1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận đường lối HCM .vcu đề tài Vận dụng quan điểm phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới trong việc xây dựng văn hoá

11 962 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

Những quan điểm đó là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn

Trang 1

Họ tên sv: Nguyễn Thị Huế

Lớp: K49I1

MSV: 13D140020

Nhóm: 5 STT: 39

Đề tài 1:Vận dụng quan điểm phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới trong việc xây dựng văn hoá trong môi trường kinh doanh.

BÀI LÀM Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước đi kèm xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc Sở dĩ cần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta không tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với rất nhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức – phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm các giá trị đó bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của sự xuống cấp thang giá trị đó Chính vì vậy, việc xây dựng văn hoá kinh doanh theo quan điểm phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của đảng trong thời đại hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết

1 Quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII (1998), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây Đại hội VII chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho th ế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái

Trang 2

với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên XHCN Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết cần nắm chắc những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung Ương 5- khóa VIII của Đảng Những quan điểm đó là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên ti ến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận, xây dựngvà phát tri ển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải đ ược thẩm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc

2.Văn hóa kinh doanh và nền văn hóa kinh doanh là gì?

Văn hoá kinh doan hay văn hoá thương mại (commercial culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt đ ộng kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó Hay nói cách khác văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những ki ểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ

Đối với một người làm kinh doanh hay một tổ chức kinh doanh cụ thể thì văn hóa tồn tại tiềm ẩn trong họ như một nguồn lực, hệ giá trị… mà muốn khơi dậy, phát huy được cần có thời gian, môi trường và sự tác động phù hợp Văn hóa kinh doanh của các nhà kinh doanh, doanh nghi ệp… được nhận biết từ hai phương diện chính Một là: Các nhân tố văn hóa (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung mà chủ thể lựa chọn

từ văn hóa dân tộc) được vân dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hóa Nói tóm lại, đây là l ối kinh doanh có văn hóa, kiểu kinh doanh phù hợp với văn hóa các dân tộc Hai là: Các giá trị, sản phẩm văn hóa như hệ giá trị triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật… mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình ho ạt động và làm nghề kinh

Trang 3

doanh của họ, có tác dụng cổ vũ, biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hóa mà

họ đang theo đuổi Nói gọn lại, đây là lối sống có văn hóa của các chủ thể kinh doanh Nền văn hóa kinh doanh: Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối các chiến lược "thâm nhập thị trường" của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng Có nghĩa rằng, xây dựng nền văn hoá kinh doanh

là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức yếu tố đóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất n ước trở nên ngày càng mang tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt:

- Văn hoá doanh nhân : Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các

cá nhân và các tập thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị - xã hội v.v…

- Văn hoá thương trường : Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt đ ộng liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh v.v… tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp…

- Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các đơn vị

tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh v.v

3 Thực trạng xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay

a Tại sao phải xây dựng nền văn hóa kinh doanh?

Văn hoá kinh doanh chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn Văn hóa kinh doanh là viêc sử dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh,hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng đều phaỉ chú trọng đến văn hóa riêng của từng lĩnh vực đó ví dụ như: văn hóa trong lĩnh ̣vực du lich thì khác so với văn hóa trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóa trong

Trang 4

lĩnh vực marketing lại khác so với văn hoá trong lĩnh vực kinh doanh Vì vậy cần tạo

ra cho doanh nghiêp môt nét văn hoá riêng Nhưng có một lý do rất quan trọng, và ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, đổi mới và xây dựng một nền kinh tế thị trường -chúng ta chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũng như một nền văn hóa kinh doanh

Điều nhấn mạnh ở đây là hoạt động kinh doanh liên động chạm đến lợi ích, cả vật chất lẫn tinh thần của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội nên cần phải được điều chỉnh trên những cơ sở mang tính văn hóa Những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh một mặt phải buộc các doanh nhân tuân theo những tiêu chuẩn nhân bản phổ quát, mặt khác phải tạo cho doanh nhân một không gian tự do để hoạt động có hiệu quả Nó phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh quốc tế và phải nhận được sự đồng tình rộng rãi của cộng đồng doanh nhân cũng như toàn xã hội Trong thời đại toàn cầu hóa sôi động hiện nay, một nền văn hóa kinh doanh như vậy

sẽ góp phần để nền kinh tế Việt Nam cùng cả nước hội nhập vào đời sống kinh tế chính trị toàn cầu Một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến là điều kiện tiên quyết đ ể chúng ta xây dựng thành công cộng đồng những doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường Chỉ với một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến, các doanh nhân mới có thể phát huy được vai trò của mình, trở thành đồng minh kinh tế, chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

b Thực trạng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta

Thành tựu và hạn chế của văn hóa kinh doanh Việt Nam

 Thành tựu: Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dần dần xoá đi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đã vươn lên phát huy mạnh mẽ các tiềm lực của mình Về mặt nông nghiệp, nước ta đạt được nhiều thành tựu nổi bất với các thời kỳ trước Sản lượng lương thực phát triển tốt bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới Về công nghiệp, nhìn chung các sản phẩm quan trọng có tác động đến các ngành kinh tế đều tăng khá như điện, sắt thép, phân bón chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, gần 100 mặt hàng được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường Có thể nói hàng Việt Nam chất lượng cao đã đáp ứng được phần nào nhu cầu, thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng ở hai khía cạnh: sản phẩm tiêu dùng và vật phẩm văn hoá Ở đây, các nhà doanh nghiệp Việt Nam đã đưa các nhân tố văn hoá, bản sắc dân tộc vào hoạt động kinh doanh, họ đã biết gắn chặt chẽ và hài hoà giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp Đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của giới doanh nhân Việt Nam trên thương trường Để thấy được số doanh nghiệp biết xây dựng cho mình “đạo đức kinh doanh” thông qua hàng Việt Nam chất lượng cao Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành

Trang 5

thương mại đã đạt có sự tăng trưởng vượt bậc Xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 6 lần so với năm 1990, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước tăng 6 lần so với cùng kỳ Qua đó, thấy được nét văn hoá trong kinh doanh được thể hiện rõ ở các điểm: kinh doanh đạt năng suất cao, giá thành hạ , tạo ra nhiều sản phẩm (giá trị ) và giá trị thặng dư cho xã hội, sản phẩm đạt chất lượng cao, được xã hội và người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhậ n, hoạt động kinh doanh đảm bảo chính sách, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước (thuế) tạo ra lòng tin (chữ tín) vữngchắc, ổn định đối với khách hàng trong và ngoài nước

 Hạn chế: • Thiếu tính liên kết cộng đồng Hiện nay, không ít doanh nghiệp không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh với nhau Hệ quả là không những không nâng cao sức cạnh tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua tranh bán, thậm chí hạ uy tín của nhau Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay việc dẫn cá lý do khách quan để khước từ vịc thực hiện cam kết, gây nhi

ều phi ền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài Từ cá nhân đến cơ chế, phải đau lòng nhận ra là người Việt chưa tin người Việt Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận lợi trong những bước đầu, sau đó các doanh nghi ệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty mình mà không nghĩ đến cục diện chung Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất

và kinh doanh ở quy mô l ớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp Đa số các doanh nhân khi lập doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu dùng cho toàn thế giới Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài h ạn ở Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ- như kinh doanh bất đ ộng sản, kinh doanh chứng khoán- mà quên đi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Và đặc biệt là còn nặng về “quan hệ”, “chạy chọt” , dựa dẫm

Xây dựng nền văn hoá kinh doanh về thực chất chính là việc thực hiện các điều kiện khách quan, chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hoá hoá trong toàn bộ mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của đất nước, trước hết tập trung lấy phát triển văn hoá doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên Trong điều kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền

Trang 6

thống của dân tộc (thí dụ những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hoá th ế gi ới (thí dụ về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước

Trang 7

Đề tài 2: Vận dụng quan điểm phát huy nguồn nhân lực của Đảng trong thời

kì đổi mới trong lĩnh vực đào tạo đại học.

BÀI LÀM Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên quan điểm: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”, đã được nêu ra và bổ sung trong Cương lĩnh của Đảng

Con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong cấu thành của lực lượng sản xuất xã hội Đảng ta coi con người là vốn quý nhất của xã hội nước ta -nhân tố quyết định sức mạnh của quốc gia; bàn tay và khối óc của con người làm nên tất cả, tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Con người quyết định tất cả

Với nhận thức như vậy, Đảng ta coi chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của Đảng, của chế độ xã hội nước ta Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà Phấn đấu cho mục tiêu nói trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI coi phát triển nhanh khoa học, công nghệ là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, trong đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động bình thường, có tay nghề

và trình độ chuyên môn giỏi ở một lĩnh vực nào đó, có khả năng đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhất, xuất sắc nhất trong thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý nào đó một cách sáng tạo, hoàn hảo, mang lại lợi ích cho đất nước

và xã hội Những con người này có thể là công nhân, cán bộ kỹ thuật, các nhà chuyên môn, các kỹ sư, chuyên gia, nhà quản lý, được đào tạo trong các trường, lớp trung cấp, đại học, trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vv Theo số liệu thống kê trong cuộc Điều tra dân số và nhà ở của nước ta tại thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số nươc ta có khoảng 86 triệu người, trong đó

số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 67% dân số cả nước; số người sống

ở nông thôn chiếm trên 73% Đây là nguồn nhân lực to lớn - sức mạnh của đất nước ta Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hiện nay

Trang 8

Xác định ý nghĩa chiến lược của nguồn nhân lực, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chĩ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ

lệ lao động qua đào tạo Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”

Trong khi thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy sự nghiêp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước nhà Chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển con người nói chung, trong giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nói riêng

Sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong những năm qua, đặc biệt mấy năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể và có bước phát triển tốt Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đánh giá: “Quy

mô giáo dục tiếp tục được phát triển Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm

2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

-xã hội” Theo số liệu thống kê của Bộ Giaó dục – Đào tao, hiện nay cả nước đã có 2.052 cơ sở dạy nghề, trong đó có 55 trường cao đẳng, 242 trường trung cấp Ngoài hệ thống đào tạo nói trên, tham gia vào đào tạo nghề còn có 632 trung tâm, 1.123 cơ sở giáo dục, lớp dạy nghề của các doanh nghiệp, các làng nghề Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng có 1.131.030 người, đến năm 2007- 2008 đã tăng lên 1.603.484 người Năm 2008 có 233.966 sinh viên ra trường, trong đó số có 152.272 sinh viên tốt nghiệp đại học và 81.694 người tốt nghiệp cao đẳng Số người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều tăng nhanh Theo số liệu thống kê năm 2008, cả nuớc có trên 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông Số trường đại học tăng nhanh Tính đến đầu năm 2007, ở nước ta có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào

Trang 9

tạo nghề Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng

số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên Năm 2008, cả nước có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú…

Những kết quả nêu trên phản ảnh sự đúng đắn của đường lối giao dục của Đảng ta

và chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước, sự nỗ lực của toàn xã hội cộng đồng dân cư ở các vùng miền trên phạm vi cả nước

Tuy nhiên, trước đòi hỏi của tiến trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào của nước

ta chưa được phát huy đầy đủ và khai thác có hiệu quả Chất lượng của nguồn nhân lực thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế hết sức hạn chế, có nhiều khó khăn và luôn bị thua thiệt Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào, ngành nào, trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, hay quản lý trên đất nước ta đều khát khao lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề thành thạo, có phong cách lao động công nghiệp Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng chĩ rõ: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan

hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm;

cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”

Theo số liệu thống kê, ở nước ta lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 20%, dịch vụ chiếm khoảng 26% Điều này cho thấy, cầu về lao động giản đơn, phổ thông ở nước ta còn khá lớn ở nước ta hiện nay có khoảng 77% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, số được đào tạo thì trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và yếu kém, mặc dầu, chất lượng lao động ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn Số đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao dẳng, trung cấp dạy nghề trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, phần lớn chưa đáp ứng, phần lớn phải đào tạo bổ sung, hoặc đào tạo lại Về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực các chủ doanh nghiệp đều cho rằng, hầu hết số lao động nhận vào doanh nghiệp ở các cấp bậc khác nhau, từ học nghề đến đại học, sau đại học họ đều phải đào tạo lại; họ không hoàn toàn tin vào kết quả đào tạo của các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam vì chất lường đào tạo thấp, nội dung đào tạo lạc hậu; khả năng

Trang 10

độc lập công tác và nghiên cứu của người lao động thấp; sách vở, tài liệu và thiết

bị thiếu và không đồng bộ lại cũ kỹ; trình độ ngoại ngữ yếu; năng lực tổ chức và quản lý thấp

 Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trước hết, đó là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của xã hội nước ta Đất nước sẽ không phát triển được, hoặc dẫm chân tại chỗ, bị tụt hậu và thua thiệt trong cạnh tranh với thế giới, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, khi chúng ta thua kém

về tri thức, khoa học công nghệ, trình độ quản lý vv Đó là tư tưởng bảo thủ, chủ quan, dấu dốt, trì trệ, không chịu nhìn thẳng vào sự yếu kém của chúng ta để có đối sách phấn đấu khắc phục Chúng ta đã nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu đối với phát triển nguồn nhân lực Chúng ta đầu tư cho con người còn quá it và chưa thỏa đáng

Hai là, từ nguyên nhân về nhận thức dẫn đến chúng ta chưa có chủ trương, chính sách cụ thể và quyết liệt đầu tư thỏa đáng cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Chúng ta thường nói đầu tư cho con người là đầu tư rẻ nhất và hiệu quả nhất, rằng đầu tư cho con người là đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc Điều đó có nghĩa, việc đầu tư cho con người về mọi mặt, chăm lo cho con người vế giáo dục, đào tạo, giúp con người phát triển tri thức, văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp và sức khỏe, có đời sống vật chất, tinh thần, phong phú Song trên thực tế, nhìn chung sự đầu tư đó chưa đúng mức, còn manh mún, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu suất và hiệu quả chưa cao, còn nhiều lãng phí, lãng phí sức người, sức của, lãng phí nguồn nhân lực

Ba là, sự quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, đặc biệt là ngành giáo dục-đào tạo – cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo còn nhiều khuyết điểm và nhược điểm Chúng ta chưa có chính sách và giải pháp đồng bộ để khai thác và phát huy lợi thế của nguồn nhân lực dồi dào, tính cần cù, đấu óc sáng tạo của con người Việt Nam Chúng ta thường quá nhấn mạnh lợi thế của nước ta là có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ Điều đó vô tình chúng ta hạ thấp vị trí của con người Việt Nam trong thế giới hội nhập Đặc biệt, trong thế giới bùng nổ của thông tin Sự phát triển của tin học, của khoa học và công nghệ, đòi hỏi con người – nguồn nhân lực của xã hội nước ta phải được đào tạo bài bản, có hệ thống, giúp người lao động có văn hóa, trình độ chuyên môn, hiểu biết khoa học - kỹ thuật, công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý, có sức khỏe, đủ khả năng để đáp ứng những yêu cầu của chuyên môn và nghề nghiệp, vươn ra cạnh tranh với thế giới trên thị trường lao động và phát triển kinh tế

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w