2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán
Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán ( Sơ đồ 2.2)
Sơ đồ 2.2: Tổ chức đoàn kiểm toán tại S&S
Quy trình kiểm toán BCTC
Công ty S&S thực hiện quy trình kiểm toán theo 4 bước: - Tìm hiểu khách hàng và kí hợp đồng kiểm toán
- Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán
- Tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán
2.1.3.2. Đặc điểm hệ thống hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán bao gồm tất cả các tài liệu do KTV lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là tài sản vô cùng quan trọng và có tính bảo mật cao của Công ty kiểm toán. Đối với S&S, quá trình lập, bảo quản, lưu giữ hồ sơ kiểm toán tuân thủ theo các quy định của
Thành viên Ban giám đốc
Trưởng nhóm kiểm toán
Trợ lý kiểm toán cấp 1,2 TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng nghiệp vụ Kiểm toán, Tư vấn
Phòng Công nghệ phần mềm
Phòng tài chính, kế toán
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 3 Trưởng phòng Các nhóm nghiệp vụ
công ty và theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Trong thực hiện kiểm toán, KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán, lưu lại các công việc trên các giấy tờ làm việc và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán. Kết thúc kiểm toán, thành viên Ban giám đốc hoặc các trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra và xét duyệt hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của công ty được lập và lưu trữ trên cả bản mềm và bản cứng. Mỗi bộ hồ sơ về khách hàng bao gồm hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
Chỉ mục hồ sơ kiểm toán được S&S sử dụng theo mẫu của VACPA (phụ lục 2.1)
A- Kế hoạch kiểm toán
B- Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo C- Kiểm tra hệ thống KSNB
D- Kiểm tra cơ bản tài sản E- Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
F- Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoài bảng G- Kiểm tra cơ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
H- Kiểm tra các nội dung khác
Theo đó, chi tiết chỉ mục hồ sơ về phần khảo sát hệ thống KSNB được trình bày rõ mục A và C
Trong chỉ mục A – Kế hoạch kiểm toán, khảo sát hệ thống KSNB được trình bày ở các giấy tờ làm việc:
– Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
– Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng – Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận
Trong chỉ mục C – Kiểm tra hệ thống KSNB, trong đó khảo sát 5 chu trình cơ bản:
– Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền – Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền
– Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn – Chu trình lương và phải trả người lao động
– Chu trình tài sản cố định và xây dựng dở dang
Trong chỉ mục B – Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo không có các giấy tờ làm việc liên quan trực tiếp đến nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB.
Công ty S&S có số lượng khách hàng lớn và tăng dần theo các năm. Để đảm bảo uy tín cho chất lượng dịch vụ của mình, việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán luôn được S&S quan tâm, tuân thủ theo một quy trình chung và nghiêm ngặt bao gồm các cấp quản lý khác nhau. (Sơ đồ 2.3)
Trong đó:
- Thành viên Ban giám đốc là người soát xét cấp cao nhất chất lượng mỗi cuộc kiểm toán: xem xét lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán, ý kiến kiểm toán và kí báo cáo kiểm toán.
- Trưởng nhóm kiểm toán là cấp soát xét thứ hai hồ sơ kiểm toán, các giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán, đưa ra ý kiến kiểm toán.
- Trợ lý kiểm toán cấp 1, 2 là các cấp soát xét đầu tiên đối với các phần hành của mình và soát xét chéo các giấy tờ làm việc của các thành viên khác trong nhóm.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – KIỂM TOÁN S&S THỰC HIỆN
2.2.1. Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng A
2.2.1.1. Tiếp nhận khách hàng và kí kết hợp đồng kiểm toán
S&S tìm kiếm khách hàng thông qua báo chí, internet, quan hệ cá nhân, …Sau đó S&S tiếp cận khách hàng theo nhiều cách khác nhau: gửi thư chào hàng, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng,…S&S luôn chủ động tìm đến khách hàng. Hằng năm, công ty đều gửi thư chào hàng đến những khách hàng tiềm năng, dự tính là sẽ cung cấp dịch vụ trong năm tới. Thông qua thư chào hàng, công ty giới thiệu về uy tín và chất lượng các loại dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy hài lòng họ sẽ gửi Thư mời kiểm toán. Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, Ban giám đốc của S&S tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp với Ban giám đốc khách hàng và đi tới thỏa thuận các vấn đề như: loại hình dịch vụ cung cấp, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, luật định và chuẩn mực, phí dịch vụ và phương thức thanh toán, cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành, thời hạn hợp đồng,…
Công ty A là khách hàng năm 2 của S&S, do đó công ty sẽ tối giản được các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Đại diện của hai bên sẽ tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, đề xuất yêu cầu của mỗi bên và đi tới kí kết hợp đồng kiểm toán.
Thành viên Ban giám đốc
Trưởng nhóm kiểm toán
Trợ lý kiểm toán cấp 1
Hợp đồng kiểm toán ký kết với công ty A được trình bày đầy đủ tại phụ lục 2.2, trong đó nêu rõ thời gian cuộc kiểm toán từ ngày 15/01/2014 đến ngày 20/01/2014.
Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, công ty S&S gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán, trong đó có nêu rõ nhân sự cuộc kiểm toán, các tài liệu khách hàng cần cung cấp trước khi xuống đơn vị kiểm toán (phụ lục 2.3)
Theo kế hoạch này, nhóm nhân sự kiểm toán gồm:
Bà Nguyễn Thị A: Chuyên viên soát xét chất lượng cuộc kiểm toán Ông Trần Văn B: Trưởng nhóm kiểm toán
Ông Đỗ Văn C: Trợ lý kiểm toán
Bà Lưu Thị Ngọc Ánh: Trợ lý kiểm toán
Trong đó, Ông Trần Văn B là KTV trực tiếp nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, mỗi KTV tham gia cuộc kiểm toán sẽ thực hiện đánh giá hệ thống KSNB có liên quan đến các phần hành đã được phân công trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị A là KTV soát xét chung về việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB tại khách hàng A. Ông Sam Han Lee dù không trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán nhưng là thành viên Ban giám đốc sẽ thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB.
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Các bước công việc của giai đoạn này bao gồm:
a. Tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng
Các nội dung KTV cần tìm hiểu: lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh chủ yếu, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
KTV cần có những hiểu biết khái quát về tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có thể xác định những khoản mục có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Mỗi ngành nghề kinh doanh có cơ cấu tài sản khác nhau, do vậy KTV cần có hiểu biết về ngành nghề kinh doanh đó để thực hiện công việc kiểm toán hiệu quả hơn.
Để thu thập được thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, KTV sử dụng kết hợp các thủ tục kiểm toán như: nghiên cứu hồ sơ, tài
liệu về khách hàng; phỏng vấn ban quản lý kết hợp với quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại khách hàng.
Trích giấy tờ làm việc của KTV: Tổng hợp thông tin thu thập về công ty A.
Bảng 2.2: Tổng hợp thông tin thu thập về công ty A
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – KIỂM TOÁN S&S
Tên khách hàng: Công ty TNHH A
Ngày khóa sổ: 31/12/2013
Nội dung: TÌM HIỂU SƠ BỘ VỀ KHÁCH HÀNG
Tên Ngày
Người thực hiện TVB 10/01/2014 Người soát xét 1 NTA 11/01/2014 Người soát xét 2 SHL 11/01/2014
Công ty TNHH A
Công ty A là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 40 năm theo giấy chứng nhận đầu tư số 212043. 000259 ngày 03 tháng 01 năm 2005 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp và đã qua 4 lần điều chính, lần điều chỉnh cuối cùng vào ngày 10 tháng 09 năm 2011 thay đổi về trụ sở chính, vốn pháp định.
Công ty mẹ: Công ty TNHH B, trụ sở tại Hàn Quốc
Tổng số vốn đầu tư: 10.000.000 USD (tương ứng 195.000.000.000 VND) Vốn pháp định: 300.000 USD (tương đương 6.000.000.000 VND)
Vốn điều lệ: 3.000.000 USD (tương đương 60.000.000.000 VND) Trụ sở chính: Khu công nghiệp X, Thanh Miện, Hải Dương, Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính: Sản xuất kinh doanh, gia công các sản phẩm may mặc, dệt kim, đan móc.
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh và hoạt động của công ty A, các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra như:
- Các sản phẩm sản xuất, gia công chủ yếu được xuất khẩu sang Hàn Quốc nên phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, thị hiếu của khách hàng, vận tải quốc tế, các quy định, điều ước quốc tế,…
- Sản phẩm may mặc thuộc loại sản phẩm thiết yếu nên gặp phải cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất may mặc giá rẻ,..
Kết luận về rủi ro tiềm tàng: Trung bình
Trong bước này, KTV lần lượt tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng tại khách hàng A thông qua việc tìm hiểu hồ sơ tài liệu về khách hàng năm 2012, quan sát và mô tả quy trình kiểm soát của khách hàng trong giấy tờ làm việc. Kết quả của các thủ tục này giúp KTV đánh giá ban đầu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB, xác định các rủi ro trọng yếu nếu có ở cấp độ doanh nghiệp và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Bước này được tìm hiểu sâu hơn ở phần 2.2 – Thực trạng quy trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC tại khách hàng A ở mục 2.2.2.2.b
c. Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm
Trên cơ sở hiểu biết chung về khách hàng A, KTV xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm làm cơ sở xây dựng chương trình kiểm toán. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà KTV hướng tới các mục tiêu khác nhau.
Đối với cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng A, KTV đưa ra mục tiêu kiểm toán trọng tâm là:
- Đưa ra ý kiến kiểm toán xác nhận BCTC năm 2013 của khách hàng A có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không.
- Nâng cao chất lượng công tác kế toán tại khách hàng, đưa ra những thông tin tin cậy cho Ban giám đốc công ty cũng như những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của công ty.
d. Đánh giá mức trọng yếu đối với BCTC
Trong trường hợp chung, S&S xác định mức trọng yếu dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài sản. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán mà KTV lựa chọn chỉ tiêu xác định mức độ trọng yếu phù hợp. Đối với công ty A, S&S xác định mức độ trọng yếu dựa vào chỉ tiêu doanh thu với tỉ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu là 2% để tính mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua.
Đồng thời KTV cũng so sánh mức trọng yếu năm nay lớn hơn năm trước và tìm ra chênh lệch là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay tăng hơn so với năm trước.
Kết quả của thủ tục này được trình bày trong giấy tờ làm việc Xác định mức trọng yếu (phụ lục 2.4)
Sau khi có ước tính ban đầu về mức trọng yếu, KTV tiến hành phân bổ ước tính này cho từng khoản mục trên BCTC.
e. Xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục trên BCTC
S&S sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Tuy nhiên, đối với từng khách hàng cụ thể công ty có nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi chương trình kiểm toán cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng.
Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phụ trách xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Các thành viên trong nhóm kiểm toán trao đổi, thảo luận các vấn đề với trưởng nhóm kiểm toán để chỉnh sửa, bổ sung chương trình kiểm toán các khoản mục cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty A.
2.2.1.3. Thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng ở trên, công ty tiến hành thực hiện kiểm toán theo trình tự các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán đã lập. KTV sử dụng kết hợp phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản.
2.2.1.4. Kết thúc kiểm toán
a. Thực hiện một số thủ tục kiểm toán đặc thù
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ - Soát xét các khoản nợ bất thường
- Xem xét giả định liên tục…
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, đề xuất các bút toán điều chính với khách hàng, KTV trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán (phụ lục 2.5)
Kết thúc cuộc kiểm toán, công ty S&S vẫn duy trì mối quan hệ với khách hàng và cập nhật thường xuyên về tình hình kinh doanh của khách hàng, những thay đổi lớn để đảm bảo ý kiến kiểm toán không bị ảnh hưởng bởi những sự kiện sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.
2.2.2. Thực trạng quy trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC tại khách hàng A
Quy trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC tại khách hàng A được thực hiện qua 4 giai đoạn:
- Tiếp xúc khách hàng và kí kết hợp đồng kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán
2.2.2.1. Tiếp xúc khách hàng và kí kết hợp đồng kiểm toán
Mục tiêu trong bước này đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán, kết hợp với nghiên cứu và đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống KSNB để KTV quyết định có thực hiện cung cấp hợp đồng dịch vụ kiểm toán năm 2013 cho khách hàng A hay không.
Mặc dù công ty A là khách hàng năm thứ hai, các rủi ro tiềm tàng đã có thể đánh giá trong năm kiểm toán năm 2012 nhưng do yêu cầu nghề nghiệp là luôn phải thận trọng và hoài nghi nghề nghiệp nên các KTV vẫn thực hiện các thủ tục chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng. Đồng thời VAS 210 – Hợp đồng kiểm toán cũng có quy định: “chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán” và “Nếu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn