Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng cấp uỷ, tạo điều kiện bố trí cấp uỷ viên tham gia hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 79 - 83)

bố trí cấp uỷ viên tham gia hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát doanh nghiệp

Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá phải được kiện toàn lại cho phù hợp với sự chuyển đổi của doanh nghiệp. Tuỳ theo số lượng đảng viên và đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để thành lập các chi bộ trực thuộc đảng uỷ, hoặc các tổ chức đảng trực thuộc chi uỷ, chi bộ. Các chi bộ hoặc tổ đảng được thành lập phải gắn với xí nghiệp và tổ đội sản xuất - kinh doanh, sao cho phù hợp với hệ thống tổ chức cuả doanh nghiệp đó.

Chất lượng cấp uỷ đảng là một trong những nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định tới uy tín, vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng cấp uỷ đảng.

Phải chú trọng việc nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng ngay từ khi chuẩn bị cổ phần hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị cổ phần hoá và giai đoạn doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp (sau khi đã cổ phần hoá xong). Nếu ở giai đoạn chuẩn bị cổ phần hoá, cấp uỷ được củng cố, đáp ứng với tình hình mới thì các hoạt động của TCCSĐ sau này sẽ có nhiều thuận lợi. Trong giai đoạn này, cấp uỷ cấp trên cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đào tạo cho cán bộ cơ sở, với nhận thức đúng đắn rằng, mọi thành tích và yếu kém của tổ chức đảng cấp dưới đều gắn bó với vai trò và trách nhiệm của tổ chức đảng cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp.

Giai đoạn khi trở thành doanh nghiệp cổ phần, các mối quan hệ trong doanh nghiệp được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp và các quy định cụ thể trong Điều lệ doanh nghiệp. Mối quan hệ của cấp uỷ đảng đối với bộ máy quản lý doanh nghiệp cổ phần đã khác biệt so với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá, được thể hiện qua các mối quan hệ cấp uỷ với đại hội đồng cổ đông, với hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát. Giai đoạn này cần thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động lãnh đạo, kịp thời điều chỉnh nội dung, phương thức lãnh đạo cho phù hợp với sự chuyển đổi của doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng cấp uỷ đảng, thật sự phát huy được hiệu lực lãnh đạo trong doanh nghiệp cổ phần hoá cần chú ý:

- Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ cấp uỷ cơ sở trong doanh nghiệp tuy được kiện toàn, thay đổi nhưng trình độ kiến thức

và năng lực lãnh đạo còn hạn chế. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu đề ra. Do vậy, các cấp uỷ và tổ chức đảng cần phải làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài, để hàng năm có bổ sung điều chỉnh quy hoạch.

Đồng thời cần đổi mới việc đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ hoạt động thực tiễn của cán bộ, lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu.

Bố trí đội ngũ cấp uỷ, đặc biệt là bí thư chi bộ bảo đảm chất lượng, đây là vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của chi bộ. Người được bầu vào cấp uỷ phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có tín nhiệm với đảng viên và quần chúng.

Đội ngũ cấp uỷ và bí thư chi bộ phải được quan tâm bồi dưỡng, tập huấn để nắm vững nghiệp vụ công tác đảng, cách thức điều hành sinh họat chi bộ. Chú trọng đánh giá đúng đội ngũ chi uỷ để kịp thời động viên và thông tin những hoạt động tiêu biểu, giới thiệu kinh nghiệm của các chi bộ khác.

Quan tâm đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Tạo điều kiện để tuyển lựa, đào tạo cơ bản, chính quy cho những cán bộ có phẩm chất, thành tích học tập tốt, trở về công tác ở cơ sở, ở doanh nghiệp. Bảo đảm cho mọi cán bộ đảng và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước được dự các lớp học lý luận chính trị theo chương trình chung hàng năm, tất cả các cấp uỷ viên, nhất là bí thư đảng uỷ, bí thư chi bộ được nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện tốt phương pháp công tác đảng tại cơ sở. Khắc phục tình trạng "bình mới, rượu cũ", tức là doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần, nhưng bộ máy cấp uỷ, nhân sự vẫn không được đổi mới, làm cho tổ chức đảng và doanh nghiệp hoạt động không khác trước là mấy, vai trò làm chủ của các cổ đông và người lao động bị hạn chế.

- Tổ chức đảng phải có đại diện của mình là thành viên HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát tại doanh nghiệp, trong đó chú trọng nhất là thành viên hội đồng quản trị. Về điều kiện hoạt động, tổ chức cơ sở đảng cần nhận được sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước về vốn cổ phần, hoặc có quy định cụ thể về yêu cầu công tác đảng chuyên trách trong doanh nghiệp cổ phần hoá, để chỉ định đảng viên có tiêu chuẩn bầu làm bí thư cấp uỷ và nằm trong HĐQT doanh nghiệp. Từ đó, thông qua vai trò cá nhân đảng viên là người trực tiếp lãnh đạo công tác đảng và tham gia quản lý doanh nghiệp để TCCSĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình là lãnh đạo xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

- Tổ chức đảng phải lựa chọn đúng người đại diện cho mình để đảm nhận trọng trách là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý của doanh nghiệp, trong HĐQT, Ban giám đốc, ban kiểm soát doanh nghiệp. Để khắc phục hiện tượng người đại diện, người của tổ chức đảng được cử vào tham gia quản lý trong doanh nghiệp cổ phần lại hoạt động đơn phương hay chỉ có quan hệ với HĐQT mà xem nhẹ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại doanh nghiệp, đồng thời để nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng, cần phải có kế hoạch lựa chọn những đảng viên có đủ tiêu chuẩn, nhất là có tính đảng cao để bầu làm bí thư cấp uỷ đảng. Việc lựa chọn, đào tạo, bố trí đúng những cán bộ, đảng viên trung thực và có tài phải trở thành yêu cầu số một của công tác cán bộ của Đảng trong công tác đảng ở doanh nghiệp cổ phần hoá hiện nay.

Ở Quảng Bình sau khi chuyển đổi, cổ phần hoá, đa số những người trong TCCSĐ, nắm giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư hoặc cấp uỷ viên đều tham gia trong bộ máy lãnh đạo, hội đồng quản trị, ban giám đốc mới. Đây là thuận lợi lớn để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia thì Đảng đã lựa chọn cán bộ đưa sang quản lý là những người có năng lực, có tính đảng cao.

Tuy nhiên, về lâu dài thì tính đa sở hữu làm cho doanh nghiệp dễ biến dạng, hoạt động TCCSĐ bị hạn chế, khi quyền sở hữu đã khẳng định vị thế

của nó thì thành viên hội đồng quan trị, ban giám đốc hiện tại có thể bị thay đổi, cũng sẽ có những người không phải là đảng viên vẫn giữ vai trò lãnh đạo doanh nghiệp (theo tỷ lệ cổ phần). Vì vậy, ngay từ bây giờ phải chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cấp uỷ viên kế cận, đào tạo và bố trí đảng viên tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp. Muốn vậy, phải có kế hoạch lựa chọn cán bộ trẻ, có đức, có tài, ngoài ra Đảng phải tạo cho họ có sức mạnh về kinh tế mới đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham gia vào ban lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần. Đây là vấn đề rất mới mẻ được đặt ra để dự tính môi trường thuận lợi lâu dài cho hoạt động của TCCSĐ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá.

- Các cấp uỷ viên phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời các chất vấn của cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp; định kỳ làm việc với ban chấp hành các đoàn thể, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ...tiếp thu những chất vấn của họ tham gia với Đảng.

- Công tác của các cấp uỷ viên cần có "một phương pháp khoa học", cần ngăn chặn "chủ nghĩa hình thức, không chú trọng hiệu quả thực tế, hiệu suất công việc"; cự tuyệt với "thói xấu nói suông, nói khoác, nói dối", cần đề xướng "tác phong làm người thật thà, nói lời thật, làm việc thật", cần chú ý phương pháp làm việc khắc phục "chủ nghĩa quan liêu" đang tồn tại, phổ biến trong đời sống chính trị của các TCCSĐ trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá hiện nay.

2.2.4. Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp đã

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 79 - 83)