6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Chiến lược phải đảm bảo tính khả thi
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh chúng ta đều phải chắc chắn một điều là chiến lược phải đảm bảo tổ chức thực hiện được, không quá cao xa, đến mức không thực tế, vượt quá khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ lĩnh vực kinh doanh, phạm vi kinh doanh của mình, không nên đặt ra những mục tiêu quá xa vời mà các mục tiêu phải cụ thể, linh hoạt, khả thi và lượng hoá được.
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, nhà quản trị cũng cần chú ý đến yếu tố an toàn đối với doanh nghiệp. Dù rằng, đã hoạt động kinh doanh là phải chấp nhận đương đầu với những rủi ro, nhưng nhiệm vụ của nhà quản trị là phải dự báo và tìm được các biện pháp loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện chiến lược.
Việc thu thập và xử lý thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của chiến lược. Nếu chúng ta quá cầu toàn sẽ không đủ thời gian thu thập, xử lý thông tin và doanh nghiệp sẽ mất hết cơ hội kinh doanh, khi đó chiến lược kinh doanh có thể trở thành lạc hậu trước những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Mặt khác, thông tin thu thập nhanh chóng nhưng sơ sài, không đầy đủ, không chính xác, kỹ thuật xử lý không hiện đại dẫn đến ra quyết định chiến lược không chính xác, khó có thể thực hiện được chiến lược đã đề ra.
Ngoài ra, chiến lược kinh doanh mang tính khả thi thì phải kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với bên ngoài, điều đó có nghĩa rằng chiến lược phải đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng và trách nhiệm đối với xã hội.