XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH HUẤN
XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN VĂN GIANG
HÀ NỘI - 2007
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong Doanh nghiệp
Nhà nước đã Cổ phần hoá ở Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
61.1 Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá và tổ chức cơ sở đảng
trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình 61.2 Quan niệm, tiêu chí đánh giá việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ
sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh
1.3 Thực trạng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh
nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình 36
Chương 2: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu để xây dựng, củng
cố tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 562.1 Dự báo một số tình hình liên quan và phương hướng xây dựng,
củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã
Trang 3NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CB,CNV : Cán bộ, công nhân viên
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triểnnền tảng kinh tế - xã hội của đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chochủ nghĩa xã hội và củng cố khối liên minh công nông Tuy vậy, bước sangthời kỳ đổi mới, các doanh nghiệp nhà nước đã dần dần bộc lộ những yếukém về phương thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng sảnphẩm, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
Trong quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi phải đổi mới các doanhnghiệp nhà nước Cổ phần hoá (CPH) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhànước ta nhằm sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Đicùng với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các tổ chức chính trị,
xã hội trong doanh nghiệp, mà trước hết là tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trongcác doanh nghiệp đã cổ phần hoá cần phải có sự chuyển đổi, củng cố, nângcao năng lực để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệpnhà nước đã cổ phần hoá
Quảng Bình là tỉnh nghèo ở miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn vềkinh tế Khi bước vào đổi mới có 150 doanh nghiệp nhà nước do tỉnh vàhuyện quản lý, đến nay còn lại hơn 50 doanh nghiệp nhà nước Đã có 30doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá Trong đó: 02 doanh nghiệp có vốnnhà nước chi phối trên 50%, 01 doanh nghiệp có vốn nhà nước 49%, 27doanh nghiệp không có vốn nhà nước và có 02 doanh nghiệp đang tiếp tục cổphần hoá, cùng với 1.103 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Thời gian qua, một số tổ chức đảng trong các doanh nghiệp này đã tìmcách đổi mới tổ chức, hoạt động cho phù hợp với tình hình sau khi thực hiện
cổ phần hoá, bước đầu củng cố và bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảngtrong doanh nghiệp Nhưng nhìn chung, tổ chức đảng trong các doanh nghiệpnhà nước sau khi cổ phần hoá ở Quảng Bình vẫn còn lúng túng về tổ chức,
Trang 5nội dung, phương thức hoạt động; đảng viên nắm giữ cổ phần ít, bị hạn chế vềquyền sở hữu nên không được tham gia trong hội đồng quản trị, hoặc tiếngnói ít trọng lượng trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông Nhiều nơi vai tròlãnh đạo của tổ chức đảng bị giảm sút.
Thực tế đó đòi hỏi các cấp ủy đảng có trách nhiệm ở Quảng Bình phảiquan tâm xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệpnhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá, đồng thời phải có những nghiên cứukhoa học về loại hình tổ chức cơ sở đảng đó để làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn của việc củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trongdoanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng, củng cố
tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay" có tính cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà ước sau khi thực hiện cổ phần hoá là một thực tiễn mới mẻ, đặt ra nhiều vấn
n-đề phải được làm rõ về nhận thức, quan điểm, giải pháp Bởi vậy, trong nhữngnăm gần đây đã có một số cơ quan và nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễnquan tâm nghiên cứu về vấn đề này, một số công trình, bài viết đã được công
bố, như:
- Phạm Đạo (2000), Tổ chức đảng trong các công ty cổ phần, Báo
Nhân dân, 9-6-2000;
- Ngô Tùng Chinh (2005), Củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các
doanh nghiệp cổ phần hoá, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 năm 2005;
- Hội thảo khoa học: "Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng đối với tiến
trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí cộng sản số: 104
năm 2006;
Trang 6- Nguyễn Phi Long (2005), Nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng
trong các công ty cổ phần có vốn Nhà nước, Báo Nhân dân, ngày 29-3-2005;
- Đặng Thuỳ Dương (2005), Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong
các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
Từ các cách tiếp cận khác nhau, những công trình nêu trên đã nghiêncứu và đề xuất nhiều giải pháp củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phầnhoá Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu vẫn chỉ là bước đầu và chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về tổ chức cơ
sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục tiêu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp kiện toàn, đổi mới hoạt động của tổchức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở QuảngBình trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ vai trò, đặc điểm và quan niệm xây dựng, củng cố tổ chức cơ
sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
- Đánh giá đúng thực trạng tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng,củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá
ở Quảng Bình, rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm
- Đề xuất phương hướng, giải pháp kiện toàn, đổi mới hoạt động để xâydựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổphần hoá ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng, củng cố tổchức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh QuảngBình.
- Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệpnhà nước đã cổ phần hoá do Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Bìnhquản lý từ năm 2000 đến nay (kể từ khi có Phương án 812/UB ngày 8-8-2000
về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước) và công tác xây dựng, củng cố các tổchức đảng Phương hướng và giải pháp xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảngnày đến năm 2015
5 Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta qua các nghịquyết của Đảng từ Đại hội VI đến nay, đặc biệt là quan điểm của Đảng trongNghị quyết Trung ương 3 khoá IX “về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” Luận văn kế thừa kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học đã công bố
Mác Cơ sở thực tiễn của luận văn là hoạt động của các tổ chức cơ sở đảngtrong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình và công tác xâydựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng này của các cấp uỷ đảng ở Quảng Bình
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Luận văn sử dụng kết hợpcác phương pháp tổng kết thực tiễn, lịch sử - lôgíc, nghiên cứu tài liệu, điềutra, chuyên gia
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Xác định rõ đặc điểm, vai trò và quan niệm xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Trang 8- Đánh giá đúng thực trạng và việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sởđảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi để xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về lý luận và thực tiễn choviệc kiện toàn, đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệpnhà nước sau cổ phần hoá của các cấp uỷ đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tậpmôn Xây dựng Đảng
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 2 chương, 5 tiết
Trang 9Chương 1
XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ VÀ TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1.1 Tình hình các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
1.1.1.1 Khái quát về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Cuối năm 1992, số lượng doanh nghiệp nhà nước trong cả nước lên đến12.000 doanh nghiệp Trong tiến trình thực hiện đổi mới, doanh nghiệp nhànước đã dần bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý, sản xuất kinh doanh, trongcạnh tranh trên thị trường quốc tế Những yếu kém của doanh nghiệp nhànước trở thành những thách thức gay gắt trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt biện pháp để tháo gỡ khó khăn chodoanh nghiệp nhà nước Mở đầu là Quyết định 25/CP của Chính phủ tháng 1-
1981, các xí nghiệp quốc doanh có quyền xây dựng ba kế hoạch A, B, C,bước đầu tạo quyền chủ động cho đơn vị sản xuất kinh doanh
Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhànước một cách mạnh mẽ Quyết định 217 năm 1987 của Chính phủ đã traoquyền tự chủ một cách toàn diện cho doanh nghiệp nhà nước
Cuối năm 1991, Hội nghị Trung ương hai khoá VII, đã đề ra chủ trương
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Từ giữa năm 1992, Thủ tướng Chínhphủ và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều quyết định triển khai thực hiện
Tháng 1-1994, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đãnhận định:
Trang 10Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nhiều doanh nghiệp nhànước làm ăn kém hiệu quả, tiêu cực, lãng phí lớn là do tài sản củaNhà nước không có người làm chủ trực tiếp, có trách nhiệm và lợiích rõ ràng đối với việc sử dụng có hiệu quả các tài sản đó; côngnhân, viên chức làm việc tại các doanh nghiệp không có động lựcthường xuyên và bền vững để gắn bó thiết thân với sự phát triển củadoanh nghiệp, không có quyền hạn vật chất và tổ chức đủ mạnh đểtham gia công việc định đoạt các quyết sách làm ăn, ngăn chặn từgốc tệ tham nhũng, làm thất thoát, hư hỏng tài sản công Phải tìmgiải pháp khắc phục cho được tình trạng đó [13, tr.37].
Từ đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII khẳngđịnh: “Cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa có mức độ phù hợp với tính chất
và lĩnh vực xản xuất - kinh doanh” [13, tr.37]
Thực hiện chủ trương đó, ngày 17-3-1995, Bộ Chính trị ra Nghị quyết
số 10- NQ/TW: "Tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệpnhà nước”, Nghị quyết nêu rõ: “Thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phầnhóa một bộ phận doanh nghiệp không cần Nhà nước đầu tư 100% vốn”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục xác định: “Triển khaitích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy độngthêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệuquả” [14, tr.94]
Tuy nhiên, đến tháng 4-1997, mới có 10 doanh nghiệp thực hiện cổphần hoá
Ngày 4-4-1997 Bộ Chính trị ra Thông báo số 63 TB/TW về “ý kiến của
Bộ chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước” Thông báo đã nêu 8 việc cần thực hiện để thúc đẩy quátrình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII
Trang 11Ngày 29-8-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CPthay thế Nghị định 28 NĐ/CP để triển khai sâu rộng những tư tưởng chỉ đạocủa Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Sau Đại hội IX, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 24-9-2001, về tiếp tục sắp xếp,đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Nghị quyết đề
ra chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp lớn:
- Sát nhập, hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước để khai thác thế mạnh,khắc phục cái yếu của nhau, tạo “quả đấm” mạnh hơn
- Giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nướcnhằm thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệpnhà nước Phương thức này áp dụng cho các doanh nghiệp có số tài sản trên 1
tỷ đồng, hầu hết thua lỗ kéo dài, khó khăn trong kinh doanh
- Giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ100% vốn
- Chuyển các doanh nghiệp mà nhà nước giữ 100% vốn sang hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sỡ hữu là nhà nước, hoặccông ty cổ phần mà các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước
Trong các giải pháp lớn trên, Nghị quyết đề ra chủ trương “đẩy mạnh cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước” [17, tr.21], với mục tiêu "nhằm: tạo ra các loạihình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu ; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản
lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước" [17, tr.21-22]
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,ngày 19-6-2002, Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về việc chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tạo cơ sở pháp lý và nhữnghướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Ngày 22-10-2004, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 45, khẳng định việc tiếptục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết Trung ương ba, Trung ương chín(Khoá IX) về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
Trang 12doanh nghiệp nhà nước Chỉ thị nêu rõ: “Cần đẩy mạnh tiến độ và mở rộnghơn diện doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, kể cả một số tổng công ty lớntrong một số ngành quan trọng” [17]
Để tạo thêm điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước và bổ sung các vấn đề trong Nghị định 64, ngày 16-11-2004, Chính phủban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nướcthành công ty cổ phần
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Trung ương Đảng vàChính phủ, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từng bước được đẩymạnh và thu được kết quả tích cực Theo số liệu chưa đầy đủ, thì tính từ năm
2001 đến tháng 12 năm 2005 cả nước đã sắp xếp, cổ phần hoá được 2.890doanh nghiệp trong tổng số 5.655 doanh nghiệp nhà nước (có đầu 2001).Trong đó cổ phần hoá được 1.831 doanh nghiệp, giao bán 246 doanh nghiệp,sát nhập hợp nhất 410, giải thể phá sản 165, các hình thức khác 238, đồngthời thành lập mới 65 doanh nghiệp Riêng 2005 đã cổ phần hoá 724 doanhnghiệp Qua sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, vốn điều lệ tăngbằng 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng 140%, thu nhập người laođộng tăng 12% [25]
1.1.1.2 Tình hình doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung, nằm ở vị trí từ 16,5 - 18 độ vĩBắc, 105 đến 106 độ kinh đông; Dãy Hoành Sơn chạy phía Bắc tỉnh từ Tâysang Đông dài 136,4 km, chung biên giới với tỉnh Hà Tĩnh; Phía Nam chungđịa giới với tỉnh Quảng Trị dài 78,8 km; Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn -Lào, biên giới dài 201,8 km; Phía Đông là bờ biển dài 116 km; nơi rộng nhất
là 89 km, nơi hẹp nhất 40,3 km, (hẹp nhất nước); diện tích toàn tỉnh8.052km2; dân số đến 2005 là 825.000 người; có tất cả 6 huyện và 1 Thànhphố trực thuộc tỉnh; có nhiều địa danh và thắng cảnh đẹp, có di sản thiênnhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Nhưng là một tỉnhnghèo, đang từng bước hội nhập với tiến trình xây dựng và phát triển của cả
Trang 13nước Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ quantrọng đặt ra cho đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.
Khi tái lập tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp nhà nước.Thực hiện Nghị định 388/HĐBT, năm 1990- 1991 tỉnh đã tổ chức sắp xếp lạicòn 72 doanh nghiệp, xoá bỏ những đơn vị làm ăn thua lỗ, công nghệ lạc hậu,chất lượng sản phẩm thấp
Năm 1995 thực hiện Chỉ thị số 500/TTG của Thủ tướng Chính phủ,tỉnh lại tiếp tục sắp xếp tổ chức và nâng cao năng lực các doanh nghiệp, toàntỉnh còn 63 doanh nghiệp
Năm 1998, tỉnh tiến hành sắp xếp thêm một bước, sát nhập một sốdoanh nghiệp, còn lại 55 doanh nghiệp nhà nước
Tháng 8/2000, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Phương án số 82/UB
về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý Phương án phân chia
Trang 14Sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh theo quyết định 342/QĐ-TTgngày 26-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và phát triển các nông,lâm trường quốc doanh.
Số doanh nghiệp nhà nước còn giữ 100% vốn đến 31-12-2006 hiện có
là 61 đơn vị, trong đó doanh nghiệp trực thuộc tỉnh là 10 đơn vị [Phụ lục 5],doanh nghiệp trực thuộc Trung ương là 51 đơn vị
Cùng với 1.103 doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đó là:
+ Công ty cổ phần: 82 doanh nghiệp, chiếm 7,4%
+ Công ty TNHH hai thành viên: 663 doanh nghiệp, chiếm 60,1%+ Công ty TNHH một thành viên: 10 doanh nghiệp, chiếm 0,9% (Tđó:địa phương có 5 doanh nghiệp)
+ Doanh nghiệp tư nhân: 348 doanh nghiệp, chiếm 31,6%
Nhìn chung việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với nănglực điều hành và quy mô đầu tư đã giúp doanh nghiệp kinh doanh năng động
và làm ăn có hiệu quả trong cơ chế thị trường
Về ngành nghề:
+ Kinh doanh thương mại dịch vụ: 612 doanh nghiệp, chiếm 55,5%+ Tư vấn xây dựng: 347 doanh nghiệp, chiếm 31,4%
+ Công nghiệp: 111 doanh nghiệp, chiếm 10,1%
+ Nông, lâm, thuỷ sản: 33 doanh nghiệp, chiếm 3%
Các doanh nghiệp phân bố thường tập trung ở thành phố, thị trấn, một
số ít ở các huyện lỵ:
+ Thành phố Đồng Hới có: 591 doanh nghiệp, chiếm 53,6%
+ Huyện Quảng Trạch có: 187 doanh nghiệp, chiếm 17%
+ Huyện Bố Trạch có: 136 doanh nghiệp, chiếm 12,3%
+ Huyện Quảng Ninh có: 40 doanh nghiệp, chiếm 3,6 %
+ Huyện Minh Hoá có: 20 doanh nghiệp, chiếm 1,87%
+ Huyện Lệ Thuỷ có: 76 doanh nghiệp, chiếm 6,9%
+ Huyện Tuyên Hoá có: 53 doanh nghiệp, chiếm 4,8%
Trang 15Quy mô doanh nghiệp đa phần là nhỏ và vừa, với tổng số vốn đăng ký kinhdoanh trên 7.000 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 2 tỷ chiếm 79,4%
Về lao động: Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các doanhnghiệp trên 14.900 người, chưa kể lao động thời vụ Mức thu nhập bình quâncao nhất là 3 triệu đồng/người/tháng, mức thu nhập bình quân thấp nhất là
500 ngàn đồng/người/tháng [36]
Hoạt động các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đạt được một sốkết quả tích cực, đó là các doanh nghiệp đã củng cố tổ chức, tinh giản bộ máyquản lý, sắp xếp lao động hợp lý hơn, phát huy vai trò chủ động sáng tạo củangười lao động, thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch hơn, bướcđầu đã đổi mới phương thức quản lý có hiệu quả
Về doanh thu đều tăng năm sau cao hơn năm trước Các doanh nghiệp
đã góp phần rất quan trong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thựchiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một số dự án lớn đã tạo động lực tăng trưởngkinh tế, có những đóng góp lớn cho GDP của tỉnh, tăng thu ngân sách, giải quyếtviệc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Các doanh nghiệp đã tích cực sử dụng các nguồn vốn để phát triển sảnxuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa nghề mở rộng mặt hàng và thịtrường như: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bình Lợi xây dựng nhà máychế biến tinh bột sắn công suất 60 tấn/ngày; công ty cổ phần Bia Hà Nội -Quảng Bình đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm Một sốđơn vị đã đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nhưCông ty Cổ phần Gạch ngói 1-5, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô, Công ty Vậntải Thuỷ Đồng Hới Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng các dự án đầu
tư, thúc đẩy hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ vừa và nhỏtrên địa bàn tỉnh nhà
Nhìn chung các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sắp xếp, tổ chức bộmáy hợp lý hơn, triển khai có hiệu quả các dự án sản xuất kinh doanh, vừa
Trang 16củng cố ngành nghề vừa mở rộng thêm những ngành nghề mới phù hợp vớinăng lực hiện có và tích cực đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất [Phụ lục 3].
Một số đơn vị doanh thu tăng khá như: Công ty Cổ phần Vận tải Ô tôdoanh thu tăng 3 lần, Công ty Vận tải Thuỷ Đồng Hới doanh thu tăng 4 lần;
Về nộp ngân sách: phần lớn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách theo kế hoạchđược giao và cao hơn trước khi cổ phần hoá như: Công ty Cổ phần Vật liệuXây dựng 1-5, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình, Công ty Xây dựngtổng hợp Quảng Bình; về lợi nhuận, một số doanh nghiệp đạt tương đối caonhư: Công ty Cao su Việt Trung 10 tỷ đồng, Công ty Lệ - Ninh 1,3 tỷ đồng,Công ty Lâm công nghiệp Long Đại 1,5 tỷ đồng Các doanh nghiệp cổ phần
cơ bản đều tăng hơn trước có đơn vị tăng đến 6 lần như Công ty Cổ phần Vậtliệu Xây dựng 1-5
Thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP về sắp xếp lao động dư dôi, đếnhết năm 2006, cả tỉnh đã giải quyết 2.525 lao động nghỉ theo chế độ 41, vớitổng kinh phí thực hiện là 83.202 triệu đồng, tạo điều kiện cho doanh nghiệpsắp xếp lại lao động phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồngthời tạo điều kiện cho người lao động có một khoản tiền để tìm việc làm mớiphù hợp với từng người nhằm ổn định cuộc sống
Hoạt động các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đạt được một sốkết quả tích cực Đó là các doanh nghiệp đã củng cố tổ chức, tinh giản bộ máyquản lý, sắp xếp lao động hợp lý hơn Phát huy vai trò chủ động sáng tạo củangười lao động, thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch hơn Bướcđầu đã đổi mới phương thức quản lý có hiệu quả Trong 30 doanh nghiệp đã
cổ phần hoá, có 7 doanh nghiệp chuyển sang năm 2005, còn lại đã hoạt động
ít nhất một năm
Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng các dự án đầu tư, thúc đẩyhình thành cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ vừa và nhỏ trên địa bàntỉnh nhà Các doanh nghiệp đã góp phần rất quan trong trong việc thúc đẩyphát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một số dự án
Trang 17lớn đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp lớn cho GDP củatỉnh, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiệnxoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Tuy vậy, phần lớn các doanh nhiệp sau cổ phần hoá vẫn là nhữngdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị sảnxuất lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa tận dụng và huy động được nhiều đồng vốnđầu tư chiều sâu để tăng cường khả năng cạnh tranh; sản lượng và chủng loạihàng hoá còn ít, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa mở rộng được thị trườngxuất khẩu Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá chưa thực sự là chủ lực trongquá trình phát triển kinh tế của tỉnh
1.1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
- Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hoá, Nhà nước chỉ nắm giữ một phần hoặc thậm chí không còn nắm giữ vốn nhà nước trong doanh nghiệp Đây là đặc điểm cơ bản quyết định toàn bộ các chức năng,
nhiệm vụ và đặc điểm khác của doanh nghiệp Từ chỗ độc tôn vốn nhà nước,một số doanh nghiệp đã có những ngộ nhận, lấy độc quyền Nhà nước làm độcquyền doanh nghiệp, nay có nhiều chủ thể nắm giữ và chi phối doanh nghiệp,tạo thành doanh nghiệp đa sở hữu Số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hoá, cónhiều chủ sở hữu ở Quảng Bình theo cơ cấu vốn như sau:
+ 02 công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ đó là:Công ty Cổ phần Sửa chữa Đường bộ và Xây dựng tổng hợp, Nhà nướcchiếm 65,3%; đoạn quản lý đường bộ 2 Quảng Bình, Nhà nước chiếm 68,4%vốn điều lệ Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì loại hình này được gọi làdoanh nghiệp nhà nước [Phụ lục 6]
+ 01 công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ đó là Công
ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình;
+ 27 công ty cổ phần, Nhà nước không nắm giữ vốn điều lệ
Trang 18- Sau khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp đã tự chủ về quản lý, sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế, lợi nhuận làm mục tiêu và động lực để phấn đấu, nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này được thànhlập và trực thuộc cơ quan chủ quản của các ngành, hoặc UBND tỉnh, chịu sựlãnh đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch dongành và tỉnh giao, trong đó có những chỉ tiêu chỉ mang lại hiệu quả cho xãhội, mà không có lợi nhuận của doanh nghiệp Trong 30 doanh nghiệp đã cổphần hoá, trước đây có 9 doanh nghiệp (chiếm 30%) trực thuộc UBND tỉnh,
21 doanh nghiệp thuộc sở, ngành chủ quản
Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp này không có đơn vị chủ quản, màchỉ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty, đồng thời thực hiệnchỉ tiêu Nhà nước giao về nộp ngân sách và nộp lợi nhuận hàng năm
- Tài sản doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước chuyển sang nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu); quyền quyết định đối với doanh nghiệp thuộc về đại hội đồng
cổ đông và hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra Sự thay đổi cơ
bản này làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, điều hành, hoạt động, cơcấu tổ chức quản lý nhân sự, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi
Vị trí, vai trò của cá nhân, tập thể trong hệ thống quản lý, điều hành doanhnghiệp tùy thuộc vào số lượng cổ phần họ nắm giữ
- Sau khi chuyển đổi cổ phần hoá, nhiều cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp vẫn giữ thói quen, tâm lý bao cấp, ỷ lại thời doanh nghiệp nhà nước, chưa thực sự chủ động sáng tạo, vươn lên kịp thời với sự thay đổi của doanh nghiệp Đây là hậu quả do thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp
quá dài, các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh hầu như chỉ thực hiện nhiệmvừa sản xuất, cung cấp, phân phối theo kế hoạch, không cần tính toán hiệuquả kinh tế; từ cán bộ quản lý cho đến người lao động mang nặng tư duy, thóiquen thụ động, trông chờ cấp trên
Trang 19- Các đoàn thể chính trị - xã hội có sự thay đổi, điều chỉnh, điều kiện hoạt động có những khó khăn mới, nhưng vẫn giữ được vai trò
Các đoàn thể chính trị- xã hội được nói tới ở đây chủ yếu là các tổ chứccông đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cựu chiến binh Cổ phần hoá tạo rathành phần sở hữu trong doanh nhiệp mà người lao động là những cổ đôngvừa có quyền sở hữu tài sản vừa là người lao động là một khác biệt căn bảnvới trước đây: chỉ có quyền lao động, còn quyền sở hữu toàn dân và sở hữutập thể Tình trạng đó làm cho việc quản lý theo kiểu “cha chung không aikhóc” Vì vậy, sau cổ phần hoá đã có tác động tích cực tới người lao động,làm người lao động đổi mới về nhận thức và hành động, họ thực sự làm chủ
và lo lắng cùng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn Chính đó là sự thayđổi, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể xuất phát của tổchức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp Cổ phần hoá đã tạo thêm nhiềuviệc làm cho người lao động, tiền lương và thu nhập được đảm bảo; quyền,trách nhiệm và nghĩa vụ được khẳng định rõ ràng hơn và cao hơn
- Phần lớn các doanh nhiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình là
những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh thấp Quảng Bình đang là tỉnh nghèo, lại trải
qua chiến tranh tàn phá nặng nề, sau khi chia tách tỉnh trở về lại địa giới cũ,các cơ sở kinh tế hạ tầng kỹ thuật chưa có gì, công nghiệp chưa phát triển, vì
vậy, phần lớn các doanh nhiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình là
những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, năng lực sản xuấtkinh doanh và tính cạnh tranh thấp Vốn Nhà nước mà công ty đang nắm giữ,lớn nhất như Công ty Cao su Việt Trung cũng mới chỉ 46.283 triệu đồng,công ty nắm giữ ít nhất là Công ty Điện tử Quảng Bình chỉ có 310 triệu đồng,bình quân vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá
là 5.315 triệu đồng Đây là đặc điểm cơ bản để có kế hoạch, định hướng trongphát triển sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sởđảng phù hợp với quy mô các doanh nghiệp đã cổ phần hoá
Trang 20Những đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ởQuảng Bình có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
ở đây Vì vậy, trong quá trình xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong cácdoanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá phải nắm được các đặc điểm này
1.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
1.1.2.1 Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo
và xây dựng tổ chức đảng Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tổ chức cơ sởđảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị
ở cơ sở” [22, tr.34]
Với tính cách là nền tảng của Đảng, tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai tròrất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng Đây là cấp tổ chức cuối cùngtrong hệ thống tổ chức bốn cấp của Đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, gắnvới các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đờisống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng đảng viên, từng cơ sở vàtừng người dân
Đây là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vàoviệc hình thành phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảngthông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên
và quần chúng nhân dân
Đây cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động quan trọng trong xâydựng nội bộ đảng như: kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánhgiá đảng viên; nơi đảng viên thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt; nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
Trang 21Tổ chức cơ sở đảng còn là tổ chức cầu nối Đảng với quần chúng nhândân, là một mắt khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ Đảng với dân, là tổchức đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư,nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng Dân tin Đảng,theo Đảng hay không là nhờ ở vai trò của cơ sở đảng, cán bộ đảng viên.
Với tính cách là hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng là một
bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị cơ sở, nhưng đây là tổ chức lãnh đạotất cả các tổ chức khác trong hệ thống đó, là tổ chức bảo đảm cho mọi hoạtđộng ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng Mỗi tổ chức cơ sởđảng có vai trò là trung tâm lãnh đạo chính trị, tổ chức và qui tụ sức mạnh củatoàn đơn vị để hoàn tốt nhiệm vụ chính trị được giao
Do vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng như vậy, từ ngày thànhlập đến nay, ở mọi thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộngsản Việt Nam luôn coi các tổ chức cơ sở đảng là những đơn vị chiến đấu cơbản, những tế bào của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là nềnmóng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" và “Đảng mạnh là do chi bộtốt” Việc xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụthường xuyên và quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng
Các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phầnhoá ở Quảng Bình cũng có vai trò vị trí, vai trò quan trọng của tổ chức cơ sởđảng nói chung Do đặc điểm của mình, vị trí, vai trò đó thể hiện rõ hơn ởnhững điểm sau:
- Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá
là hạt nhân chính trị bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá Sau khi chuyển đổi cổ phần hoá đã có một
số quan điểm cho rằng: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, chính đảng là tổ chứcchính trị, trong tổ chức kinh tế không nên có tổ chức chính trị, phát huy vaitrò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng là xa rời chế độ doanh nghiệp hiện đại(?!) Quan điểm này thể hiện lối lập luận hình thức, giản đơn, phi lịch sử Quảthật, cổ phần hoá tạo thay đổi căn bản nội tại doanh nghiệp do đa sở hữu tài
Trang 22sản chi phối Cổ đông, hội đồng quản trị, có thể không là đảng viên, nhận thức
về chính trị, về đảng có những mức độ, khuynh hướng khác nhau Nhưng cầnthấy rằng, trên thế giới và nhất là ở nước ta, doanh nghiệp đương nhiên là tổchức kinh tế, nhưng không thể xem doanh nghiệp chỉ đơn thuần là tổ chứckinh tế Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại không chỉ cần công tác kinh
tế trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần sự chỉ dẫn, bảo đảm của công tácchính trị tư tưởng, dựa vào việc xây dựng văn minh tinh thần để thích ứng
Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo,lấy liên minh công- nông làm nền tảng, cần xây dựng doanh nghiệp thànhdoanh nghiệp hiện đại có kết hợp giữa ưu thế chính trị xã hội chủ nghĩa vàchế độ quản lý xí nghiệp tiên tiến Ưu điểm vô cùng quan trọng trong loạihình doanh nghiệp này là quyền lãnh đạo chính trị của Đảng đã phát huy vaitrò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp Đây là tổchức trực tiếp đưa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, các chủ trương, nghị quyết của cấp trên đến cán bộ, đảng viên,viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa và lãnh đạođảng viên, cổ đông và người lao động thực hiện, thông qua đó mà thúc đẩysản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của tổ
chức cơ sở đảng là lãnh đạo để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Sự có mặt của tổ chức cơ sở đảng không có mục tiêu cản trở hoạt
động của doanh nghiệp và cũng không có cơ sở để cho rằng có sự cản trở đótrong thực tế
Thực hiện chủ trương của Đảng là phát triển kinh tế là nhiệm vụ trungtâm, tổ chức đảng trong doanh nghiệp đương nhiên càng phải lấy công tác xâydựng kinh tế làm trung tâm Tuy không trực tiếp nắm việc quản lý kinhdoanh, nhưng thông qua công tác chính trị tư tưởng của tổ chức đảng kết hợpvới việc cải tiến doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, tổ chức đảng sẽ thể hiện vai trò hạt nhân chính trị trong quá trình này
- Là tổ chức lãnh đạo, tập hợp, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, người lao động, tăng cường mối liên hệ Đảng với quần chúng
Trang 23ở trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá Các chi, đảng bộ cơ sở
trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá hoạt động trong mối quan hệthường xuyên với quần chúng và với thực tiễn, chủ động giải quyết nhữngvấn đề đặt ra hằng ngày, hàng giờ trong công tác, phát huy tính chủ động sángtạo của quần chúng để xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp
- Là tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà
nước đã cổ phần hoá Việc kiểm tra, giám sát này thông qua chế độ kiểm tra
tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước
Tóm lại, tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hoá có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và cả sựhoạt động, phát triển của doanh nghiệp Từ thực tế 30 doanh nghiệp cổ phần
hoá ở Quảng Bình cho thấy sự hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở đây mang
lại kết quả tốt cho cả việc xây dựng kinh tế và xây dựng Đảng
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình chia thành baloại chính: công ty cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (theo Luật
Doanh nghiệp năm 2005 ghi: "Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó
Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ" vì vậy, đây vẫn thuộc loại doanh nghiệpnhà nước); công ty cổ phần Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ; công ty cổphần không có vốn Nhà nước (cổ phần hoá 100%)
Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở
Quảng Bình, dù là loại nào cũng có chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở
đảng nói chung được quy định trong Điều lệ Đảng Tuy nhiên, do đặc điểm của
doanh nghiệp, của tổ chức cơ sở đảng ở đó, mỗi tổ chức cơ sở đảng phải nắm
vững và thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được Trung ương quy địnhcho từng loại tổ chức cơ sở đảng
Trang 24Tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ công ty có chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 96-QĐ/TW củaBan Chấp hành Trung ương, ngày 22-3-2004 quy định chức năng, nhiệm vụ củađảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp nhà nước
Tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần Nhà nước sở hữu dưới 50%
vốn điều lệ có chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 140-QĐ/TW của BanChấp hành Trung ương, ngày 16-5-2005 quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng
bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước
Tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần không có vốn Nhà nước có
chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 100- QĐ/TW của Ban Chấp hành Trungương, ngày 4-6-2004, quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sởtrong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanhnghiệp tư nhân (gọi chung là doanh nghiệp tư nhân)
Sau đây là những nội dung cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của 3 loại tổchức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình:
Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong công ty
cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty:
Theo Quy định số 96-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, ngày 3-2004 quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanhnghiệp nhà nước
Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong công ty
cổ phần Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ công ty:
+ Về chức năng: đảng bộ, chi bộ trong công ty cổ phần có vốn Nhà
nước là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng và tuyêntruyền, vận động các thành viên trong công ty thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế, quyđịnh của công ty; tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ sản xuất, kinh doanh của công ty, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước,bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cổ đông và người lao động; xây dựng đảng
bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh
Trang 25+ Về nhiệm vụ:
- Đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, an ninh, quốc phòng:
Căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty để tham giavới hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc) xây dựng chiến lược đầu tư,phát triển và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanhcủa công ty theo đường lối, chủ trương cảu Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; bảo tồn và phát triển vốn của công ty, của Nhà nước; hoàn thànhnghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cổđông, người lao động Lãnh đạo, vận động các thành viên trong công ty thựchiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội
và giữ gìn trật tự an toàn trong công ty
Phối hợp với hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc), ban kiểmsoát lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy chếcủa công ty; thực hiện chế độ thông tin và bảo đảm quyền được thông tin củađảng viên; phát huy vai trò làm chủ của người lao động, đoàn kết đảng viên,quần chúng vì mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh của công ty; ngănngừa, đấu tranh khắc phục những biểu hiện vi phạm pháp luật trong công tylàm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của các cổ đông và người lao động
Lãnh đạo đảng viên, người lao động tích cực học tập, không ngừngnâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
- Lãnh đạo công tác tư tưởng:
Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, người lao động trong công
ty hiểu và tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty; phát huytruyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân; nâng cao giác ngộgiai cấp, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của người lao động; xây dựng tinh thầnlàm chủ, tình đoàn kết, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trongcông ty
Trang 26Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động trong công ty rèn luyện ýthức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp; phát huy tinh thần chủ động,sáng tạo trong lao động Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các thànhviên trong công ty để phối hợp với hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giámđốc) giải quyết.
- Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng:
Lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh trong công ty vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ vàđiều lệ của mỗi đoàn thể; tạo điều kiện để người lao động tham gia các đoànthể quần chúng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo ban chấp hành công đoàn phối hợp với hội đồng quản trị,tổng giám đốc (giám đốc) kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh giữa ngườilao động và người sử dụng lao động theo pháp luật; thực hiện tốt các nghịquyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty,thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; chăm lo đời sốngvất chất, tinh thần của người lao động
- Xây dựng tổ chức đảng:
Cấp uỷ đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trongsạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
Trang 27sở đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinhdoanh và sự phát triển của công ty.
Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện có nề nếp chế
độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ Giữgìn sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, thực hiện đúng các quy định về bảo vệchính trị nội bộ, đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trái với đạođức, tư cách của người đảng viên, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng
Cấp uỷ phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên; xây dựng kế hoạch,biện pháp quản lý đảng viên Kịp thời biểu dương, khen thưởng những đảngviên có thành tích xuất sắc, xử lý kỷ luật nghiêm những đảng viên vi phạmĐiều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước
Thường xuyên chăm lo công tác tuyên truyền, phát triển đảng viên.Chú trọng phát triển đảng viên trẻ trong công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộquản lý của công ty, trong cán bộ, đoàn viên công đoàn và Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh
Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hànhĐiều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêucầu, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chứcđảng, trách nhiệm và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên
Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, gương mẫu, hoạt động cóhiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm Bí thư cấp uỷ phải làngười tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, có phẩm chất, năng lực để có thể giớithiệu tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc
Thứ ba, chức năng nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ
phần không có vốn Nhà nước:
+ Về chức năng: là hạt nhân chính trị lãnh đạo đảng viên, người lao
động và tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, các thành viên Hội đồngquản trị và Ban giám đốc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước ở doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích hợp pháp củangười lao động, chủ doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Trang 28+ Về nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh quốc phòng:
Lãnh đạo đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp và tuyêntruyền, vận động chủ doanh nghiệp, các thành viên hội đồng quản trị và bangiám đốc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, hợp đồng và các thoả ước lao động đã ký kết Đoàn kết, động viênđảng viên và các thành viên trong doanh nghiệp phấn đấu vì mục tiêu chung
là thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chủđộng ngăn ngừa, khắc phục những biểu hiện vi phạm pháp luật trong sản xuất,kinh doanh, làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, chủ doanh nghiệp, quyền lợihợp pháp và nhân phẩm của người lao động
Lãnh đạo đảng viên, người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ
về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức khoa học, công nghệ, ngoạingữ, ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần lao động có kỷ cương, kỷ luật
Lãnh đạo đảng viên, người lao động và tuyên truyền, vận động chủdoanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các mặt công tác xã hội trong doanhnghiệp và ở địa phương
Đề xuất, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền những vấn đề cần thiết liênquan đến doanh nghiệp
- Lãnh đạo công tác tư tưởng:
Tuyên truyền, giáo dục đảng viên, người lao động và các thành viêntrong doanh nghiệp hiểu rõ và tự giác chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của doanhnghiệp; phát huy truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; độngviên người lao động tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình đội vềchuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ giữacác thành viên trong doanh nghiệp, từng bước nâng cao giác ngộ giai cấp, lýtưởng xã hội chủ nghĩa của người lao động
Trang 29Tuyên truyền, vân động, thuyết phục và bằng hoạt động có hiệu quảcủa tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng, làm cho đảng viên, quần chúngtrong doanh nghiệp nắm vững chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là: tạo điềukiện và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển; kinh tế tư nhân bình đẳng vớicác thành phần kinh tế khác và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng:
Lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh và các đoàn thể quần chúng khác trong doanh nghiệp vững mạnh,thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ của mỗi đoàn thể; tham gia
ý kiến với chủ doanh nghiệp, giám đốc trong việc chăm lo đời sống vật chất,tinh thần của người lao động; giáo dục, động viên đoàn viên đẩy mạnh phongtrào thi đua, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo ban chấp hành công đoàn kịp thời trao đổi với chủ doanhnghiệp, giám đốc để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người lao động vàngười sử dụng lao động phù hợp với pháp luật hiện hành; ngăn ngừa và khắcphục có hiệu quả các biểu hiện chia rẽ, phân hoá trong cộng đồng người laođộng; tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý đúng đắn các
vụ tranh chấp trong doanh nghiệp
- Xây dựng tổ chức đảng:
Trang 30Cấp uỷ đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trongsạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng
và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sựphát triển của doanh nghiệp
Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình vàphê bình, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, giữ gìn
sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ; thực hiện đúng các quy định về bảo vệchính trị nội bộ; chống những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến thanhdanh của Đảng và đạo đức tư cách của người đảng viên
Giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, phấn đấutrở thành người lao động giỏi; tích cực học tập, nâng cao trình độ về chuyênmôn, nghiệp vụ và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền và phát triển đảng viên,đảm bảo về tiêu chuẩn và quy trình; chú trọng phát triển đảng viên trẻ, thànhviên trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp và những cán bộ, đoàn viên côngđoàn ưu tú, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
Xây dựng cấp uỷ có năng lực, hoạt động có hiệu quả Định kỳ hàngnăm, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chứcđảng, trách nhiệm và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên
Tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần ở Quảng Bình
mà không có vốn nhà nước hiện nay có 27 đơn vị, đang thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ theo Quy định số 100 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
1.1.2.3 Đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Do những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở QuảngBình nên tổ chức cơ sở đảng ở đây có những đặc điểm cần quan tâm sau:
- Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở
Quảng Bình đều đã có từ trước khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.
Khác với phần lớn tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh
Trang 31nghiệp liên doanh phải xây dựng từ đầu sau khi doanh nghiệp hình thành, tổchức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình đều
đã được thành lập và hoạt động khá lâu trong doanh nghiệp trước khi cổ phầnhoá
Đặc điểm này vừa có mặt thuận lợi vừa nảy sinh không ít khó khăn.Thuận lợi là đảng viên và tổ chức đảng ở đây đã có những nền nếp và kinhnghiệm tổ chức, hoạt động Sự tồn tại và hoạt động của tổ chức đảng đã trởthành bình thường trong doanh nghiệp Nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng,
củng cố tổ chức cơ sở đảng sau khi cổ phần hoá là tiếp tục củng cố, phát triển tổ
chức đảng đã có, không phải lo đầu tư cho việc xây dựng cơ sở chính trị từ đầu
Tuy nhiên, khó khăn thương gặp phải là việc khắc phục những thóiquen không còn phù hợp, là việc chuyển đổi nhận thức, tư duy của cấp uỷ,cán bộ, đảng viên, phương thức hoạt động của tổ chức đảng cho phù hợp vớiđiều kiện mới
- Đa số thành viên bộ máy lãnh đạo (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
mới) trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình là những người tham gia trong tổ chức cơ sở đảng, nắm giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư hoặc cấp uỷ viên Trong 30 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, đội
ngũ cấp uỷ viên hiện có 121 người, thì có 87 người trước đây đã là cấp uỷviên trong doanh nghiệp nhà nước được bầu lại (chiếm 72%); trong 145 thànhviên HĐQT thì có 97 là cấp uỷ viên (chiếm 67%) Có 22/30 doanh nghiệp mà
bí thư đảng uỷ là chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty (chiếm73,3%);100% thành viên HĐQT, BGĐ là đảng viên [Phụ lục 2] Đây là thuận lợi lớn
nhất hiện nay của các tổ chức cơ sở đảng, nhưng về lâu dài, do tính đa sở hữu
và sự biến động của cơ cấu sở hữu sẽ làm cho bộ máy cán bộ dễ biến dạng,thành viên hội đồng quản trị, bộ máy quản lý doanh nghiệp có thể sẽ khôngcòn là đảng viên Bởi vậy, ngay từ bây giờ phải có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng và tạo điều kiện kinh tế để họ có đủ sức mạnh và tiêu chuẩn tham gia
Trang 32vào ban lãnh đạo doanh nghiệp Đây là vấn đề công tác tổ chức, cán bộ trongcác doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá cần đặt ra cho dự tính lâu dài.
- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng có phần thu hẹp
Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp đã cổ
phần hoá có sự thu hẹp so với tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước
Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước,
tuy vẫn có chức năng, nhiệm vụ “tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty” nhưng mức độ, cáchthức phải “căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty để tham
gia”; trong công tác tổ chức, cán bộ, cấp uỷ đảng không còn nhiệm vụ “xây
dựng quy hoạch, quy chế, quy định về công tác cán bộ của doanh nghiệp “ mà
chỉ còn “tham gia ý kiến với hội đồng quản trị về chủ trương sắp xếp tổ chức
bộ máy quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong công ty”
Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần không còn vốn
Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ hàng đầu chỉ còn là: “Lãnh đạo đảng viên,người lao động trong doanh nghiệp và tuyên truyền, vận động… các thànhviên hội đồng quản trị và ban giám đốc thực hiện đường lối, chủ trương chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hợp đồng và các thỏa ước lao động
đã ký kết” [18, tr.2] Trong công tác tổ chức, cán bộ, tổ chức cơ sở đảng chỉ
có nhiệm vụ: “Chủ động tham gia với chủ doanh nghiệp, giám đốc trong việcđào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ trong doanh nghiệp”; không còn đặt ra nhiệm vụ “tham gia ý kiến
với hội đồng quản trị về chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, công tácquy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ trong công ty”
- Môi trường hoạt động và đối tượng lãnh đạo có sự thay đổi Sự thay
đổi về sở hữu và loại hình doanh nghiệp dẫn đến cơ cấu tổ chức, phương thứcquản lý, điều hành, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi lớn, làm
Trang 33thay đổi môi trường hoạt động và đối tượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
so với trước khi cổ phần hoá Trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp
cổ phần, điều kiện hoạt động của tổ chức cơ sở đảng không còn thuận lợi như
trong doanh nghiệp nhà nước, ngay cả ở những doanh nghiệp nhà nước cònnắm một phần vốn, do sự chi phối của mối quan tâm hàng đầu, sống còn củadoanh nghiệp là vấn đề lợi nhuận
Vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng gặp không ít khó khăntrước những thay đổi từ bên trong của doanh nghiệp, từ chỗ chỉ độc tôn sởhữu nhà nước nay thành đa sở hữu Ban giám đốc do Nhà nước bổ nhiệm nay
bị chia sẻ cho các đại diện của những cổ đông là thành viên hội đồng quản trị
Sự thay đổi này làm cho không ít tổ chức cơ sở đảng lúng túng trong lãnh
đạo
Trong doanh nghiệp nhà nước, người lao động được xếp vào cán bộ,công nhân, viên chức Đảng viên trong tổ chức cơ sở đảng đều là cán bộ, côngnhân viên chức của doanh nghiệp Tất cả cán bộ trong hội đồng quản trị, bangiám đốc đều là cán bộ, viên chức của doanh nghiệp; tất cả đảng viên trong
hội đồng quản trị, ban giám đốc đều là đảng viên của tổ chức đảng trong doanh nghiệp Đối tượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp
nhà nước rất rõ ràng, bao gồm toàn bộ cán bộ, công nhân, viên chức củadoanh nghiệp, toàn bộ đảng viên đồng thời cũng là cán bộ, công nhân, viênchức trong doanh nghiệp
Sau khi cổ phần hóa thì chỉ có cổ đông và người lao động trong doanhnghiệp Người lao động có thể là cổ đông của doanh nghiệp hoặc chỉ là laođộng thuần túy; mặt khác cổ đông của doanh nghiệp có thể là người lao độngtrong doanh nghiệp hoặc chỉ là cổ đông của doanh nghiệp Do đó, đối tượng
lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá không còn
đơn giản như trước đây về vai trò, sự hiểu biết Đối tượng lãnh đạo củaTCCSĐ ở doanh nghiệp lúc này chỉ gồm người lao động và những cổ đông làngười lao động trong doanh nghiệp
Trang 34Về đảng viên, tổ chức cơ sở đảng chỉ quản lý những đảng viên là ngườilao động trong doanh nghiệp, còn đảng viên là cổ đông, nhưng không phải làngười lao động trong doanh nghiệp thì họ sinh hoạt ở tổ chức đảng khác Độingũ đảng viên của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình hiệnnay hầu hết là những người vừa là cổ đông vừa là người lao động trong doanhnghiệp chiếm gần 95%, nên sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệpcòn khá thuận lợi
Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp mà cổ đông của doanh nghiệp
là người ngoài doanh nghiệp, hoặc những đối tác chiến lược, họ là đảng viênnhưng không phải người lao động trong doanh nghiệp nên họ không chịu sựquản lý, lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp đó Việc tổ chức
cơ sở đảng doanh nghiệp tuyên truyền, vận động họ cũng gặp nhiều khó khăn.
- Mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và cách thức
hoạt động của tổ chức cơ sở đảng có những thay đổi quan trọng
Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước,
mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và ban giám đốc là quan
hệ phối hợp, có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhau Hội đồng quản trị và
giám đốc không phải có trách nhiệm “báo cáo” cấp uỷ về tình hình doanh
nghiệp và những chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhưng định kỳ hoặc
khi cần, hội đồng quản trị, giám đốc vẫn có trách nhiệm “trao đổi” với cấp uỷ
về những chủ trương, nhiệm vụ của công ty”
Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần không còn vốn
Nhà nước, mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và ban giám
đốc là quan hệ “hợp tác” theo nguyên tắc “đồng thuận”
Trong cả hai loại công ty cổ phần trên, bí thư cấp uỷ đều phải chịutrách nhiệm trước tổ chức đảng, còn chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc nếukhông là đảng viên thì chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra saiphạm trong công ty
Cách thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà
nước đã cổ phần hoá có những thay đổi Do những thay đổi về sở hữu, cơ cấu
Trang 35và mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của doanh nghiệp, hoạt động của tổ chức đảngkhông thể theo lối hành chính như trước Từ việc tổ chức sinh hoạt đếnphương thức lãnh đạo đều phải có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hướng linhhoạt, hiệu quả Cách lãnh đạo chủ yếu dùng hình thức “mềm” là tuyên truyền,vận động.
1.2 QUAN NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ
Trong nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay, vừa có yêu cầuthành lập tổ chức cơ sở đảng mới ở những nơi chưa có tổ chức đảng, đồngthời vừa cần củng cố các tổ chức cơ sở đảng đã có, nhất là các cơ sở yếu kém.Đại hội X của Đảng, khi xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng về tổ chức cơ sở
đảng, đề ra yêu cầu toàn Đảng phải “dồn sức” để: “Xây dựng và củng cố tổ
chức cơ sở đảng” Chủ trương này thể hiện rõ yêu cầu toàn Đảng phải tiếp tục
củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đồng thời phải đẩy mạnh
xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở những cơ sở chưa có tổ chức đảng Muốn thựchiện yêu cầu này, tổ chức đảng các cấp phải chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành đồng
bộ các mặt công tác xây dựng đảng nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng
nói riêng, từ nâng cao nhận thức về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ
Trang 36chức cơ sở đảng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao
chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở…
Từ cách hiểu như vậy, cho thấy: xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng
trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình là toàn bộ các hoạt động kiện toàn, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, thành lập cơ sở đảng ở các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá chưa có tổ chức đảng, nhằm bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá.
Quan niệm này xác định:
+ Chủ thể của việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh
nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình là tổ chức đảng các cấp ởQuảng Bình, trước hết là Tỉnh uỷ Quảng Bình, Thành ủy Đồng Hới, các
huyện ủy, Đảng ủy khối doanh nghiệp và bản thân các tổ chức cơ sở đảng
trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình
+ Đối tượng của việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong
doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình là tất cả các tổchức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá Hiện nay, sốnày là 30 đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ởtỉnh Quảng Bình trực thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp và Thành uỷ ĐồngHới cùng với 1.431 đảng viên [Phụ lục 1] trong các doanh nghiệp đó vừa làchủ thể vừa là đối tượng của việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trongdoanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình
+ Nội dung xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình:
Nhìn chung, việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanhnghiệp nhà nước đã cổ phần hoá gồm hai nội dung chính:
- Kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức
cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình
- Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổphần hoá chưa có tổ chức đảng ở tỉnh Quảng Bình
Trang 37Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá
ở tỉnh Quảng Bình đều đã có tổ chức cơ sở đảng, nên nội dung công tác xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở đây chủ yếu là kiện toàn, nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đó
1.2.2 Tiêu chí đánh giá việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình
Căn cứ vào quan niệm xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trongdoanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá và kinh nghiệm thực tiễn, để đánh giáviệc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã
cổ phần hoá phải căn cứ vào hai nhóm tiêu chí chủ yếu:
Thứ nhất, tình hình thực hiện các nội dung xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở đảng Cần xem xét trên các mặt sau:
+ Việc đề ra chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sởđảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá của Tỉnh ủy, các cấp
uỷ có trách nhiệm Đây là dấu hiệu đầu tiên thể hiện công tác xây dựng, củng
cố tổ chức cơ sở đảng có được thực hiện tốt hay không.
+ Việc kiện toàn, củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh
nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trên các mặt:
Kiện toàn cơ cấu tổ chức của tổ chức cơ sở đảng sau khi cổ phần hoá;
Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, của tổ
chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá;
Việc xây dựng cấp uỷ và đội ngũ cán bộ trong các tổ chức cơ sở đảng
trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá;
Công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của tổ chức cơ sở đảng trong
các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá;
Công tác chính trị, tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh
nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá;
Trang 38Việc chỉnh đốn, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt
chi bộ của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ
Công tác kiểm tra của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp
nhà nước sau khi cổ phần hoá
Tình hình thực hiện các mặt công tác trên là những dấu hiệu trực tiếp thể
hiện công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng có được thực hiện tốt hay
không
+ Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở những doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hoá chưa có tổ chức đảng
Sự chỉ đạo của cấp uỷ có trách nhiệm;
Việc thực hiện các biện pháp xây dựng cơ sở chính trị, như: xây dựng
tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phát triển đảng viên, thành lập chi bộmới trong doanh nghiệp…
Đây cũng là những dấu hiệu trực tiếp thể hiện công tác xây dựng, củng
cố tổ chức cơ sở đảng có được thực hiện tốt hay không Tuy nhiên, do ở
Quảng Bình không có doanh nghiệp cổ phần hoá chưa có tổ chức đảng nênluận văn sẽ không đề cập trong phần đánh giá thực trạng
Thứ hai, thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình:
Cần xem xét sự phát triển về số lượng tổ chức cơ sở đảng; tình hình và kết quả xây dựng nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp của các tổ chức cơ sở đảng
trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá theo 4 nội dung đánh giá
chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong Hướng dẫn số 01-HD/TW tháng 10/2006
của Ban Tổ chức Trung ương
Trang 39Tổng hợp các dấu hiệu trong các tiêu chí trên đây sẽ cho phép đánh giá
được thực trạng công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hoá
Tuy nhiên, hai nhóm tiêu chí trên đây có quan hệ mật thiết với nhau,tiêu chí thứ hai là hệ quả và biểu hiện của tiêu chí thứ nhất Vậy nên, trong
đánh giá thực trạng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp
nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình, luận văn sẽ kết hợp nội dung nhómtiêu chí thứ hai vào nội dung nhóm tiêu chí thứ nhất
1.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở QUẢNG BÌNH
2002, kết luận thống nhất các nội dung đề án của UBND tỉnh Trong báo cáoChính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010 đã đề ra:
Nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng các cấp, gắn vớicủng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của chínhquyền, Mặt trận và các đoàn thể Tập trung xây dựng, củng cố tổchức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ rệt về năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu Coi trọng đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng và và chấphành nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ; xâydựng tổ chức đảng thực sự là hạt nhân chính trị cơ sở [32, tr.38-39] Trong những năm qua, Đảng bộ khối doanh nghiệp (là đảng bộ cấp trêntrực tiếp của các đảng bộ, chi bộ các doanh nghiệp đã cổ phần hoá) đã quán
Trang 40triệt và triển khai đồng bộ các nội dung xây dựng Đảng theo nghị quyết củaĐại hội IX, X, các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, chỉ thị, chươngtrình kế hoạch của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, các nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lầnthứ XIII, XIV, Chương trình công tác của Thường vụ tỉnh uỷ Đảng uỷ khối
đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnhđốn Đảng Thực hiện chỉ thị số 16 CT/TU ngày 3-3-2003 của Thường vụ tỉnh
uỷ và hướng dẫn số 01 HD/TU ngày 5-3-2003 của Ban Tổ chức tỉnh uỷ về đạihội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2003-2005 Thường vụ Đảng uỷ khối doanhnghiệp đã có kế hoạch số 19KH/DU ngày 17-3-2003 lãnh đạo, chỉ đạo Đạihội cơ sở, qua đó nhằm kiện toàn đội ngũ cấp uỷ của các doanh nghiệp, xâydựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của các
tổ chức cơ sở đảng từ đảng uỷ đến chi bộ các doanh nghiệp sau cổ phần hoánên đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo, xây dựng và củng cố tổchức cơ sở đảng, tạo chuyển biến tích cực, thống nhất cao hơn về chính trị, tưtưởng trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Nâng cao một bước
về ý thức xây dựng Đảng của cán bộ, đảng viên, tạo niềm tin của quần chúngnhân dân với Đảng Ngăn chặn đẩy lùi những biểu hiện lệch lạc, hoang mang,dao động, giảm sút niềm tin vào con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ
đã lựa chọn
* Việc thực hiện các mặt công tác để kiện toàn, củng cố các tổ chức cơ
sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình.
+ Về kiện toàn tổ chức: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33 CT/TU ngày 12-2004 của Thường vụ Tỉnh uỷ về việc sắp xếp, củng cố và phát triển tổchức Đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Đảng uỷ khối doanhnghiệp đã phối hợp với ban Tổ chức Tỉnh uỷ tiến hành khảo sát việc thành lậpTCCSĐ tại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh; sát nhập đảng bộ Công ty
16-Cổ phần Cơ khí ô tô vào đảng bộ Công ty Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh;thành lập mới chi bộ Xí nghiệp Than Quảng Bình và tiếp nhận đảng bộ Công