Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, nâng cao nhận thức về cổ phần hoá và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 66 - 71)

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những lúng túng yếu kém trong xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là do không ít cán bộ, đảng viên, cấp uỷ đảng và thành viên hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp chưa nhận thức rõ về chủ trương, chính sách cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước, chưa nhận thức đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Vì vậy, để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá là phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đảng viên, người lao động, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, về vai trò của tổ chức đảng trong công ty cổ phần, về quyền, trách nhiệm và lợi ích của người lao động mà tổ chức đảng, đoàn thể là người đại diện chân chính cho họ trong các công ty cổ phần.

+ Về nội dung tuyên truyền, giáo dục cần chú ý các vấn đề sau:

- Chủ trương, chính sách và các quy định pháp luật về cổ phần hoá: Cổ phần hoá là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, đổi mới phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp thích ứng với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cổ phần hoá góp phần cơ cấu lại và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, thu hút vốn ngoài nhà nước ngày càng nhiều cho đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá tăng lên, tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động. Cổ phần hoá góp phần tạo hàng hoá cho thị trường và phát triển thị trường chứng khoán. Cổ phần hoá tạo động lực quan trong để doanh nghiệp phát triển.

Nhưng cũng cần nhận thức rằng: cổ phần hoá chỉ là công cụ nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, nó chỉ là công cụ chứ không phải là mục

tiêu. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý thì cổ phần hoá ở nước ta về bản chất không phải là tư nhân hoá.

Quá trình cổ phần hoá là chuyển đổi một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân thành đa sở hữu, đây là một trong những nội dung quan trọng của quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp. Mặt khác, tạo ra các doanh nghiệp mà trong đó người lao động sở hữu thực sự qua việc Nhà nước giành một phần vốn của Nhà nước để lại doanh nghiệp trong quá trình bán cổ phần, nhằm tạo ra một lượng cổ phiếu không chia giành cho người lao động, vốn của Nhà nước nhưng người lao động được hưởng cổ tức. Điều này được thể hiện trong Nghị định Chính phủ số 64/2002/NĐ-CP ngày 29-6-2002, Nhà nước giành 30% tài sản doanh nghiệp (tính theo năm công tác của người lao động) để hình thành các cổ phần ưu đãi, cho không người lao động. Đến Nghị định 187/2004 NĐ-CP ngày 16- 11-2004 đã nâng lên thành 40% cổ phiếu ưu đãi, đây là những cổ phiếu không chia giành cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá.

Như vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, tạo quyền lợi cho họ trở thành chủ sở hữu cùng với các chủ sở hữu khác quản lý doanh nghiệp. Nhưng nếu TCCSĐ ở đó không có sự lãnh đạo đúng đắn, không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thì người lao động (là cổ đông) không nhận thức đầy đủ và phát huy lợi thế cho mình để làm chủ doanh nghiệp, do đó đến lúc nào đó số cổ phần ưu đãi lại rơi vào tay những người đầu cơ cổ phiếu và họ sẽ thâu tóm quyền lực, thao túng doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến cổ phần hoá có nguy cơ biến thành tư nhân hoá, đẩy xa dần vai trò lãnh đạo của TCCSĐ đối với doanh nghiệp.

- Vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Tổ chức đảng trong doanh nghiệp là tổ chức chính trị có sứ mệnh hàng đầu là lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tốt nhất nhiệm vụ sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó mà góp phần thực hiện đường lối, chủ trương chung của Đảng. Mục tiêu phấn đấu của TCCSĐ không tách rời, đối lập với mục tiêu của doanh nghiệp. Sản xuất - kinh doanh tốt là mục tiêu và chỗ dựa cho công tác xây dựng Đảng, đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng.

- Về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá: Quá trình chuyển đổi cổ phần hoá đã tạo ra nhiều loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau, do đó Trung ương Đảng đã có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình TCCSĐ đó. Cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Trung ương Đảng.

+ Biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về cổ phần hoá và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá:

- Cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên, người lao động học tập, nghiên cứu nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cổ phần hoá cả trước, trong và sau khi cổ phần hoá. Kịp thời phổ biến cho họ những chủ trương, chính sách, pháp luật mới bằng những hình thức phù hợp cho từng đối tượng như tuyên truyền miệng, sách, báo, tài liệu, trao đổi, thảo luận…

- Tổ chức cho đảng viên, cán bộ đảng học tập nắm vững vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, nhất là những thay đổi so với khi còn là tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước.

- Có hình thức thích hợp tuyên truyền, vận động để các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp nắm được quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, nắm được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và mối quan hệ của tổ chức đảng với Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp.

- Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá vì đây là cơ sở cho nhận thức và định hướng hoạt động, phát triển của doanh nghiệp rất nhạy cảm. Hiện tại các quy định pháp luật về cổ phần hoá của chúng ta còn nhiều bất cập, một số văn bản pháp quy ban hành chậm. Không ít cơ chế chính sách không phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Các văn bản về cổ phần hoá phần nhiều mới là thông tư, chỉ thị, quyết định, chưa tạo được nền tảng pháp lý vững chắc cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, cổ phần hoá có rất nhiều vấn đề từ thủ tục tiến hành cổ phần hoá đến các vấn đề kinh tế, xã hội khác sẽ phát sinh, đòi hỏi phải được xử lý trên cơ sở pháp lý công khai, minh bạch, vì thế họ đã ban hành các đạo luật liên quan.

Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động và phát triển, thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích hiệu quả sản xuất-kinh doanh phát triển. Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc giải quyết đất đai, mặt bằng và đáp ứng nhu cầu về vốn. Các công ty cổ phần cần được tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn rộng rãi từ nhiều nguồn, giảm bớt sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý điều hành công ty sau cổ phần hoá. Ngoài ra cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện vốn Nhà nước, ban hành các tiêu chuẩn cụ thể về người đại diện sở hữu cổ phần Nhà nước và trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn Nhà nước.

- Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên, quần chúng và có biện pháp giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ sở hoặc báo cáo để cấp trên giải quyết theo thẩm quyền. Chủ động ngăn ngừa, đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện về tư tưởng và hành động (nói, viết, làm...) trái quan điểm,

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, những quyết định phủ nhận vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá.

2.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 66 - 71)