Định hướng phát triển du lịch của huyện, tỉnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Khai thác các giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang (Trang 48)

6. Kết cấu của Khóa luận

3.1. Định hướng phát triển du lịch của huyện, tỉnh

Phát triển du lịch trở thành nghành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khảng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, anh ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các huyện, thành phố, tăng cường liên kết phát triển du lịch.

3.1.1.Định hướng phát triển thị trường khách du lịch:

Căn cứ thực tế phát triển thị trường du lịch của tỉnh Tuyên Quang vừa qua, xu thế phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường, định hướng thị trường khách du lịch Tuyên Quang từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phân theo các thị trường cơ bản.

3.1.2.Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch.

Căn cứ đặc điểm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và nhu cầu thị trường khách du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch Tuyên Quang, trên

cơ sở kế thừa các định hướng của quy hoạch du lịch 2005 có mở rộng, bổ sung và phát triển một số loại hình du lịch, tập trung vào các nội dung có tính chất đặc thù của Tuyên Quang như sau.

Du lịch văn hóa lịch sử (Du lịch về nguồn hoặc hoài niệm):

Khai thác các giá trị của hệ thống di tích cách mạng dày đặc ở Tuyên Quang. Trong đó tập chung xây dựng các tour du lịch thăm quan nghiên cứu lịch sử cách mạng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, kết nối với ATK Định Hóa (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn).

Tour du lịch thăm quan di tích cách mạng tại Kim Quan, Đá Bàn (Yên Sơn) – Kim Bình (Chiêm Hóa).

Tour thăm quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Tuyên Quang.

Du lịch sinh thái:

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của Tuyên quang trong đó hạt nhân là khu vực lòng hồ Thủy Điện Tuyên Quang (Na Hang) và hệ thống sinh thái nông nghiệp gắn với các làng nghề, các làng văn hóa dân tộc thiểu số. Cụ thể xây dựng các tour:

Du lịch bằng thuyền trên mặt hồ, tham quan, ngắm cảnh và tham dự các hoạt động sinh hoạt văn hóa trên song nước, thưởng thức ẩm thực, câu cá…

Tour du lịch thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên, thăm quan các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, H’Mông…

Tour du lịch khám phá, mạo hiểm như leo núi, vượt thác…

Du lịch nghỉ dưỡng:

Khai thác tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của Tuyên Quang. Trong đó tập trung cho khu suối khoáng Mỹ Lâm. Sản phẩm du lịch chính là tắm nước khoáng, bùn khoáng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ngoài ra xây dựng các tour du lịch thăm quan các làng văn hóa dân tộc Cao Lan, Dao Quần Trắng.

Du lịch dịch vụ gắn với các đô thị:

Các sản phẩm du lịch dịch vụ gắn với đô thị tập trung ở thành phố Tuyên Quang. Sản Phẩm gồm: Các quần thể vui chơi giải trí được thiết kế hiện đại, các khu bảo tồn văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, các khách sạn, nhà hàng cao cấp, các sân khấu biểu diễn nghệ thuật hoành tráng, các phương tiện giao thông hiện đại, văn minh, các khu mua sắm tiện lợi, giá cả phù hợp…

Ngoài các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Tuyên Quang, cần phát triển thêm các loại hình du lịch sau:

Du lịch thể thao cao cấp, du lịch vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng – Homestay, du lịch tâm linh tín ngưỡng và các sản phẩm du lịch bổ trợ

Một phần của tài liệu tiểu luận Khai thác các giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang (Trang 48)

w