0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Bảng 2.10: Tìm hiểu đặc điểm và chính sách kế toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN SS THỰC HIỆN (Trang 70 -70 )

trên hóa đơn với số liệu trên sổ nhận hàng, chứng từ vận chuyển, hợp đồng thương mại

- Kiểm tra giá mua và việc quy đổi ngoại tệ

Mỗi giao dịch

- Đối chiếu giá bán trên hóa đơn mua hàng với Bảng giá áp dụng tại thời điểm đó, xem xét dấu hiệu kiểm soát trên HĐ 3. Tính “phân loại và hạch toán đúng đắn” các nghiệp vụ mua hàng, thanh toán

- Kiểm tra nội dung ghi chép trên Hóa đơn bán hàng

- Kiểm tra sơ đồ hạch toán có đảm bảo đúng quan hệ đối ứng và số tiền Mỗi giao dịch - Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản

- Kiểm tra sự vi phạm qui chế KSNB về việc ghi sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại 4. Tính “hạch toán đầy đủ, đúng kì” của các nghiệp vụ mua hàng, thanh toán

- So sánh số lượng hóa đơn với số lượng bút toán ghi nhận mua hàng, thanh toán - Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinh nghiệp vụ và ngày ghi sổ nghiệp vụ

Mỗi giao dịch lớn

- Kiểm tra việc đánh số liên tục của các chứng từ, tính liên tục trong nhật kí mua hàng, .... - Kiểm tra ngày tháng trên chứng từ và ngày tháng ghi sổ với ngày tháng phân kì

KẾT LUẬN

1. KTV tin tưởng hệ thống KSNB của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền có thể ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu?

Không

Cao

Trung bình

Thấp

3. Mức độ thực hiện phương pháp khảo sát cơ bản

Cao

Trung bình

Thấp

KTV kết luận về hoạt động KSNB của khách hàng A đối với chu trình bán hàng, phải trả và trả tiền là có hiệu quả, đánh giá được rủi ro kiểm soát đối với chu kì này là Trung bình, từ đó xác định mức độ thực hiện phương pháp khảo sát cơ bản là Trung bình.

b. Kiểm tra hệ thống KSNB kết hợp với kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số

Tại S&S, ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, kỹ thuật thử nghiệm chi tiết về kiểm soát được thực hiện kết hợp cùng với kỹ thuật khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dư. Các KTV phụ trách kiểm tra cơ bản phần hành nào đồng thời sẽ kiểm tra kiểm soát đối với khoản mục đó. Các thủ tục chủ yếu:

- Kiểm tra từng mẫu trên các chứng từ như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi; giấy báo nợ, giấy báo có...;

- Phỏng vấn Ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc các bộ phận liên quan về quy trình thực hiện các bước kiểm soát trong từng khoản mục;

- Quan sát trực tiếp việc thực hiện các bước kiểm soát tại đơn vị khách hàng A.

Các bằng chứng thu được giúp các KTV đánh giá tính đầy đủ, phù hợp và hiệu lực và hiệu quả trong các bước kiểm soát của khách hàng đối với từng khoản mục trên BCTC.

 Kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu

Trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu KTV phụ trách phần hành này cũng đồng thời kiểm tra hệ thống KSNB liên quan đến khoản mục doanh thu. KTV thực hiện qua các bước:

- Kiểm tra tính nhất quán của việc ghi nhận doanh thu, sự phù hợp với chế độ và chuẩn mực kế toán bằng các thủ tục như nghiên cứu các chính sách ghi nhận doanh thu mà công ty đang áp dụng, phỏng vấn bộ phận kế toán…

- Chọn mẫu các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu để kiểm tra, đối chiếu đến các chứng từ. KTV xác định tỉ lệ mẫu chọn là 70% tổng doanh thu trong kì, từ đó tính ra được giá trị mẫu chọn cần kiểm tra.

- Kiểm tra, đối chiếu chứng từ như các hóa đơn, tờ khai xuất khẩu, phiếu xuất kho với nghiệp vụ đã ghi nhận doanh thu để đánh giá tính ghi sổ có căn cứ và phê chuẩn đúng đắn, tính chính xác số học.

Kết quả của thủ tục được trình bày trên giấy tờ làm việc: Kiểm tra chi tiết doanh thu

Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết doanh thu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – KIỂM TOÁN S&S

Tên khách hàng: Công ty TNHH A

Ngày khóa sổ: 31/12/2013

Nội dung: KIỂM TRA CHI TIẾT DOANH THU

G163

Tên Ngày

Người thực hiện ĐVC 15/01/2014 Người soát xét 1 TVB 16/01/2014 Người soát xét 2 NTA 16/01/2014

I. MỤC TIÊU: Đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, có căn cứ hợp lý, phê chuẩn đúng đắn và chính xác số học.

II. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra các nguyên tắc kế toán có áp dụng nhất quán với năm trước, phù hợp với quy định, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Hoạt động kinh doanh chính: gia công, sản xuất hàng may mặc.

- Chính sách ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn cả 5 điều kiện sau:

+ Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Quy trình ghi nhận doanh thu và căn cứ ghi nhận doanh thu

+ Căn cứ vào đơn hàng (phòng sản xuất theo dõi); Công ty tiến hành sản xuất và xuất hàng

+ Căn cứ lượng hàng xuất đi; phòng sản xuất thông báo cho phòng XNK để xuất tờ khai

+ Phòng kế toán căn cứ tờ khai xuất khẩu; check lượng hàng xuất với phòng sản xuất + Khi có Bill of lading: Phòng kế toán sẽ xuất hóa đơn và ghi nhận Doanh thu 2. Chọn mẫu các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, kiểm tra chứng từ hồ sơ

Chọn mẫu kiểm tra Số tiền

Doanh thu trong kỳ 1,001,285,000

Tỷ lệ chọn mẫu 70%

Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Kiểm tra chứng từ <1> <2> <3>

14/12/2013 HĐ12/12-0013 Gia công quần áo theo tờ khai 14135 131 3,861,511 v v v 14/12/2013 HĐ12/12-0014 Gia công quần áo theo tờ khai 14217 131 2,574,341 v v v 14/12/2013 HĐ12/12-0013 Gia công quần áo theo tờ khai 14135 131 3,089,209 v v v 14/12/2013 HĐ12/12-0013 Gia công quần áo theo tờ khai 14135 131 20,594,726 v v v 14/12/2013 HĐ12/12-0017 Gia công quần áo theo tờ khai 14201 131 18,535,254 v v v 14/12/2013 HĐ12/12-0014 Gia công quần áo theo tờ khai 14217 131 105,033,105 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 12,356,836 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 6,178,418 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 156,519,921 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 27,802,881 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 25,743,408 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 6,178,418 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 50,089,209 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 166,817,284 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 28,317,749 v v v 15/12/2013 HĐ12/12-0018 Gia công quần áo theo tờ khai 14358 131 12,099,402 v v v 18/12/2013 HĐ12/12-0019 Gia công quần áo theo tờ khai 14506 131 1,544,604 v v v 20/12/2013 HĐ12/12-0020 Gia công quần áo theo tờ khai 14649 131 3,089,209 v v v 20/12/2013 HĐ12/12-0020 Gia công quần áo theo tờ khai 14649 131 50,544,604 v v v

Tổng 700,970,089

Ghi chú:

<1> Tờ khai xuất khẩu <2> Hợp đồng <3> :Phiếu xuất kho X Chứng từ không thoả mãn V : chứng từ thỏa mãn

Kết luận cuối cùng KTV đưa ra về các bước kiểm soát đối với khoản mục doanh thu là tương đối chặt chẽ, có hiệu quả và được vận hành thường xuyên, liên tục. Kết luận này không được lập riêng mà được lập cùng giấy tờ làm việc với kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu.

 Với khoản mục hàng tồn kho

Với khoản mục này, KTV đánh giá đây là một khoản mục quan trọng bởi vì đặc điểm về ngành nghề của công ty A là gia công hàng may mặc nên số lượng hàng tồn kho lớn và có tính chất phức tạp. Trong khi kiểm tra chi tiết khoản mục hàng tồn kho, KTV đồng thời khảo sát KSNB đối với khoản mục này trên các khía cạnh: phương pháp kế toán, phương pháp tính giá hàng tồn kho; các chính sách kiểm soát hàng tồn kho bằng các kĩ thuật như: phỏng vấn Ban giám đốc, thủ kho, kế toán hàng tồn kho; quan sát việc quy trình kiểm soát lập phiếu nhập, xuất hàng,…

Kết quả nghiên cứu được trình bày, mô tả trên giấy tờ làm việc: Tìm hiểu đặc điểm và chính sách kế toán hàng tồn kho

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM

TOÁN S&S Mã số: [ D540.1 ]

Khách hàng: Công ty TNHH A Người thực hiện TVB 16/01/2014 Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Người soát xét 1 NTA 19/01/2014 Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm và chính

sách kế toán hàng tồn kho Người soát xét 2 LSH 20/01/2014

Mục tiêu: Đảm bảo chính sách kế toán được áp dụng phù hợp và nhất quán

Công việc: Tìm hiểu,đánh giá việc áp dụng chính sách kế toán tại đơn vị

1. Hoạt động của công ty?

2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho?

- Đơn vị thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho?

4. Hàng tồn kho của đơn vị gồm những gì?

- Hàng tồn kho tại đơn vị bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang và thành phẩm

5. Mô tả chính sách về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

6. Mô tả chính sách kiểm soát hàng tồn kho - Trong việc ghi chép hàng tồn kho

Các bằng chứng thu được giúp KTV đưa ra kết luận về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB đối với khoản mục hàng tồn kho. Kết luận được lập đồng thời với kiểm tra chi tiết khoản mục hàng tồn kho.

2.2.2.4. Tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, các KTV thực hiện các bước công việc:

- Tổng hợp các yếu kém của hệ thống KSNB đã thu thập trong quá trình kiểm toán như các vấn đề về khoản phải thu: chưa thực hiện đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm; chưa hiểu rõ về những quy định, thông tư về hạch toán tỷ giá hối đoái dẫn đến hạch toán sai,...

- Đánh giá, nêu những ảnh hưởng của những sai sót đó đối với BCTC và đưa ra giải pháp hoàn thiện những yếu kém này trong Thư quản lý.

Công ty S&S không thực hiện đánh giá lại mức độ thỏa mãn về kiểm soát.

Bảng 2.11: Thư quản lý

Kính gửi: Ông Tổng Giám đốc Ông Kế toán trưởng Công ty TNHH A

Thưa Quý Ngài,

Chúng tôi đã hoàn thành cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 của Công ty TNHH A (sau đây gọi là "Công ty"). Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã tiến hành soát xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và các ghi chép kế toán cũng như các đánh giá của Ban Giám đốc về các vấn đề trọng yếu cho năm tài chính nói trên. Kèm theo Thư này là các nhận xét về những điểm còn tồn tại và những gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp Ban Giám đốc trong quá trình hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của Công ty.

Chúng tôi soạn thảo Thư quản lý này chỉ nhằm mục đích sử dụng của Ban Giám đốc Công ty. Như Quý Ngài đã biết, Thư quản lý này được xem như là một phần của quá trình làm việc liên tục giữa Công ty và chúng tôi, và do đó, các nhận xét và gợi ý này không bao hàm tất cả những điểm yếu có thể có của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. Vì lý do này, chúng tôi tin tưởng rằng, việc cung cấp Thư quản lý này cho bên thứ ba sử dụng là không phù hợp, và nếu bên thứ ba nhận được một bản sao mà không có sự đồng ý của chúng tôi bằng văn bản, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định nào được hình thành dựa trên Thư quản lý này.

Nếu Quý Ngài có bất kỳ câu hỏi nào đối với các kiến nghị nêu trên hoặc cần sự trợ giúp của chúng tôi trong quá trình thực hiện, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhân cơ hội này được bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám đốc Công ty và các nhân viên của Công ty đã cộng tác chặt chẽ và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình kiểm toán.

Trân trọng,

Sam Han Lee Tổng Giám đốc

Thay mặt và đại diện cho

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN S&S Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2014

1. Phải trả người bán

Tình hình thực tế

Công ty chưa thực hiện đối chiếu công nợ phải trả với các nhà cung cấp tại thời điểm cuối năm tài chính 31/12/2013

Ảnh hưởng

Việc không thực hiện đối chiếu công nợ đầy đủ tại thời điểm cuối năm sẽ ảnh hưởng tới việc xác định, kiểm tra tính chính xác của số dư công nợ trên sổ kế toán, cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thu tiền hay trả tiền.

Ý kiến kiểm toán viên

Hàng tháng, hàng quý và cuối năm tài chính, Công ty cần thực hiện rà soát lại danh sách các đối tượng công nợ phải trả người bán, thực hiện đối chiếu đầy đủ, để đảm bảo số dư công nợ được phản ánh chính xác.

2. Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính đối với các khoản chênh lệch tỷ giá.

Tình hình thực tế

-Trong năm đơn vị chưa thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện của các khoản công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng ngoại tệ theo đúng các quy định hiện hành. Các khoản đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện của các khoản công nợ phải thu, phải trả, tiền gửi ngân hàng ngoại tệ được hạch toán trên tài khoản doanh thu và chi phí hoạt động tài chính không phải là khoản đánh giá theo từng giao dịch phát sinh mà chỉ được ghi nhận một lần tại thời điểm kết thúc kỳ tài chính.

- Tại thời điểm 31/12/2013, Công ty chưa thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán các khoản mục: Tiền gửi ngân hàng; phải thu khách hàng; phải trả nhà cung cấp; vay dài hạn.

Ảnh hưởng

- Việc ghi nhận không kịp thời các khoản lãi lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện của các khoản công nợ phải thu, phải trả, tiền ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến

việc phản ánh tính hình tài chính, kết quả lãi lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Việc đơn vị không thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện của từng giao dịch theo quy định hiện hành, hoặc thực hiện đánh giá khi kết thúc kỳ tài chính làm cho số chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện phản ánh không đúng thời điểm;

- Công ty không thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán làm cho số dư các khoản mục bị phản ánh không chính xác và hợp lý.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN SS THỰC HIỆN (Trang 70 -70 )

×