Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Kinh nghiệm từ tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình

Tuyên truyền, giáo dục đảng viên, người lao động và các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rừ và tự giỏc chấp hành đường lối, chớnh sỏch của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp; phát huy truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; động viên người lao động tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình đội về chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, từng bước nâng cao giác ngộ giai cấp, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của người lao động. Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước, tuy vẫn có chức năng, nhiệm vụ “tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty” nhưng mức độ, cách thức phải “căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty để tham gia”; trong công tác tổ chức, cán bộ, cấp uỷ đảng không còn nhiệm vụ “xây dựng quy hoạch, quy chế, quy định về công tác cán bộ của doanh nghiệp “ mà chỉ còn “tham gia ý kiến với hội đồng quản trị về chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong công ty”.

Quan niệm về xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình

Từ cách hiểu như vậy, cho thấy: xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình là toàn bộ các hoạt động kiện toàn, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, thành lập cơ sở đảng ở các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá chưa có tổ chức đảng, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Hiện nay, số này là 30 đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình trực thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp và Thành uỷ Đồng Hới cùng với 1.431 đảng viên [Phụ lục 1] trong các doanh nghiệp đó vừa là chủ thể vừa là đối tượng của việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình.

Tiêu chí đánh giá việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình

Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình đều đã có tổ chức cơ sở đảng, nên nội dung công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở đây chủ yếu là kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đó. Cần xem xét sự phát triển về số lượng tổ chức cơ sở đảng; tình hình và kết quả xây dựng nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá theo 4 nội dung đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong Hướng dẫn số 01-HD/TW tháng 10/2006 của Ban Tổ chức Trung ương.

Ưu điểm

Thực tế cho thấy trong 30 doanh nghiệp đã cổ phần hoá thì thì có 30 tổ chức cơ sở đảng của doanh nghiệp là đảng bộ, chi bộ được hình thành kịp thời và đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế trên các lĩnh vực: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, an ninh quốc phòng; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ và lãnh đạo công tác xây dựng Đảng. Khi Đảng uỷ cấp trên tổ chức các đợt học tập, nghiên cứu, quán triệt Cương lĩnh, Nghị quyết, Điều lệ Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, triển khai kết luận Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về “tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, 5 bài học giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Khuyết điểm

Hơn nữa bước vào lĩnh vực này còn mới mẻ về sự thay đổi sở hữu, về tổ chức quản lý, nên đã xuất hiện một vài biểu hiện hoang mang, dao động, giảm sút niềm tin đối với công tác lãnh đạo của Đảng, trong khi đó tổ chức đảng tại doanh nghiệp chưa kịp thời tuyờn truyền, giải thớch, làm rừ cho đảng viờn và người lao động nõng cao nhận thức, hiểu biết một cách thấu đáo. Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là bí thư đảng uỷ, bí thư chi bộ trong từng doanh nghiệp; phát huy tính năng động sáng tạo của từng cán bộ, đảng viên, đồng thời tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự báo một số tình hình về cổ phần hoá và xu hướng phát triển của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ

Theo khoản 3 mục VI, Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12-9-2002 của Bộ Tài chính thì thẩm quyền quyết định và điều chỉnh giá trị CPH: "Trường hợp quyết định hoặc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp có giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị phần vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên thì phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản." Như vậy, nếu dưới 500 triệu đồng (499,9 triệu) sẽ được hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp tỉnh đề nghị tỉnh chấp thuận, đây là một kẽ hở, tạo điều kiện để giảm giá làm thất thoát tài sản khi xác định trị giá doanh nghiệp. Thứ hai, các đối tác chiến lược là các nhà đầu tư trong nước như: người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý (Khi xây dựng phương án cổ phần hoá, doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, trình cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt - theo NĐ 187/CP).

Phương hướng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình

Chính sự phát triển sản xuất kinh doanh và thương hiệu của nhà đầu tư mới này đã làm cho nhịp độ tăng trưởng của doanh nghiệp cổ phần được phỏt triển, thu nhập, đời sống người lao động được cải thiện rừ rệt, tạo khí thế thi đua phấn khởi, tin tưởng trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cấp uỷ viên và đảng viên trong doanh nghiệp cổ phần hoá để khắc phục kịp thời các xu hướng lệch lạc trong nhận thức và hành động, nhất là chú trọng công tác sản xuất - kinh doanh mà xem nhẹ công tác xây dựng Đảng.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, nâng cao nhận thức về cổ phần hoá và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những lúng túng yếu kém trong xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là do không ít cán bộ, đảng viên, cấp uỷ đảng và thành viên hội đồng quản trị, giỏm đốc doanh nghiệp chưa nhận thức rừ về chủ trương, chớnh sách cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước, chưa nhận thức đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Vì vậy, để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá là phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đảng viên, người lao động, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, về vai trò của tổ chức đảng trong công ty cổ phần, về quyền, trách nhiệm và lợi ích của người lao động mà tổ chức đảng, đoàn thể là người đại diện chân chính cho họ trong các công ty cổ phần.

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá

- Đối với doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần (cổ phần hoá 100%) + Lãnh đạo đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, vận động các thành viên HĐQT, Ban giám đốc công ty nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hợp đồng và các thoả ước lao động đã ký kết ở doanh nghiệp. + Cấp uỷ phải định kỳ hàng tháng gặp gỡ, động viên, khuyến khích, khơi dậy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể quần chúng để họ tác động tích cực tới phong trào lao động sản xuất, đồng thời qua họ tuyên truyền, vận động các thành viên HĐQT, ban giám đốc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng cấp uỷ, tạo điều kiện bố trí cấp uỷ viên tham gia hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm

Để khắc phục hiện tượng người đại diện, người của tổ chức đảng được cử vào tham gia quản lý trong doanh nghiệp cổ phần lại hoạt động đơn phương hay chỉ có quan hệ với HĐQT mà xem nhẹ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại doanh nghiệp, đồng thời để nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng, cần phải có kế hoạch lựa chọn những đảng viên có đủ tiêu chuẩn, nhất là có tính đảng cao để bầu làm bí thư cấp uỷ đảng. - Các cấp uỷ viên phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời các chất vấn của cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp; định kỳ làm việc với ban chấp hành các đoàn thể, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ..tiếp thu những chất vấn của họ tham gia với Đảng.

Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp đã

Trong thời kỳ mới, người đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên trì với lập trường của giai cấp công nhân, không ngừng phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Dù là đang từng bước thử nghiệm về mô hình tổ chức, về việc sửa đổi các quy định về chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp với từng loại hình TCCSĐ, nhưng mỗi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, vô trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể khi thực thi công việc.

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, thực hiện đúng các nguyên tắc sinh hoạt

Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đảng viên, kể cả đảng viên giữ các chức vụ trong hội đồng quản trị, giám đốc về mục đích, ý nghĩa của việc duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên hiểu sinh hoạt chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên, nơi đấu tranh giữ vững đường lối, quan điểm của Đảng, nơi tổ chức, động viên mọi đảng viên thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, quy định của doanh nghiệp. - Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản và các hình thức kiểm tra đó là: Phải dựa vào tổ chức đảng ở các chi bộ, đảng bộ của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, đồng thời kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, nghành có liên quan.

Xây dựng Công đoàn, Đoàn thanh niên, và các đoàn thể quần chúng khác trong doanh nghiệp vững mạnh, phát huy mạnh vai trò tham

Để đảm bảo quyền lợi về kinh tế, chính trị cho người lao động nghèo khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Thông báo 63- TB/TW của Bộ Chính trị ngày 4-4-1997 về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoỏ doanh nghiệp nhà nước, chỉ rừ: “Cú chớnh sỏch hỗ trợ cho công nhân nghèo mua được số cổ phần cần thiết, nhằm tạo động lực góp phần xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội”. Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục và tổ chức động viên đoàn viên, người lao động thi đua thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, ổn định và phát triển doanh nghịêp, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tăng cường sự lãnh đạo, giúp đỡ của tổ chức đảng cấp trên Các TCCSĐ trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá hoạt động

Quan tâm lãnh đạo khắc phục tình trạng phân biệt đối xử của các ngành, các cấp đối với những doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá với những doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá còn do các cơ quan chủ quản tỉnh, Thành phố (hoặc sở, ngành) theo kiểu con nuôi, con đẻ; cần khẩn trương xoá bỏ cơ chế chủ quản đó. Cấp uỷ đảng cấp trên đang trực tiếp quản lý các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá phải coi trọng việc nghiên cứu tổng kết và phát huy những kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở về xây dựng nội bộ và lãnh đạo giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất - kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động.