên thuận lợi hơn trongviệc nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá học sinh Được sự quan tâm chỉ đạo sátsao của lãnh đạo nhà trường trong công tác tổ chức xây dựng Thư viện đề kiểm tracấp trường Đề tài thực hiện đã có tác động sâu sắc đến đội ngũ giáo viên trong nhàtrường Đa số giáo viên đã xác định được vai trò của Thư viện đề kiểm tra đối vớicông tác kiểm tra đánh giá học sinh vì vậy đã thực sự đầu tư thời gian, kiến thứccho chất lượng Thư viện đề kiểm tra

Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh đã được tiến hành một cách thườngxuyên, có hệ thống Việc kiểm tra, đánh giá của người dạy đã thực sự khuyếnkhích, thúc đẩy được sự tự kiểm tra, đánh giá của người học Chính điều đó đã gópphần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Nâng cao kĩ năng xây dựng thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra đánh giá họcsinh cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường

- Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả và phát huy tác dụng của Thư viện đềkiểm tra trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, góp phần nâng cao chất lượngdạy học

b Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp

Trang 8

b.1 Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên

b.1.1 Tập huấn kỹ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra

Để có được một Thư viện đề kiểm tra đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêucầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì đòi hỏi đội ngũ giáo viêncần nắm vững kĩ năng ra đề Vì vậy, sau khi được lĩnh hội nội dung tập huấn xâydựng đề kiểm tra cấp huyện, chúng tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường chuẩn

bị tốt cho nội dung tập huấn cấp trường

Trong một đơn vị, năng lực chuyên môn của các giáo viên thường khôngđồng đều Để nội dung tập huấn được chuyển tải đến tất cả đội ngũ giáo viên đạtkết quả tốt nhất, chúng tôi đã thực hiện theo các bước sau :

- In ấn tài liệu liên quan đến nội dung tập huấn và định hướng cho các tổchuyên môn nghiên cứu, thảo luận, đề xuất cách thực hiện trước thời gian tập huấn

b.1.2 Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra thông qua các hoạt động chuyên môn.

Thực tế cho thấy, không có ai học một lần mà có thể sử dụng kiến thức ấycho cả đời được Vì vậy, việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tracho đội ngũ giáo viên không chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà kĩ năng đó cầnđược bồi dưỡng thường xuyên trong công tác dạy học

Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng nănglực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát huy vaitrò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáoviên Để làm tốt công tác này, lãnh đạo nhà trường cần định hướng cho tổ trưởngcác tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng Nội dung sinhhoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trongtừng thời điểm Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là một yếu

tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất

Trang 9

lượng giáo dục trong nhà trường Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩmđịnh (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên), thông qua các buổi sinh hoạtchuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trongcông tác ra đề kiểm tra của giáo viên Từ đó, các thành viên trong tổ cùng chia sẻkinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác

ra đề kiểm tra

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (Quy chế Bồi dưỡngthường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Ban hànhkèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng là một trong những mục tiêu quan trọng đượcchúng tôi thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Với tổng thời lượng BDTXđối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, để giáo viên chọn lựa được những nộidung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học và nhucầu phát triển nghề nghiệp liên tục cần có sự định hướng của lãnh đạo nhà trường.Nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh, chúng tôiđịnh hướng giáo viên tự bồi dưỡng theo các Module sau:

Module 24: Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học

Module 25: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học

Module 27: Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét

Module 28: Kiểm tra, đánh giá các môn bằng điểm số kết hợp với nhận xét

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Vì vậy, bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với sinhhoạt về chuyên môn, nghiệp vụ tại các cụm trường cũng là một trong những nộidung được chúng tôi hết sức quan tâm Thông qua các buổi sinh hoạt sẽ tạo điềukiện cho giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc, trao đổi về chuyênmôn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng Từ những kinh nghiệm trong công tác xâydựng Thư viện đề kiểm tra đã thực hiện tại đơn vị Tiểu học Y Ngông, Tiểu họcTrần Phú, Tiểu học Trần Quốc Toản, để có thêm những cách làm hay hơn, hiệu quảhơn, chúng tôi đã đăng kí chuyên đề về công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tratrong cụm chuyên môn và được lựa chọn thực hiện chuyên đề cấp huyện Thông

Trang 10

qua các chuyên đề, chúng tôi đã đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích đểvận dụng hiệu quả hơn tại đơn vị

b.2 Quy trình xây dựng thư viện câu hỏi và đề kiểm tra định kì

b.2.1 Xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên là kiểm tra việc nắm bắt kiến thức, kĩ năng vận dụngkiến thức đã học vào thực hành của học sinh Qua kiểm tra sẽ giúp giáo viên đánhgiá những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được về môn học, từ đó cóbiện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ

Kiểm tra thường xuyên không thực hiện cứng nhắc theo tiến trình nội dungcủa các môn học và các hoạt động giáo dục khác mà giáo viên có thể thực hiện linhhoạt bất cứ hoạt động nào của tiết học bằng nhiều hình thức khác nhau, như: kiểmtra bài cũ, củng cố bài học, ôn tập, luyện tập tổng hợp, kiểm tra nhanh dưới 20phút, khảo sát chất lượng sau một chủ điểm hay một giai đoạn học tập,

Muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh thì hệthống câu hỏi và bài tập kiểm tra cần được thiết kế theo các dạng khác nhau, như:câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận, câu hỏi dùng để tổ chức các trò chơi điền khuyết,đúng - sai, ô cửa bí mật, giải ô chữ, Vì vậy, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệuquả nội dung này, chúng tôi khuyến khích giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm trathường xuyên cho tất cả các môn học Bởi bên cạnh việc giúp giáo viên thực hiệntốt kiểm tra, đánh giá học sinh một cách có hệ thống thì câu hỏi kiểm tra thườngxuyên cũng là một trong những căn cứ rất quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốtcông tác ra đề kiểm tra định kì trong năm học Từ những kinh nghiệm trong côngtác, chúng tôi hướng dẫn các tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựngcâu hỏi theo quy trình như sau :

- Thực hiện xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên cho các môn từ tuầnhọc đầu tiên

- Có thể xây dựng câu hỏi cho từng bài theo từng tháng (Ví dụ: giáo viên 1xây dựng câu hỏi từ bài 1 đến bài 5; giáo viên 2 xây dựng câu hỏi từ bài 6 đến bài11, ) hoặc xây dựng câu hỏi theo chủ điểm, giai đoạn

Trang 11

- Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt cho

mỗi bài dạy, mỗi chủ điểm và Hướng dẫn 5842/BGDĐT để xây dựng câu hỏi kiểm

tra thường xuyên phù hợp đối tượng học sinh trong lớp, khối

- Giáo viên xây dựng tối thiếu 02 câu hỏi (sau mỗi bài học) và từ 01 - 02 câucho mỗi yêu cầu cần đạt (sau một chủ điểm) theo hình thức trắc nghiệm hoặc tựluận

Ví dụ:

- Xây dựng câu hỏi sau mỗi bài:

Khi dạy bài Dấu hiệu chia hết cho 2 (Toán lớp 4, tiết PPCT 83), giáo viên có

thể xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên như sau :

Câu 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Số có bốn chữ số chia hết cho 2 là:

A 235 B 4649 C 1238 D 8975

Câu 2 a) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2.

b) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2

- Xây dựng câu hỏi sau mỗi chủ điểm :

Sau khi dạy xong chủ điểm Con người và sức khỏe (môn Khoa học lớp 4),

giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi theo các yêu cầu cần đạt của Chuẩnkiến thức, kĩ năng môn học Với yêu cầu về vai trò của các chất dinh dưỡng trongchủ điểm này, giáo viên có thể xây dựng một câu hỏi như sau :

Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp

b.2.2 Xây dựng đề

kiểm tra định kì

Kiểm tra định kì là

quá trình tổ chức cho tất cả

học sinh của từng khối, lớp

làm bài kiểm tra theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từnggiai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho các cấp quản lí và giáo viên để chỉđạo, điều chỉnh quá trình dạy học; giúp học sinh điều chỉnh các hoạt động học của

B

mắt nhìn kém , có thể dẫn đến mù lòa

bị còi xương

bị suy dinh dưỡng

cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ

Trang 12

bản thân và thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡhọc sinh vượt qua một số khó khăn còn mắc phải.

Trước đây, kiểm tra định kì được thực hiện 4 lần/năm đối với hai môn Toán,Tiếng Việt và 2 lần/năm đối với các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng Anh,Tin học, Tiếng Ê-đê Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, việc kiểm tra đánh giá định

kì được thưc hiện theo Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014 Điểm mới củaviệc đánh giá định kì là tất cả các môn học nói trên đều được thực hiện kiểm tra 02lần/năm vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học Dù 02 hay 04 lần kiểmtra, giáo viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của BộGiáo dục - Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định

kì phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học

b.2.2.1.Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra định kì

Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan trọng

không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá Hay nói cáchkhác: Ma trận đề sẽ là “bản đồ” cho các đề kiểm tra

Nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt công tác ra đề kiểm tra định kì, chúng tôi

đã thống nhất thực hiện Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra theo 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra

- Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, mức độ đạt chuẩn kiến thức,

Kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học vào cuối kì I, cuối nămđối với các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí

- Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng; Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, giáo viênxác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các mônhọc theo từng giai đoạn kiểm tra

Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra định kì cuối kì I khối lớp 4 như sau :

a) Môn Toán

- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng lớp

- Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớkhông quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến 5chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư)

- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

Trang 13

- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đãhọc.

- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ; hai đường thẳng songsong, vuông góc

- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bìnhcộng; Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

b) Môn Tiếng Việt

- Đọc thành tiếng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ

đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợpvới nội dung Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI; Hiểu được nội dungchính từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc

là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

- Đọc hiểu:

+ Đọc thầm bài văn theo yêu cầu đề, trả lời được một số câu hỏi về nội dung

bài đọc

+ Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ; viết được câu kể Ai làm gì?; xác

định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu

- Chính tả: Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15

phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài

- Tập làm văn: Viết được bài văn tả đồ vật.

c) Môn Khoa học

Chủ đề: Con người và sức khỏe

- Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng

- Dinh dưỡng hợp lí Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chấtdinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa

Trang 14

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề bài kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận Căn cứ tìnhhình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luậnphù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra Có thể xây dựng tỉ lệ cho mỗi hình thức kiểmtra như sau:

+ Số câu trắc nghiệm khách quan: khoảng 40% – 60%

+ Số câu tự luận (kĩ năng tính toán và giải toán) : khoảng 60% – 40%

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

a) Cấu trúc ma trận đề

- Lập bảng hai chiều, 1 chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánhgiá, 1 chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các mức độ: mức độ 1 (nhậnbiết), mức độ 2 (thông hiểu và vận dụng cơ bản), mức độ 3 (vận dụng cao)

- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ %

số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi

- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗichuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từngmạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức

b) Xác định các mức độ nhận thức chung

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Chuẩn kiến thức, kĩ năng củachương trình giáo dục phổ thông, đề kiểm tra định kì được thiết kế theo các mức độsau :

* Mức 1 :

Là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiếnthức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngônngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giảiquyết các tình huống, vấn đề trong học tập

* Mức 2 :

Là những câu hỏi yêu cầu học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng

đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học

* Mức 3 :

Là những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giảiquyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã

Ngày đăng: 05/02/2016, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w