6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp
*. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp
Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp đã phải xác định cho mình hướng đi, phải xác định nhiệm vụ cho mình. Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là nhằm trả lời câu hỏi “Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là gì?”. Có thể nói xác định nhiệm vụ là bước khởi đầu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc xác định nhiệm vụ hay lĩnh vực kinh doanh thì không mấy phức tạp bởi lĩnh vực kinh doanh giới hạn trong một số ít sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc xác định nhiệm vụ rất phức tạp vì các doanh nghiệp này thường tham gia vào rất nhiều lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ thì các nhà quản trị cũng đều phải xem xét và đưa ra định hướng phát triển doanh nghiệp của mình trong một thời gian dài.
*. Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Từ nhiệm vụ doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu cụ thể cho mình. Mục tiêu chỉ rõ sự mong muốn của doanh nghiệp, chỉ rõ đích mà doanh nghiệp cần hướng tới. Chúng là những chỉ tiêu cơ bản có thể đo được và có khả năng thực hiện được. Chúng ta có thể thấy mục tiêu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, các nguồn lực bên trong, các giá trị của những người lãnh đạo, những chiến lược trong quá khứ và xu hướng phát triển của nó.
Các mục tiêu của doanh nghiệp thường gắn với doanh thu, lợi nhuận, chi phí, sản lượng, thị phần, uy tín doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp,…
Như vậy, khi xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: môi trường vĩ mô, môi trường ngành; xác định mục tiêu phù hợp với kỳ
kinh doanh; xác định thứ bậc mục tiêu; xác định rõ mục tiêu bao trùm, mục tiêu trung gian, mục tiêu điều kiện; xác định rõ thời hạn của mục tiêu; mục tiêu phải rõ ràng để thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện.
Việc xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị có cơ sở để xây dựng nội dung chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện chiến lược một cách phù hợp.
1.3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh
1.3.4.1 Mô hình PEST
Mô hình PEST là một mô hình được sử dụng rất nhiều trong việc đánh giá những tác động của môi trường vĩ mô tới mỗi doanh nghiệp. Mô hình PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là:
a) Political (Thể chế- Luật pháp) b) Economics (Kinh tế)
c) Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội) d) Technological (Công nghệ )
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T ( Bao gồm yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic- Nhân khẩu học, Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Đạo đức ) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc buôn bán xuyên quốc gia đã không còn quá xa lại với các doanh nghiệp và mỗi quốc gia, chính vì vậy yếu tố hội nhập toàn cầu hóa cũng được đánh giá là một yếu tố tác động vĩ mô tới doanh nghiệp, mặc dù nó không nằm trong mô hình PEST cổ điển.
•Nội dung mô hình
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào.Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó:
- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...
- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
b, Các yếu tố Kinh tế:
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....
- Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...
c, Các yếu tố văn hóa xã hội:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể mua humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia.Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống
d, Yếu tố công nghệ:
Đây là loại nhân tố có ảnh hướng lớn và trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, nghành và các doanh nghiệp.Thực tế thế giới đã chứng kiến nhiều sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực kinh doanh.Đồng thời cũng xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn.
Thế kỷ XX là thế kỉ của công nghệ và khoa học, chính vì vậy việc phân tích và phán đoán biến đổi công nghệ là một việc quan trọng hơn bao giờ hết.Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, viễn thông,
khoa học, sinh học và internet.Biến đổi công nghệ ảnh hướng tới hầu như tất cả các doanh nghiệp, kể cả vừa và nhỏ.
Thay đổi công nghệ ảnh hướng tới chu kì sống của một sản phẩm và dịch vụ.Một chu kì lý thuyết bao gồm các pha: bắt đầu, phát triển, chín muồi và tàn lụi. Thực tế với một vài doanh nghiệp, sản phẩm sẽ lại có giai đoạn phát triển mới sau khi tàn lụi.Hơn nữa thay đổi công nghệ cũng ảnh hướng tới phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu và thái độ ứng xử của người lao động.
Từ đó đòi hỏi người làm chiến lược phải thường xuyên cập nhật, và quan tâm đến sự thay đổi công nghệ.
e, Yếu tố toàn cầu hóa:
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới
- Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.
•Ý nghĩa mô hình
Việc phân tích các yếu tố trong mô hình PEST sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn thấy được doanh nghiệp của mình đang hoạt động trong môi trường như thế nào?đó là cơ sở xác định cơ hội và những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đương đầu
1.3.4.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Poter
Làm phong phú thêm nguồn nhân lực chiến lược xây dựng thế hệ tiếp theo, chương trình tuyển chọn và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiếp trong doanh nghiệp là những vấn đề đánh giá công tác điều phối nhân sự hiện tại.
Các vấn đề được đặt ra đó là: tại doanh nghiệp đã có một phòng ban hay một bộ phân chuyên trách phụ trách nhân sự hay chưa? Nếu chưa đây sẽ là một điểm yếu của doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và nếu đã có rồi thì mức độ hiệu quả trong hoạch định chiến lược như thế nào?
Trong công tác tuyển dụng, thì người lao động được tuyển dụng chuyên nghiệp qua các bước tuyển dụng chặt chẽ hay chỉ ngẫu nhiên được nhận vào? Có vấn đề gì trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới hay không? Ngoài ra, doanh nghiệp đã có những chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên hay chưa, nếu có sự bồi dưỡng đúng lúc và đúng mức, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể kết quả hoạch định và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có được một sự đãi ngộ thỏa đáng, yêu cầu phải có một hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi cái nhân. Những trường hợp bỏ làm, không hoàn thành trách nhiệm công việc cần có biện pháp sử lý nghiêm khắc. Ngược lại với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ cần được biểu dương khen thưởng, qua đó mới khích lệ được nhân viên.
Chăm lo sức khỏe cho người lao động cũng hết sức quan trọng, đây không chỉ là một quy định của pháp luật mà còn là một phần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.
• Đánh giá công tác tài chính
Việc đánh giá tài chính kế toán của doanh nghiệp cũng tương tự như việc khám bệnh cho một người bệnh. Một doanh nghiệp khỏe tức là luông tiền của họ được luân chuyển trôi chảy, tiền mặt luôn luôn có đủ trong những trường hợp cần kíp cũng như nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất luôn được đảm bảo.
Trong việc đánh giá công tác tài chính kế toán cần xem xét đến hệ sô về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, chỉ số này trong thời gian vừa qua tăng hay giảm? Liệu công tác phân tích tài chính đã chỉ ra điều đó chưa? Hệ số thanh khoản thể hiện khả năng chuyển các nguồn lực tài chính thành tiền mặt có khả năng sử dụng trong thanh toán trực tiếp. Nếu công tác tài chính không đưa ra những cảnh báo kịp thời về công tác này sẽ là một điều nguy hiểm khi doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản đáo hạn mà cần tiền mặt gấp.
Một điều thư hai doanh nghiệp cần theo dõi đó là đòn cân nợ, tức là việc xem xét tỉ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, liệu có cân đối hay không và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào.
• Đánh giá cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một yếu tố nền tảng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất được đánh giá trên hai khía cạnh đó là : Cơ sở trang thiết bị hiện tại của doanh nghiệp bao gồm: máy móc, thiết bị văn phòng, nhà xưởng.v.v như thế nào? Hai là việc bảo dưỡng tu sửa trang thiết bị máy móc có được thường xuyên hay không? Đã có một đội ngũ chuyên trách chịu trách nhiệm về trang thiết bị máy móc hay chưa. Đây là một vấn đề quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý bởi vì trang thiết bị máy móc ảnh hướng lớn tới năng suất lao động của công nhân, máy móc không đạt được tối đa công suất sẽ ảnh hướng tới những kế hoạch về sản phẩm của doanh nghiệp.
• Đánh giá công tác marketing
Hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại các thông tin chính xác và kịp thời về sự phát triển của thị trường, các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và các yếu tố khác.
Trong hoạt động marketing, cần xem xét liệu hoạt động marketing đã phù hợp với thị trường mục tiêu chưa, hiệu quả chưa. Ngoài ra cũng cần có những chỉ tiêu đánh giá cho từng nhân viên marketing để có thể thu thập được những thông tin cập nhật nhất về khách hàng và thị trường.
Cũng cần xem xét hình thức marketing hiện tại đã hiệu quả chưa, cần có những biện pháp cải thiện nào không? Đánh giá về các bộ phận marketing cũng rất quan trọng, bộ phân chuyên trách về marketing đã làm tốt nhiệm vụ chưa? Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phân phòng ban phụ trách marketing và chỉ chú trọng đào tạo vào nhân viên bán hàng.
Quảng cáo là một vấn đề cần được đánh giá trong hoạt động marketing, một quảng cáo hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cũng như danh tiếng cho sản phẩm của công ty.
• Đánh giá công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Quá trình nghiên cứu và phát triển không chỉ giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị trí hiện tại mà còn có thể tới được những vị trí cao hơn trong ngành và thu lại được sự phát triển thực sự. Trong việc đánh giá công tác này, cần xem xét xem doanh nghiệp đã chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay chưa? Ngân sách chi cho công tác này là bao nhiêu và liệu đã hợp lý chưa? Công ty có đủ trang thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu hay không, thậm chí trình độ nhân viên đã đủ để đưa ra những sáng kiến sáng tạo hay chưa?
• Ý nghĩa của việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp