1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera

90 732 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Có thể nói vai trò của chiến lược kinh doanh ngày càng trở nên đặc biệtquan trọng đối với các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế,trình độ sản xuất ngày càng cao và cạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT NAM VIỆT

Sinh viên thực hiện : QUÁCH THỊ DUNG

Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ K41

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS PHAN KIM CHIẾN

Hà Nội, 04/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA

Hà Nội, 04/2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRẦN ĐẠT

Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ K41

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS PHAN KIM CHIẾN

Hà Nội, 04/2013

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Những đóng góp của luận văn 2

6 Bố cục của luận văn 2

CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .3 1.1 Các quan niệm, vai trò và phân loại chiến lược trong doanh nghiệp 3

1.1.1 Các quan niệm về chiến lược 3

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.2 Quan điểm và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 7

1.2.1 Quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 7

1.2.1.1 Sử dụng thế mạnh mà doanh nghiệp có được 7

1.2.1.2 Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và khả năng vật chất cho kinh doanh 7

1.2.1.3 Sử dụng cân đối các nguồn lực trong kinh doanh 8

1.2.1.4 Giữ vững nhịp độ tăng trưởng 8

1.2.1.5 Giảm bớt rủi ro 8

1.2.1.6 Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và dự báo nhu cầu của thị trường 8

1.2.2 Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 10

1.2.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.2.2.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 10

1.2.2.3 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 10

1.2.2.4 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 11

1.2.2.5 Chu kỳ sống của sản phẩm 11

1.3 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 11

1.3.1 Phân tích môi trường kinh doanh 12

1.3.2 Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 19

Trang 4

1.3.2.1 Nghiên cứa và phát triển 19

1.3.2.3 Nhân sự 20

1.3.2.4 Hoạt động marketing 20

1.3.2.5 Tình hình tài chính 20

1.3.2.6 Hệ thống thu thập và xử lý thông tin 21

1.3.2.7 Công tác tổ chức trong doanh nghiệp 21

1.3.3 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp 22

1.3.4 Lựa chọn chiến lược kinh doanh 23

1.3.4.1 Mô hình PEST 23

1.3.4.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Poter 26

1.3.4.3 Đánh giá nội bộ doanh nghiệp 29

1.3.4.4 Mô hình phân tích SWOT 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 35

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera 35

2.2 Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 36

2.2.1 Đăc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy và lao động công ty 36

2.2.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu 42

2.2.3 Đặc điểm về tài chính 43

2.2.4 Đặc điểm về sản phẩm hàng hóa của công ty 45

2.2.5 Đặc điểm về thị trường 47

2.3 Phân tích thực trạng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần và Bao bì má phanh Viglacera 48

2.3.1 Phân tích môi trương kinh doanh 48

2.3.2 Phân tích môi trường kinh doanh nội bộ 55

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 65

3.1 Một số định hướng trong xây dựng kinh doanh ở công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera 65

3.1.1 Xây dựng chiến lược phải đảm bảo tính định hướng dài hạn 65

3.1.2 Chiến lược phải đảm bảo tính khả thi 66

3.1.3 Chiến lược phải kết hợp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp 67

Trang 5

3.1.4 Chiến lược phải phù hợp với xu thế hội nhập 67

3.2 Những giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera 68

3.2.1 Giải pháp nhân sự 68

3.2.2 Giải pháp maketing 69

3.2.2.1 Tiếp thị và truyền thụng 69

3.2.2.3 Điều chỉnh chính sách cho các đại lý 69

3.2.3 Giải pháp về tài chính kế toán 70

3.2.3.1 Hệ thống sử lý thông tin toàn công ty 70

3.2.3.2 Giải pháp về tài chính 70

3.2.4 Giải pháp khác 71

3.2.4.1 Rà soát lại hoạt động sản xuất, bảo đảm nguồn cung ứng nguyên vật liệu với chi phí thấp 71

3.2.4.2 Chú trọng công tác tổ chức thực hiện chiến lược của công ty 71

3.3 Những điều kiện thực hiện giải pháp chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera 72

3.3.1 Bảng tổng hợp phân tích ma trân SWOT 72

3.3.2 Phân tích phương án S/O 74

3.3.3 Phân tích phương án W/O 76

3.3.4 Phân tích phương án S/T 77

3.3.5 Phân tích phương án W/T 78

3.4 Lựa chọn phương án khả thi 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ I BẢNG Bảng 2.1: Lực lượng lao động của công ty quý IV năm 2011 40

Bảng 2.2: Lực lượng lao động của công ty theo trình độ 41

Bảng 2.3 : Doanh thu, lợi nhuận của công ty 43

Bảng 2.4 : Cơ cấu vốn sản xuất của công ty 43

Bảng 2.5 : Tổng hợp phân tích nội bộ doanh nghiệp 44

Bảng 2.6: Biểu phân tích thị trường 46

Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 49

Bảng 2.8: Các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất bao bì 50

Bảng 2.9: Một số sáng kiến, cải tiến kỹ thuật năm 2009-2011 56

Bảng 2.10: Tình hình đầu tư phát triển ở Công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera 57

Biểu 2.11: Cơ cấu lao động của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera 57

Biểu 2.12: Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật năm 2012 58

Bảng 2.13: Thu nhập bình quân 58

Bảng 2.14: Tình hình đầu tư phát triển của công ty 60

Bảng 2.15: Doanh thu, lợi nhuận của công ty 61

Bảng 2.16: Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 61

Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp Phân tích SWOT 72

II SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Viglacera P&B 37

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất má phanh 45

Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất bao bì 46

Sơ đồ 2.4: Các nhóm Nhà cung ứng má phanh 52

Sơ đồ 2.5: Thị phần của Công ty và đối thủ cạnh tranh 54

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một tổ chức nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng muốn thành côngcần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống, phải hoàn toàn tự chủ, tựquyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình Vì vậy, đòi hỏi các

tổ chức phải nắm được những xu thế đang thay đổi, biết khai thác những điểmmạnh và hạn chế những điểm yếu từ đó tạo ra được những bước đi sáng tạo chomình, nói một cách khác phải xây dựng cho mình một chiến lược cho phù hợp

Có thể nói vai trò của chiến lược kinh doanh ngày càng trở nên đặc biệtquan trọng đối với các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế,trình độ sản xuất ngày càng cao và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.Nhưng trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâmđến công tác xây dựng chiến lược cho mình

Công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera hiện đang sản xuất kinhdoanh 3 mảng chính: sản xuất bao bì, má phanh và kinh doanh vật liệu xâydựng; Công ty cũng cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phải định hướngngành hàng chủ lực cần đầu tư, mở rộng để có thể đứng vững và phát triển trongđiều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay

Đứng trước thực tiễn trên, tôi xin lựa chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp

của mình là “ xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần bao bì và

má phanh Viglacera”.

Đây là những vấn đề mà Công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglaceranói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung đều rất quan tâm Vì vậy, đề tài

có một ý nghĩa khá lớn về mặt thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu của Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lượckinh doanh, trên cơ sở đó phân tích tình hình xây dựng chiến lược kinh doanhcủa Công ty và đưa ra một số giải pháp thực hiện xây dựng chiến lược kinhdoanh ở Công ty cổ phần bao bì va má phanh Viglacera

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề liên quan đến chiến lược kinhdoanh của một doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu Công ty cổ phần bao bì và

má phanh Viglacera trong khoảng thời gian từ 2008-2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp dự kiến sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê,phương pháp điều tra, phương pháp phân tích – tổng hợp

5 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh;

- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh củaCông ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera;

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện xây dựng chiến lược kinh doanh ởCông ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera

6 Bố cục của luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia làm 3 phần cơ bảnsau:

Chương 1: Chiến lược kinh doanh và quy trình xây dựng chiến lược kinhdoanh trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phầnbao bì và má phanh Viglacera

Chương 3: xõy dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần bao bì vàmáphanh viglacera

Trang 9

1.1.1 Các quan niệm về chiến lược

Chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướngtương lai nhằm đạt được thành công Thuật ngữ “chiến lược” được sử dụng đầutiên trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ

sở nắm được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương có thể khônglàm Có thể nói, trong lĩnh vực quân sự thuật ngữ “chiến lược” đã được coi nhưmột nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến ở đây, hai yếu

tố cơ bản của chiến lược là cạnh tranh và bất ngờ Tạo ra được các yếu tố bấtngờ cho đối phương và sức mạnh trong cạnh tranh là những yếu tố cơ bản đảmbảo cho thắng lợi

Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnhvực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời Tuy nhiên, quanniệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người

ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau

Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định những mụctiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùngvới việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy

Có quan niệm cho rằng “Chiến lược của Công ty là một nghệ thuật giànhthắng lợi trong cạnh tranh”

Cũng có thể hiểu “chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sửdụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì những thành công” Cụthể hơn, có quan niệm cho rằng “chiến lược là một chương trình hành động tổngquát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp tới việc đạt được các mụctiêu đã xác định”

Trang 10

Có người cho rằng “Chiến lược là một dạng kế hoạch thống nhất và tổnghợp nhằm dẫn dắt doanh nghiệp đi đến mục tiêu mong muốn, nó là cơ sở để xácđịnh chính sách và thủ pháp tác nghiệp”

M Porter lại coi “chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranhvững chắc để phòng thủ” Quan điểm này cho rằng kinh doanh là phải có mưu

kế, tức phải biết chớp cơ hội đầu tư nhanh, thu hồi vốn nhanh, song để tồn tạilâu dài thì mưu kế phải đi liền với đạo đức kinh doanh Như vậy, trường pháinày coi chiến lược là một nghệ thuật

Mintzberg tiếp cận chiến lược theo một cách khác Ông cho rằng “chiếnlược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hànhđộng Vì vậy, theo ông chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào, nơinào mà người ta có khả năng học hỏi và có nguồn lực trợ giúp cho nó

Raymond Alain Thietart quan niệm: “Chiến lược là tổng thể các quyếtđịnh, các hành động liên quan tới việc lựa chọn các phương tiện và phân bổnguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định”

Một cách tiếp cận khác coi chiến lược vừa là kế hoạch vừa là nghệ thuật.Nhóm này cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiệnnhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sựbiến động của môi trường kinh doanh” Phương tiện ở đây là hệ thống chínhsách kinh doanh, phương án kinh doanh, dự án đầu tư, hệ thống kế hoạch hỗ trợ,chương trình kinh doanh,…

Như vậy, thông qua các quan niệm về chiến lược nêu trên, chúng ta có thể

coi “Chiến lược là định hướng kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của

doanh nghiệp” Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận như một nguyên tắc, một

tôn chỉ trong kinh doanh Chính vì vậy doanh nghiệp muốn thành công trongkinh doanh điều kiện tiên quyết phải có chiến lược kinh doanh hay tổ chức thựchiện chiến lược tốt

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Từ các quan niệm trên, ta thấy chiến lược kinh doanh có vai trò đặc biệtquan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 11

- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác những điểm mạnh

và hạn chế các điểm yếu để tạo nên lợi thế cạnh tranh, đồng thời tận dụng các cơhội và giảm bớt các nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Chiến lược kinh doanh là cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinhdoanh, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường,…

Như vậy, mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường muốn tồn tại,phát triển, muốn ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thịtrường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì phải có mộttầm nhìn xa, dự đoán trước được các biến động của môi trường hay nói cáchkhác là phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp

1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Ta thấy, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh,hay nói cách khác có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinhdoanh, đứng trên mỗi góc độ lại có cách phân loại khác nhau

Trang 12

* Căn cứ vào cấp xâp dựng chiến lược:

- Chiến lược cấp doanh nghiệp: Bao gồm chiến lược tăng trưởng, chiếnlược ổn định, chiến lược rút lui

- Chiến lược của các đơn vị cơ sở (SBU) (Chiến lược cạnh tranh, chiếnlược bộ phận): Bao gồm ba chiến lược cạnh tranh cơ bản (chiến lược chi phốibằng chi phí, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược trọng tâm hoá),chiến lược kết hợp, chiến lược căn cứ vào vị thế cạnh tranh của donah nghiệp,chiến lược căn cứ vào các giai đoạn của ngành kinh doanh

- Chiến lược chức năng (chiến lược hỗ trợ): Chiến lược sản xuất, chiếnlược tài chính, chiến lược nhân sự, chiến lược công nghệ,…

* Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược:

- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt: Tư tưởng chủ đạoviệc hoạch định chiến lược ở đây không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tậptrung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Cơ sở cho việc hoạch định chiếnlược ở đây bắt đầu tự sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanhnghiệp với các đối thủ cạnh tranh Thông qua sự phân tích đó để tìm ra lợi thếcủa doanh nghiệp, làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh

- Chiến lược sáng tạo tấn công: Việc hoạch định chiến lược được tiếp cậntheo cách luôn nhìn thẳng vào vấn đề vốn được coi là phổ biến, khó làm khácđược đặt câu hỏi “Tại sao?”, nhằm xem xét lại những vấn đề tưởng chừng như

đã là quy luật Từ việc liên tiếp đặt ra câu hỏi và nghi ngờ sự bất biến của vấn

đề, có thể tìm ra những khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp

- Chiến lược khai thác các mức độ tự do: Chiến lược được hoạch định ởđây không nhằm vào yếu tố then chốt mà nhằm khai thác khả năng có thể củacác nhân tố bao quanh nhân tố then chốt

* Căn cứ vào quy trình quản lý:

- Chiến lược định hướng

Trang 13

- Chiến lược hành động

- Chiến lược dự phòng

* Cách phân loại khác:

- Chiến lược hướng nội (Chiến lược nhân sự, chiến lược Marketing,…)

- Chiến lược hướng ngoại (Chiến lược hội nhập ngang, chiến lược hộinhập dọc,…)

1.2 Quan điểm và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Sử dụng thế mạnh mà doanh nghiệp có được

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những thế mạnh và điểm yếu riêng, vấn

đề ở đây là các doanh nghiệp cần tìm ra và phát huy thế mạnh, đồng thời hạnchế các điểm yếu của mình Thế mạnh chính là khả năng, kỹ năng hay một sựhơn hẳn so với các doanh nghiệp khác cùng tồn tại Để có thể phát huy được thếmạnh của mình, doanh nghiệp cần:

Tận dụng mọi cơ hội để chuyển thế mạnh đó thành lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp Các ưu thế mà doanh nghiệp có được phải được biến thành thếmạnh thực sự trong sự liên kết giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp

Trong mọi tình huống phát triển của doanh nghiệp cần phải dựa trên cơ

sở những lợi thế vốn có của doanh nghiệp, phải khai thác triệt để những thếmạnh này

Doanh nghiệp không thể để cho doanh nghiệp khác lấy đi thế mạnh củamình một cách dễ dàng Doanh nghiệp sẽ không còn lợi thế cạnh tranh nữa nếunhư thế mạnh của họ bị mất đi hoặc bị chuyển sang cho doanh nghiệp khác.Điều này không dễ dàng xảy ra trên thương trường

1.2.1.2 Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và khả năng vật chất cho kinh doanh

Trong kinh doanh, cơ sở vật chất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, khobãi, phương tiện vận tải, các chương trình tiếp thị, các kênh phân phối,… sẽ làđiều kiện tiền đề rất cơ bản cho tất cả các doanh nghiệp Các tài sản và điều kiện

đó nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Trang 14

1.2.1.3 Sử dụng cân đối các nguồn lực trong kinh doanh

Trong xu thế kinh doanh hiện nay, rất ít có doanh nghiệp nào chỉ kinhdoanh một loại sản phẩm hay chỉ thực hiện một hoạt động kinh doanh duy nhất,phổ biến là một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại sảnphẩm, song chi phí cho các hoạt động và lợi ích kinh tế mà chúng đem lại làkhông như nhau, đồng thời triển vọng phát triển của từng hoạt động cũng khácnhau Vì vậy mà doanh nghiệp cần có sự cân đối các nguồn lực trong tổng thểcác hoạt động của mình và phân bổ nguồn lực đó cho phù hợp

1.2.1.4 Giữ vững nhịp độ tăng trưởng

Giữ vững nhịp độ tăng trưởng cũng là một trong những mục tiêu chiếnlược quan trọng của doanh nghiệp Chính sự đa dạng hoá hoạt động là một trongnhững yếu tố quan trọng trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng cho doanhnghiệp Điều này càng được thể hiện rõ trong các doanh nghiệp có quy mô hoạtđộng lớn Tuy nhiên, tăng trưởng không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuậncao cho các nhà đầu tư

1.2.1.5 Giảm bớt rủi ro

Chúng ta đều biết, bất kỳ một nhà kinh doanh nào khi đầu tư vào một lĩnhvực nào đó cũng đều phải đặc biệt chú ý đến vấn đề bảo toàn vốn, một đồng vốnđầu tư vào nơi có hệ số an toàn cao có giá trị hơn một đồng vốn đầu tư vào nơiđầy rủi ro và mạo hiểm Do vậy, giảm rủi ro để chủ động trong kinh doanh cũng

là một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Điều này thường được thể hiệnthông qua việc đa dạng hoá các loại sản phẩm hay dịch vụ Sự đan xen và bổsung cho nhau trong doanh nghiệp là nội dung kinh tế của việc giảm bớt rủi rotrong kinh doanh

1.2.1.6 Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và dự báo nhu cầu của thị trường

Năng động, sáng tạo, bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường là yếu tốquyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.Các doanh nghiệp luôn phải phân tích, dự báo xu hướng biến đổi của thị trường

để phát hiện ra cơ hội kinh doanh cho mình

Trang 15

Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và sử dụng dịch vụ ngày càng pháttriển, phong phú về chủng loại và hình thức cung cấp, yêu cầu cao về chấtlượng Song không phải tất cả các yêu cầu này của thị trường đều được thoảmãn ngay lập tức khi nó xuất hiện Thị trường luôn có khoảng trống để cácdoanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm, phát hiện và san lấp chúng Vì vậy, doanhnghiệp có thể dùng các nghiệp vụ marketing, nghiên cứu dự báo nhu cầu thịtrường, thống kê, phân tích,… để tìm ra những cơ hội kinh doanh mới cho doanhnghiệp mình

Tóm lại, quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh phải được tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Liệt kê tất cả các cơ hội kinh doanh đã phát hiện bằng cách nghengóng, quan sát, phân tích tình hình thị trường

Bước 2: Chia các cơ hội đã liệt kê thành các nhóm, mỗi nhóm bao gồmnhững cơ hội gần giống nhau về mục tiêu hoặc tương tự nhau về hướng kinhdoanh

Bước 3: Tìm đặc trưng của mỗi nhóm

Bước 4: Từ đặc trưng của mỗi nhóm có thể chọn vài nhóm các cơ hội kinhdoanh để hướng tới hoạch định chiến lược kinh doanh Đây là bước khó khăn vàphức tạp nhất trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh Cánh cửa cơ hội kinhdoanh của thị trường có nhiều, nhưng chúng chỉ hé mở với mức độ rất hẹp ở đây,chi phí cơ hội đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định và chọnđúng cơ hội kinh doanh tốt nhất Cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào tư duy vàtầm nhìn chiến lược của một doanh nghiệp ít có sự may mắn và thành công chodoanh nghiệp nào không có đủ tư duy và chiến lược kinh doanh đúng đắn

Trong quá trình này, đặc biệt chú ý phần nghiên cứu thị trường và dự báokhả năng nhu cầu của thị trường Đó chính là chìa khoá quyết định việc hé mởcác cơ hội kinh doanh Nó đưa ra các chỉ tiêu, thông số cần thiết về các cơ hộikinh doanh có thể có, từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn được những cơ hội kinhdoanh có hiệu quả nhất

Trang 16

1.2.2 Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Chúng ta đều biết chiến lược kinh doanh có một vai trò đặc biệt quantrọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, do đó nó phải được xây dựng trênnhững cơ sở khoa học Chính vì thế, ta có thể dựa vào một số căn cứ sau khi xâydựng chiến lược kinh doanh:

1.2.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thương trường có rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mỗilĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều có đặc điểm riêng Nó chịu sự tácđộng khác nhau của môi trường kinh doanh, khác nhau về quy trình sản xuất sảnphẩm, khác nhau về chu kỳ sống của sản phẩm, khác nhau về cơ cấu tổ chức sảnxuất,… Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh được xây dựng cho các lĩnh vựchoạt động sản xuất kinh doanh cũng khác nhau

1.2.2.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu là mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai, là cái đích đểdoanh nghiệp vươn tới Mục tiêu nào sẽ có chiến lược đó Chiến lược kinhdoanh phải được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn của doanhnghiệp Bởi vì “chiến lược là nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằmđạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sự biếnđộng của môi trường kinh doanh”

Như vây, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp quy định loại chiến lượckinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn

1.2.2.3 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Doanh nghiệp tồn tại như một cơ thể sống trong môi trường kinh doanh

Co thể đó có thể tồn tại, phát triển hay suy yếu phụ thuộc rất nhiều vào các nhân

tố của môi trường và sự biến động của các nhân tố đó Chính vì vậy, khi xâydựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp chúng ta phải đặc biệt quan tâmđến các nhân tố về kinh tế, chính trị, pháp luật, công nghệ, văn hoá- xã hội, tựnhiên, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ mới gianhập, sản phẩm thay thế Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố của môi trường nềnkinh tế, năm thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để tìm ra cơ hội và nguy

Trang 17

cơ cho sự phát triển doanh nghiệp là cơ sở khoa học không thể thiếu trong quátrình xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp

1.2.2.4 Môi trường nội bộ doanh nghiệp

Môi trường nội bộ doanh nghiệp hay nội lực của doanh nghiệp, hơn ai hếtcác nhà quản trị phải nắm được khả năng vốn có của doanh nghiệp Đó là cácnguồn lực của doanh nghiệp: nguồn lực về nhân sự, nguồn lực về cơ sở vật chất

kỹ thuật (máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng,…), nguồn lực về tàichính Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng chiến lược kinh doanhcho doanh nghiệp Ngoài ra, để quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thực

sự hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị chiến lược phải đi sâu phân tích điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực quản trị như: vật tư, sản xuất,nhân sự, marketing, tài chính, nghiên cứu phát triển, thông tin,… đồng thời phảiquan tâm đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanhđược xây dựng nhằm phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu của doanhnghiệp Do đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiềubởi yếu tố nội lực của doanh nghiệp

1.2.2.5 Chu kỳ sống của sản phẩm

Ta thấy, bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào đều có chu kỳ sống nhấtđịnh Trong mỗi chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn chính: phôi thai,tăng trưởng, chín muồi và suy thoái, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khácnhau, do đó doanh nghiệp cũng cần đầu tư nguồn lực khác nhau để đạt được lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh vì thế mà cũng khácnhau tuỳ theo giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

1.3 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được thựchiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chúng ta có thể khái quát nhữngbước cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh (xác định các cơ hội kinh doanh

và nguy cơ đối với doanh nghiệp)

Trang 18

1.3.1 Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, nhân tố bênngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hay gián tiếpđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh tác động đến doanh nghiệp hay nói cách khác nó

có thể mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nhưng cũng có thể đưa lại những rủi robất ngờ mà doanh nghiệp không lường trước được

Các yếu tố của môi trường kinh doanh luôn vận động và biến đổi khôngngừng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng kịp thời với những thay đổi đó Vậy,

để thích ứng được với môi trường kinh doanh thì doanh nghiệp phải liên tụcnghiên cứu, phân tích môi trường Làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp có khảnăng tìm kiếm được những cơ hội, phát hiện ra những nguy cơ và thách thức vớidoanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động tìm giải pháp ứng phó, giúp doanhnghiệp có những căn cứ, định hướng đúng đắn để ra các quyết định kinh doanhmột cách chính xác, tạo ưu thế cạnh tranh trên thương trường Như vậy, để hoạchđịnh chiến lược kinh doanh hoặc ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trịkhông thể không chú ý nghiên cứu, phân tích và dự báo môi trường kinh doanh

* Môi trường quốc tế và khu vực

Những thay đổi về môi trường quốc tế và khu vực có thể xuất hiện cảnhững cơ hội và nguy cơ về việc mở rộng thị trường trong nước và nước ngoàicủa các doanh nghiệp Các yếu tố bao gồm: yếu tố chính trị, luật pháp; yếu tố kinh

tế quốc tế; yếu tố công nghệ; yếu tố văn hoá xã hội; yếu tố tự nhiên, chúng tácđộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau

Vấn đề toàn cầu hoá, các hiệp ước liên minh đa phương, mối quan hệsong phương giữa các quốc gia, hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế, xu

Trang 19

hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá, mức độ thịnh vượng hay khủnghoảng kinh tế khu vực và thế giới,… có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạtđộng của doanh nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm phân tích, dựbáo các yếu tố trên để xác định đường đi phù hợp cho doanh nghiệp mình

* Môi trường quốc gia (Môi trường vĩ mô)

Môi trường quốc gia ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nó tácđộng một cách gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó baogồm các yếu tố: Yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và pháp luật, yếu tố công nghệ,yếu tố văn hoá- xã hội, yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng Các yếu tố này có mốiliên hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau

* Yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích môi trường kinh tếkhông những xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hiện tại mà còn cả các yếu tố có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự pháttriển của doanh nghiệp trong tương lai Các yếu tố kinh tế chủ yếu tác động đếndoanh nghiệp bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế; các chính sách kinh tế vĩ mô,chu kỳ kinh doanh; tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp; tỷ giá hối đoái; hệ thống tàichính; lãi suất thị trường; chính sách thuế quan; cán cân thanh toán;…

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đặc biệt chúng ta đều

đã biết Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của lộ trình gia nhập AFTA và tiếntới làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), rõ ràng đây là yếu tố

mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng nó cũng sẽ đem đến không ít cácthách thức mà buộc các doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp để xây dựngchiến lược kinh doanh thích ứng cho doanh nghiệp trong tương lai

* Yếu tố chính trị và luật pháp:

Các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp có tác động với mức độ ngàycàng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nàohoạt động kinh doanh cũng phải tuân theo các quy định của Chính phủ, nó baogồm các yếu tố:

Trang 20

Hệ thống pháp luật, hệ thống các công cụ, chính sách và quy định củaNhà nước có liên quan đến những hoạt động kinh doanh như: quy định về thuêmướn nhân công, thuế, quảng cáo, bảo vệ môi trường, chính sách tài chính,chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách thu hút đầu tưnước ngoài,…

Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong chủ trương,đường lối, chính sách cơ bản của Nhà nước

Những quy định này có thể là cơ hội nhưng cũng có thể là mối đe doạ đốivới các doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải phân tích một cách tỉ mỉ các yếu

tố chính trị, luật pháp, ở đây các doanh nghiệp không chỉ thuần tuý tuân thủnhững quy định đó mà còn phải làm sao để có thể tự mình gây ảnh hưởng đốivới các quy định theo chiều hướng tích cực

Như vây, yếu tố công nghệ có thể tác động tới doanh nghiệp theo 3hướng:

- Sự xuất hiện của các sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến dẫn đến khôngtiêu thụ được sản phẩm cũ

Trang 21

- Xuất hiện nhiều công nghệ mới, công nghệ hiện đại

- Xuất hiện các loại vật liệu mới, vật liệu thay thế, nó có thể làm đảo lộn

cơ hội kinh doanh của một số ngành, song cũng có thể tạo điều kiện cho sự pháttriển của một số ngành khác

* Yếu tố văn hoá - xã hội:

Rất nhiều bài học cho thấy không ít doanh nghiệp thất bại do không xemxét chú ý đến yếu tố văn hoá xã hội và sự phát triển của chúng Các vấn đề vềphong tục tập quán, đạo đức lối sống của nhân dân, các hệ tư tưởng tôn giáo, cơcấu dân số, sự gia tăng dân số, thói quen tiêu dùng, thị hiếu, thu nhập của dânchúng,… là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanhnghiệp

Sự biến động của yếu tố văn hoá xã hội cũng tạo ra cơ hội và thách thứccho các doanh nghiệp, các yếu tố này ảnh hưởng một cách chậm chạp nhưngcũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt nó rấtkhó nhận biết và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong dự báo và xác định sựtác động của chúng tới doanh nghiệp

* Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng:

Các yếu tố tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu,nhiệt độ,…) và cơ sở hạ tầng cũng có tác động đến quyết định kinh doanh củadoanh nghiệp, nó tác động một cách chậm chạp, khó nhận biết, đặc biệt hơn nóthường mang tính bất ngờ, khó lường trước

Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phân tích một cách sâu sắc các yếu tố củamôi trường tự nhiên và chủ động xây dựng các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý,tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng đểhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

* Môi trường ngành

Môi trường ngành hay còn gọi là môi trường cạnh tranh, tác động trựctiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Michael Porter, giáo sưcủa Trường Quản trị Kinh doanh Harvard, thì môi trường cạnh tranh gồm 5 yếu

tố được gọi là 5 thế lực cạnh tranh, những yếu tố đó bao gồm: Khách hàng, nhà

Trang 22

* Khách hàng:

Khách hàng là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu chưa được thoả mãn vềhàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp và có khả năng thanh toán để mua hàng.Khách hàng luôn tìm mọi cách gây sức ép đối với doanh nghiệp, có thể là yêucầu giảm giá hoặc có thể là yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụlàm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên Ngược lại, nếu kháchhàng có những yếu thế sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá vàkiếm nhiều lợi nhuận hơn Đây là mối quan hệ hai chiều, ai làm chủ được trongtương quan sẽ thu được nhiều lợi ích hơn Theo Porter, những yếu tố tạo áp lực

* Nhà cung ứng:

Nhà cung ứng là những tổ chức, cá nhân có khả năng đáp ứng các nguồnđầu vào cho doanh nghiệp ở đây, doanh nghiệp đóng vai trò là khách hàng,

Trang 23

doanh nghiệp cần khai thác triệt để những lợi thế của khách hàng, phải giành thếchủ động trong quan hệ với các nhà cung ứng, phải có biện pháp để ràng buộcnhà cung ứng

Những yếu tố có thể làm tăng thế mạnh của nhà cung ứng:

- Số lượng tổ chức cung cấp ít, người mua khó lựa chọn cơ sở cung cấp

- Sản phẩm doanh nghiệp cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thếđược

Một cách tổng quát, doanh nghiệp cần một nguồn cung ứng đầu vào ổnđịnh, giá cả, chất lượng và dịch vụ phù hợp để doanh nghiệp có thể cạnh tranhtrên thị trường

* Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân cung cấpnhững hàng hoá, dịch vụ có cùng trạng thái, tính chất, tính năng, công dụng vàcùng khu vực thị trường với doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng haynói cách khác đó là mối đe doạ lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy,việc phân tích, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng, doanhnghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh các vấn đề sau:

- Có bằng lòng với vị trí hiện tại hay không?

- Khả năng chuyển đổi hướng chiến lược như thế nào?

- Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?

- Điều gì giúp đối thủ cạnh tranh trả đũa hiệu quả và mạnh mẽ nhất?

Theo M Porter các vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cường độ cạnhtranh trong ngành:

- Số lượng và cơ cấu các đối thủ cạnh tranh: số lượng đối thủ cạnh tranhnhiều thì cường độ cạnh tranh cao và ngược lại

+ Nếu trong ngành có DN thủ lĩnh thì ta cần phân tích chiến lược của

họ để đi theo cho thích hợp (không nên đối đầu)

+ Nếu trong ngành không có DN thủ lĩnh mà chỉ có một nhóm các DNngang sức nhau thì có cường độ cạnh tranh rất mạnh

Trang 24

- Tốc độ tăng trưởng của ngành: tốc độ tăng trưởng của ngành cao thường

có cường độ cạnh tranh thấp và ngược lại

- Tình trạng cầu của một ngành: thông thường cầu tăng tạo cơ hội cho DN

để mở rộng kinh doanh, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt

- Sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh về văn hoá, phong tục, tậpquán, trình độ quản lý, ngôn ngữ, Cường độ cạnh tranh rất phức tạp và khó cóthể phân tích được các đối thủ cạnh tranh

- Hàng rào cản trở rút lui là mối đe doạ nghiêm trọng khi cầu của ngànhgiảm mạnh: những ngành vốn đầu tư lớn, cần thu hồi vốn

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp mới tham gia hoặc có khảnăng sẽ tham gia vào khu vực thị trường của doanh nghiệp Các đối thủ cạnhtranh này có thể trở thành mối đe doạ hay ảnh hưởng đến lợi ích của doanhnghiệp trong tương lai Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các đối thủcạnh tranh tiềm ẩn có công nghệ hiện đại với năng suất, chất lượng, hiệu quả caohoặc họ có sức mạnh lớn về tài chính, nếu không các doanh nghiệp này có thểtrở thành nguy cơ đối với doanh nghiệp Khi có quá nhiều đối thủ mới tham giavào ngành thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị phần, chia sẻ lợinhuận Vì vậy, để bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình trên thị trường doanh nghiệpcần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Liên kết với các đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trường

- Tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập:

+ Ta có thể khai thác lợi thế về chi phí cố định, (lợi thế về quy mô)+ Điều chỉnh quan hệ cung cầu bằng cách sản xuất hàng loạt, tạo ra sựbão hoà thị trường

+ Bằng những bí quyết về công nghệ để đăng ký bản quyền

+ Bằng cách dùng những điều khoản ràng buộc, khống chế nhà cungứng, khách hàng

+ Khi cần thiết doanh nghiệp dùng chính sách của Nhà nước để tạohàng rào cản trở xâm nhập, nhưng đó chỉ là tạm thời, ngắn hạn

Trang 25

* Sản phẩm thay thế:

Khi khoa học – công nghệ càng phát triển thì càng sản xuất ra nhiều sảnphẩm có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp, càng nhiều sản phẩm thay thếbao nhiêu thì càng có nhiều nguy cơ đe doạ đến sản phẩm hiện tại của doanhnghiệp bấy nhiêu

Sự tồn tại của sản phẩm thay thế có thể gây một sức ép rất lớn, nó giớihạn mức giá đồng thời giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp

Vì vậy, để tránh bị tụt hậu và giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanhnghiệp phải luôn nghiên cứu, đầu tư đổi mới kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chấtlượng sản phẩm, đặc biệt phải luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sảnphẩm, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường

1.3.2 Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Để tìm ra cơ hội hay thách thức đối với hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp phải phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành,nhưng như thế là chưa đủ để doanh nghiệp có thể đưa ra một chiến lược kinhdoanh đúng đắn Việc phân tích nội bộ giúp doanh nghiệp nắm được các thếmạnh và điểm yếu của mình, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp thích hợp nhằmkhai thác thế mạnh và khắc phục những điểm yếu để đạt được lợi thế tối đa

Phân tích nội bộ doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:Nghiên cứu và phát triển, sản xuất, nguồn nhân lực, marketing, tài chính kế toán,thu thập và xử lý thông tin, công tác tổ chức trong doanh nghiệp Quy trình phântích nội bộ doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ 4

1.3.2.1 Nghiên cứa và phát triển

Doanh nghiệp luôn luôn sản xuất kinh doanh hàng hoá mà thị trường cầnchứ không phải những hàng hoá mà doanh nghiệp có thể sản xuất được Nghiêncứu và phát triển là nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó sáng tạo ra sản phẩmmới, cải tiến hoặc khác biệt hoá sản phẩm Doanh nghiệp luôn luôn phải cậpnhật thông tin về sự thay đổi của thị trường, sự phát triển của kỹ thuật công nghệ

để có thể đưa ra được hướng chiến lược phù hợp Các vấn đề này có ý nghĩa rấtquan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 26

1.3.2.2 Sản xuất.

Quá trình sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến hầuhết các lĩnh vực khác của doanh nghiệp Khi phân tích quá trình sản xuất củadoanh nghiệp, cần đánh giá các trang thiết bị, công nghệ có khả năng tạo ra sảnphẩm có chất lượng tốt hay không? Có đáp ứng được nhu cầu của thị trường vềmặt số lượng hay không? Có tận dụng được công suất và hiệu năng sử dụng củamáy móc thiết bị hay không? Việc sắp xếp, bố trí các bộ phận sản xuất, phươngtiện sản xuất, kho hàng, bến bãi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trìnhsản xuất

1.3.2.3 Nhân sự

Yếu tố nhân sự tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọihoạt động của doanh nghiệp, dù đó là hoạt động sản xuất hay kinh doanh Nó cóvai trò quan trọng như vậy nên doanh nghiệp cần luôn chú trọng đảm bảo sốlượng, chất lượng và cơ cấu lao động sao cho phù hợp Ngoài ra, doanh nghiệpcũng cần quan tâm đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân sựnhư: điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết, công tác tổ chức lao động, khả năngthu hút và giữ cán bộ có trình độ, chế độ tiền lương và chính sách khuyến khíchvật chất, khen thưởng,…

1.3.2.4 Hoạt động marketing

Nội dung cơ bản của hoạt động marketing là phân tích, kế hoạch hoá, tổchức thực hiện và kiểm tra các hoạt động đó nhằm thoả mãn các mục tiêu củamọi cá nhân và tổ chức

Như vậy, doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu khách hàng, chủng loại, mẫu

mã sản phẩm, xác định giá cả, thị phần, mạng lưới phân phối hàng hoá, dịch vụ,quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng và các công cụ hỗ trợ chính sáchtiêu thụ, từ đó có những thông tin cần thiết cho việc xây dựng chiến lượcmarketing

1.3.2.5 Tình hình tài chính

Tài chính luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, nó tácđộng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển

Trang 27

của doanh nghiệp Đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp chính làphương pháp tốt nhất để xem xét vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là điềukiện để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài Tình hình tài chính của doanh nghiệp cóthể được đánh giá thông qua một số nhóm chỉ tiêu: Đòn cân nợ, khả năng sinhlời trên một đồng vốn, khả năng huy động vốn, thời gian thu hồi vốn, khả năngthanh toán, khả năng thanh toán nhanh, lợi nhuận, các chỉ tiêu tăng trưởng nhưtổng doanh thu, tổng sản lượng,…, các vấn đề về thuế Qua đó, có thể xác địnhnhững điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về vấn đề đầu tư, tài chính

1.3.2.6 Hệ thống thu thập và xử lý thông tin

Các quyết định quản trị có kịp thời, có đúng đắn, có hiệu quả hay không phụthuộc rất nhiều vào hệ thống thu thập và xử lý thông tin Thông tin chính xác, kịpthời là cơ sở để ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanhnghiệp, ngược lại thông tin sai lệch hoặc bị ách tắc, không kịp thời thì rất dễ dẫn đếnnhững quyết định sai lầm, gây hậu quả không thể lường trước cho doanh nghiệp Do

đó, một hệ thống thông tin hữu hiệu không những góp phần nâng cao chất lượng củacác quyết định mà còn cung cấp và xử lý thông tin phục vụ cho việc xây dựng chiếnlược kinh doanh Hiện nay, các doanh nghiệp đang tồn tại trong một xa lộ thông tin,

vì vậy việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình

độ cao, hiểu biết sâu rộng để có thể phân tích tìm ra các cơ hội kinh doanh và lườngtrước những nguy cơ đối với doanh nghiệp

Việc thu thập thông tin phải đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy, đầy

đủ, liên tục và phải được xử lý trên các mô hình thống kê, kinh tế lượng thì mớiđạt được độ chính xác và hiệu quả cao

1.3.2.7 Công tác tổ chức trong doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận khác nhau được bốtrí theo từng cấp, có trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chứcnăng quản trị Như vậy, nếu doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh haynói cách khác có một bộ máy quản trị nhịp nhàng, ăn khớp với nhau thì doanhnghiệp sẽ đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động kinh doanh Do đó, doanhnghiệp cần luôn đánh giá đúng thực trạng của bộ máy quản trị cả về cơ cấu tổ

Trang 28

chức, cả về cơ chế hoạt động và khả năng nhạy bén thích nghi với sự thay đổicủa môi trường kinh doanh Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần đánh giá cơcấu tổ chức thông qua một số chỉ tiêu: quy trình ra quyết định, tốc độ ra quyếtđịnh, các thủ tục hành chính, quy trình kiểm soát, tính linh hoạt của tổ chức,…

1.3.3 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp

* Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp

Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp đã phải xác định cho mình hướng đi,phải xác định nhiệm vụ cho mình Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là nhằm trảlời câu hỏi “Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là gì?” Có thể nói xác địnhnhiệm vụ là bước khởi đầu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Đối với nhữngdoanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc xác định nhiệm vụ hay lĩnh vực kinh doanh thìkhông mấy phức tạp bởi lĩnh vực kinh doanh giới hạn trong một số ít sản phẩm,dịch vụ Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc xác địnhnhiệm vụ rất phức tạp vì các doanh nghiệp này thường tham gia vào rất nhiềulĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏthì các nhà quản trị cũng đều phải xem xét và đưa ra định hướng phát triểndoanh nghiệp của mình trong một thời gian dài

* Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Từ nhiệm vụ doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu cụ thể cho mình.Mục tiêu chỉ rõ sự mong muốn của doanh nghiệp, chỉ rõ đích mà doanh nghiệpcần hướng tới Chúng là những chỉ tiêu cơ bản có thể đo được và có khả năngthực hiện được Chúng ta có thể thấy mục tiêu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố: Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, các nguồnlực bên trong, các giá trị của những người lãnh đạo, những chiến lược trong quákhứ và xu hướng phát triển của nó

Các mục tiêu của doanh nghiệp thường gắn với doanh thu, lợi nhuận, chiphí, sản lượng, thị phần, uy tín doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp,…

Như vậy, khi xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đảm bảo một số yêucầu sau: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp: môi trường vĩ mô, môi trường ngành; xác định mục tiêu phù hợp với kỳ

Trang 29

kinh doanh; xác định thứ bậc mục tiêu; xác định rõ mục tiêu bao trùm, mục tiêutrung gian, mục tiêu điều kiện; xác định rõ thời hạn của mục tiêu; mục tiêu phải

rõ ràng để thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện

Việc xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị

có cơ sở để xây dựng nội dung chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện chiếnlược một cách phù hợp

1.3.4 Lựa chọn chiến lược kinh doanh

1.3.4.1 Mô hình PEST

Mô hình PEST là một mô hình được sử dụng rất nhiều trong việc đánh giánhững tác động của môi trường vĩ mô tới mỗi doanh nghiệp Mô hình PESTnghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô Các yếu tố đó là:

Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T( Bao gồm yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic-Nhân khẩu học, Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal,Ethical- Đạo đức ) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mựckhông thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Ngoài

ra, việc buôn bán xuyên quốc gia đã không còn quá xa lại với các doanh nghiệp

và mỗi quốc gia, chính vì vậy yếu tố hội nhập toàn cầu hóa cũng được đánh giá

là một yếu tố tác động vĩ mô tới doanh nghiệp, mặc dù nó không nằm trong môhình PEST cổ điển

Nội dung mô hình

a, Các yếu tố Thể chế- Luật pháp:

Trang 30

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên mộtlãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và pháttriển của bất cứ ngành nào.Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanhnghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó:

- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung độtchính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ cóthể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chếkhông ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trênlãnh thổ của nó

- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêuthụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động,luật chống độc quyền, chống bán phá giá

- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanhnghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp Như cácchính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, cácchính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

b, Các yếu tố Kinh tế:

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dàihạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.Thông thường các doanh nghiệp

sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực

- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trongmỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyếtđịnh phù hợp cho riêng mình

- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,

- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiếnlược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành:Giảm thuế, trợ cấp

- Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư

Trang 31

c, Các yếu tố văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xãhội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khuvực đó Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vunđắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thôngthường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinhthần Rõ ràng chúng ta không thể mua humbeger tại các nước Hồi Giáo được.Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nềnvăn hóa khác vào các quốc gia.Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lốisống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành

Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nềnvăn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc Ra đường thấy một nửathế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máyhàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quantâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành cácnhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:

+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập

+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống

+ Điều kiện sống

d, Yếu tố công nghệ:

Đây là loại nhân tố có ảnh hướng lớn và trực tiếp tới chiến lược kinhdoanh của các lĩnh vực, nghành và các doanh nghiệp.Thực tế thế giới đãchứng kiến nhiều sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiềulĩnh vực kinh doanh.Đồng thời cũng xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới,hoàn thiện hơn

Thế kỷ XX là thế kỉ của công nghệ và khoa học, chính vì vậy việc phântích và phán đoán biến đổi công nghệ là một việc quan trọng hơn bao giờhết.Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, viễn thông,

Trang 32

Từ đó đòi hỏi người làm chiến lược phải thường xuyên cập nhật, và quantâm đến sự thay đổi công nghệ

e, Yếu tố toàn cầu hóa:

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo

cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinhdoanh

- Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khuvực Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp vớicác lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới

- Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dầnđược gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khuvực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nộiđịa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi

Ý nghĩa mô hình

Việc phân tích các yếu tố trong mô hình PEST sẽ giúp các doanh nghiệpnhìn thấy được doanh nghiệp của mình đang hoạt động trong môi trường nhưthế nào?đó là cơ sở xác định cơ hội và những thách thức mà doanh nghiệp sẽphải đương đầu

1.3.4.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Poter

Làm phong phú thêm nguồn nhân lực chiến lược xây dựng thế hệ tiếptheo, chương trình tuyển chọn và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiếp trong doanhnghiệp là những vấn đề đánh giá công tác điều phối nhân sự hiện tại

Trang 33

Các vấn đề được đặt ra đó là: tại doanh nghiệp đã có một phòng ban haymột bộ phân chuyên trách phụ trách nhân sự hay chưa? Nếu chưa đây sẽ là mộtđiểm yếu của doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và nếu đã có rồi thìmức độ hiệu quả trong hoạch định chiến lược như thế nào?

Trong công tác tuyển dụng, thì người lao động được tuyển dụng chuyênnghiệp qua các bước tuyển dụng chặt chẽ hay chỉ ngẫu nhiên được nhận vào? Cóvấn đề gì trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới hay không? Ngoài ra,doanh nghiệp đã có những chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên hay chưa,nếu có sự bồi dưỡng đúng lúc và đúng mức, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng

kể kết quả hoạch định và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Để có được một sự đãi ngộ thỏa đáng, yêu cầu phải có một hệ thống đánhgiá mức độ hoàn thành công việc của mỗi cái nhân Những trường hợp bỏ làm,không hoàn thành trách nhiệm công việc cần có biện pháp sử lý nghiêm khắc.Ngược lại với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ cần được biểu dươngkhen thưởng, qua đó mới khích lệ được nhân viên

Chăm lo sức khỏe cho người lao động cũng hết sức quan trọng, đây khôngchỉ là một quy định của pháp luật mà còn là một phần trách nhiệm của doanhnghiệp đối với người lao động

Đánh giá công tác tài chính

Việc đánh giá tài chính kế toán của doanh nghiệp cũng tương tự như việckhám bệnh cho một người bệnh Một doanh nghiệp khỏe tức là luông tiền của họđược luân chuyển trôi chảy, tiền mặt luôn luôn có đủ trong những trường hợpcần kíp cũng như nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất luôn được đảm bảo Trong việc đánh giá công tác tài chính kế toán cần xem xét đến hệ sô vềkhả năng thanh khoản của doanh nghiệp, chỉ số này trong thời gian vừa qua tănghay giảm? Liệu công tác phân tích tài chính đã chỉ ra điều đó chưa? Hệ số thanhkhoản thể hiện khả năng chuyển các nguồn lực tài chính thành tiền mặt có khảnăng sử dụng trong thanh toán trực tiếp Nếu công tác tài chính không đưa ranhững cảnh báo kịp thời về công tác này sẽ là một điều nguy hiểm khi doanhnghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản đáo hạn mà cần tiền mặt gấp

Trang 34

Một điều thư hai doanh nghiệp cần theo dõi đó là đòn cân nợ, tức là việc xemxét tỉ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, liệu có cân đối hay không và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào

Đánh giá công tác marketing

Hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại các thông tin chính xác và kịpthời về sự phát triển của thị trường, các thông tin phản hồi từ phía khách hàng,đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, đối thủ cạnh tranh, nhàcung ứng và các yếu tố khác

Trong hoạt động marketing, cần xem xét liệu hoạt động marketing đã phùhợp với thị trường mục tiêu chưa, hiệu quả chưa Ngoài ra cũng cần có nhữngchỉ tiêu đánh giá cho từng nhân viên marketing để có thể thu thập được nhữngthông tin cập nhật nhất về khách hàng và thị trường

Cũng cần xem xét hình thức marketing hiện tại đã hiệu quả chưa, cần cónhững biện pháp cải thiện nào không? Đánh giá về các bộ phận marketing cũngrất quan trọng, bộ phân chuyên trách về marketing đã làm tốt nhiệm vụ chưa?Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phân phòng ban phụ tráchmarketing và chỉ chú trọng đào tạo vào nhân viên bán hàng

Quảng cáo là một vấn đề cần được đánh giá trong hoạt động marketing,một quảng cáo hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cũng như danh tiếng chosản phẩm của công ty

Trang 35

Đánh giá công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Quá trình nghiên cứu và phát triển không chỉ giúp cho doanh nghiệp củng

cố được vị trí hiện tại mà còn có thể tới được những vị trí cao hơn trong ngành

và thu lại được sự phát triển thực sự Trong việc đánh giá công tác này, cần xemxét xem doanh nghiệp đã chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu và phát triểnsản phẩm hay chưa? Ngân sách chi cho công tác này là bao nhiêu và liệu đã hợp

lý chưa? Công ty có đủ trang thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu hay không,thậm chí trình độ nhân viên đã đủ để đưa ra những sáng kiến sáng tạo hay chưa?

 Ý nghĩa của việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

Như đã đề cập để trên, việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp sẽgiúp các nhà hoạt định tìm ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu củadoanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để tận dụng những cơ hội

bên ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp

1.3.4.3 Đánh giá nội bộ doanh nghiệp

Việc đánh giá nội bộ doanh nghiệp là một việc quan trọng giúp các nhàhoạch định chính sách xác định được điểm mạnh và điểm yếu nội tại của doanhnghiệp, từ đó đưa ra các phương án để phát huy điểm mạnh hoặc hạn chế điểmyếu nhằm tận dụng tối đa nguồn lự có hạn của doanh nghiệp

Để đánh giá nội bộ doanh nghiệp, các nhà chính sách thường xem xét cácyếu tố bên trong doanh nghiệp có những điểm mạnh hoặc điểm yếu gì Thôngqua đánh giá các yếu tố kết cấu chính nên một doanh nghiệp như : nhân sự, tàichính và cơ sở vật chất Ngoài các yếu tố chính như trên, các nhà chính sáchcũng xem xét đánh giá công tác marketing và công tác nghiên cứu và phát triểnsản phẩm, vì đây là hai yếu tố quan trọng tác động khá mạnh đến kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá công tác tổ chức nhân sự

Nguồn lực được coi là một vấn đề quan trọng sống còn đối với mọi tổ chứctrong tương lai Phương pháp và nghệ thuật sử dụng nguồn lao động hiện có, cónhững chương trình bồi dưỡng, làm phong phú thêm nguồn nhân lực chiến lượcxây dựng thế hệ tiếp theo, chương trình tuyển chọn và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo

Trang 36

Trong công tác tuyển dụng, thì người lao động được tuyển dụng chuyênnghiệp qua các bước tuyển dụng chặt chẽ hay chỉ ngẫu nhiên được nhận vào? Cóvấn đề gì trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới hay không? Ngoài ra,doanh nghiệp đã có những chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên haychưa, nếu có sự bồi dưỡng đúng lúc và đúng mức, doanh nghiệp có thể cải thiệnđáng kể kết quả hoạch định và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để có được một sự đãi ngộ thỏa đáng, yêu cầu phải có một hệ thống đánhgiá mức độ hoàn thành công việc của mỗi cái nhân Những trường hợp bỏ làm,không hoàn thành trách nhiệm công việc cần có biện pháp sử lý nghiêm khắc.Ngược lại với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ cần được biểu dươngkhen thưởng, qua đó mới khích lệ được nhân viên

Chăm lo sức khỏe cho người lao động cũng hết sức quan trọng, đây khôngchỉ là một quy định của pháp luật mà còn là một phần trách nhiệm của doanhnghiệp đối với người lao động

Đánh giá công tác tài chính

Việc đánh giá tài chính kế toán của doanh nghiệp cũng tương tự như việckhám bệnh cho một người bệnh Một doanh nghiệp khỏe tức là luông tiền của họđược luân chuyển trôi chảy, tiền mặt luôn luôn có đủ trong những trường hợpcần kíp cũng như nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất luôn được đảm bảo Trong việc đánh giá công tác tài chính kế toán cần xem xét đến hệ sô vềkhả năng thanh khoản của doanh nghiệp, chỉ số này trong thời gian vừa qua tănghay giảm? Liệu công tác phân tích tài chính đã chỉ ra điều đó chưa? Hệ số thanhkhoản thể hiện khả năng chuyển các nguồn lực tài chính thành tiền mặt có khảnăng sử dụng trong thanh toán trực tiếp Nếu công tác tài chính không đưa ra

Trang 37

những cảnh báo kịp thời về công tác này sẽ là một điều nguy hiểm khi doanhnghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản đáo hạn mà cần tiền mặt gấp.Một điều thư hai doanh nghiệp cần theo dõi đó là đòn cân nợ, tức là việc xemxét tỉ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, liệu có cân đối hay không và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào

Đánh giá cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một yếu tố nền tảng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất được đánh giá trên hai khía cạnh đó là : Cơ sở trang thiết bị hiệntại của doanh nghiệp bao gồm: máy móc, thiết bị văn phòng, nhà xưởng.v.v nhưthế nào? Hai là việc bảo dưỡng tu sửa trang thiết bị máy móc có được thườngxuyên hay không? Đã có một đội ngũ chuyên trách chịu trách nhiệm về trangthiết bị máy móc hay chưa Đây là một vấn đề quan trọng doanh nghiệp cần lưu

ý bởi vì trang thiết bị máy móc ảnh hướng lớn tới năng suất lao động của côngnhân, máy móc không đạt được tối đa công suất sẽ ảnh hướng tới những kếhoạch về sản phẩm của doanh nghiệp

Đánh giá công tác marketing

Hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại các thông tin chính xác và kịp thời về

sự phát triển của thị trường, các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, đánh giá

về những người phân phối, các bạn hàng lớn, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng

và các yếu tố khác

Trong hoạt động marketing, cần xem xét liệu hoạt động marketing đã phù hợpvới thị trường mục tiêu chưa, hiệu quả chưa Ngoài ra cũng cần có những chỉtiêu đánh giá cho từng nhân viên marketing để có thể thu thập được những thôngtin cập nhật nhất về khách hàng và thị trường

Cũng cần xem xét hình thức marketing hiện tại đã hiệu quả chưa, cần có nhữngbiện pháp cải thiện nào không? Đánh giá về các bộ phận marketing cũng rấtquan trọng, bộ phân chuyên trách về marketing đã làm tốt nhiệm vụ chưa? Thậmchí nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phân phòng ban phụ trách marketing vàchỉ chú trọng đào tạo vào nhân viên bán hàng

Trang 38

Quảng cáo là một vấn đề cần được đánh giá trong hoạt động marketing, mộtquảng cáo hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cũng như danh tiếng cho sảnphẩm của công ty

Đánh giá công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Quá trình nghiên cứu và phát triển không chỉ giúp cho doanh nghiệp củng cốđược vị trí hiện tại mà còn có thể tới được những vị trí cao hơn trong ngành vàthu lại được sự phát triển thực sự Trong việc đánh giá công tác này, cần xem xétxem doanh nghiệp đã chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển sảnphẩm hay chưa? Ngân sách chi cho công tác này là bao nhiêu và liệu đã hợp lýchưa? Công ty có đủ trang thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu hay không,thậm chí trình độ nhân viên đã đủ để đưa ra những sáng kiến sáng tạo hay chưa?

Ý nghĩa của việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

Như đã đề cập để trên, việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp cácnhà hoạt định tìm ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của doanhnghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để tận dụng những cơ hội bên ngoàinhằm phát triển doanh nghiệp

1.3.4.4 Mô hình phân tích SWOT

* Nguồn gốc và nội dung mô hình SWOT

a, Nguồn gốc

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công

ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tạiViện Nghiên cứu Standfor trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyênnhân vì sao các công ty thất bại trong việc lập kế hoạch

Từ thành công của công trình nghiên cứu, đến năm 1960 toàn bộ 500doanh nghiệp được tạp chí Fortune bình chọn đều có giám đốc kế hoạch và cácHiệp hội xây dựng kế hoạch cho công ty Tuy nhiên các công ty này đều thừanhận rằng tính khả thi của phương pháp này chưa cao mặc dù rất tốn kém

Năm 1960, Robert F Stewart thuộc Viện nghiên cứu Stardfor đã tổ chứcmột nhóm nghiên cứu nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề trên.Công trình kéodài 9 năm từ năm 1960 đến 1969 với rất nhiều nỗ lực, họ đã cho ra đời mô hình

Trang 39

phân tích SOFT là tên viết tắt của: Satisfactory ( những điều tốt ở hiện tại),Opportunity ( những điều tốt ở tương lai, cơ hội), Fault ( những điều xấu tại hiệntại), và Threat ( nhưng điều xấu trong tương lai, nguy cơ) Sau này, chữ F đượcđổi thành chữ W, và mô hình được đổi tên thành mô hình SWOT

b, Nội dung của mô hình SWOT

Mô hình SWOT được trình bày trong một ma trận 3x3 Kết cầu của ma trậngồm có hai thành tố chính đó là các điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp đượcliệt kê ( thông qua việc phân tích nội bộ doanh nghiệp như trên), và các cơ hội tháchthức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai ( thu được thông qua việc phântích hai mô hình PEST và năm áp lực cạnh tranh của M.Porter như đã giới thiệu ởtrên) Qua việc kết hợp hai thành tố đó, ta sẽ có các kết hợp phương án chiến lược qua

đó tìm ra được phương án chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp

Bảng 1.1 Bảng ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Các điểm mạnh (S)Liệt kê các điểm mạnh

từ bảng tổng hợp môitrường nội bộ ngành

Các điểm yếu ( W)Liệt kê các điểm yếu từbảng tổng hợp môitrường nội bộ ngànhCác cơ hội ( O)

Liệt kê các cơ hội quan

trọng nhất từ bảng tổng

hợp môi trường bên

ngoài doanh nghiệp

Các kết hợp chiến lượcS/O, tận dụng thế mạnhcủa doanh nghiệp đểkhai thác các cơ hội từmôi trường bên ngoài

Các kết hợp chiến lượcW/O, tận dụng cơ hộibên ngoài, khắc phụcđiểm yếu của doanhnghiệp

Các nguy cơ (T)

Liệt kê các nguy cơ

quan trọng nhất từ bảng

tổng hợp môi trường bên

ngoài doanh nghiệp

Các kết hợp chiến lượcS/T, tận dụng điểmmạnh của doanh nghiệp

để giảm bớt tác độngcủa nguy cơ bên ngoài

Các kết hợp chiến lượcW/T, chiến lược mangtính phòng thủ, vừa cốgắng khắc phục điểmyếu vừa làm giảm nguy

cơ từ bên ngoài

Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược- ĐH KTQD

Trang 40

Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòacác nguồn lực, năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công tyđang hoạt động Đây được coi là một công cụ lựa chọn chiến lược

Ngoài việc sử dụng mô hình SWOT để đánh giá hiện trạng của công ty,chúng ta còn có thể sử dụng mô hình này để đánh giá đối thủ cạnh tranh Từ đóđưa ra các chiến lược phù hợp nhất để có thể cạnh tranh

CHƯƠNG II

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh – PGS.TS Phan Kim Chiến – Mai Văn Bưu NXB khoa học kĩ thuật (2006) Khác
2. Giáo trình quản trị chiến lược - Chủ biên: PGS.TS Ngô Kim Thanh và PGS.TS Lê Văn Tâm của NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khác
3. Giáo trình quản trị chiến lược - Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khác
4. Nguyễn Thị Liên Diệp - Phạm Văn Nam (2003) Chiến lược và chính sách kinh doanh: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Khác
5. Fred R. David người dịch Trương Công Minh - Trần Tuấn Nhạc - Trần Thị Tưởng Như ( 2003) Khái luận về quản trị chiến lược NXB thống kê Hà Nội Khác
8. Chiến lược quản lí và kinh doanh tập I, II Philippelasserre – Josephpatti, NXB chính trị quốc gia 1996 Khác
9.Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh PGSTS Đào Duy Ngân nhà xuất bản giáo dục Khác
10. Báo cáo tài chính năm 2009-2011 của công ty viglacera P&B Khác
11. Tài liệu về sơ đồ tổ chức công ty của phòng tổ chức hành chính công ty Viglacera P&B Khác
12. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008-2012 của công ty Viglacera P&B Khác
13. Báo cáo tình hình đầu tư phát triển của công ty Viglacera P&B Khác
14. Báo cáo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2010-2012 của Tổng cục thống kê Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w