1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của hiệu trưởng trường mầm non điền trung huyện bá thước

21 11,3K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 291 KB

Nội dung

trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàinhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,phù hợp với điều kiện của từng trường,

Trang 1

trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàinhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương và đáp ứng nhu cầu

xã hội; hình thành và phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của họcsinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội

Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đấtnước đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suygiảm về đạo đức của một bộ phận học sinh tuổi vị thành niên và cá biệt cómột vài giáo viên thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trườngcủa cộng đồng… Song việc giáo dục toàn diện ở góc độ nào đó chưa đượcquan tâm thường xuyên; việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp cònnhiều hạn chế Đặc biệt là một số trường Mầm non chưa có khu trung tâm,phòng học thiếu nên đang phải học nhờ ở các nhà văn hoá thôn cho nên việcxây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa đạt yêu cầu.Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng việcxây dựng môi trường giáo dục phù hợp

Hơn nữa, một số cán bộ địa phương chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầmquan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non,chưa quan tâm đúng mức đến bậc học Mầm non Tỷ lệ huy động trẻ bán trúcòn thấp Giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu tài liệu để đổi mới phươngpháp dạy học cũng như việc tự làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ, một

bộ phận nhỏ giáo viên có trình độ về đào tạo trên chuẩn nhưng lại chưa đạttrình độ chuẩn về năng lực chuyên môn Tổ chức các hoạt động còn rậpkhuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng như chưa tạo đượccác tinhd huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻcòn hạn chế Trình độ chuyên môn của giáo viên tuy đã được nâng cao songnăng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, chất lượng đội ngũ không đồng đều.Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhận thứccủa phụ huynh và xã hội về bậc học Mầm non chưa sâu sắc

Trang 2

Mặt khác, giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoàigiờ cho trẻ; các trò chơi dân gian dần dần bị mai một; việc hình thành kĩ năngsống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức Trong giao tiếp hàng ngàycủa người lớn đôi khi chưa thực sự tế nhị cho nên có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ Một bộ phận phụ huynh học sinhmong muốn nóng vội cho con nhanh thành đạt giỏi giang nên cho con họcnhanh, học trước chương trình…, muốn con phải đọc thông viết thạo ở độtuổi Mầm non, có những phụ huynh học sinh khá giả cho con học 1 buổi ởtrường Mầm non còn thời gian cho con học thêm, dạy kèm Ngược lại, có một

bộ phận phụ huynh học sinh quá cưng chiều con, trẻ đòi gì được ấy, một sốphụ huynh thì do điều kiện kinh tế khó khăn, do nhận thức về bậc học mầmnon nên không đưa trẻ đến trường thường xuyên, hoặc đưa đón trẻ ở cổngtrường mà không gặp giáo viên chủ nhiệm, nên tỷ lệ chuyên cần chưa đạtđược 100%

Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịpthời và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội Tuy nhiên, việc thựchiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường Mầm non nói riêng

hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và thời

gian thực hiện tương đối dài

Là cán bộ quản lý trường Mầm non tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quantrọng của phong trào này đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhâncách trẻ Mặc dù phong trào này đã được ngành triển khai đến các nhà trườngmột cách đầy đủ, nghiêm túc; song hiện nay việc tổ chức thực hiện tại các nhàtrường đôi khi còn mang tính hình thức, phát động rầm rộ thực hiện thì chìmnhưng kết quả lại tốt Một số CBQL năng lực còn hạn chế, việc tổ chức thựchiện chưa khoa học, kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ do đó hiệu quả các cuộcvận động chất lượng còn chưa cao Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất trong việctạo môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn- thân thiện hay việc tổ chức các tròchơi dân gian, dạy trẻ các bài hát dân ca, giáo viên chưa thật sự được chú ý vàchưa tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động…

Phong trào này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết thực và phù hợpvới tình hình thực tế hiện nay Với cương vị là một Hiệu trưởng trường Mầmnon trong suốt 4 năm - kể từ khi phong trào đựơc phát động, tôi luôn trăn trởsuy nghĩ, tìm ra những biện pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện cóhiệu quả phong trào thi đua

Trang 3

Với những kinh nghiệm đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số

biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Hiệu trưởng trường Mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước”

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Mục tiêu của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàinhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn,thân thiện, hiệu quả phù hợp với thực tiễn của địa phương đáp ứng nhu cầu xãhội

Mục tiêu của trường Mầm non Điền Trung được xác định ngay từ đầunăm học là: Lựa chọn và đưa các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạtđộng vui chơi của trẻ, tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sử của địaphương - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, phù hợp với đặcđiểm hoạt động và tâm lý của trẻ

Vì vậy việc tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạokhuôn viên là việc làm cần thiết và lâu dài Đòi hỏi cán bộ Quản lý và tập thểcán bộ giáo viên cần phải tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục để mọi tầng lớp trong xã hội hiểu một cách sâu sắc hơn vềcuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cúng như

về bậc học Mầm non

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

2.1 Đặc điểm tình hình của địa phương.

Điền Trung là 1 xã miền núi nằm ở phía Đông Nam của Huyện BáThước, phía Bắc giáp xã Lương Ngoại, phía nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, phíaĐông giáp xã Lương Trung, phía tây giáp xã Điền Lư, Tổng diện tích là: 2239

ha, dân cư trên toàn xã là 1589 hộ 6759 khẩu với các dân tộc anh em Mường

- Kinh cùng chung sống Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp,nhiều người trong độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa Vì vậy, đời sống củanhân dân trong xã còn khó khăn

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thức của nhân dân về bậchọc Mầm non ngày càng cao Đặc biệt phong trào khuyến học, khuyến tài củađịa phương luôn được coi trọng; lãnh đạo địa phương luôn chăm lo đến giáodục nói chung và GD Mầm non nói riêng

Trang 4

2.2 Đặc điểm tình hình của trường Mầm non

Trường mầm non Điền Trung được thành lập năm 1996, sau nhữngnăm xây dựng nhà trường từng bước phát triển và lớn mạnh cho đến naytrường đã được công nhận danh hiệu “ Trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I” vàđang phấn đấu đạt chuẩn mức độ II trong những năm tiếp theo

Năm học 2012-2013, tổng số học sinh huy động là: 345 cháu, đượcbiên chế thành 15 nhóm, lớp (Trong đó có 3 nhóm trẻ và 12 lớp mẫu giáo).Đội ngũ CBGV gồm: 25 đ/c Trong đó: Ban giám hiệu: 3 đồng chí, giáo viên:

22 đồng chí Trình độ CBGV: Trên chuẩn: 12/25 đ/c, tỷ lệ 48%; THSP:13/25 đ/c, tỷ lệ 52%( trong đó có 6 đ/c đang theo học lớp ĐH)

a Thuận lợi:

- Nhà trường được sự chỉ đạo trực tiếp và chăm lo của Đảng ủy, chínhquyền địa phương, các ban ngành đoàn thể của xã Đặc biệt trường được sự

hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh

- Trường đã được các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục & Đào tạo huyện

Bá Thước quan tâm và thường xuyên chỉ đạo kịp thời giúp nha ftrường cóđịnh hướng trong mọi hoạt động

- Đội ngũ trường Mầm non Điền Trung đủ về số lượng và mạnh về chấtlượng, CBGV, phụ huynh nhiệt tình, tích cực hưởng ứng cuộc vận động

- CSVC, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động của

cô và trò; khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sân chơi có đủ 13 loại đồ chơingoài trời theo quy định

- Số lượng trẻ đến trường ngày càng đông hơn, tỷ lệ trẻ bị suy dinhdưỡng giảm dưới 12%

b Khó khăn:

Điền Trung là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế, dân trí của nhândân không đồng đều nên phần nào ảnh hưởng đến việc cho lo cho các con emtrong độ tuổi đến trường một bộ phận nhỏ phụ huynh học sinh nhận thức chưasâu sắc về tầm quan trọng của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” Một số phụ huynh chỉ đưa con và đón con tại cổngtrường chứ không vào trực tiếp gặp cô giáo nên việc giao lưu giữa giáo viên vàphụ huynh phần nào bị hạn chế Chỗ ngồi cho việc đón trả trẻ chưa thuận tiện,Phụ huynh hay đưa con đi học sớm và đón con muộn hơn với qui định vàonhững ngày mùa Các thành viên Ban chỉ đạo còn lúng túng trong khi thựchiện nhiệm vụ

Trang 5

Địa bàn rộng nên không dồn về 1 khu trung tâm được nên rất khó khăntrong việc phân chia độ tuổi và quản lý, chất lượng giữa khu chính và khu lẻchưa đồng đều.

Việc tổ chức các hoạt động như: các trò chơi dân gian, các bài hát dân

ca, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương cho trẻchưa thường xuyên

Kết quả khảo sát thực tế năm học 2008 - 2009 theo các nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cho thấy:

Kết quả

Điểm tối đa

Điểm đạt 1

4 4 Có đầy đủ nhà vệ sinh cho cô và trẻ, các thiết bịvệ sinh phù hợp, thuận tiện và thường xuyên vệ

sinh sạch sẽ; có đủ nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhà trường; hệ thống rác, nước thải được

xử lý tốt.

5 Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cóhợp đồng mua bán thực phẩm sạch và được cơ quan

y tế có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận

1 Giáo viên gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối

xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn về thể chất,

7 2 Giáo viên luôn rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạođức nhà giáo, tự học nâng cao trình độ chuyên môn,

8 3 Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp tổ chứchoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 4 2

9 4 Giáo viên tích cực sưu tầm, tổ chức cho trẻ chơicác trò chơi dân gian, một số hoạt động nghệ thuật

truyền thống phù hợp

10 5 Giáo viên biết sử dụng công nghệ tông tin trongchăm sóc giáo dục trẻ 4 0

Trang 6

12 2 Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân,đoàn kết với bạn bè 4 2

13 3 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với ngườilớn 4 3

14 4 Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìnvệ sinh cá nhân 4 2

15 5 Trẻ quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vậtnuôi; có ý thức chấp hành tốt những quy định về an

17 2 Nhà trường tổ chức cho trẻ làm quen với văn hóatruyền thống của địa phương 4 2

18 Phổ biến và sử dụng các trò chơi dân gian, các bàica dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp với trẻ

trong các hạt động vui chơi tập thể 3

5

3

20 2 Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, cáctổ chức, đoàn thể, cá nhân trong việc đầu tư nguồn

lực xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.

Tổng Kết quả chung: Xếp loại: Không đạt yêu cầu 100 60

Qua bảng kết quả đánh giá trên cho thấy, sau khi thực hiện, hiệu quảcủa phong trào còn nhiều hạn chế, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị, môitrường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp, chất lượng đội ngũ và chất lượng

Trang 7

chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề đáng quan tâm Điều này đòihỏi người cán bộ quản lý phải có những biện pháp tổ chức thực hiện 1 cáchphù hợp, hiệu quả, khắc phục dần những tồn tại, hạn chế, đưa nhà trườngngày càng vững bước đi lên

III CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền:

a Đối với các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương.

Để nhà trường thực hiện có hiệu quả phong trào thì việc tạo sựủng hộ, đồng thuận từ phía các Ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xãhội và nhân dân địa phương là vô cùng quan trọng Nhận thức rõ điều này,nên trong những năm qua, bản thân đã cùng với BGH làm tốt công tác thammưu với lãnh đạo địa phương về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư các trangthiết bị đồ dùng, đồ chơi theo hướng chuẩn Kêu gọi sự đóng góp của nhândân địa phương và các nhà hảo tâm ủng hộ cây cảnh, đóng góp ngày công laođộng cho nhà trường…

Đối với Hội phụ nữ xã: vận động các chị ủng hộ các nhà trường laođộng làm vườn, trồng rau sạch, quyên góp đồ dùng phế thải để giáo viên làm

đồ chơi cho trẻ; Tổ chức đoàn viên thanh niên giúp nhà trường lao động, trangtrí trường lớp và vận động quyên góp cây cảnh; phụ huynh học sinh sáng tácthơ ca, hò vè và sưu tầm các bài hát dân ca địa phương, các trò chơi dângian…

Đối với các trường anh, chị huy động ngày công lao động, cải tạo khu

ôn viên nhà trường: Trồng cỏ, quét vôi ve, trồng hoa…

Đối với Đài truyền thanh xã: chúng tôi thường xuyên có các bài viếttuyên truyền về những hoạt động của nhà trường, tầm quan trọng của giáo dụcmầm non, nội dung của phong trào thi đua, các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non…

b Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Căn cứ vào Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT về phong trào “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Bá Thước về việc thực hiện

phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai

đoạn 2008-2013, Ban giám hiệu nhà trường đã nghiên cứu, thảo luận và thốngnhất xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể theo từng nội dung hướng dẫn; sau đótriển khai đến từng cán bộ giáo viên về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ củaphong trào thi đua Đây chính là cơ sở để nhà trường theo dõi, xét duyệt thi

Trang 8

đua cuối năm; đồng thời cũng là căn cứ để giáo viên bám sát xây dựng kếhoạch phù hợp cho nhóm lớp mình.

Tập huấn các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca địa phương, tìm hiểucác di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương

Có rất nhiều hình tổ chức các hoạt động ngày Lễ, ngày Hội để lạinhững ấn tượng tốt đẹp trong lòng trẻ em và một trong những hoạt động tiêubiểu đó là tổ chức ngày hội đến trường của bé Việc tổ chức ngày hội đượcthực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú như: Trang trí cảnh quanmôi trường, tổ chức văn nghệ, khẩu hiệu, pa nô áp phích: “Mỗi ngày đếntrường là một ngày vui”, “ Lịch sự, ân cần, chia sẻ, yêu thương”, “ Bảo vệmôi trường chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta”, " Giữ gìn bảo vệ tôn tạonhà trường ngày càng xanh - sạch - đẹp là trách nhiệm của mọi người", "Học tập, sáng tạo, rèn luyện, chăm ngoan, vui chơi lành mạnh", " Trẻ em làhạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước", " Mỗi thầy cô giáo là tấmgương đạo đức, tự học, tự sáng tạo", ' Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, ch ămsóc trẻ em bằng hành động", " Môi trường là nhà, cô giáo là mẹ, các bé làcon" , “ Bé nói lời hay, bé làm việc tốt”… trẻ sẽ rất thích thú và mongmuốn được đến trường mầm non Trong ngày khai giảng, Hiệu trưởng phátđộng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thôngqua nội dung và kế hoạch thực hiện cuộc vận động của nhà trường để cácđại biểu, phụ huynh học sinh cùng đóng góp ý kiến và nhiệt tình hưởng ứng Ngoài ra thông qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường đưa ra kếhoạch thực hiện của nhà trường, của từng lớp Nêu cụ thể từng nội dung yêucầu để các bậc phụ huynh hiểu và có kế hoạch phối kết hợp giúp đỡ nhàtrường thực hiện tốt phong trào thi đua Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên biếtcách thể hiện nội dung của bảng tuyên truyền, sưu tầm các hình ảnh, bài thơ,truyện kể, câu đố có nội dung phù hợp nhằm nâng cao nhận thức đối với cô,trò và các bậc phụ huynh Phát động mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trườngviết bản cam kết thực hiện tốt 6 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT yêu cầu

Biện pháp 2 : Bố trí, phân công cán bộ giáo viên, nhân viên hợp lý, khoa học, hiệu quả.

Việc phân công đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng, năng lực

sở trường là công việc quan trọng trước tiên của người làm quản lý Sau khinắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, Ban giám hiệu

đã căn cứ vào những yếu tố như năng lực chuyên môn, sức khoẻ, tuổi đời,điều kiện và hoàn cảnh gia đình để sắp xếp, bố trí công việc Trong Ban giámhiệu phân công cụ thể cho từng người

Trang 9

Đồng chí Hiệu trưởng: Trưởng ban chỉ đạo phong trào thi đua của nhàtrường chịu trách nhiệm quản lý chung, phụ trách công tác thi đua khenthưởng, tham mưu với lãnh đạo địa phương về qui hoạch phát triển nhàtrường.

Đồng chí Phó hiệu trưởng 1: Phó ban chỉ đạo, phụ trách chuyên môncủa trường, theo dõi chất lượng, kiểm tra việc thực hiện các phong trào thiđua

Đồng chí Phó hiệu trưởng 2: Phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi

sĩ số học sinh và nề nếp thói quen ở tất cả các nhóm lớp, phụ trách công tác

vệ sinh môi trường, quy hoạch khuôn viên hợp lý, phụ trách các hội thi, cácngày lễ hội

Về đội ngũ giáo viên: Được phân công hợp lý theo từng nhóm lớp, lựachọn những giáo viên giỏi, có năng lực sư phạm, có uy tín với đồng nghiệp,với phụ huynh, có năng khiếu phụ trách các tổ, khối Các giáo viên còn lạiđược sắp xếp ở các khối lớp bổ trợ nhau tạo cho các khối có sự đồng đều để

có điều kiện học hỏi, giúp đỡ hỗ trợ nhau, tạo điều kiện cho nhau trong côngtác Tất cả các hoạt động trong nhà trường đều được đánh giá và xếp loạihàng tháng với hình thức cá nhân tự nhận loại -> Tổ họp xếp loại -> BGH và

tổ trưởng đánh giá, xếp loại( Theo từng tiêu chí)

Từ cách làm như vậy sau 4 năm tổ chức thực hiện giáo viên rất chủđộng, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời côngtác quản lý chỉ đạo mang lại hiệu quả cao, hàng năm đều có giáo viên đạt giáoviên giỏi cấp huyện, học sinh đạt giải nhì Hội thi “Bé hát dân ca” cấp huyện,giải nhì hội thi "Bé với tạo hình và bảo vệ môi trường" cấp huyện, có 1 cháuđạtgiải nhì và 2 cháu đạt giải ba trong hội thi “ Bé khỏe, bé ngoan”

Biện pháp 3 : Thực hiện việc rà soát các nội dung phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với thực tế của nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch; đề ra những biện pháp thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả.

Để thực hiện tốt phong trào thi đua này, trước hết tôi đã nghiên cứu kỹvăn bản hướng dẫn của cấp trên, nắm bắt và hiểu sâu sắc về nội dung và mụcđích của cuộc vận động Trên cơ sở kế hoạch của ngành tôi cùng với các đồngchí Phó hiệu trưởng thống nhất xây dựng kế hoạch đảm bảo các nội dung phùhợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương và nhà trường

Sau khi xây dựng xong kế hoạch, Ban giám hiệu nhà trường tổ chứchọp mở rộng gồm các thành phần: Cấp uỷ chi bộ; Ban giám hiệu, BCH chiđoàn thanh niên; tổ trưởng công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn để thamkhảo bổ sung vào kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

và địa phương và đồng thuận thực hiện Cùng với sơ kết, tổng kết năm học,

Trang 10

nhà trường đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua, chỉ ra những mặt làmđược, những tồn tại hạn chế và đề ra phương hướng cho thời gian tiếp theo

Rà soát các nội dung theo qui định của Bộ GD&ĐT về phong trào thi

đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2 lần/năm, so sánh

với kết quả mình đã đạt được, những nội dung nào còn thiếu, còn yếu, chưahoàn thiện để xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà trường cùng thực hiện Đồngthời, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo địa phương và Phòng giáo dục để cóbiện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời

Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách đồng bộ, xây dựng

chỉ đạo 1 lớp điểm về việc thực hiện phong trào này:

a Đối với BGH nhà trường:

Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương về nội dung và

mục tiêu của cuộc vận động; đồng thời báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện

cụ thể của nhà trường trong các năm học cho lãnh đạo địa phương được biết

để có kế hoạch chỉ đạo và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường Tổchức họp Hội đồng nhà trường để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổchức trong nhà trường để có trách nhiệm và phối hợp thực hiện

BGH nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, thành lập, kiện toàn Banchỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức và các cá nhân trong nhàtrường Định hướng cách bố trí xây dựng, cải tạo khuôn viên tạo cảnh quanmôi trường sư phạm, sắp xếp và trang trí nhóm lớp phù hợp theo từng chủ đề

và các độ tuổi khác nhau, tạo môi trường mở cho trẻ được tham gia hoạt độngmột cách tích cực đạt hiệu quả Mỗi công trình của nhà trường đều gắn tênnhóm, lớp hoặc cá nhân phụ trách để tiện theo dõi, đánh giá và đó cũng làhình thức nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ giáo viên trong nhàtrường

Chỉ đạo điểm tại lớp Mấu giáo A2- 5-6 tuổi do cô Tào Thị Nhung phụtrách một cách toàn diện, trên tất cả các mặt hoạt động: chất lượng chăm sócgiáo dục, làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp, rèn luyện nề nếp, thói quen chotrẻ, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quátrình giảng dạy nhằm tạo cơ hội cho giáo viên trong trường tham khảo, họchỏi để xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp cho nhóm/lớp mình

b Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

Đây là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của Hiệutrưởng trong việc lãnh chỉ đạo nhà trường thực hiện phong trào Mỗi tổ chứctrong nhà trường đều có vai trò và trách nhiệm riêng Chẳng hạn như: Chi bộĐảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộphận Chẳng hạn như: Chi bộ Đảng chỉ đạo về đường lối chủ trương củaphong trào thi đua, tất cả cán bộ Đảng viên nhận thức đầy đủ về nội dung,

Ngày đăng: 19/07/2014, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w