1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Khai thác các giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang

76 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài:Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển nên việckhai thác vốn văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch là nhu cầu tất yếu khách quan.Hoạt động du lịc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Văn hóa là một thực thể sống động, có sự vận động trong không gian và thờigian Nhìn theo chiều thời gian, văn hóa Việt Nam là một diễn trình lịch sử cónhiều quy luật phát triển của nó Nhìn trong không gian, văn hóa Việt Nam có sựvận động qua các vùng – xứ - miền khác nhau

Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở nước, Việt Nam baogồm nhiều vùng sinh thái khác nhau Năm mươi tư tộc người cùng chung sống hòahợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khảng định Việt Nam là một quốc gia đa tộcngười Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng có những nét tương đồng,

có những nét khác biệt

Ngày nay với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, quá trình giao lưu vàhội nhập của các tộc người trên cùng một quốc gia cũng như trên thế giới diễn rangày càng sôi động hơn Bên cạnh vấn đề hội nhập làm giàu thêm bản sắc văn hóadân tộc mình thì nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa đặc trưng, nguy cơ bị “hòa tan”nền văn hóa là điều đáng quan tâm hơn hết

Bản sắc dân tộc là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền vănhóa dân tộc Nó phân biệt, không nhầm lẫn văn hóa của dân tộc này với các dântộc khác Nó là “căn cước” của một dân tộc Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng

có đặc trưng riêng Những cái riêng ấy sẽ làm phong phú thêm vốn văn hóa củaquốc gia Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu và thẩm nhận giá trị văn hóa các tộc người,xem xem sự hấp dẫn nằm ở đâu, cái phong phú ấy như thế nào là một trong nhữngnguyên nhân khiến cho du lịch ra đời

Hoạt động du lịch mang trong mình nhiều trọng trách quan trọng, góp phầnbảo tồn và thúc đẩy nền văn hóa phát triển Du lịch đem lại nguồn lợi nhuận kinh

tế lớn cho Quốc Gia, đem lại việc làm cho người dân địa phương Tuy nhiên dulịch đòi hỏi phải phát triển theo hướng bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảođảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài:

Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển nên việckhai thác vốn văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch là nhu cầu tất yếu khách quan.Hoạt động du lịch diễn ra ngày càng sôi động, rất nhiều lễ hội và Fescival được tổchức thường xuyên

Du lịch đã tác động đến mọi mặt cả đời sống kinh tế và xã hội nên khôngtránh khỏi nguy cơ làm xáo trộn sinh hoạt văn hóa của cư dân bản địa Trong điều

1 Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 đã nêu : “Du lịch là nghành kinh tế tổnghợp mang nội dung văn hóa sâu sắc” Khai thác tính dân tộc của nền văn hóa phải

đi đôi với việc kế thừa và giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp củadân tộc Không thể phủ nhận rằng nền văn hóa của chúng ta đang đứng trước xuhướng bị “thương mại hóa”, nhiều yếu tố bản sắc văn hóa truyền thống bị phai mờ,lãng quên, thay vào đó là nền văn hóa bị lai tạp Hơn lúc nào hết việc bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa truyền thống là đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối vớiĐảng, Nhà nước, các Ban nghành mà cả với mỗi cá nhân chúng ta

Là một trong những cở sở tiềm năng du lịch của đất nước, nơi có bản sắc vănhóa của các dân tộc đặc sắc Hàm Yên – Tuyên Quang nơi có những tiềm năng vănhóa cần được khai thác hiệu quả Với những kiến thức cơ bản về văn hóa tích lũyđược trên giảng đường và kết hợp với quá trình đi thực tế tại địa phương em nhậnthấy vấn đề văn hóa trong bối cảnh hiện nay là vô cùng quan trọng và ý nghĩa.Được sự đồng ý của khoa Du Lịch và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo

Nguyễn Anh Cường em đã lựa chọn đề tài : “Khai thác các giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Mục tiêu chính của Khóa luận là tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất là tìm hiếu các giá trị văn hóa vật chất của dân tộc Dao Quần Trắngvào phục vụ du lịch tại Hàm Yên, Tuyên Quang

Thứ hai là thực trạng khai thác giá trị văn hóa và những tác động của dulịch đến môi trường xã hội nhân văn của dân tộc Dao Quần Trắng trên địa bànhuyện Hàm Yên

Thứ ba là những định hướng và giải pháp để phát triển du lich tại Hàm yêntheo hướng bền vững, hạn chế sự tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đối với giátrị văn hóa, cảnh quan, môi trường tự nhiên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi xã Yên Phú - huyện HàmYên – Tuyên quang

Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận từ ngày1/3 – 2/5/2013

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu và phân tích những thông tin từsách, báo, tạp chí, luận văn, internet và các tài liệu có liên quan

Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thốngđạt hiệu quả cao trong việc thu thập trực tiếp những số liệu, thông tin trên địa bànnghiên cứu Đây là phương pháp hầu như kháo luận nào cũng cần đến vì quaphương pháp này ta mới tận mắt nhìn thấy được các hoạt động diễn ra tại điểmkhảo sát

Phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và thực hành đã được học trên giảng đường

Trang 4

5 Đóng góp của khóa luận.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên Khóa luận không tránhkhỏi những thiếu sót Tuy nhiên với niềm say mê, vận dụng tối đa khả năng hiểubiết của mình em hi vọng sẽ giúp cho những ai quan tâm đến văn hóa các dân tộcthiểu số có thêm những hiểu biết mới Kết quả nghiên cứu của kháo luận bao gồmnhiều thông tin, những số liệu xác thực có giá trị như một tài liệu để tham khảo

6 Kết cấu của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Khái quát chung về huyện Hàm Yên – Tuyên Quang và văn hóavật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên

Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quầntrắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm khai thác giá trị văn hóa vậtchất của người Dao đối với du lịch tại huyện Hàm Yên

Trang 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HÀM YÊN- TUYÊN QUANG VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI DAO QUẨN TRẮNG TẠI HÀM YÊN

1.1 Khái niệm du lịch và văn hóa vật chất:

Theo như Michaud nhà địa lý học người Pháp, khái niệm vè du lịch được hiểunhư sau : “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ choviệc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi thường xuyên với lý do giải trí,kinhdoanh,sức khỏe,hội họp,thể thao và tôn giáo”

Trong Luật du lịch năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam thì định nghĩa về

du lịch được quy định tại Điều 4 chương I : “Du lịch là các hoạt động có liên quanđến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đápứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu,giải trí,nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”

Trang 6

Du lịch còn có thể được hiểu như : “Du lịch là một tập hợp của các hiện tượngquan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách,các nhà kinh doanh du lịch,chínhquyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón tiếp khách”.

1.1.2 Khái niệm văn hóa vật chất.

Theo quan điểm của nhiều nhà dân tộc học trong và ngoài nước trong việcchia văn hóa thành hai thành tố chính là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.Theo đó nội hàm của văn hóa vật chất rất rộng bao gồm tất cả những gì do conngười sáng tạo ra dưới dạng vật thể trong một thời điểm cụ thể nào đó của lịch sử

1.2 Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21o29’ ÷ 22o42’ vĩ

độ Bắc và 104o50’ ÷ 105o36’ kinh độ Đông

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang

- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên

- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái

Tổng diện tích đất tự nhiên là 586.732,71 ha

Về đơn vị hành chính: tỉnh có 06 huyện và 01 thành phố với 129 xã, 07 phường

và 05 thị trấn Và Hàm Yên là một trong những huyện của tỉnh Tuyên Quang

1.2.1.Vị trí địa lí, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Hàm Yên.

Trang 7

chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.Tháng 12 năm 1975trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, HàmYên là huyện lị của tỉnh Hà Tuyên Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang

và Hà Giang, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Tuyên Quang

c.Diện tích, dân số, giao thông:

Diện tích 907 km2

Dân số là 109.000 người (năm 2008) Huyện lị là thị trấn Tân Yên nằmtrên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang 20 km về hướng tây bắc, huyện cũng

là nơi con sông Lô chảy qua

Huyện Hàm Yên gồm có các dân tộc sau:Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mong…

1.2.2 Tiềm năng du lịch của Hàm Yên.

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, huyện Hàm Yên có nhiều lợi thế phát triển

du lịch: Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn, lễ hội dân gian đặc sắc,nhiều đặc sản nổi tiếng, Quốc lộ 2 đi qua trung tâm huyện, nối liền với tỉnh bạn HàGiang Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách Hiện nay, huyện

đã và đang tập trung từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cácdịch vụ du lịch, phấn đấu đưa du lịch, dịch vụ trở thành một trong những ngànhkinh tế trọng điểm

Phía Nam huyện Hàm Yên tiếp giáp với huyện Yên Sơn, nơi Quốc lộ 2 điqua Cư dân sống 2 bên đường tương đối đông đúc, nhiều dịch vụ phát triển nhưviễn thông, chế biến chè, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống Cửa ngõ phíaBắc, xã Yên Lâm giáp với tỉnh Hà Giang, tỉnh có cửa khẩu giao thương với nướcbạn Trung Quốc Tại vị trí giáp ranh, các hộ dân có nhà bám mặt đường có nhiều

cơ hội phát triển dịch vụ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương Thịtrấn Tân Yên là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, dân cư tập trung đông.Với 8 km bám đường Quốc lộ 2, cư dân nơi đây đã tận dụng lợi thế đó để đầu

tư phát triển nhiều loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công

Trang 8

Hàm Yên hiện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Động Tiên, Thác Lăn, đềnThác Cái (xã Yên Phú); Hồ Khởn (xã Thái Sơn), đền Bắc Mục, đình Thác Cấm (thịtrấn Tân Yên), rừng đặc dụng Cham Chu (xã Minh Hương)

Nhắc đến Hàm Yên là nhắc đến quê hương của Cam sành, của Vịt suối MinhHương Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này là một trong nhữngviệc đã và đang được huyện tích cực triển khai thực hiện Cùng với việc tổ chức lễđón nhận thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” (2007), vừa qua Cam sành Hàm Yên

đã vinh dự được đứng trong top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng, giá trị bậc nhất ViệtNam Hiện nay, diện tích cam toàn huyện lên đến gần 2.500 ha, sản lượng camhàng năm đạt gần 30 nghìn tấn quả Vụ cam năm 2012 cam sành Hàm Yên đã cómặt ở một số siêu thị lớn tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và hầu hết cácchợ đầu mối của các tỉnh miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam Mặc dùsản lượng cam bán ra chưa nhiều, song đây là điểm nhấn cho sản phẩm cam sànhHàm Yên tiếp tục chinh phục thị trường trong những năm tiếp theo Vịt suốiMinh Hương được du khách gần xa biết đến, tìm mua Huyện khuyến khích nôngdân có điều kiện chăn nuôi vịt quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá tạo ranguồn sản phẩm thịt, trứng vịt chất lượng tốt để cung cấp ra thị trường, tạo thêmviệc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân Quy hoạchvùng chăn nuôi vịt tiến tới xây dựng thương hiệu “Vịt Minh Hương”, đưa đàn vịttoàn xã có hơn 20 nghìn con, trong đó duy trì nuôi trên 5.000 con vịt bầu đẻ trứng

và 15 nghìn con vịt thương phẩm, đồng thời mở rộng chăn nuôi vịt bầu tại 2 xãTân Thành và Phù Lưu

Đặc biệt sau gần nửa thế kỷ, Hội chọi trâu Hàm Yên lại được khôi phục trongnhững ngày đầu xuân (mồng 10 và11 tháng Giêng - âm lịch) thu hút hàng vạn dukhách thập phương đến tham gia theo dõi và cổ vũ

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ

2010 - 2015 xác định đến năm 2015, giá trị ngành du lịch, dịch vụ đạt 520 tỷ đồng,tăng bình quân 19,7%/năm; toàn huyện thu hút bình quân trên 100 nghìn lượt

Trang 9

khách du lịch/năm; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sởdịch vụ theo quy hoạch để khai thác lợi thế về dịch vụ dọc theo trục Quốc lộ 2.

1.3 Đặc điểm văn hóa của dân tộc Dao Quần Trắng ở Hàm Yên.

Tên tự gọi:Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).

Tên gọi khác: Mán.

Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại

bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao

Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản),Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).Dân số: 473.945 người

Ngôn ngữ:Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.

Lịch sử:Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt

Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX Họ tự nhận mình

là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến vàthiêng liêng ở người Dao

1.3.1 Nguồn gốc và địa bàn cư trú của Dao quần Trắng.

Dao Quần trắng thuộc nhóm Khố bạch, vào Việt Nam khá sớm( thế kỉ XIII.Trong Bình Hoàng Khoán Điệp gọi nhóm Dao này là “Khố bạch man” Học từ PhúcKiến vào Quảng Yên, ngược lên Lạng sơn, Cao Bằng, Thái Nuyên rồi mới đến TuyênQuang Một bộ phận nhỏ của nhóm này rời Tuyên Quang xuôi về Đoan Hùng( phúthọ) rồi ngược Sông Hồng lên Yên Bái và Lào Cai Nay có tên là Dao Họ

1.3.2 Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội.

a Sinh hoạt kinh tế:

Dao Quần Trắng là nhóm duy nhất có cuộc sống định canh định cư sớm hơncả.Họ ở vùng thấp, nguồn sống chính là làm ruộng nước, đôi nơi còn phát thêmmột ít nương rẫy để trồng bông, tràm và hoa màu

Trang 10

* Nông nghiệp:

Do sống ở vùng thấp nên người Dao Quần Trắng thường sống trong những thunglũng hẹp hay ven các đường quốc lộ, bên cạnh người Tày, Nùng hoặc người Việt.Ruộng nước và ruộng bậc thang là loại hình canh tác chính ở vùng này, ngoài

ra còn có nương bằng hay nương định canh Cách thức làm ruộng của người Daocũng giống như các dân tộc khác ở xung quanh họ Nông cụ có cày chìa vòi (nay

đã có cải tiến), bừa răng gỗ hay răng sắt, dung sức kéo của trâu, bò Đi đôi với loạihình canh tác này còn có hệ thống thủy lợi như: mương phai, đập, cọn…

Người ta bắt đầu phát rẫy từ tháng riêng âm lịch cho tới tháng tư Rừng già,rậm rạp có nhiều cây to và gần nguồn nước là những nơi làm rấy tốt nhất, tuy lúcngả cây có vất vả nhưng đất ở đây vốn có nhiều mùn lại có thêm tro nên rất tốt.Dụng cụ để phát nương không ngoài con dao tư (4 vổ) Rẫy phát rồi để độ hai mươiđến ba mươi ngày mới đốt, nếu đốt quá sớm cây cối còn tươi không cháy hết sẽđược ít tro, tốn nhiều công dọn nương và về sau rẫy có nhiều cỏ Đốt xong khi nàotro than đã nguội nhưng cây, cành chưa cháy hết được thu dọn chất thành đống đểđốt tiếp hoặc được bỏ ra rìa nương Sau đó, tro, than được san đều trên mặt nương

và bắt đầu chọc lỗ gieo hạt.khi reo hạt người ta phân ra thành từng cặp: một nam,một nữ, người Nam đi trước dung gậy chọc thành từng hàng, mỗi lỗ cách nhaukhoảng 30 – 40 cm (nhưng còn tùy từng năm và chất đất của đám rẫy tốt hay xấu màkhoảng cách này có gia giảm chút ít), người Nữ theo sau, ngang hông đeo một cáigiỏ đựng được khoảng 2-3kg thóc, lần lượt bỏ vào mỗi lỗ từ 15 – 20 hạt thóc, rồi lấychân gạt đất vùi kín Ngoài cách tra lỗ này, ngày nay người ta còn sử dụng rộng rãiphương pháp vãi hạt Trước khi vãi hạt, đất cần được chuẩn bị chu đáo hơn rẫy tra

lỗ Lối trồng tỉa này có nhiều ưu điểm nhưng theo đó cũng có nhiều nhược điểmnhất định Nương ít cỏ, đất xốp giữu được ẩm lâu,lúa mọc đều, phát triển nhanh vàđều cây Nhưng vì đất xốp nên mới vãi hạt mà gặp mà mưa to sẽ làm cho đất vãi hạtgiống bị tròi, đầu nương lúa mọc thưa, cuối nương hoặc ở chỗ nào đất trũng lúa lại

Trang 11

mọc quá dày, ngoài ra không thể làm cỏ bằng cào mà phải làm cỏ bằng tay, mỗi klhimưa to gió lớn lúa dễ bị đổ ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch.

Cũng cùng một đám nương, nhiều nơi người ta cũng ứng dụng cả hai lối tỉahạt nói trên Năm thứ nhất thì vãi hạt, các năm sau thì tra lỗ Làm như vậy sẽ pháthuy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của cả hai lối trồng tỉa này

Từ lâu người Dao đã làm quen với kĩ thuật trồng xen canh, ít có đám nương(không kể loại nương nào) chỉ có một loại cây trồng mà bên cạnh cây trồng chínhcòn có các cây hoa màu phụ khác

Trên địa bàn cư trú của người Dao vốn sẵn đồi cỏ, thung lũng và khe suối nênviệc chăn nuôi khá phát triển Mối gia đình chăn nuôi khá nhiều loại gia súc nhưtrâu, bò… và số lượng ngày càng tăng.Nuôi lợn là điểm nổi bật trong chăn nuôicủa người Dao Quần Trắng Tuy kĩ thuật chăn nuôi chưa đạt tới trình độ khoa họccao nhưng ít bị dịch bệnh nên gia súc gia cầm ít bị hao hụt Mật ong cũng đượcngười Dao nuôi nhiều, nhưng sản lượng mật chưa cao Trước đây chăn nuôi chỉ đểlấy thịt, nay chăn nuôi đã có thịt bán cho Nhà nước

* Thủ Công:

Nghề thủ công chưa phát triển, chỉ là nghề phụ gia đình, tính chất tự nhiêntheo mùa (nông nhàn) Sản phẩm thủ công chủ yếu để phục vụ sản xuất nôngnghiệp và sinh hoạt hàng ngày Kĩ thuật sản xuất còn thô sơ, số lượng và chấtlượng còn ít vì còn phụ thuộc vào sự khéo léo của từng cá nhân

Nghề làm vải: trồng bông, kéo sợi, dệt vải và ruộm chàm cũng rất phổ biến ởnhóm Dao Quần trắng, khung cửi của người Dao quần trắng còn khá thô sơ, dệt vải

là công việc riêng của phụ nữ nhưng không thường xuyên, người ta chỉ tranh thủvào những ngày mưa gió không đi nương được hoặc những ngày nhàn rỗi

Trước khi đem may mặc vải được nhuộm chàm, cách chế biến chàm khá phứctạp và nhuộm cũng tốn nhiều công phu:

Cây chàm có hai loại, một loại lá to và một loại lá nhỏ, cây chàm lá nhỏ cóchất lượng màu tốt nên được ưa chuộng hơn Chàm trồng trên nương từ tháng hai,

Trang 12

trong nước và phải qua một quá trình lắng lọc mới được cao chàm Muốn có nướcchàm để nhuộm người ta hòa cao chàm vào nước đun với ngải có thêm một ít nướctro và rượu, khuấy đều dung dịch này khi nào thấy màu bắt vào tay là đãnhuộm được Vải ngâm trong nước chàm khoảng ba giờ thì vớt ra, vắt bớtnước, phơi nơi ít ánh sang gay gắt, làm nhiều lần như vậy khi nào thấy màu vảivừa ý người dùng thì thôi.

Khâu vá thêu thùa cũng là một công việc riêng của phụ nữ, các em gái mớichín, mười tuổi đã phải tập làm công việc này, riêng thêu phải tập luyện nhiều mớithành thạo, mới có khả năng thêu được những bộ quần áo cưới đẹp

Đan lát thường là công việc của đàn ông và cũng được tiến hành vàonhững lúc rảnh rỗi Các đồ đựng đan bằng nan (tre, nứa, giang, mây) đều dongười Dao tự làm lấy

Nghề làm đồ trang sức bằng đồng hay bằng bạc cũng đã có từ lâu trong ngườiDao và cũng có ở Dao quần trắng, xong là nghề gia truyền nên ít người biết, ngườithợ bạc có thể làm được vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích,các loại cúc và các đồ trang sức khác đính trên quần áo Đồ trang sức thường đượcchạm nổi hoặc chạm chìm với nhiều mô-tip rất khéo léo

Nghề rèn cũng có từ lâu nhưng không phổ biến ở người Dao Quần trắng.Ngoài ra còn có nghề làm giấy, nguyên liệu chính để làm giấy của người Dao quầntrắng là rơm rạ, vỏ cây dướng, cây dó chuột, các loại tre nứa…Giấy có ưu điểm làmỏng, mịn, tương đối trắng, ăn mực, không nhòe và giữ được lâu Cho đến nayngười Dao nói chung và Dao quần trắng nói riêng còn giữ được những cuốn sáchcúng, sách hát, gia phả đã ghi từ rất lâu là nhờ có loại giấy này Giấy còn dùng làmpháo và vàng mã

* Săn Bắn:

Săn bắn không chỉ là một nguồn cung cấp thêm thức ăn, cải thiện bữa ăn hàngngày mà còn là biện pháp bảo vệ mùa màng rất có hiệu quả, đồng thời còn là mộtnguồn giả trí vô cùng hứng thú đối với người Dao Quần trắng

Trang 13

Vũ khí săn bắn có súng hỏa mai, sung kíp, nỏ tên thường, tên thuốc độc, naycòn có súng săn hiện đại.

Có hai hình thức săn bắn: Săn cá nhân và săn tập thể

Săn cá nhân: Lối săn này thường được tiến hành vào các buổi chiều Mộtngười với khẩu súng, sục sạo hết rừng này đến rừng khác may gặp con gà rừng,con sóc, con chồn, có khi gặp cả lợn rừng hay gấu…

Săn tập thể: Là hình thức săn hấp dẫn nhất và được nhiều người tham gia.Sauk hi phát hiện dấu chân con thú ở một cánh rừng nào đó hay có thú về phá hoạimột đám nương nào thì cuộc săn được tiến hành Vũ khí săn bắn có: súng, nỏ, giáo,mác, lưới săn và chó săn

Ngoài cách săn bắn người ta còn sử dụng rất nhiều loại bẫy Nguyên lí cấu tạocác loại bẫy thường giống nhau nhưng rất phong phú về mặt loại hình: cắp, bẫy đè,bẫy nỏ hoặc sung, bẫy chọc (chuyên để bắt gấu), bẫy chuồng (chuyên bắt khỉ), bẫythòng lọng, bẫy hố, bẫy sạt…

Lâm thổ sản cũng là một nguồn lợi đáng kể, vào những năm mùa màng bị thấtbát, củ nâu, củ bấu, củ mài, bột nhúc, các loại măng, rau rừng đã giúp cho nhữngngười dân ở đây vượt qua những ngày thiếu thốn…

b Quan hệ xã hội:

Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.Người Dao nói chung và Dao Quần Trắng nói riêng có nhiều họ, phổ biếnnhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có

hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau

Gia đình người Dao Quần trắng là gia đình nhỏ phụ quyền Mỗi gia đình chỉbao gồm một đôi vợ chồng và con cái, có gia đình còn có thêm ông bà Chủ giađình là người cha, nếu người cha đã già yếu thì người con cả thay Những côngviệc hệ trọng trong gia đình đều có sự bàn bạc chung, nhưng quyền quyết định vãnthuộc về người chủ gia đình

Trang 14

* Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ Trẻ sơ sinh được tắm

bằng nước nóng Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuốitrước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sứckhoẻ đứa trẻ Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ

* Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có

hợp nhau không Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khivào nhà, hát trong đám cưới Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái vàbước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai

* Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay Nhà có

người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt.Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình.Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồimới cho vào quan tài Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ ở một số nơi có tục hoảtáng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên

Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với

lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình Lễ tổ chức bangày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi

là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà,ngày thứ ba lễ cấp sắc Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu

* Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là

tuổi chủ gia đình Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng Buổi tối, người ta đàomột hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiềnbạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấuhay tốt Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làmnhà được

* Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ

nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạogiáo Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ

Trang 15

tiên từng gia đình Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đềuphải qua lễ cấp sắc một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang nhữngvết của lễ thành đinh xa xưa.

* Lịch: Người Dao Quần Trắng quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất

và sinh hoạt

* Học:Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao.

Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ

* Văn nghệ:Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện

cổ, bài hát, thơ ca Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vươngrất phổ biến trong người Dao Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi

lễ tôn giáo

* Chơi: Người Dao quần trắng thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.

1.3.3 Những đặc trưng văn hóa tinh thần của dân tộc Dao Quần Trắng ở Hàm Yên – Tuyên Quang.

Ở người Dao nói chung và Dao quần trắng nói riêng còn nhiều tàn dư tôn giáonguyên thủy, nhưng Tam giáo đã biểu hiện rất rõ rẹt , đặc biệt là đạo giáo có nhiềuảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo – tín ngưỡng của người Dao

Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn gọi là vần, khi một thực thể chết thì hồnlìa khỏi xác và biến thành ma Người ta chia ra làm hai loại ma lành và ma dữ Malành ban phúc, ma dữ giáng họa

Người Dao cũng tin rằng người ta có 12 hồn hoặc 3 hồn 7 vía.trong số 12 hồnthì có một hồn chính quyết định sự sống của con người Theo người Dao quầntrắng thì quan niệm rằng hồn chính ở mắt, khi người ta chết đi sẽ không nhìnthấy gì nữa

Họ cũng có khá nhiều tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến nông nghiệp

Lễ cúng nương, lễ cúng vào dịp lập thu, lễ cúng cơm mới, cúng hồn lúa đều lànhững lễ cúng riêng ở từng gia đình Thường trong mỗi khâu sản xuất người

Trang 16

ta thường phải chọn ngày đẹp, giờ tốt rất kĩ lưỡng Các tiết trong một năm(21tiết) đều phải kiêng.

Một trong những lễ cúng không thể thiếu được là lễ cúng thóc giống Trongkhi làm lễ cúng thóc giống nhất thiết không cho ai vào nhà, kể cả bà con họ hàng,

sợ rằng hồn lúa sẽ theo người ấy đi mất Sau khi cúng trong vòng một ngày mộtđêm những người trong gia đình đó cũng không được đến nhà người khác vì sợhồn lúa đi theo và ở lại luôn nhà ấy

Đối với săn bắn khi bắt đầu làm sung người ta cũng phải chọ ngày tốt hay đặcsắc Săn được thú phải cúng thần rừng, thổ công, ma sung và thần săn bắn

Dao quần trắng cũng thờ cúng tổ tiên như nhiều dân tộc khác ở nước ta Mà tổtiên được thờ riêng ở tại gia đình hay tại nhà tộc trưởng Tổ tiên thường được thờtới chín đời, nhưng trong việc thờ cúng hàng ngày người ta chỉ cần khấn đến ông

tổ ba đời Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà

Thờ cúng Bàn Vương (chẩu đàng) cũng thuộc tục thờ cúng tổ tiên, chỉ khácBàn Vương không phải là tổ tiên gần của một vài gia đình hay một vài dòng họ màBàn Vương được quan niệm là thủy tổ của người Dao

Lễ Cấp Sắc của người Dao Quần Trắng:

Cũng như người Dao đỏ thì lễ cấp sắc cũng là một tục lệ rất phổ biến ở Daoquần trắng, tất cả những người đàn ông đều phải qua lễ này Nếu lúc sống chưađược cấp săc sau khi chết con cháu cũng phải làm, cấp sắc là điều bắt buộc, khôngđược cấp sắc thì cũng không được làm thầy cúng, có cấp sắc mới được các thầnthánh công nhận và được cấp âm binh Người được cấp sắc sau khi chết mới được

về với tổ tiên ở Dương Châu và có cấp sắc mới được nhận tên âm, mới có quyềnthờ cúng tổ tiên, mới được xã hội coi là người lớn, nếu không già vẫn bị coi làtrẻ nhỏ và sau khi chết hồn chỉ được về động Đào Hoa Chính vì quan niệmnhư vậy nên tốm kém bao nhiêu gia đình nào có con trai đến tuổi (từ 10 tuổitrở lên) đều phải tổ chức lễ này

Trang 17

Phong tục đón tết của người Dao Quần trắng:

Năm nào cũng vậy, từ đầu năm gia đình người Dao quần trắng trong xã đãphải chuẩn bị một con lợn từ 50 kg trở lên Lợn phải do chính gia đình nuôi chứkhông được mua ở chợ hay nơi khác bởi nếu vậy sẽ không linh ứng và năm đó giađình không gặp may mắn Giờ người Dao quần trắng đã biết chăn nuôi theo hướnghàng hoá nên chuẩn bị lợn, gà, lá bánh, lá dong, giò chả cho ngày tết cũng khôngcòn khó khăn như trước

Bắt đầu từ ngày 28 tết nhà nào cũng phải dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn

bị đầy đủ mọi vật dụng như: tiền, vàng, hoa quả, bánh kẹo giống người Kinh,chuẩn bị các phép, bùa dán vào cổng ra vào 4 góc nhà từ trước tết để tránh đượcbệnh tật, điều xấu xảy ra với gia đình trong suốt một năm mới

Nếu gia đình nào có con gái đi lấy chồng xa thì mổ lợn từ hôm 28 cúng tổtiên, thần linh báo cáo công việc cho con gái mình về làm dâu bên đó được hạnhphúc, bình an suốt cuộc đời, còn nếu lấy chồng gần thì 29 hoặc 30 tết mới mổ lợn.Nghi lễ cúng gia tiên những ngày trước tết cũng giống như người Kinh cúng tấtniên, khác một điều là lợn mổ xong phải để cả con dâng lên cúng trong khoảngthời gian 45 phút, sau đó mới đem chế biến làm giò, chả, nhân bánh

Khoảng thời gian đón giao thừa của người Dao quần trắng từ 2 – 4 giờ sáng.Lúc này chủ nhà sẽ làm lễ cúng và khấn những bài khấn được truyền lại của tổ tiên

từ nhiều đời Nội dung là cầu một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn được may mắn,gia đạo bình an, không có tai ương bệnh tật, nhân dân được ấm no, thái bình và xuađuổi tà ma không đến quẫy nhiễu gia trung Ngày trước còn súng kíp thì người dândùng súng bắn lên trời 3 phát để xua đuổi tà ma, còn ngày nay thì dùng những ốngnứa, ống tre, vầu đốt lên để gây lên những tiếng nổ vang thay cho súng

Khi đã làm xong mọi thủ tục, tất cả mọi gia đình đều mở hết các cánh cửa đểđón một năm mới và đón khí thiêng của đất trời đến với gia đình mình Một nghi lễnữa trong ngày Tết của người Dao quần trắng là lễ cúng vào sáng mồng 1 tết để

Trang 18

cảm tạ đất trời, thần linh, tổ tiên Trước khi làm lễ, các gia đình sẽ cho con trẻ nhàmình từ 8 – 14 tuổi cầm tiền, vàng, hương ra giếng nước đầu làng xin một ít nướctrong mát, tinh khiết về làm lễ cúng.

Mồng 1 Tết là ngày kiêng kỵ nhất với người Dao Quần trắng, trong khi làm

lễ, tất cả mọi người không ai được ra ngoài và đến nhà nhau, bởi họ quan niệm nhưvậy sẽ mang điều xấu đến với gia trung và năm đó họ sẽ gặp nhiều tai ương, vậnhạn Nhưng đến chiều mọi người có thể đi chơi thoải mái Người Dao quần trắngchỉ cũng lễ đến hết sáng ngày mồng 1 Tết sau đó không cúng nữa, lúc này mọingười đều có thể vui chơi thoải mái không phải bận tâm đến bất cứ điều gì

Cứ như vậy, người Dao Quần trắng đón Tết vui xuân đến hết ngày mồng 5 tết,sau đó lại bắt đầu công việc lao động, sản xuất của một năm mới

Lễ Đám chay của người Dao Quần trắng:

Lễ Đám chay, nét văn hóa độc đáo vẫn được người Dao Quần trắng, ở xã

Thái Hòa (Hàm Yên) duy trì như một hình thức để giáo dục thế hệ sau về truyềnthống cội nguồn của dân tộc

Lễ Đám chay thường được tổ chức vào cuối năm hoặc đầu năm mới Ông ChuVăn Kiên, ở thôn Cây Vải, xã Thái Hòa cho biết: Lễ Đám chay của người DaoQuần trắng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc Bà con cho rằng, một người khi sangthế giới bên kia làm cho người sống bối rối mà không lo được đám hiếu chu toàn

Để bù đắp những thiếu sót và bày tỏ sự kính trọng với người đã khuất, gia đìnhngười quá cố làm lễ gọi là lễ Đám chay (thường được tổ chức cho ông bà, cha mẹkhi đã khuất núi) Lễ Đám chay được coi là “cầu nối” để người mới mất nhập tụvới tổ tiên Bà con quan niệm rằng, cái chết chỉ là sự mất đi về thể xác còn linh hồnthì còn mãi Lễ Đám chay là dịp để người sống nhắc lại những đức tính tốt củangười đã mất cho con cháu học tập và noi theo

Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình, có thể 2-3 tháng, thậmchí là 2-3 năm sau khi người thân mất thì tổ chức lễ Đám chay Trong lễ Đám chay

Trang 19

có trống cái, trống con, thanh la, sớ (giấy viết chữ nho về tiểu sử của người đãkhuất) để hành lễ cúng tế linh hồn cho người đã khuất Con cháu, anh em họ mạccùng nhau đóng góp lễ vật để dâng tế Lễ vật chỉ là cân gạo nếp, con gà, chairượu quan trọng là lòng thành của con cháu đối với ông bà, cha mẹ Lễ vật đượcchuẩn bị chu đáo, gia chủ mời thầy tạo về hành lễ Thầy tạo phải là người có tuổi,kiến thức uyên thâm và có uy tín trong cộng đồng

Lễ Đám chay được cử hành dưới sự chứng kiến của con cháu, anh em họ tộc.Một điều đặc sắc nữa là tại lễ Đám chay sẽ công bố năm tới có bao nhiêu con, cháutrong gia đình, dòng họ sẽ được cấp sắc Do đó, không chỉ có người lớn tuổi quantâm đến việc làm lễ Đám chay mà cả thế hệ trẻ cũng rất hào hứng để biết mình đãđược trưởng thành hay chưa

Ngày nay, thực hiện nếp sống văn minh, lễ Đám chay được làm đơn giản,thời gian được rút ngắn nhưng vẫn thể hiện được sự chu đáo của người sốngvới người đã mất

Trang 20

Chương 2

THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG VÀO PHỤC VỤ DU LỊCH

TẠI HÀM YÊN – TUYÊN QUANG

2.1 Những giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên.

2.1.2 Nhà cửa:

Người Dao nói chung có 3 loại hình nhà ở khác nhau: nhà đất, nhà nửa sàn –nửa đất, nhà sàn Giống như các dân tộc khác ở trung du, nhà của người Dao cũnglàm bằng gỗ, tre, nứa, lá, những vật liệu này đều dễ kiếm và có ngay tại những nơi

họ sinh sống Dụng cụ làm nhà, nếu là nhà ngoãm thì chỉ cần con dao tay với cáirìu Nếu là nhà làm với kiểu vì phức tạp và dùng mộng thì cần đến các loại đục,bào và cưa Người Dao không có thợ làm nhà chuyên nghiệp, mọi người trong thôn

xã đều biết làm nhà kể cả phụ nữ

Tương trợ nhau trong việc làm nhà đã là một tập quán lâu đời của người Daonói chung và Dao quần trắng nói riêng, nên mỗi khi trong thôn có ai làm nhà thìmọi gia đình đều tự coi mình có nghĩa vụ phải giúp đỡ: cử người đến làm đỡ, gópthêm nguyên vật liệu

Trang 21

Nhà của người Dao phổ biến là 3 hoặc 4 gian, ít nhà năm gian Vì kèo đơngiản nhất cũng là ở bộ sườn nhà ngoãm Mỗi vì chỉ có hai cột, đầu cột có ngoãm(chân cột chôn thẳng xuống đất), một quá giang, hai bộ kèo đơn Đầu quá gianggác trên ngoãm, đầu kèo ráp vào đầu quá giang và chúng được buộc lại với nhaubằng dây rừng chắc chắn Hai đòn tay cái gác trên đầu quá giang thường phải làmbằng gỗ tốt và dài xuốt các gian.

Ngoài kiểu vì kèo có hai hoặc ba cột cũng có kiểu vì bốn hoặc năm cột làmtheo kiểu vì nhà người Tày hay người Việt

Đối với người Dao Quần trắng thì loại hình Nhà Sàn là phổ biến nhất Vì kèotheo kiểu vì nhà người Việt hoặc kiểu vì kèo cũng giống như kiểu trên nhưng cóthêm một dây néo chỏm kèo với quá giang hay đặt trên quá giang

Xin được giới thiệu một ngôi nhà của người Dao Quần Trắng ở Hàm Yên:Nhà hai gian hai chái, mái lợp bằng lá cọ (lá được cặp thành từng phên như phên

cỏ tranh) Bộ sườn làm theo kiểu nhà người Việt

Thang đặt ở đầu hồi bên trái, gần chân thang có một máng nước và một cáiduộc (gáo nhỏ) để mọi người rửa chân trước khi lên nhà Qua thang lên sàn đểnước Từ sàn này qua cửa chính thì vào trái thứ nhất Chái này gian thứ nhất vàgian thứ hai để thông nhau, chia thành ba hành lang chạy dọc nhà Mặt sàn củahành lang phía trước được lát bằng gỗ và cao hơn hành lang giữa khoảng 20cm.Hành lang ở giữa sàn lát bằng tre đập dập thành từng phá để mỗi kho quét nhà , rácrưởi sẽ lọt qua kẽ sàn

Hành lang phía trước là nơi ngủ của con trai và khách nam Đầu cùng của hànhlang này giáp với đố ngăn với chái bên trái là nơi đặt bàn thờ Hành lang sau, ở gócgiáp sàn để nước là nơi để thóc và cối xay Hành lang giữa, thuộc về gian thứ nhất

có bếp khách, cạnh bếp này thuộc về gian thứ hai là nơi ngủ của ông chủ nhà

Trang 22

Trong chái bên trái, phía trước là nơi ngủ của bà chủ nhà và các con nhỏ, ởgiữa là bếp, giáp vách hậu có chạn bát Qua chái này đến một sàn nứa hẹp, nối liềnnhà chính với nhà phụ.

Nhà phụ chỉ có hai gian Gầm sàn nhốt trâu bò, trên sàn có kho thóc và mộtkhung cửi Trước nhà này có một sàn lộ thiên dùng làm sân phơi

2.1.3 Trang phục, trang sức:

Trang phục cổ truyền của người Dao rất đa dạng về kiểu cách, phong phú vềmàu sắc hoa văn trang trí.Mỗi nhóm Dao trang phục của họ có những nét đặc trưngriêng rất dễ phân biệt

Trang phục của nhóm Dao Quần Trắng:

Quá trình làm ra bộ y phục

a.Vải:

Dao quần trắng từ lâu đã tự làm được vải may mặc Hằng năm vào tháng hai

âm lịch người ta tiến hành phát nương để trồng bông Trong những ngày tra hạt,giữa nương thường được cắm một cây lau để nguyên cả lá, nhưng lá lau được xénhỏ và buộc nút ở đầu lá để cầu mong cây bông sẽ lớn và sai quả

Bông thu hoạch vào tháng 6 – 7 âm lịch Sau khi quả bông đã được phơi khô,người ta tách hạt bông ra khỏi sợi bông bằng cái máy cán bông (tỉ cáo) Bông đãđược tách hạt, sợi bông được dàn mỏng ra sàn nhà làm cho tơi bằng cái bật bông(tàn bông) Bông tiếp tục được đánh thành từng con to bằng ngón tay cái dài khoảng15cm Từ các con bông này người ta dùng cái sa (xà pèng bui) kéo thành sợi

Sợi chỉ có nhỏ và đều hay không là phụ thuộc vào sự khéo léo của người kéosợi Sợi se xong dùng dùng guồng đánh thành con rồi hồ bằng nước cháo gạo.Khung dệt của Dao Quần trắng cũng như Dao họ đã khá tiến bộ, không cònđơn giản như khung dệt của Dao Tiền Khi mắc sợi vào khung dệt, người ta phảichọn ngày “ yếu an” hoặc ngày “ phúc sinh” của các tháng trong năm âm lịch

Trang 23

Dao Quần trắng dệt vải mộc với khổ 40cm x 40cm Ngoài ra người ta còn dệtmột loại vải khổ hẹp có hoa văn để chuyên dùng làm yếm Mọi công việc từ trôngbông, thu hoạch bông cho tới khi có sợi để dệt đều do chị em phụ nữ làm.

b.Nhuộm chàm:

Y phục của Dao quần trắng nam cũng như nữ đều màu chàm (trừ quần của côdâu trong khi làm lễ cưới) Cách chế biến chàm cũng như như cách nhuộm chàmgiống như ở phần trên đã nói

Cách thêu của Dao Quần trắng cũng giống như các nhóm Dao khác

c.Cách cắt may:

Khi cắt quần áo cho ai, người ta không dùng thước đo mà ướm vải trực tiếplên người đó để biết ngắn dài, rộng hẹp bao nhiêu rồi tính số vải cần thiết Sau khicắt xong mảnh vải nào có hoa văn trang trí thì thêu Công đoạn cuối cùng là khâucác mảnh vải lại với nhau thành áo hoặc quần

Bộ nữ phục:

Bộ nữ phục của Dao Quần trắng cũng như Dao Họ gồm có: Khăn đội đầu, áodài, yếm, dây lưng, quần, xà cạp

a.Khăn đội đầu:

Khăn đội đầu của phị nữ Dao Quần trắng là một khăn vuông vải trắng(40cmx40cm) được thêu rất nhiều họa tiết trang trí Mép khăn được viền bằng vảitrắng và vải đỏ từng đoạn ngắn xen nhau Chính giữa khăn thêu một ngôi sao támcánh Từ ngôi sao này có các tia ra bốn góc khăn liên kết với bốn ngôi sao khác

có kích thước nhỏ hơn Kẹp giữa những sao này là những sao nhỏ hơn Các ngôisao đều thêu bằng chỉ đỏ và vàng Đỉnh một góc khăn đính một dải buộc dệtbằng chỉ đen và đỏ

Phụ nữ Dao Quần trắng để tóc dài, vấn khăn ngang như phụ nữ Tày và Việt ởnông thôn trước đây Khi đội khăn được gấp phần ở giữa theo đường chéo làm cho

Trang 24

khăn hẹp bớt rồi đội phủ ra ngoài vành khăn ngang, một góc khăn ở phía trướcchán, một khăn ở phía sau gáy, dây buộc khăn quấn quanh đầu đè lên hai góc nhọnnày, còn hai góc kia thả xuống hai bên tai Đó là cách đội khăn thứ nhất, còn cáchthứ hai cũng tương tự chỉ khác là góc phía trước chán, mỏ nhọn của nó được gàivào bên trong vòng dây quấn quanh đầu.

b.Áo dài:

Áo dài của phụ nữ Dao Quần trắng màu chàm, tay dài, khoét nách, cổ thìa.Nẹp cổ nhỏ được thêu hai đường song song bằng chỉ đỏ, nẹp hai thân trước từ chân

cổ áo xuống tới gấu viền bằng vải trắng và đỏ, hai bên đối nhau Cửa tay áo, nẹp tà

và gấu áo thêu bằng chỉ trắng Áo của phụ nữ Dao Quần trắng thêu rất ít so với áocủa một số nhóm Dao khác Ở thân áo chỉ điểm xuyết một vài họa tiết nơi ngangthân và góc tà, chủ yếu là các hình sao tám cánh Ngoài ra còn một đường thêuchân rết bằng chỉ trắng chạy dọc từ ống tay bày qua vai sang ống tay kia Đườngthêu này đã ít thấy ở áo của Dao họ

Phần thân yếm màu trắng hình chữ nhật được ghép bởi ba khổ vải theo chiềudọc yếm Khổ vải ở giữa được dệt hoa văn chuyên dùng làm yếm, họa tiết trang trí

ở đây chủ yếu là các hình thoi nối nhau liên tiếp bằng chỉ đen Bên dưới mảng hoavăn này là ba hình sao tám cánh bằng chỉ đỏ và đen

Trang 25

Dưới hàng sao này là hai đường gấp khúc bằng chỉ đen và đỏ Nửa dưới củadiềm hai bên thân và gấu của yếm đáp bằng vải đen và đỏ xen nhau Đó là yếm củaDao Quần trắng, còn yếm của Dao họ có khác đôi chút như: bên dưới mảng hoavăn ở giữa yếm thêu bốn hình sao biến thể và hai bên thân yếm, mỗi bên thêu mộthình sao tám cánh bằng chỉ đen và đỏ, diềm thân yếm đáp vải đỏ…

Khi mang yếm, người ta móc hai khuyết đính ở cổ yếm vào đầu của một chiếcvòng cổ và buộc dải ngang thân ra sau lưng

Trang phục trong lễ cưới:

Quần áo của cô dâu Dao Quần trắng về kiểu cách không khác gì quần áothường ngày Trong ngày làm lễ cưới cô dâu phải mặc quần trắng và bên ngoàiquần mặc thêm một cái váy (và chiếc quần trắng chỉ được dùng khi các cô dâu vềnhà chồng Đây cũng là đặc điểm dẫn tới tên gọi của nhóm này) Ngoài ra cô dâucòn đội một cái mũ mà ngày thường không ai dùng, cổ quấn những dải vải dài màu

đỏ và trắng, tay cầm một cái khăn thêu

Cô dâu Dao Họ ăn mặc rất đơn giản không khác gì ngày thường

Mũ của cô dâu Dao Quần Trắng trông giống như một cái bồ đài Xương mũlàm bằng xơ mướp, bên ngoài lớp vải đen Đến nay có mũ ngoài lớp vải đen cònđược phủ một lớp vải màn nhuộm màu đỏ Sống mũ võng xuống nên hai chỏm mũgiống như hai cái sừng Mỗi chỏm mũ đính một chùm chỉ đỏ và vàng Hai bên

Trang 26

thành mũ gắn nhiều mảnh bạc hình bán cầu, hình sao bẩy cánh và cũng là hình saonhư vậy nhưng trong vòng tròn Vành mũ đáp một băng hoa văn dệt bằng chỉ nhiềumàu Khi đội mũ, tóc cô dâu phải quấn quanh đầu rồi đội mũ ra ngoài, hai chỏm

mũ quay về phía hai bên đầu

Khăn vuông (đeo sau cổ áo cô dâu):

Khăn hình vuông (một vuông vải) màu trắng Mép khăn thêu viền bằng chỉ

đỏ Giữa khăn thêu một hình sao tám cánh tỏa tia ra bốn hình sao ở bốn góc khăn.Xung quanh ngôi sao ở trung tâm còn có nhiều họa tiết khác như: hình người,ngựa, cây, hoa lá…

Váy của cô dâu: Váy của cô dâu thuộc loại váy hở bằng vải màu chàm không

có hoa văn trang trí Cạp váy màu xanh, nẹp bên trong bằng vải đỏ

Trang phục của Phù dâu:

Phù dâu Dao Quần trắng mặc quần áo giống cô dâu, nhưng không mặc thêmváy và đội mũ khác cô dâu

Mũ của phù dâu làm bằng gỗ trông giống giống như cái đấu Xung quanhthành mũ và đỉnh mũ gắn nhiều mảnh bạc giống mảnh bạc gắn ở mũ Dao Thanh Y.Sauk hi đội mũ người ta phủ ra ngoài hai cái khăn vuông Mỗi khăn được gấp chéothành hình tam giác cân Khăn thứ nhất quấn vòng quanh thành mũ, góc đỉnh củatam giác trùm qua đỉnh mũ phủ ra phía sau, còn hai góc nhọn gặp nhau ở phía saugáy Khăn thứ hai cũng làm như vậy nhưng đối diện với khăn thứ nhất Cuối cùngngười ta quấn dây vòng quanh mũ để giữ chặt khăn vào thành mũ

Bộ Nam phục.

Trang phục thường ngày:

Bộ nam phục của người Dao Quần trắng cũng như Dao họ rất đơn giản chỉ cókhăn đội đầu, áo ngắn và quần

a.Khăn đội đầu:

Khăn đội đầu của người đàn ông Dao quần trắng là một đoạn vải dài 145cm,rộng 30cm màu chàm hoặc đen Khi đội người ta gấp khăn làm ba theo chiều dọcrồi quấn quanh đầu từ trái qua phải, đầu khăn còn thừa được gài vào trong vànhkhăn Ngày nay khăn này còn ít người sử dụng

Trang 27

Trang phục trong đám cưới:

Trang phục của chú rể có khác trang phục ngày thường đôi chút: khăn độiđầu, áo dài, dây lưng, quần trắng, đeo nhiều đồ trang sức Riêng chú rể Dao họkhông dùng dây lưng nhưng tay phải cầm một cái khăn thêu

Khăn đội đầu: giống với khăn đội đầu thường ngày

Áo dài: của chú rể màu chàm hoặc màu đen, áo năm thân, cổ cao có hò, càikhuy về bên nách phải

Dây lưng: của chú rể Dao Quần trắng là nhiều sợi dây dài 150cm màu vàng

và màu đỏ chặp lại với nhau Dây lưng quấn ngoài áo, hai đầu vắt chéo nhau trướcbụng, phần đầu thừa gài ở hai bên hông

Quần: chú rể Dao Quần trắng mặc quần trắng cắt theo kiểu can đũng hay kiểuchân què không khác gì quần thường dùng hàng ngày

Trang phục của thầy cúng:

Tùy thuộc vào cấp bậc của người thầy cúng và nội dung của các bài cúngtrong quá trình hành lễ mà có sự khác biệt hoặc thay đổi y phục Bộ trang phục củathầy cúng gồm có: mũ, khăn đội đầu, áo dài ngắn tay và áo dài không có tay

Khăn: khăn của thầy cúng Dao Quần trắng bằng vải trắng dài 250cm, rộng40cm Chính giữa khăn thêu một họa tiết hình sao tám cánh bằng chỉ đỏ và đen.Hai đầu khăn là một mảng hoa văn với các băng ngang trong đó có các họa tiết:

Trang 28

hình sao tám cánh, hình cây, hình chữ thọ, đầu khăn được đính nhiều tua dài làmbằng vải màu đỏ, vàng và đen.

Khi đội khăn được gấp làm đôi theo chiều ngang rồi phủ lên đầu, hai đầukhăn bỏ về phía sau gáy Phần khăn ở phía trước vặn xoắn vào nhau rồi tách làmđôi kéo vòng sang hai bên đầu rồi buộc mối phía sau gáy

Cốt mũ làm bằng giấy bồi, bên ngoài bọc vải đen Mũ hình vòng cung, phíatrên nhô lên năm mũi nhọn tựa như năm mỏm núi Trên hai mặt thành mũ, một mặtthêu hình Tam Thanh (Ngọc Thanh ở giữa, Thái Thanh bên phải và Thượng Thanhbên trái), còn mặt bên kia thêu hình hai con phượng chữ thọ Khi đội mũ hình TamThanh về phía trước mặt

Áo: Thầy cúng Dao Quần trắng có hai loại áo khác nhau Áo ngắn tay và áokhông có tay

Áo ngắn tay: Áo màu đỏ, cổ tròn cao 3cm, khoét nách, xẻ tà Áo dài 97cm,rộng 56cm, tay áo dài 16cm Cổ áo, nép ngực, nẹp tà và gấu áo đáp bằng vải đỏ,trắng từng đoạn xen nhau

Áo không có tay: Áo màu chàm, dài 115cm, rộng 92cm, mở ngực, không cài khuy

Cổ áo, nẹp ngực, nẹp tà và gấu đáp vải đỏ Hai thân trước thêu hình rồng,mây, người cưỡi ngựa, hổ Thân sau thêu hình người, chữ thập ngoặc…bằng chỉmàu vàng và xanh

Trang phục trẻ nhỏ:

Các em nhỏ Dao Quần trắng chủ yếu là các e gái đều được mặc bộ đồ cổtruyền giống người lớn, không có y phục riêng

Đồ trang sức và hoa văn trang trí trên trang phục:

Phụ nữ Dao quần Trắng dùng đồ trang sức bằng bạc là chủ yếu, đồng cũng cónhưng ít hơn, gần đây mới có đồ trang sức bằng vàng Phụ nữ hầu như ai cũng cóvòng cổ, vòng tay và nhẫn, ngoài ra còn có bông tai và xà tích Nam giới cũng có

đồ trang sức nhưng ít

Trang 29

Bộ trang phục cổ truyền của Dao Quần trắng cũng như Dao Họ ít được trangtrí so với trang phục của những nhóm Dao khác, màu sắc hoa văn cũng ít sặc sỡhơn, chủ yếu là màu đen và đỏ, màu vàng và xanh cũng có nhưng ít Họa tiếtchủ đạo là hình sao tám cánh, hình người, ngựa, hoa lá, chữ thập ngoặc cũng

có nhưng chỉ là phụ

Đặc biệt là hai họa tiết: hình chữ thọ, hai gà trống chọi nhau (thêu trên khăntay của chú rể Dao Họ) hầu như không thấy ở các nhóm khác Một điểm rất đángchú ý nữa là các mảnh bạc gài trên mũ của phù dâu hoàn toàn giống những mảnhbạc gài trên mũ của phụ nữ nhóm Dao Thanh y và Dao Áo Dài

Là cư dân của nương rẫy, người Dao nói chung và Dao quần trắng nói riêngthường ăn hai bữa chính ở nhà, bữa sáng vào khoảng 6 giờ, bữa tối khoảng 7-8 giờtối Bữa trưa họ thường ăn cơm nắm tại nương rẫy Lương thực chính là gạo, baogồm cả gạo tẻ và gạo nếp Sau gạo, nguồn lương thực quan trọng thứ hai là ngô.Ngô thường được xay thành bột để nấu cháo đặc Ngoài ra, khi thiếu đói họ còntìm các loại củ như củ mài, củ bấu hoặc các loại bột như bột đao, bột báng để chếbiến đồ ăn

Giống như những dân tộc khác người Dao quần trắng cũng đô xôi để ăn trongnhững ngày lễ tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày giađình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc Đặcbiệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu Món ăn đặc biệt phải

kể đến đầu tiên là món thịt chua (thịt lợn muối chua) Món thịt muối chua này ở

Trang 30

nhóm Dao nào cũng có nhưng cách chế biến thì tùy theo từng nhóm Dao và cónhiều công thức chế biến khác nhau tùy khẩu vị của từng người.

Thịt chua của người Dao Quần Trắng thường được làm từ 4 nguyên liệu chínhthịt lợn, riềng, cơm nếp, lá cơm đỏ Ngon nhất là thịt ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ.Người ta đem thịt thái to hay nhỏ tùy theo sở thích, khẩu vị từng người rồi ướp vớimuối, riềng, lá cơm đỏ, cơm nếp (có thể là cơm tẻ) để nguội Nếu muốn thịt chuanhanh được ăn, người ta có thể thái nhỏ miếng thịt và để ở nơi có nhiệt độ cao.Yếu tố quyết định sự khác biệt và tạo nên vị chua của thịt là cơm

Với món thịt chua, việc cho cơm là quan trọng nhất, cần đến đôi bàn tay khéoléo và kinh nghiệm của người chế biến Người ta đem gạo tẻ hay gạo nếp nấu chínthành cơm, sau đó xới ra để nguội và bóp đều vào thịt Ngoài cơm nguội, người tacòn lấy các loại lá như lá cơm đỏ, trầu không, riềng Tất cả đem rửa sạch, để ráonước, giã nhỏ và trộn lẫn với thịt lợn Sau khi thịt lợn được bóp đều với các loạigia vị, người ta tiến hành ủ chua thịt Công đoạn này có thể mất từ 5 ngày đến nửatháng, tùy thuộc vào thời tiết và từng mùa Thịt chua được cho vào vại, chum, rồibuộc kín miệng cho đến ngày thịt đủ độ ngấu thì mới mở ra ăn Tuy nhiên, ngàynay để tiện lợi và dễ dàng cho việc chế biến, vận chuyển, người ta thay thế nhữngcái vại, chum bằng hộp nhựa Thịt muối chua có thể rang, nấu tùy theo sở thích củatừng người Tuy nhiên, điều mà nhiều người thích món ăn độc đáo này là thịt đểlâu ngày nhưng không bị mất màu, mùi vị rất thơm ngon, hấp dẫn

Mỗi dịp tết, bà con dân tộc Dao quần trắng lại mổ lợn, nhà nào kinh tế cònkhó khăn cũng cố gắng chung đụng mấy nhà một con lợn Họ thường để một nửachế biến các món ăn ngày tết, còn một nửa thường làm thịt muối chua Đây là bíquyết của các cụ ngày xưa truyền lại cho các gia đình ở nông thôn không có tủlạnh, thứ nhất giúp thịt để lâu không bị ôi, thứ hai là ăn tết xong, mọi người thường

có cảm giác sợ đồ có mỡ nên làm thịt chua vừa dễ ăn và không ngấy

Thịt lợn muối chua có đặc trưng là có vị chua, mềm mà không dai, không béongấy của thịt mỡ Thay vào đó là vị đậm đà của thịt hòa cùng vị cay cay của riềng,

Trang 31

vị thơm của lá cơm đỏ, trầu không, cơm nếp, đặc biệt là vị chua hòa lẫn vị mặn củamuối đã tạo cho món ăn có hương vị thật độc đáo, khó quên Thịt muối chuathường được ăn cùng rau sống Đây là món ăn truyền thống của người Dao nóichung và Dao Quần trắng nói riêng trong những ngày lễ, tết, còn ngày thường chỉdùng để tiếp khách quý.

Ngoài các nguồn lương thực chính là gạo và ngô, người Dao cũng có nhiềumón chế biến từ thịt và cá rất đa dạng trong những bữa ăn thường ngày

Họ cũng để dành thịt bằng cách phơi khô hay xấy khói trên gác bếp

Trong ngày thường:

Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem xào

gừng và nghệ Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước vàthường cho thêm gừng Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đemxào chín với gừng Chỉ có lòng gan lợn thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xàokhô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu Trườnghợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế,

gừng, sả

Món luộc: Để làm món thịt luộc, người Dao quần trắng thường rửa sạch thịt

và cắt thành miếng to bằng bàn tay Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủrồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chínđều thì vớt ra Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với raungót, mồng tơi Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếngnhà xếp vào bát, đĩa hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối

Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao quần trắng ưa thích Món thịt hầm

thường phải có thêm những thứ bổ trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậutương, su hào Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vịnhư rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng

Trang 32

Trong các món ăn của người Dao Quần trắng nếu so sánh với các món xào,luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít Họ rất thích ăn thịt lợnnạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũngđược đem nấu canh Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miếndong, nấu xương lợn với bí đao Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đemnấu canh với gia vị Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuấthiện nhiều món thịt nấu Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặtđuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.

Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản Khi thấy chảo nóng thì cho

mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chínthì vớt ra

Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người họ có thói quen lấy ít gan có cả

mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng.Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọingười cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn

Đối với các món rau, trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canhmặn hoặc nhạt là món chính Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấucanh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng,mướp, bầu, bí, khoai sọ Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non củacây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được xào, ít dùng nấu canh Tuy gọi là rau xàonhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tránh cho rau bị cháy Hiệnnay, do ảnh hưởng văn hoá, người Dao cũng ưa thích món rau luộc Rất nhiều loạirau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền được họ đem luộc ăn với nước chấm.Đặc biệt là rau cải nương rất được người Dao Quần trắng ưa chuộng Sau mỗimùa đốt nương rẫy hộ thường để lại một chỗ đất tốt, có nhiều do để quãi hạt raucải, vì vậy rau mọc tốt và ăn rất ngon

Trang 33

Người Dao quần trắng có tập quán uống rượu từ lâu đời Tuy vậy, chỉ có đànông là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc

để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè

Nước uống thường ngày của người họ là nước lã đun sôi với một loại rễ, lácây rừng hoặc hạt vối, vừa mát vừa bổ Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tựtrồng chè nên nước chè xanh cũng bắt đầu trở thành đồ uống phổ biến của họ.Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đềuphải ngồi vào mâm cùng ăn uống Về vị trí ngồi, hàng phía trên là nơi ngồi của đànông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con Việcchia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặccác thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm Tuy vậy, hiện nay cũng

có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận tiện Khi đó,mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong giankhách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi

Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma,

có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quáncộng đồng quy định

Trong đám cưới:

Thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấuvới một số món như măng, đậu tương hầm Nhìn chung, nếu đám cưới to thì cókhá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên Đán

Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cásuối và thịt sóc để cúng lễ

Còn trong đám ma :

Có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủnấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn Về cách sắp xếp số lượng ngườingồi ăn trong mâm, vị trí ngồi, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, chỗ ngồi theotuổi tác và địa vị của khách…

Trang 34

2.2 Vai trò văn hóa của dân tộc Dao Quần trắng đối với hoạt động du lịch ở Hàm Yên, Tuyên Quang

Hàm Yên vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, với nhiều dân tộc cùng sinhsống như: Kinh, Dao, Tày, Nùng, H’mông… Trong những năm gần đây, với tiềmnăng, thế mạnh phát triển du lịch Hàm Yên đang tập trrung chú trọng đẩy mạnhphát triển du lịch địa phương gắn với việc bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi dântộc có thể nói các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây đượcxem như một tài sản vô giá trong quá trình phát triển văn hóa xã hội nói chung vàkinh tế du lịch nói riêng của Hàm Yên cũng như của đất nước

Trong Điều 3 và Điều 8 Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam năm 1999 đã nêu ra rằng:

“Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịchtheo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóathuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam”

“Nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảnsắc văn hóa thuần phong mĩ tục của dân tộc, làm phương hại đến chủ quyền quốcgia, quốc phòng, trật tự an ninh, an toàn xã hội”

Giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mĩ tục của mỗi dân tộc là bản sắcriêng có, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Ngày nay quá trình phát triểnkinh tế xã hội diễn ra nhanh chóng hơn làm tăng nguy cơ mai một nền văn hóatruyền thống Hơn lúc nào hết đòi hỏi phát triển du lịch cũng phải gắn với việc bảo

vệ môi trường, xã hội trong sạch Cần có biện pháp tổ chức quản lí chặt chẽ đểngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môitrường văn hóa xã hội của địa phương

Bên cạnh những tiềm năng về du lịch tự nhiên thuận lợi, yếu tố bản sắc vănhóa truyền thống của dân tộc Dao Quần trắng nói riêng và các dân tộc khác nóichung đã và đang là nét hấp dẫn khách du lịch Nhận biết được điều này Uỷ BanNhân Dân tỉnh Tuyên Quang, Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Tuyên

Trang 35

Quang, Sở Du Lịch và Thương Mại tỉnh Tuyên Quang, Phòng Thương Mại và DuLịch huyện Hàm Yên đã phát huy tối đa sức mạnh của vùng vào hoạt động du lịch,với sự đầu tư đồng bộ cho nghành du lịch Hàm Yên sẽ thu hút được nhiều hơn nữakhách du lịch trong nước và nước ngoài, tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm,đưa du lịch trở thành nghành kinh tế quan trọng của huyện.

2.3 Các hoạt động văn hóa của người Dao trong phục vụ du lịch tại Hàm Yên.

Chỉ cách thành phố Tuyên Quang hơn 55km dọc theo quốc lộ 2 về phía Bắc,quần thể Động Tiên thuộc thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên baogồm bảy động là Động Tiên, động Thiên Đình, động Đàn Đá, động Thiên Cung,động Tam Cung, động Thạch Sanh, động Âm Phủ, xếp thành hình vòng cung.Đến thăm Động Tiên, du khách sẽ được đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiênkhác, rồi trầm trồ trước vẻ đẹp hoang sơ, lộng lẫy của tạo hóa

Khác với các động khác, Động Tiên nằm gần đỉnh núi, sau khi leo lên hơntrăm bậc đá nhuốm màu rêu xanh du khách sẽ gặp ngay cổng đá lớn Tại đây dukhách được trải tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cả một vùng núi non rộng lớn,được tận hưởng làm gió mát trong lành của trời đất

Theo những bậc đá đi vào lòng hang, du khách sẽ bắt gặp những khoảng trốngtrông như những ô cửa sổ Vào ngày nắng, ánh sáng từ cửa hang rọi xuống trông nhưnhững chiếc đèn pha cực lớn soi vào lòng hang hun hút tạo nên vẻ huyền ảo, lạ mắt.Cùng với thời gian hàng triệu năm, với sự bào mòn của nước, của gió, nhữngkhối nhũ đá được kết tinh tạo nên những hình hài của vạn vật trần gian Trên vòm

đá cao, rộng là hình một linh điểu xòe đuôi cánh rộng đang cắp một nàng thiếu nữbay vào cửa hang gợi cho du khách nhớ về câu chuyện cổ tích Thạch Sanh Bêndưới là khối đá như hình Phật Bà Quan Âm ngự trên toà sen và hình các vị La Hánbên cạnh các hình voi chầu, hổ phục cùng với nhiều hình thù các con vật khác Vào trong chính động, ta gặp một thạch trụ cột đá chống trời tạc trần, thạchtrụ mầu sắc lung linh huyền ảo Phía sau thạch trụ, sừng sững khối đá cẩm thạch

Trang 36

hình một phụ nữ mang thai Vào đến vách động trong cùng, ta thấy ban thờ Tiênnăm tầng Ngự trên bàn thờ tiên là Nàng tiên thứ bảy đang trong tư thế thành tâmcầu nguyện, vẻ mặt ưu tư toát lên sự bao dung đôn hậu.

Tiếp tục cuộc hành trình du khách sẽ chinh phục đỉnh cao của ngọn núi đểchiêm ngưỡng Thần Kim Quy Ngài ngự trên cao, đầu hướng về phương nam Dukhách không quên chạm tay vào Thần Kim Quy để cầu mong sự may mắn an lànhbản thân, gia đình, bạn bè; phóng xa tầm mắt thưởng thức sự bao la của trời đất,sông nước cùng với muôn sắc màu của núi rừng với những bông hoa chuối rực rỡgiữa màu xanh đại ngàn của núi rừng

Vào thăm động Thiên Đình, du khách sẽ chiêm ngưỡng những cột đá hoacương lấp lánh như một cung điện cổ, cùng âm thanh vang vọng, du dương, trầmbổng khi những luồng gió thổi vào những vách đá như lời mời, cuốn hút du khách Rời động Thiên Đình, du khách tiếp tục khám phá những bí ẩn của động Đàn

Đá, động Thiên Cung, động Thạch Sanh, động Âm Phủ… với vô số lớp nhũ đá caothấp muôn hình muôn vẻ Nhũ đá trong hang có khả năng thay đổi màu sắc theoánh sáng mặt trời, buổi sáng có màu hồng, buổi trưa lấp lánh như pha lê, khi hoànghôn màu đỏ thẫm Có những phiến đá được xếp thành hàng như đàn đá, khi gõ nhẹchúng phát ra âm thanh lạ tai

Cuối cuộc hành trình, du khách sẽ đứng lại ở Hang Tôm, tương truyền đâychính là nơi nàng tiên dừng chân tắm gội, gột bỏ bụi trần trước khi trở về tiên giới

Du khách được thưởng thức dòng nước trong mát chảy ra từ trong lòng núi,không khí trong lành mát mẻ, xua đi những mệt nhọc sau một hành trình khám phácõi thần tiên

Có lẽ chính vì vẻ đẹp huyền ảo như vậy mà quần thể Động Tiên mới có nhiềutruyền thuyết đến thế Đến đây du khách sẽ nghe chuyện tình cảm động của chàngthanh niên mồ côi và con gái thứ 7 của Ngọc Hoàng (nàng Tiên Út), cũng như sựtích gắn với mỗi địa danh nơi đây

Không chỉ có cảnh quan độc đáo, vào dịp đầu năm, khi lễ hội Lễ hộiĐộng Tiên diễn ra, du khách còn được sống trong không gian văn hóa đa sắcmàu hơn 10 dân tộc nơi đây

Trang 37

Lễ hội Động Tiên:

Đây là Lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Hàm Yên được tổchức vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu một năm mớimưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc và quảng bánhững sản phẩm nông sản truyền thống của địa phương Ngay từ 7 giờ sáng, khu ditích thắng cảnh quốc gia Động Tiên đã chật kín du khách Động Tiên thuộc thôn 2Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên là một cảnh quan hữu tình với nhiềuhang động kỳ thú Tham quan nơi đây, du khách được khám phá sự huyền bí, hùng

vĩ của núi rừng, được nghe câu chuyện tình cảm động giữa nàng tiên thứ bảy vớichàng trai mồ côi

Đúng 9h lễ tế Đình Hoàng Làng và lễ Dâng hương được diễn ra trong khôngkhí trang trọng, các mâm lễ vật được các tràng trai cô gái người H’Mông, Dao,Tày,Nùng, Cao Lan dâng lên Thành Hoàng Làng.Sau tiếng trống Lễ khai hội sẽ phátlộc cho du khách, và nhận những quả còn chúc phúc cho một năm mới vui vẻ vàmay mắn,tiếp đó là chương trình khúc hát du xuân do các nghệ sĩ Câu lạc bộ quan

họ tỉnh Bắc Ninh biểu diễn và các hoạt động Triển lãm, giới thiệu, trưng bày, muabán sản phẩm đồng quê

Tại lễ hội, du khách được thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của các dântộc nơi qua các phong tục tế lễ truyền thống, những làn điệu dân ca, các hoạt độngvăn hóa thể thao như đánh cờ người, bịt mắt bắt dê, đánh quay, thi đấu bóngchuyền, chọi dê, thi trâu khoẻ trâu tốt, thi leo núi, kéo co, thi vẽ tranh Động Tiên,thi múa khèn Mông

Ngoài ra du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản khắp cácvùng được đồng bào mang đến như: rượu Cham Chu Ba Núi Bảy Đèo của đồngbào Dao Tiền, xã Minh Hương chưng cất từ men lá rừng Cham Chu; nhấm nhápthịt trâu khô xã Yên Phú, đặc sản chế biến từ vịt bầu Minh Hương; cơm lam từ gạonếp, gạo tám thơm của Phù Lưu, Minh Hương; món cá chép ruộng đặc sản của

Trang 38

Nhân Mục; rượu tầm gửi cây nghiến của đồng bào Dao Đỏ xã Minh Khương,Thắng cố ngựa, Dê…

Du khách còn có thể mua các dược liệu quý của đồng bào dân tộc xã Bạch

xa, Minh Dân, mật ong rừng xã Yên Thuận, Minh Khương, Bạch Xa, Thành Long

về làm quà

Tại đây, du khách còn được tham dự chợ quê với những món ăn, sản vật nổitiếng được kết tinh từ đất trời Hàm Yên Chợ quê là nơi 18 xã, thị trấn trong huyệntrưng bày các sản vật nông lâm sản của địa phương như thịt mắm chua, trứng gà ri,ngô nếp, bí đỏ, đỗ xanh, các loại bánh nẳng, bánh sừng bò, bánh dứa

Lễ hội Động Tiên và Chợ Quê diễn ra nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóatruyền thống và là nơi hội tụ của bà con các dân tộc vào mỗi dịp đầu xuân

Trong đó không thể thiếu những các dân tộc cùng sinh sống tại Hàm yên vànhững vùng lân cận, đặc biệt là những chàng trai, cô gái dan tộc Dao Quần trắng,

họ đến không chỉ để du xuân, vui chơi mà còn tham gia vào những hoạt động vănhóa tâm linh như: Lễ tế Đình Hoàng Làng và rước lễ dâng hương tại Động Tiên

Họ cũng bày bán những sản vật do mình làm ra như: Cơm Lam, đặc biệt họcũng bày bán những bộ trang phục, khăn, phụ kiện kèm theo do chính những côgái Dao Quần trắng làm nên.những cô gái, chàng trai người Dao còn tham gia vàocác trò chơi dân gian như đánh Đáo,đu quay, đi Cà Kheo, đặc biệt là trò chơi némcòn được tổ chức hàng năm ở lễ hội, và là một trong những trò chơi không thểthiếu tại Lễ hội Động Tiên

Bày bán cả những loại thuốc bắc: Thuốc của đồng bào là các loại rễ, lá, củthực vật trong rừng, một số cây thuốc hiếm còn được trồng ngay trong vườn nhàhoặc trên nương Ngoài ra, nhiều vị thuốc còn lấy từ một số bộ phận của các convật săn bắt được như: Mật gấu, dạ dầy nhím, dạ dày non, mật trăn thậm trí lấyngay từ các chất thải của con người như nước tiểu, nhau trẻ sơ sinh Các loại thuốccủa đồng bào chia làm ba loại: Thuốc bổ, thuốc độc và thuốc chữa bệnh Các bài

Ngày đăng: 20/04/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w