Trong chương I, luận văn đã làm rõ một số lý luận về chiến lược, triển khaichiến lược, nội dung của triển khai chiến lược và một số lý thuyết liên quan, nêutổng quan các công trình nghiê
Trang 1TÓM LƯỢC Tên đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam”.
Phần mở đầu: Trong phần này luận văn khẳng định được tính cấp thiết của
đề tài qua đó xác lập và tuyên bố đề tài.Đồng thời nêu nên mục tiêu nghiên cứu, đốitượng nghiên cứu, trình bày kết cấu của khóa luận
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp
Trong chương I, luận văn đã làm rõ một số lý luận về chiến lược, triển khaichiến lược, nội dung của triển khai chiến lược và một số lý thuyết liên quan, nêutổng quan các công trình nghiên có liên quan, xây dựng mô hình nội dung của đề tàibao gồm: Phân tích nội dung chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty cổ phầnFOOTPRINT Việt Nam;Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khaichiến lược kinh doanh của công ty;Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnhcác chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty; Quy hoạch nguồn lực
để triển khai chiến lược kinh doanh của công ty
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
Qua một số phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được tổng quan tìnhhình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược kinh doanh của côngty.Phân tích, đánh giá được việc thiết lập các mục tiêu hàng năm ,xây dựng cácchính sách,phân bổ nguồn lực để hỗ trợ cho việc triển khai chiến lược kinh doanhcủa công ty dựa trên các kết quả điều tra
Chương III: Các kết luận và đề xuất về việc triển khai chiến lược kinh doanh
của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
Từ phân tích thực trạng về việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty
ở chương II, chương III đưa ra những kết quả đạt được,những tồn tại chưa giảiquyết và nguyên nhân của những tồn tại đó, dự báo thay đổi môi trường kinh doanh
và định hướng phát triển của công ty.Đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phầnFOOTPRINT Việt Nam
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, ban lãnh đạo, các phòng ban kếtoán, nhân sự, kinh doanh đã giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập vừaqua có sự hiểu biết hơn về môi trường kinh doanh Đặc biệt, em xin chân thànhcảm ơn Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Việt Nhờ có sự hướng dẫn tận tình và chu đáo củathầy đã giúp em hoàn thành khóa luận này,đồng thời e xin gửi lời cám ơn tới bộmôn chiến lược nói riêng và các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nóichung đã tận tình giảng dạy ,giúp đỡ em trong quá trình học tập để có kiến thứchoàn thiện bài khóa luận
Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu hoàn thiện triển khai chiến lượckinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam, góp phần vào sự phát triểncủa công ty Em hy vọng phần nào đó có thể được ứng dụng vào thực tiễn kinhdoanh của công ty Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian, bài khóa luận khôngtránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến bổsung và đóng góp của thầy cô và các cô chú,anh chị trong công ty để bài khóa luậncủa em đuợc hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1.1:Sự khác biệt cơ bản giữa hoạch định chiến lược
và triển khai chiến lược
4 Bảng 2.6 :Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần FOOTPRINT Việt Nam
36
DANH MỤC SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ
2 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
3 Biểu đồ 2.4:Thực trạng mục tiêu chiến lược của công ty
4 Biểu đồ 2.5: Thực trạng về chính sách nhân sự của công ty
5 Biểu đồ 2.6: Thực trạng chính sách Marketing của công ty
6 Biểu đồ 2.7:Thực trạng chính sách xúc tiến thương mại
của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam 33
7 Biểu đồ 2.8 :Thực trạng phân bổ nguồn lực của công ty cổ
8
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
FOOTPRINT Việt Nam cho chiến lược kinh doanh sản
phẩm sữa non Good Health
35
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TẮT
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay,thị trường luôn luôn biếnđộng ,nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn thay đổi.Điều đó,tạo nên tính cạnhtranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lượckinh doanh đúng đắn ,phù hợp với hoàn cảnh mới.Chiến lược kinh doanh đề rakhông chỉ thoả mãn được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn mà
nó còn phải phù hợp với tiềm lực nội bộ và môi trường kinh doanh của doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tạo được vị thế cạnhtranh của mình trên thị trường, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trong lòngkhách hàng
Nhưng, đưa ra một bản chiến lược kinh doanh tốt mới chỉ là bước khởi đầu.Việc triển khai chiến lược đó mới là yếu tố xác định liệu doanh nghiệp mình có thểbiến các ý tưởng trên giấy tờ thành lợi nhuận hay không? Sự thiếu linh hoạt trongviệc triển khai chiến lược là nguyên nhân bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh
Trên thực tế, triển khai chiến lược kinh doanh không phải là việc dễdàng.Không phải bất cứ mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽdiễn ra như dự định ban đầu.Để đạt được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh đòihỏi phải có sự phân tích ,xây dựng các chính sách ,phân bổ nguồn lực phù hợp đểthực hiện các kế hoạch ngắn hạn một cách hợp lý.Vì vậy công tác triển khai chiếnlược kinh doanh là một giai đoạn quan trọng đảm bảo cho chiến lược của doanhnghiệp thành công
Công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam là công ty chuyên phân phối vềdược phẩm, thực phẩm chức năng,mỹ phẩm …việc xây dựng và triển khai chiếnlược kinh doanh đóng vai trò rất quan trong đối với công ty.Nhưng các chiến lượckinh doanh hiện tại công ty đã triển khai chưa thực sự mang lại hiệu quả.Bởi trongquá trình triển khai chiến lược kinh doanh, sự phối kết hợp giữa các mục tiêu ngắnhạn ,chính sách hỗ trợ và phân bổ nguồn lực chưa được chặt chẽ, hợp lý.Với ýnghĩa khoa học và trên thực tế nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty cổ phầnFOOTPRINT Việt Nam,giúp e nhận thấy cần phải hoàn thiện triển khai chiến lượckinh doanh tại công ty.Vì vậy, e chọn đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinhdoanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Sau khi nghiên cứu lý thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh và quá trình tìm
Trang 7hiểu thực tế tại công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam qua việc điều tra trắc nghiệm vàphỏng vấn thực tế giúp e nhận thấy việc nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiệntriển khai chiến lược kinh doanh cuả công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam” là phùhợp với yêu cầu và điều kiện thực hiện.
-Đề tài trả lời cho các câu hỏi:
-Chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung của triển khai chiến lược kinhdoanh?
-Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả việc triển khai chiến lược kinhdoanh tại công ty
-Để đạt được hiệu quả triển khai chiến lược kinh doanh công ty cổ phầnFOOTPRINT Việt Nam cần làm gì?
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
-Hệ thống một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và tổ chức triểnkhai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
-Xem xét, tìm hiểu thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổphần FOOTPRINT Việt Nam
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanhtại công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cấu thành quá trình triển khai chiến lượckinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
-Phạm vi nghiên cứu:
+Nội dung: tập trung nghiên cứu vào quy trình triển khai chiến lược kinhdoanh đối với sản phẩm GoodHealth NewZeland,thông qua nghiên cứu các nộidung:
++Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
++Xây dựng các chính sách gì? để hỗ trợ các mục tiêu đã đề ra
++Quy hoạch các nguồn lực
+Về không gian thị trường:tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai chiếnlược kinh doanh đối với sản phẩm GoodHealth NewZeland trên thị trường sữa nongiành cho trẻ em tại Hà Nội
+Về thời gian: nghiên cứu tập trung thực trạng triển khai chiến lược kinhdoanh tại công ty từ năm 2009-2011
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trang 8-Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua việcphát phiếu điều tra,phỏng vấn thực tế tại công ty.
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty:+Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam từnăm 2009- 2011
+Bảng nhân sự tại phòng nhân sự của công ty cổ phần FOOTPRINT ViệtNam từ năm 2009- 2011
.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
-Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài
-Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp
-Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạngtriển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
-Chương 3: Kết luận và đề xuất về hoàn thiện triển khai chiến lược kinhdoanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1 CÁC KHÁI NIÊM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược.
Theo Alfred Chandler(1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu
cơ bản,dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sựphân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”
Theo Johnson&Scholes (1999) “Chiến lược là định hướng và phạm vi củamột tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việcđịnh dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi,để đáp ứng nhu cầu thị
trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan” (Nguồn:Bài giảng quản trị chiến lược Đại học Thương Mại).
Như vậy,theo hai cách tiếp cận trên nói đến chiến lược của DN:
Là gắn với mục tiêu được xác định rõ trong khoảng thời gian (ngày,tháng,năm).Mục tiêu mà DN cần đạt đến trong tương lai là gì?Lợi nhuận,doanh thu, hay
mở rộng thị trường hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,…chiến lược sẽ giúp định hướnghoạt động cho doanh nghiệp
Để đạt được các mục tiêu đó ,doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiềunhân tố từ môi trường bên ngoài, tiềm lực bên trong của doanh nghiệp, chiến lược
sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ mình sẽ đạt được các mục tiêu đặt ra trongtương lai trong những điều kiện cụ thể như thế nào với những chính sách kinhdoanh ra sao, biện pháp cụ thể
Chiến lược đúng đắn sẽ chỉ rõ cho doanh nghiệp cách thức phân bổ cácnguồn lực hiện có để thực hiện mục tiêu đó như thế nào? Huy động, phân bổ các nguồnlực đó theo thứ tự thời gian, định mức cho lĩnh vực nào, bước đi, cách đi ra sao
Như vậy, nói đến chiến lượccủa doanh nghiệp là nói đến phương hướng, địnhhướng mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp, được xác định trong một khoảngthời gian cụ thể và đặt ra phương hướng để thực hiện mục tiêu đó
1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh.
“Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiểnchúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”
Trang 10Các đặc trưng cơ bản :
Chiến lược kinh doanh được xác định rõ những mục tiêu cơ bản phươnghướng kinh doanh cần đạt đến trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trongcác lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động củadoanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.Nóchỉ mang tính định hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kếthợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế,xem xét tính hợp lý và điều chỉnh chophù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh
và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra
Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sửdụng các nguồn lực
Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tực từ xâydựng,đến tổ chức thực hiện,đánh giá,kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
1.1.1.3 Nội dung của chiến lược kinh doanh.
Mục tiêu dài hạn:chiến lược kinh doanh luôn hướng mục tiêu, mỗi doanh nghiệpkinh doanh luôn đặt ra mục tiêu dài hạn tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp nhưng mục tiêu lớn nhất luôn là thị phần,doanh thu,lợi nhuận
Phương thức cạnh tranh:chính là những công cụ, chính sách đưa ra trongngắn hạn hay dài hạn nhằm đạt được vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranhtrên cùng thị trường,cùng ngành hàng như về sản phẩm,giá, thời cơ thị trường vàdịch vụ khách hàng…
Định vị chiến lược:trên cùng một ngành hàng,cùng một thị trường thì doanhnghiệp cần định hướng được thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới,tậptrung vào khách hàng nào, sản phẩm doanh nghiệp muốn cung cấp tới khách hàng
là những gì,quy mô,chất lượng ra sao? Để từ đó có thể xây dựng các chiến lượckinh doanh và triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả
Phân bổ nguồn lực:trong quá trình thực hiện chiến lược cần gắn liền với cácnguồn lực bên trong doanh nghiệp về con người,vốn, trang thiết bị và các bộ phậnchức năng nhằm đạt được tối đa lợi ích mang lại và mục tiêu của doanh nghiệp
1.1.1.3 Khái niệm và nội dung của triển khai chiến lược.
Khái niệm: “Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp thành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổ các nguồn lực,thiết
Trang 11lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
Nội dung của triển khai chiến lược:
Thiết lập các mục tiêu hàng năm:là hoạt động phân tán trực tiếp đến tất cảcác quản trị viên trong công ty.Các mục tiêu hàng năm là những hướng dẫn chohành động, nó chỉ đạo và hướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viêntrong công ty.Các mục tiêu đề ra phải có sự nhất quán logic,sự hợp lý của tổ chức
và sự hợp lý của cá nhân
Xây dựng các chính sách:là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn
về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược.Các chính sách được xây dựng phải cụ thể
và có tính ổn định,phải tóm tắt và tổng hợp thành các văn bản hướng dẫn,các quytắc,thủ tục mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực cho việc đạt tới các mục tiêu củachiến lược chung.Một số chính sách trong triển khai chiến lược như:chính sáchMarketing,chính sách nhân sự,chính sách tài chính,chính sách R&D
Phân bổ các nguồn lực:là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lượckinh doanh,các nguồn lực nên được phân bổ thế nào giữa các bộ phận,các chứcnăng và đơn vị khác nhau trong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược được lựa chọnthực hiện một cách tốt nhất
Thay đổi cấu trúc tổ chức:cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan
hệ mang tính chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệpphải hoàn thành,đồng thời cả các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này.Cấu trúc
tổ chức đòi hỏi những thay đổi trong cách thức kết cấu của doanh nghiệp vì cấu trúc
tổ chức của một doanh nghiệp ràng buộc cách thức các mục tiêu và các chính sáchđược thiết lập,ràng buộc cách thức và nguồn lực được phân chia
Phát triển lãnh đạo chiến lược:là một hệ thống những tác động nhằm thúc đẩynhững con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằmđạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.Là những chỉ dẫn,điều khiển,raquyết định,động viên,điều chỉnh để hiện thực hóa tương lai
Phát huy văn hóa doanh nghiệp:văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp cácniềm tin,giá trị được chia sẻ& học hỏi bởi các thành viên của tổ chức,được xâydựng và quảng bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vănhóa doanh nghiệp chi phối cách thức các thành viên trong doanh nghiệp tác độnglẫn nhau và đồng thời tác động tới các bên liên quan đến doanh nghiệp.Văn hóahình thành/ ảnh hưởng thái độ con người trong tổ chức
(Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược Đại học Thương Mại).
Trang 121.1.1.4 Phân biệt hoạch định và triển khai chiến lược.
-Định vị các lực lượng trước khi hành động -Quản lý các lực lượng khi hành động.-Qúa trình tư duy -Qúa trình tác nghiệp
-Đòi hỏi trực giác và kỹ năng phân tích tốt -Đòi hỏi những khích lệ và kỹ năng lãnh
đạo đặc biệt
-Đòi hỏi phối hợp 1 vài cá nhân -Đòi hỏi phối hợp nhiều cá nhân,nhiều
bộ phận
-Các khái niệm, công cụ của hoạch định
chiến lược tương đối như nhau giữa các tổ
chức có quy mô và loại hình hành động khác
nhau
-Thực thi chiến lược có sự khác nhau rấtlớn giữa các quy mô và loại hình hoạtđộng của tổ chức
Bảng 1.1: Sự khác biệt cơ bản giữa hoạch định chiến lược và triển khai
- Và một số hoạt động khác như: điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp vớichiến lược,môi trường văn hóa trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng thực hiện công việc của mỗi cá nhân cũng như sự thành công của việc triểnkhai chiến lược
1.1.2Một số lý thuyết liên quan.
1.1.2.1 Lý thuyết về mô hình 7s của McKensy.
-Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược
-Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy
đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệthống
Trang 13Sơ đồ 1.1:Mô hình 7s của McKensy.
Chiến lược :Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế
cạnh tranh
Cấu trúc:Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ
mệnh lệnh ,báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập
Hệ thống:Các quá trình,quy trình thể hiện cách tổ chức vận hành hàng ngày.
Phong cách:Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách
họ sử dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mangtính biểu tượng.Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những
gì họ nói
Nhân viên:Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân
viên và tạo cho họ những giá trị cơ bản
Kỹ năng:Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.
Mục tiêu cao cả:Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục
tiêu.Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức
Trang 141.1.2.2 Lý thuyết về nội dung triển khai chiến lược.
Thiết lập các mục tiêu hàng năm.
Mục tiêu hàng năm là những mục tiêu <=1 năm
Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được đểđạt tới mục tiêu dài hạn.Cũng như các mục tiêu dài hạn ,các mục tiêu hàng nămphải đo được ,có định lượng ,có tính thách thức,thực tế phù hợp và có mức độ ưutiên.Các mục tiêu này được đề ra ở cấp doanh nghiệp ,bộ phận chức năng và cácđơn vị trực thuộc
Mục tiêu chiến lược chỉ có thể thực hiện thông qua việc thiết lập mục tiêu hàngnăm là sự phân chia mục tiêu tổng quát thành từng mục tiêu bộ phận,rồi từ đó làm cơ
sở giao cho các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp thực hiện tạo nên sự chấp nhận
và gắn bó giữa mọi người trong toàn doanh nghiệp
Các mục tiêu hàng năm như những hướng dẫn cho hành động.Nó chỉ đạo vàhướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viên trong doanhnghiệp.Những mục tiêu hàng năm thường được xác định bằng các chỉ tiêu khả năngthu lợi nhuận,chỉ tiêu tăng trưởng và thị phần của từng bộ phận kinh doanh ,theokhu vực địa lý,theo nhóm khách hàng và sản phẩm rất phổ biến trong các doanh nghiệp
Mục tiêu hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong triển khai chiến lược vì nó :
Là cơ sở để phân phối các nguồn lực,là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thànhcông việc của các nhà quản trị viên,là công cụ quan trọng để kiểm soát tiến trìnhthực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra,là căn cứ ưu tiêncủa tổ chức,của bộ phận,của phòng ban
Mục đích của việc xác định các mục tiêu hàng năm có thể tóm lược nhưnhững hướng dẫn cho hành động, nó chỉ đạo và hướng dẫn những nỗ lực và hoạtđộng của các thành viên trong tổ chức.Chúng cung cấp nguồn lý do chính đáng chodoanh nghiệp bằng việc minh chứng tính đúng đắn các hoạt động với những ngườitham gia.Chúng cũng là những tiêu chuẩn hiệu quả.Các mục tiêu hàng năm nên đolường được phù hợp ,hợp lý có tính thách thức,rõ ràng được phổ biến trong tổchức.Xác định trong khoảng thời gian phù hợp và kèm theo cơ chế thưởng phạttương xứng
Xây dựng các chính sách.
Trong thực tế,việc thiết lập các chính sách là cách thức hiệu quả nhất giúpcác nhà quản trị để giải quyết các công việc lặp đi lặp lại thường ngày mà các chínhsách này được áp dụng khi mỗi trường hợp xảy ra
Trang 15Chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp thủ tục ,quy tắc,hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy côngviệc theo những mục tiêu đề ra.
Chính sách là những công cụ thực thi chiến lược ,các chính sách đặt ra nhữngphạm vi quy chế ép buộc và những giới hạn đối với các hành động quản trị có thếthực hiện thưởng phạt cho hành vi cư xử,chúng làm rõ gì có thế và không thể làmkhi theo đuổi các mục tiêu của công lý
Các chính sách cho các nhân viên và quản trị viên biết họ được mong muốnnhững gì qua đó làm tăng khả năng các chiến lược thực thi thắng lợi.Chúng cũnglàm cơ sở cho kiểm soát quản trị ,cho phép hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức,làm giảm thời gian ra quyết định ,làm rõ việc gì được làm bởi ai
Các chính sách có thể được áp dụng cho tất cả các bộ phận và phòng ban.Dùphạm vi và hình thức như thế nào thì các chính sách cũng được sử dụng như một
cơ chế thực thi chiến lược và đạt được mục tiêu
Như vậy, việc thiết lập và tuân thủ các chính sách là cần thiết đối với việc triểnkhai chiến lược mà còn đảm bảo hoạt động của tổ chức và các thành viên
Phân bổ các nguồn lực.
Phân bổ nguồn lực là một hoạt động quản trị trung tâm trong tổ chức thựchiện chiến lược,thông thường các doanh nghiệp phân bổ các hoạt động của doanhnghiệp theo ý chủ quan của các nhà quản lý mang nặng yếu tố chính trị.Nhưngtrong quản trị chiến lược đòi hỏi các nguồn lực phải được phân bổ theo mức độ ưutiên tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược và mục tiêu hàng năm đã thông qua
Nội dung chủ yếu trong công tác đảm bảo các nguồn lực là phân nguồn lựctài chính; nguồn lực vật chất; nguồn nhân sự và nguồn lực về công nghệ.Tuy nhiêntrong tổ chức thực hiện chiến lược thì thực chất việc phân bổ nguồn lực thường tậptrung chủ yếu vào phân bổ nguồn lực
Đảm bảo và phân bổ nguồn vốn thường căn cứ vào chiến lược cấp công ty vàđảm bảo phân bổ vào mục đích sử dụng hiệu quả nhất.Phân bổ nguồn lực cần phảiđảm bảo những vấn đề sau:
Cần xem xét lại định hướng tổng quát của việc phân bổ nguồn vốn,xem xét cáckhoản chi đã hợp lý chưa,có thể giúp họ hoàn thành được công việc mà chiến lược kinhdoanh đặt ra chưa,ấn định các lĩnh vực chung cần hay không cần đầu tư vào
Phân tích nhu cầu về vốn như vốn lưu động ,hàng tồn kho, nợ phải thu, xemxét các vấn đề phân phối thu nhập, đồng thời lập ngân sách về vốn,đây là công cụ
Trang 16quan trọng phục vụ cho việc thực hiện và kiểm tả quản lý vốn.
Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lượckinh doanh.Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn và mức chi phí huyđộng các nguồn vốn cho thực hiện chiến lược và ảnh hưởng đến việc thực hiên mụctiêu lợi nhuận.Nhưng cơ cấu tài chính cũng bị ảnh hưởng các mục tiêu và chiếnlược tổng quát của doanh nghiệp
Gía trị đích thực của bất kỳ chương trình phân phối nguồn lực nào nằm ở kếtquả đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.Sự phân bổ nguồn lực không đảm bảocho việc triển khai chiến lược thắng lợi vì chương trình, nhân lực bộ phận,sự kiểmsoát và lòng tận tụy phải truyền sức sống vào những nguồn lực được phân phối
Thay đổi cơ cấu tổ chức.
Chiến lược được thực hiện thông qua việc thiết kế tổ chức.Bởi vì thực chấtcủa việc thực hiện chiến lược là cách mà doanh nghiệp tạo ra sự bố trí sắp xếp và cơchế hoạt động của tổ chức cho phép doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến của mìnhmột cách hiệu quả nhất
Cơ cấu tổ chức điều phối các hoạt động của nhân viên để họ có thể làm việcvới nhau và thực hiện chiến lược một cách có hiệu quả nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnhtranh,khuyến khích động viên các nhân viên và đưa ra một cơ chế khuyến khíchđộng viên cho các nhân viên học phương pháp làm việc mới
Cơ cấu tổ chức định hướng các nhân viên ứng xử và quy định sẽ hoạt độngnhư thế nào trong vị trí của tổ chức.Nếu một ban giám đốc điều hành muốn biết tạisao việc ra quyết định trong doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian,hoặc tại saolại thiếu sự hợp tác giữa bộ phận bán hàng và các khâu sản xuất; hoặc tại sao việcđổi mới sản phẩm quá chậm,thì cần phải xem xét việc thiết kế cơ cấu tổ chức đãhợp lý chưa và phải phân tích xem cơ cấu tổ chức cơ sở đã điều phối và động viêncác hành vi ứng xử của nhân viên như thế nào.Thiết kế cơ cấu tổ chức hợp lý chophép doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và thuận lợi trong tổ chức thựchiện chiến lươc
Mỗi chức năng của doanh nghiệp cần được triển khai trong tương quan vớicác hoạt động tạo ra giá trị để làm nâng cao hiệu quả,chất lượng,đổi mới công nghệhoặc trách nhiệm đối với khách hàng.Vì vậy cơ cấu tổ chức được thiết kế phải chophép nó có thể thực hiện được các chức năng ,kỹ năng của mình được chuyên mônhóa và có hiệu lực.Ứng với mỗi chiến lược,mỗi một doanh nghiệp mà ban lãnh đạochọn lựa mô hình tổ chức thích hợp đối với doanh nghiệp.Có nhiều mô hình cơ cấu
Trang 17tổ chức như:cơ cấu chức năng; cơ cấu bộ phận;cơ cấu theo đơn vị kinh doanh chiếnlược; cơ cấu ma trận.
Phát huy văn hóa và lãnh đạo doanh nghiệp.
Phát huy văn hóa:
Chiến lược kinh doanh được thiết lập dựa trên cơ sở văn hóa vốn có củadoanh nghiệp.Bốn nguyên tắc cơ bản thực hiện thay đổi văn hóa doanh nghiệp chophù hợp với chiến lược kinh doanh mới bao gồm: xác định các yếu tố văn hóa phùhợp; tổ chức báo cáo; học tập về các khía cạnh văn hóa; xác định tầm quan trọngcủa sản phẩm văn hóa và mức độ tương hợp của chúng với chiến lược dự định làm
cơ sở cho việc đánh giá những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gây ra; xác định cácyếu tố văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành triển khai chiếnlược kinh doanh và đánh giá chiến lược kinh doanh
Lãnh đạo doanh nghiệp:
Lãnh đạo chiến lược là một hệ thống (một quá trình) những tác động nhằmthúc đẩy những con người(hay một tập thể) tự nguyện và nhiệt tình thực hiện cáchành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Lãnh đạo chiến lược giúp nhận dạng, khám phá và khai thác cơ hội chodoanh nghiệp,chấp nhận rủi ro,luôn hướng về sự đổi mới
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
Cuốn sách : “Khái luận về quản trị chiến lược” của FREDR DAVID đề cập đầy
đủ các vấn đề về quản trị chiến lược từ khái luận về chiến lược,quản trị chiến lược vàcác vấn đề liên quan về triển khai chiến lược của doanh nghiệp
Cuốn giáo trình: “Chiến lược kinh doanh quốc tế” của GS.TS Nguyễn BáchKhoa trình bày về bản chất và vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế vàvấn đề triển khai chiến lược trong môi trường kinh doanh quốc tế
Luận văn tốt nghiệp: “Gỉai pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty
cổ phần phát triển thương mại Hà Nội” của Nguyễn Đức Chung khoa đào tạo quốc
tế, giáo viên hướng dẫn PGS.TS Đinh Văn Thành.Đề tài này đi sâu vào nghiên cứucông tác triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty ,nêu ra những nội dung cơ bảncủa công tác triển khai chiến lược kinh doanh ,thực trạng, các vấn đề còn tồn tại đưa
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác triển khai chiến lược kinh doanh tạicông ty cổ phần phát triển thương mại Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp: “Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược kinh
Trang 18doanh tại công ty TNHH phát triển thương mại Minh Ngọc” của Đoàn Thị Hướngkhoa quản trị doanh nghiệp ,giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Uyên.Đề tài này
đề cập đến công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty và đưa ra nhữnggiải pháp nhằm tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược tại công ty
Với đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phầnFOOTPRINT Việt Nam”,đối tượng tiếp cận ở đây là các nhân tố ảnh hưởng đến quátrình triển khai chiến lược kinh doanh của công ty và phạm vi nghiên cứu xoayquanh việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và các chính sách hỗ trợ cho việc triểnkhai chiến lược kinh doanh đối với sản phẩm sữa non GoodHealth trên thị trường
Hà Nội của công ty, nhận diện được những cơ hội ,thách thức trong công tác thựchiện chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty trên cơ sở đó đưa ra những ýkiến,đề xuất giúp công ty hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn
1.3 MÔ HÌNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.3.1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CLKD HIỆN TẠI CỦA DN
Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp cần xác định cho các đơn vị kinh doanh cácmục tiêu khác nhau.Mục tiêu của đơn vị kinh doanh sẽ góp phần thực hiện mục tiêuchung của doanh nghiệp.Đối tượng nhắm đến là sản phẩm và thị trường,vì vậy cácmục tiêu mà các đơn vị kinh doanh là tăng thị phần,tăng khả năng cạnh tranh…Chiến lược kinh doanh được tổ chức triển khai ở các doanh nghiệp như:
• Chiến lược thâm nhập thị trường:
Là chiến lược giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệpthông qua các nỗ lực Marketing
Với sự phát triển kinh tế ngày một tăng cao,mức sống của người dân ngàyđược cải thiện và nâng cao vì vậy việc sử dụng sữa cho trẻ em được các gia đình cócon nhỏ quan tâm hơn.Nắm được nhu cầu của thị trường doanh nghiệp đã phát triểnsản phẩm sữa non Good Health Thị trường mà doanh nghiệp khai thác chủ yếu làđịa bàn thành phố Hà Nội,nơi có dân cư và mức sống của người dân cao.Với việcthực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thị phần trên thị trường HàNội.Doanh nghiệp đã lựa chọn những công cụ Marketing như quảng cáo trên cáckênh truyền hình, tổ chức hội nghị khách hàng qua đó tham khảo ý kiến của kháchhàng về mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
Với lợi thế cạnh tranh so với các đổi thủ cạnh tranh về sản phẩm có chấtlượng được khẳng đinh bởi nhà cung cấp Good Health Newzealand ngoài ra công tyluôn đảm bảo đủ nguồn hàng phân phối và tổ chức các chương trình xúc tiến bán
Trang 19nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng.
1.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.1 Các nhân tố môi trường bên trong.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp: có ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.Nó quyết định đến khả năng tạo dựng và quyền lực chi phốinguồn cung ứng và khả năng phục vụ khách hàng
Nguồn lực con người: quá trình triển khai chiến lược liên quan đến toàn bộ
đội ngũ nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp nhất trong tổ chức.Hình ảnh của doanhnghiệp đối với khách hàng được định vị từ hình ảnh,phong cách,thái độ của nhânviên trong doanh nghiệp đó.Vì vậy đội ngũ nhân viên tốt có trình độ cũng góp phầnđáng kể để triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Để làm được điều đođòi hỏi mỗi nhân viên cần có kiến thức chuyên môn kỹ năng làm việc chuyênnghiệp,có thái độ,trách nhiệm cao trong công việc
Văn hóa doanh nghiệp: chính là một tập hợp các niềm tin,giá trị được
chia sẻ &học hỏi bởi các thành viên của tổ chức ,được xây dựng và quảng bá trongsuốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp đượcthể hiện qua nhiều loại hình ngôn ngữ:ngôn từ hoặc phi ngôn ngữ,chúng được thểhiện thông qua sự tiếp xúc của các nhân viên với khách hàng,giữa các nhân viên vớinhau.Ngoài ra văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến bầu không khí làm việccủa các nhân viên.Văn hóa doanh nghiệp mạnh, các nhân viên làm việc sẽ hiệuquả ,nhiệt tình với công việc đạt hiệu quả cao
1.3.2.2 Các nhân tố môi trường bên ngoài.
Khách hàng:đối với bất kỳ doanh nghiệp nào,khi kinh doanh mặt hàng
nào đều phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xem khách hàng đang cần gì?, trongquá trình kinh doanh doanh nghiệp vẫn cần theo dõi,tham khảo ý kiến của kháchhàng bởi khách hàng chính là đầu ra cho sản phẩm nên việc tìm hiểu nhu cầu của họ
để đưa ra sản phẩm giúp họ thỏa mãn là điều cần thiết Đặc điểm của khách hàngquyết định dạng sản phẩm, loại hình dịch vụ địa điểm mua sắm.Trên thực tế thìphần lớn khách hàng có thói quen mua sắm ở chợ,của hàng, đại lý của doanhnghiệp,gần đây xu hướng chung là mua tại các trung tâm mua sắm(siêu thị)
Nhà cung cấp: mỗi doanh nghiệp luôn tìm cho mình một hệ thống cung
ứng hàng chất lượng,uy tín để đảm bảo nhu cầu khách hàng.Vì vậy mối quan hệgiữa doanh nghiệp nhà cung cấp là mối quan hệ làm ăn lâu dài.Lựa chọn nhà cung
Trang 20cấp đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp để đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng bởi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi phải chọn cho mình đối táccung ứng tốt về cả sản phẩm và hợp lý về giá cả.
Đối thủ cạnh tranh: là người đòi hỏi phân chia thị phần với doanh
nghiệp.Đối thủ cạnh tranh có 2 dạng chính đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và giántiếp.Trong xu thế nền kinh tế hiện nay ngoài các đối thủ cạnh tranh ngành hàngtrong nước còn có các đối thủ cạnh nước ngoài tạo ra cơ hội và thách thức đối vớidoanh nghiệp
Các chính sách về kinh tế chính trị và pháp luật của nhà nước.
Các chính sách về kinh tế chính trị và phát luật có ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.Các chính sách kinh tế thông thoáng sẽ tạo điềukiện cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng ngành hàng, tăng thu nhập quốcdân,giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh công bằng với nhau.Các chínhsách kinh tế của nhà nước cũng tạo điều kiện tăng lợi thế cho các doanh nghiệptrong nước:tạo hàng rào thuế quan, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trongnước.Ngoài ra các chính sách,các gói kích cầu của chính phủ như: mở rộng chi tiêucủa chính phủ ,hạ thấp lãi xuất ngân hàng… hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp trongtình hình nền kinh tế đầy biến động như hiện nay.Những chính sách có những tácđộng tích cực song cũng có những chính sách gây khó khăn cho các doanh nghiệp
vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của mình
1.3.3 Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Yêu cầu của việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn:các mục tiêu ngắn hạn
phải đảm bảo để đạt được các mục tiêu dài hạn của chiến lược tổng thể.Nhà quản trịphải đảm bảo rằng việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu ngắn hạn vào bối cảnhcủa chiến lược chung nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.Thường thì các mục tiêuđược công bố và phổ biến rõ ràng dưới hình thức như sự tăng thị phần,tăng doanhthu,tăng khả năng sinh lợi nhuận…
Các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính sách là phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.Cácchính sách bao gồm những văn bản hướng dẫn, các quy tắc và thủ tục được thiết lập
để hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Các chính sách là nhữngchỉ dẫn cho việc đề ra các quyết định trong những lĩnh vực hoạt động thường lặp lại
Trang 21nhiều hoặc diễn ra có chu kỳ sống trong quá trình triển khai chiến lược.
++Chính sách giá:Gía là biểu tượng giá trị của sản phẩm,dịch vụ trong hoạtđộng trao đổi.Do vậy,chính sách giá là yếu tố quan trọng trong chính sáchMarketing.DN cần nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố tới quyết định về giá
++Chính sách phân phối:giải quyết vấn đề hàng hóa,dịch vụ,được đưa như thếnào đến tay người tiêu dùng.Các DN tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua
hệ thống kênh phân phối.Cụ thể hóa các chính sách,doanh nghiệp phân phối rộng rãihay độc quyền,hình thức kênh phân phối chủ đạo,mục tiêu kênh vươn tới thị trườngnào,đặc điểm khách hàng mục tiêu
++Chính sách xúc tiến thương mại:xây dựng chính sách xúc tiến thương mạinhằm truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng thuyết phục họmua.Triển khai xây dựng cụ thể chính sách xúc tiến như:quảng cáo,PR,xúc tiếnbán,bán hàng cá nhân
+Chính sách phân đoạn thị trường:sử dụng rộng rãi trong triển khai chiếnlược Bỏi vì, những chiến lược như phát triển thị trường, phát triển sản phẩm,thâmnhập thị trường, đa dạng hóa đòi hỏi sự gia tăng số hàng bán thông qua sản phẩmthị trường mới.Chính sách phân đoạn thị trường hợp lý cho phép doanh nghiệp sửdụng có hiệu quả các nguồn lực hạn chế.Chính sách phân đoạn thị trường sẽ tácđộng trực tiếp và chi tiết đến các hoạt động tiếp thị khác của doanh nghiệp.Sau khiphân đoạn thị trường doanh nghiệp cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu để dựavào đó tập trung các nỗ lực tiếp thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốncủa khách hàng
Chính sách nhân sự: thường đề cập đến việc gắn thành tích và lương thưởng
với việc thực hiện chiến lược,chế độ đãi ngộ thống nhất, giải quyết các mâu thuẫntrong nội bộ và tạo ra môi trường văn hóa hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược.Một
số chính sách nhân sự được doanh nghiệp thực hiện:
Trang 22+Tất cả các nhân viên được tuyển dụng vào trong công ty đều phải trải quaquá trình tuyển dụng của công ty.
+Nhân viên trong công ty phải luôn tự mình học hỏi,trau dồi trình độ chuyênmôn ,nghiệp vụ,nâng cao năng suất lao động
+Sự sắp xếp,thuyên chuyển nhân sự giữa các phòng ban đều dựa vào quyếtđịnh của ban lãnh đạo công ty
+Công ty có các chế độ thưởng phạt cho nhân viên dựa vào việc có hoànthành hay không hoàn thành công việc
+Công ty thường tổ chức cho nhân viên đi du lịch vào mỗi dịp hè hay đi lễvào mỗi dịp tết
1.3.4 Quy hoạch các nguồn lực để triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực bao gồm con người(nhân sự), các nguồn lực tài chính (vốn) và các cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thốngthông tin
Các nguồn lực của doanh nghiệp luôn ở trong một giới hạn nhất định ở từngthời kỳ mà mục tiêu của doanh nghiệp là đòi hỏi phải vận dụng tất cả các nguồn lựctrên Do vậy sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp sao cho hợp lý là yêu cầu cấpthiết đặt ra cho mỗi đơn vị kinh doanh, do vậy cần thiết phải phân bổ nguồn lực củadoanh nghiệp để thực hiện chiến lược kinh doanh Phân bổ nguồn lực được xem như làmột quá trình cân đối các nguồn lực trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpnói chung và đối với quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh nói riêng
Phân bổ nguồn lực hợp lý sẽ tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thiết lập cáccân đối trong doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện tốt chiếnlược kinh doanh
1.3.4.1 Nguồn lực tài chính.
Phân bổ nguồn vốn được xem là nội dung quan trọng trong việc đảm bảonguồn lực tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn thường đượctính toán ngay khi đề ra chiến lược cấp công ty, nhưng nhìn chung việc phân bổchúng như thế nào lại thường được tiến hành khi đã có cá chiến lược bộ phận cụthể Bởi vậy luôn thường trực một câu hỏi với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là lúcnào thì có tiền vốn và dòng luân chuyển tiền có đủ để đáp ứng nhu cầu về tiền vốncho các mục tiêu kinh doanh hay không?
1.3.4.2 Nguồn lực con người.
Trang 23Việc phân bổ nguồn lực con người (nhân sự) thường được xác đinh qua hệthống tổ chức bộ máy của doanh nghiệp Ở đó cơ cấu lao động (cả về chất lượng và
số lượng) được mô tả một cách đầy đủ và chặt chẽ Sự liên kết các bộ phận chuyênmôn hoá với nhau thông qua cơ chế hoạt động, mối quan hệ ràng buộc quyền hạn,trách nhiệm, quyền lợi đã được cơ chế hoá Điều đó tạo ra sức mạnh của cả hệthống trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin.
Việc phân bổ nguồn lực này thông qua các nghiệp vụ thực hiện để để tổ chứcđánh giá được nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp
Thiết lập một hệ thống thông tin hiệu quả tạo điều kiện dễ dàng cho doanhnghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh.Những chính sách đầu tư cho mạnglưới thông tin nội bộ doanh nghiệp; chính sách đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quảntrị viên…sẽ cho phép thúc đẩy phát triển hệ thống thông tin kích thích việc thựchiện chiến lược ở doanh nghiệp.Thu thập,truy tìm và dự trữ thông tin có thể được sửdụng để hình thành lợi thế cạnh tranh theo những cách như giám sát nhà cungcấp,thông tin cho các nhà quản trị và các nhân viên,kết hợp hoạt động của cácphòng ban
Trang 24CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN FOOTPRINT VIỆT NAM 2.1KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FOOTPRINT VIỆT NAM.
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần FOOTPRINT VIET NAM
Gíam đốc điều hành: Nguyễn Quốc An
Địa chỉ trụ sở chính: Phòng C402, số 22 ngõ 125,đường Trung Kính,quậnCầu Giấy,thành phố Hà Nội
Mã số đăng ký kinh doanh: 0103038781
Từ khi đi vào hoạt động với sự nỗ lực không ngừng đến nay công ty đã trởthành một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực phân phối các sản phẩmdược phẩm và thực phẩm chức năng trên thị trường
Trong thời gian đầu mới thành lập công ty còn gặp rất nhiều khó khăn donguồn vốn hạn chế,chưa thu hút được các đối tác chiến lược.Trước những khó khăn đóban lãnh đạo công ty đã không ngừng tìm ra các phương án kinh doanh như tìm các đốitác chiến lược,xây dựng hệ thống phân phối tốt từ Hà Nội đến thành phố HCM
Năm 2009 công ty ký hợp đồng phân phối cho Mỹ phẩm P&D, Công tyĐông Á - Hàn quốc
Năm 2010 công ty hợp tác phân phối với Samsung Pharma Korea,GoodHealth NewZeland, Karson Hongkong, Tập đòan IMC, Dược phẩmVinaphar.Việc chính thức trở thành đối tác phân phối sản phẩm Good Health trêntoàn quốc đã giúp công ty chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường về sản phẩmsữa non
Trang 25Năm 2011 công ty mở rộng phân phối thêm các mặt hàng bánh kẹo – dầu ănoliu châu âu của Echo Corp.
Công ty đang mở rộng lĩnh vực phân phối hàng từ thực phẩm đến mỹ phẩm ,dược phẩm và hàng công nghiệp Chuẩn bị phát triển nhóm hàng gia công nhượngquyền trong năm 2013
+ Thực hiện nguyên tắc phân phối: Đối tác dài hạn và quan hệ tùy thuộc vớinhà cung cấp,minh bạch và tuân thủ pháp luật hiện hành
Trang 262.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
-Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam:
Sơ đồ 2.1 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN
FOOTPRINT VIỆT NAM
Nguồn: (Phòng hành chính nhân sự công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam).
Công ty FOOTPRINT VIET NAM bao gồm 60 cán bộ và nhân viên đượcchia thành các phòng ban khác nhau.Vì vậy cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ cácphòng ban cụ thể có chức năng và nhiệm vụ riêng.Song đều có mối quan hệ chặt
Trang 27chẽ,đó là cùng thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty đã đặt ra và trợ giúpcho giám đốc đạt được các mục tiêu đã xác định.
Tổng số lao động trong công ty là 60 người
-Trong đó trình độ trên đại học là 6 người; trình độ đại học là 18 người ;trình
độ dưới đại học là 36 người Lực lượng lao động của công ty không ngừng được bổxung về mặt số lượng ,chất lượng lao động cũng được nâng lên nhờ công tác đàotạo bồi dưỡng và phát triển nhân lực.Theo dự kiến,số lượng lao động có chuyênmôn sẽ còn tăng lên để bổ xung vào các phòng ban như kế tóan tài chính,phòngkinh doanh…
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện triển khaichiến lược kinh doanh của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam”các thông tinđược thu thập được tiếp cận và sử dụng thông qua phương pháp sau:
-Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu điềutra,phỏng vấn thực tế tại công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty cổphần FOOTPRINT Việt Nam
Cụ thể các bước thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: +Lập phiếu điều tra trắc nghiệm (thiết kế phiếu,phát phiếu,thuphiếu,tiến hành sàng lọc phiếu)
+Lập phiếu phỏng vấn chuyên gia (thiết kế câu hỏi phỏng vấn,phỏngvấn,sàng lọc và tổng hợp dữ liệu)
+Tìm hiểu các thông tin nội bộ của công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Namthông qua internet,báo,tài liệu tham khảo
Bước 5: Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanhtại công ty trong thời gian tới
Trang 282.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh:phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa nămvới nhau hay giữa dùng để so sánh với mặt hàng cùng chủng loại …nhằm đánh giáhoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.Qua đó đánh giá việc triển khaichiến lược kinh doanh sản phẩm sữa non Good Health của công ty trên thị trường
Hà Nội
Phương pháp chỉ số:sử dụng các chỉ số để đánh giá được mức độ thực hiệncác mục tiêu chiến lược qua đó đánh giá được năng lực tổ chức triển khai chiếnlược kinh doanh sản phẩm sữa non Good Health của công ty cổ phần FOOTPRINTViệt Nam qua các bảng biểu,sơ đồ các số liệu từ năm 2009-2011
2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN
TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FOOTPRINT VIỆT NAM.
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài.
• Môi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tíchcực,tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức trung bình 6%/năm,tốc độ phát triển kinh tếnhanh trung bình khoảng 7%/năm,thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1300USD/năm,đời sống người dân ngày càng được nâng cao.Do vậy nhu cầu về tiêudùng ngày một gia tăng với sự xuất hiên những xu hướng tiêu dùng mới:sử dụngdịch vụ nhiều hơn,sử dụng đồ có thương hiệu…Đây chính là cơ hội kinh doanh hấpdẫn cho các DN.Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu đã tạo cơ hội kinh doanhcho các DN trong và ngoài nước.Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,nền kinh tếViệt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập,do chịu sự tác động của thị trường thế giới
và những yếu tố nội tại.Lạm phát tăng cao,chỉ số giá tiêu dùng ở mức 18.5% gâyảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN trong nước.Chính phủ áp dụng chínhsách thắt chặt tiền tệ,giảm tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng tăng lãi suất cho vaykhiến cho các DN lâm vào tình trạng “khan vốn”,người dân hạn chế tiêu dùng,muasắm.Các yếu tố này cũng gây khó khăn nhất định cho công ty trong công tác bánhàng và mở rộng thị trường
• Môi trường chính trị pháp luật,văn hóa xã hội:
-Việt Nam là một nước có tình hình chính trị,pháp luật ổn định Chính phủban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
Trang 29môi trường luật pháp cho hoạt động kinh doanh cũng mở rộng hơn rất nhiều so vớitrước đây
Trong xu thế toàn cầu hóa,mở rộng quan hệ ngoại giao cũng tạo điều kiệncho DN Việt Nam phát triển rất nhiều trên bình diện chính trị
Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày một hoàn thiện tạo hành lang pháp
lý cho các doanh nghiệp,buộc các doanh nghiệp phải tuân theo sự điều tiết của Nhànước.Đồng thời,hệ thống pháp luật cũng duy trì sự ổn định về chính trị,tạo niềm tincho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của các DN
Đường lối ngoại giao mở rộng, ổn định cùng với những chính sách hỗ trợkinh doanh đang là động lực thúc đẩy cho công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Namhoàn thành mục tiêu trở thành công ty phân phối số 1 tại Việt nam bằng việc gâydựng sự nổi trội của các nhãn hiệu trong mạng lưới phân phối, hỗ trợ các thươnghiệu phát huy được tiềm năng cao nhất
-Văn hóa xã hội:xã hội phát triển nhu cầu của con người ngày càng tăng caođồng nghĩa với việc gia tăng tiêu dùng của người dân ngày một gia tăng.Đặc biệttrong xu hướng dân số giảm mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên sự quan tâm ,chăm sóctrẻ em càng được quan tâm hơn hết.Việc dùng sữa cho các em bé trong mỗi gia đình
có sự gia tăng cả về số lượng đến chất lương đặc biệt là các thương hiệu sữa nướcngoài được ưa chuộng và là lựa chọn của các ông bố bà mẹ
• Khách hàng;
Công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam là công ty chuyên phân phối cácsản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm…hợp tác phân phối với các tập đoànlớn với Samsung Pharma Korea, GoodHealth NewZeland, Karson Hongkong, Tậpđòan IMC, Dược phẩm Vinaphar.Là nhà phân phối chiến lược của GoodHealthNewZealand khách hàng chủ yếu của công ty là các đại lý ,cửa hàng sữa ,các siêuthị,người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhu cầu về sữa ở Việt Nam rất lớn,nhu cầu về sữa cho trẻ em tại thành phốlớn chiếm khoảng 78% hứa hẹn thị trường đầy tiềm năng.Thu nhập tăng cùng vớiviệc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa đối với trẻ em khiến nhu cầu dùng sữa ngàycàng tăng cao.Hầu hết trẻ em từ 1-6 tuổi đều dùng sữa đều đặn hàng ngày, trong đónhu cầu sử dụng sữa ngoại chiếm khoảng 70% thị trường sữa Việt Nam.Hà Nội làthành phố lớn, nơi có thu nhập của người dân cao và trẻ em được sự quan tâm của cácbậc cha mẹ.Sản phẩm sữa non Good Health của công ty phân phối là sản phẩm có chất
Trang 30lượng cao nhập do vậy khách hàng mục tiêu của công ty là người có thu nhập khá ,việcđảm bảo chất lương tới tay người tiêu dùng được quan tâm hàng đầu.
• Nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm,quyết định sự ổn định củanguồn hàng mà công ty kinh doanh.Nhà cung ứng có tiềm lực mạnh,ổn định,sảnphẩm có chất lượng và thương hiệu sẽ đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hoạt độngkinh doanh của công ty tạo sự tin tưởng đối với khách hàng khi sử dụng sản phẩm
mà công ty bán ra.Song nếu nhà cung ứng của công ty không đủ tiềm lực lớn,sảnphẩm chất lượng kém thiếu tính ổn định không đảm bảo nguồn hàng cung ứng chogây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.Chính vì vậy tập đoàn GoodHealth của NewZealand là nhà cung cấp chính cho sản phẩm sữa non Good Health
và một số sản phảm khác.Nhìn chung nguồn hàng của công ty tương đối ổn địnhbởi tập đoàn Good Health của NewZealand là tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính vànăng lực sản xuất tốt,sản phẩm có chất lượng cao
• Đối thủ cạnh tranh:
Với 70% thị phần sữa ngoại tại thị trường sữa Việt Nam, trong đó có 4 hàngsữa chiếm thị phần cao là Abbott, Dutch Lad,Nestle, MeadJonhson…đây là nhữngđối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh,có thương hiệu lâu năm trên thị trường,tạothách thức lớn cho công ty khi kinh doanh sản phẩm sữa non Good Health trên thịtrường Hà Nội.Đặc biệt sữa bột cho trẻ em là mặt hàng có sự cạnh tranh khốc liệt
Sự cạnh tranh còn thể hiện qua việc các công ty sản xuất sữa bột trong và ngoàinước liên tục tung ra các sản phẩm mới nhắm tới nhiều nhóm tuổi khác nhau, bổsung các chất vi dinh dưỡng khác nhau, đồng thời mật độ quảng cáo, tiếp thị dàyđặc trên các phương tiện truyền thông và tại các điểm bán lẻ tại các thành phốlớn.Chính vì vậy,khi đề ra chiến lược kinh doanh công ty cần phải phân loại đối thủcạnh tranh.Điều này ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập mục tiêu và xây dựng cácchính sách của công ty Việc cạnh tranh về chính sách giá,các dịch vụ hỗ trợ trước
và sau bán được công ty đặc biết quan tâm để có thể cạnh tranh với các hãngkhác.Với sự cạnh tranh khốc liệt so với các đối thủ công ty phải nhận thức được cơhội ,thách thức khi triển khai các chiến lược kinh doanh của công ty
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong.
• Nguồn lực tài chính:
Nguồn vốn công ty là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của một công ty.Thành lập 2009 với vốn điều lệ 10 tỷ
Trang 31vnđ, văn phòng tại Hà nội – đại diện tại HCM Công ty đã phân bổ vốn kinh doanhcho các mặt hàng mà công ty phân phối.Với nguồn vốn tương đối, đây là yếu tố tạonên lợi thế cạnh tranh của công ty.Nó quyết định đến việc lựa chọn mặt hàng kinhdoanh,tạo tiềm lực và quyền chi phối nguồn hàng cung ứng.Điều này ảnh hưởng lớnđến quá trình tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh cho công ty.Việc thực thi cácchính sách và quy hoạch nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh của công tytrở nên thuận lợi hơn
• Nguồn lực con người:
Nguồn nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triểncông ty Một công ty với đội ngũ nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả sẽ có khảnăng phát triển và vươn xa hơn rất nhiều so với các công ty khác có nguồn nhân lựckém hiệu quả hơn
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của mình,đến năm 2011 số lượngnhân viên trong công ty là 60 người trong đó trình độ trên đại học là 6 người; trình
độ đại học là 18 người ;trình độ dưới đại học là 36 người.Với đặc điểm nguồn lựclao động còn ít, điều đó cũng gây ảnh hưởng tới công tác triển khai chiến lược kinhdoanh của công ty như việc thiếu nhân lực để thực hiện công việc,sự điều chuyểnnhân viên giữa các bộ phận…Nhận thấy điều đó,ban lãnh đạo công ty đã quan tâmtới việc xây dựng chiến lược kinh doanh và quá trình tổ chức triển khai chiến lượckinh doanh của công ty.Bên cạnh đó,công ty cổ phần FOOTPRINT Việt Nam còn
có những chính sách đãi ngộ nhân sự hợp lý, góp phần kích thích đội ngũ cán bộcông nhân viên hăng say làm việc Với những khoản lương thưởng hàng tháng dànhcho những nhân viên xuất sắc, hay những chế độ nghỉ ốm, bảo hiểm, thai sản dành cho nhân viên trong công ty đã góp phần không nhỏ vào việc gắn kết các nhânviên với công ty
• Công nghệ kinh doanh:
Công nghệ kinh doanh được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạonên lợi thế cạnh tranh cho công ty.Thấu hiểu được vấn đề đó quan trọng với hoạtđộng kinh doanh của DN mình,công ty đã đầu tư hệ thống máy tính,trang thiết bịmáy fax,máy in,máy scan cho nhân viên dễ dàng thu thập,phân tích thông tin,sửdụng các phần mềm kế toán,phần mềm bán hàng tạo điều kiện thuận lợi để thựchiện các mục tiêu của công ty.Dự kiến năm 2013 công ty sẽ áp dụng thương mạiđiện tử trong hoạt động kinh doanh