Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
282,65 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp TÓM LƯỢC Tên đề tài: “ Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam”. Phần mở đầu: Trong phần này luận văn khẳng định được tính cấp thiết của đề tài qua đó xác lập và tuyên bố đề tài. Đồng thời nêu nên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, trình bày kết cấu của khóa luận. Chương I: Một số lý luận cơ bản về chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Trong chương I, luận văn đã làm rõ một số lý luận về chiến lược, chính sách, các cấp chiến lược, triển khai chiến lược, nội dung của triển khai chiến lược và một số lý thuyết liên quan, nêu tổng quan các công trình nghiên có liên quan, xây dựng mô hình nội dung của đề tài bao gồm: mô hình nghiên cứu và phân tích nội dung nghiên cứu; chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam; phân tích tình thế triển khia chiến lược; xây dựng các chính sách; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá của công ty. Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách triển khia chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam Qua một số phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. Phân tích, đánh giá được việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách, phân bổ nguồn lực để hỗ trợ cho việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty dựa trên các kết quả điều tra. Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Yamaguchi Việt Nam Từ phân tích thực trạng về việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty ở chương II, cùng dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam. SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 11 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp LỜI CẢM ƠN! Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, ban lãnh đạo, các phòng ban kế toán, nhân sự, kinh doanh đã giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập vừa qua có sự hiểu biết hơn về môi trường kinh doanh. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt nhờ có sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô đã giúp em hoàn thành khóa luận này, đồng thời e xin gửi lời cám ơn tới bộ môn chiến lược nói riêng và các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nói chung đã tận tình giảng dạy giúp đỡ em trong quá trình học tập để có kiến thức hoàn thiện bài khóa luận . Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của công ty. Em hy vọng phần nào đó có thể được ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của công ty. Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian, bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến bổ sung và đóng góp của thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty để bài khóa luận của em đuợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 22 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay, thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn thay đổi. Điều đó, tạo nên tính cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành gia công và phân phối máy nông sản. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hóa của mỗi doanh nghiệp nhưng cũng nhờ có cạnh tranh mà các doanh nghiệp dần hoàn thiện mình hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp đó. Trong điều kiện thị trường nhiều biến động vấn đề quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp không chỉ là chọn một hướng đi đúng, một chiến lược kinh doanh hợp lý mà việc triển khai chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả cũng quyết định đến thành công của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự sống còn của doanh nghiệp đó. Tuy vậy không phải ở doanh nghiệp nào cũng đưa ra được những chiến lược đúng đắn để có những chính sách triển khai chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ như Yamaguchi hiện nay công ty đang triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tại thị trường miền Bắc nhưng chưa đạt được hiệu qua như mong muốn dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả đem lại không cao. Qua quá trình thực tập tổng hợp và thực tế tại doanh nghiệp cho thấy công tác triển khai chiến lược kinh doanh của Yamaguchi còn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân là do tồn tại các hạn chế như: Việc xác định và quản trị mục tiêu ngắn hạn chưa hợp lý, chính sách sản phầm, hiệu quả các chính sách marketing và nhân sự chưa tốt, thiếu nguồn lực và sự phân bổ nguồn lực thiếu tính hợp lý…Do vậy, sau thời gian tìm hiểu về tình hình thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh của Yamaguchi, tác giả đã lực chọn nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam” là đề tài luận văn với mong muốn góp phần giúp Yamaguchi lựa chọn những chính sách triển khai chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả hơn. SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 3 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Fred R. David, 2006, Khái luận về quản trị chiến lược, NXB thống kê. Cuốn sách đã đề cập đầy đủ các vấn đề quản trị chiến lược từ khái luận đến chiến lược, quản trị chiến lược và các vấn đề liên quan về triển khai chiến lược của doanh nghiệp. Michael E.Porter, 1996, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật Đỗ Thùy Linh khoa quản trị doanh nghiệp 2011, Luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp tằng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh của công ty thương mại Hà Nội”. Đề tài này đã triên khai khá tốt các vấn đề cơ sở lý luận cũng như các thực trạng mà công ty thương mại Hà Nội đang gặp phải khi thực hiện các chính sách marketing triển khai chiến lược kinh doanh của mình sau đó đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này. 2.2. Các công trình nghiên cứu thế giới W. Chan Kim – Renée Mauborgne, 2005, Blue Ocean Strategy, Original work copyright Harvard Business School Publishing Corporation Published by arrangement with Harvard Business School Press. David A. Aaker, Triển khai chiến lược kinh doanh : cuốn sách đề cập đến những vấn đề then chốt trong triển khai chiến lược là đặt ra một hệ thống quản trị sao cho nhà quản trị: Có được một tầm nhìn rõ nét về công việc của mình, có thể bao quát và hiểu được môi trường năng động của kinh doanh, từ đó chọn ra những giải pháp chiến lược phù hợp một cách sáng tạo và khôn ngoan; để có một sách lược cạnh tranh dựa trên lợi thế của mình. W.Chan Kim , Chiến lược đại dương xanh : đề cập đến các chiến lược khác biệt hóa và cách thức để thực hiện chiến lược đại dương xanh. 3.Mục tiêu nghiên cứu Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài tác giả đã đưa một số mục tiêu cần đạt được trong bài khóa luận này như sau: - Xây dựng cơ sở lý luận về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty - Thực trạng thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam. SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 4 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp - Đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố cấu thành mô hình, quy trình, các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cũng như các chính sách, hoạt động nhằm triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về sản phẩm mục tiêu: các sản phẩm máy nông sản của công ty. - Phạm vi về thị trường: Thị trường nghiên cứu là thị trường miền Bắc nước ta. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm từ 2012 đến 2014 - Phạm vu về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các hoạt động và chính sách cơ bản về triển khai chiến lược bao gồm: mục tiêu và chiến lược kinh doanh đang theo đuổi, tình thế triển khai chiến lược, các chính sách marketing, chính sách nhân sự được triển khai ra sao, ngoài ra đề tài không đề cập sâu tới những vấn đề khác. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông qua phát 20 phiếu điều tra cho cán bộ công nhân viên và phỏng vấn 2 người trong ban lãnh đạo và nhân viên. 5.2 Phương pháo thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty, qua sách báo, các tài liệu báo cáo của công ty, qua nguồn tin trên mạng website của công ty, các kênh khác như tạp chí khoa học, internet, các luận văn và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bao gồm: Kết quả kinh doanh, nội dung quy trình triển khai chiến lược kinh doanh, các giải pháp marketing, nhân sự mà công ty đã sử dụng trong quá trình triển khai chiến lược qua các năm. 5.3 Phương pháp định tính: Các dữ liệu được phân tích qua các phương pháp: phương pháp so sánh phương pháp tổng hợp diễn giải được sử dụng để phân tích kết SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 5 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp quả kinh doanh và phân tích tỷ số tài chính thông qua việc so sánh các chỉ số của năm này với năm khác. Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua kết quả thu thập dữ liệu ở các bộ phận đó là các dữ liệu sơ cấp và các dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu này sẽ được đi sâu nghiên cứu để tìm ra các yếu tố còn tồn tại tiểm ẩn mà quan sát thì không thể thấy được. Từ đó có những nhận định đánh giá nhằm có một cái nhìn chung nhất về các vấn đề nghiên cứu. 5.4 Phương pháp định lượng Các dữ liệu được phân tích qua các phương pháp so sánh và tổng hợp diễn giải sử dụng công cụ excel giúp ta đánh giá được các mặt mạnh mặt yếu của các chính sách marketing trong việc triển khai chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với công ty và phù hợp với tình thế biến động của thị trường và nền kinh tế 6.Kết cấu đề tài Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, lời mở đầu, danh mục bảng, biểu hình, danh mục từ viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm ba phần. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam Chương 3:Đề xuất và kiến nghị về hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 6 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm chiến lược, chính sách Theo Alfred Chadler, Đại học Havard thì “chiến lược là sự xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoác quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”. Theo cách tiếp cận thông thường, “chiến lược là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh, về tài chính, và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước mới về chất”. Theo bài giảng bộ môn Nhập môn chiến lược và chính sách kinh doanh thì “chính sách là những hướng dẫn, quy tắc, thủ tục được thiết lập để bảo đảm cho việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những quy định chung tạo những cơ sở thống nhất khi ra quyết định quản trị”. 1.1.2. Các cấp chiến lược Theo cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, các chiến lược thường được tổ chức và triển khai ở 3 cấp: - Chiến lược cấp công ty : Ban lãnh đạo công ty đề ra mục tiêu và phương hướng hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn, bao gồm các quyết định về thông báo sứ mệnh; đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn; phân bổ nguồn lực; phối hợp các SBU có liên quan; quyết định chiến lược phát triển của công ty. SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 7 7 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp - Chiến lược cấp kinh doanh: là việc thực hiện các chiến lược nhằm cạnh tranh thành công trên một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh cần chỉ ra cách cách thức cạnh tranh trong ngành,các định vị trí cạnh tranh cho các SBU và phối hợp, phân bổ nguồn lực hiệu quả. - Chiến lược cấp chức năng: liên quan đến các phương thức hoạt động của từng bộ phận chức năng trong tổ chức nhằm tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và từng SBU trong doanh nghiệp. 1.1.3.Khái niệm triển khai chiến lược kinh doanh “Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổ các nguồn lực, thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. (Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược Đại học Thương Mại). Như vậy nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh bao gồm: Thiết lập các mục tiêu hàng năm:là hoạt động phân tán trực tiếp đến tất cả các quản trị viên trong công ty. Các mục tiêu hàng năm là những hướng dẫn cho hành động, nó chỉ đạo và hướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viên trong công ty. Các mục tiêu đề ra phải có sự nhất quán logic, sự hợp lý của tổ chức và sự hợp lý của cá nhân. Xây dựng các chính sách:là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược. Các chính sách được xây dựng phải cụ thể và có tính ổn định, phải tóm tắt và tổng hợp thành các văn bản hướng dẫn, các quy tắc, thủ tục mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực cho việc đạt tới các mục tiêu của chiến lược chung. Một số chính sách trong triển khai chiến lược như: chính sách Marketing, chính sách nhân sự, chính sách tài chính, chính sách R&D. Phân bổ các nguồn lực: là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, các nguồn lực nên được phân bổ thế nào giữa các bộ phận, các chức năng và đơn vị khác nhau trong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược được lựa chọn thực hiện một cách tốt nhất. Thay đổi cấu trúc tổ chức: cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan hệ SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 8 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp mang tính chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành, đồng thời cả các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này. Cấu trúc tổ chức đòi hỏi những thay đổi trong cách thức kết cấu của doanh nghiệp vì cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp ràng buộc cách thức các mục tiêu và các chính sách được thiết lập, ràng buộc cách thức và nguồn lực được phân chia. Phát triển lãnh đạo chiến lược: là một hệ thống những tác động nhằm thúc đẩy những con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Là những chỉ dẫn, điều khiển, ra quyết định, động viên, điều chỉnh để hiện thực hóa tương lai. Phát huy văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ & học hỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và quảng bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chi phối cách thức các thành viên trong doanh nghiệp tác động lẫn nhau và đồng thời tác động tới các bên liên quan đến doanh nghiệp. Văn hóa hình thành ảnh hưởng thái độ con người trong tổ chức. 1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cuối những năm 70 của thế kỷ XX xuất hiện những nhân tố mới trong tư duy quản lý, nó giải đáp về nguyên nhân sự thành công của doanh nghiệp. Hai chuyên gia tư vấn của Mckinsey & Co là Tom Peters và Robert Waterman đã nghiên cứu một nhóm công ty hàng đầu tại Mỹ như: Kodak, HP, IBM, 3M… Năm 1982 họ xuất bản quyển sách với tiêu đề In search of Excellence bao gồm 7 yếu tố. Do 7 yếu tố trong tiếng anh đều được bắt đầu bằng chữ S vì vậy nó được đặt tên là mô hình 7S. Mô hình này dựa trên quan điểm rằng doanh nghiệp không chỉ là một tổ chức, hơn thế nó được đặc trưng bởi 7 yếu tố. 1.2.2.Những yếu tố thành công Bảy yếu tố thành công được chia thành nhóm yếu tố mềm và nhóm yếu tố cứng. Mọi doanh nghiệp đều có cả 7 yếu tố nhưng chúng tồn tại ở các dạng khác nhau. Kết SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 9 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị Doanh nghiệp luận chốt của mô hình này là: Những công ty sẽ thành công nếu tất cả các yếu tố được gây dựng phù hợp với các yếu tố môi trường luôn thay đổi 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng Hình 1.1: Sơ đồ mô hình 7S- Mckinsey SV: Nguyễn Thị Huyền GVHD: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt 10 10 [...]... Khoa quản trị Doanh nghiệp 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YAMAGUCHI VIỆT NAM 2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN YAMAGUCHI VIỆT NAM 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Yamaguchi Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam Giám đốc điều hành: Đỗ Xuân Minh Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Minh Hòa 2, Xã Minh Khai, Huyện... đánh giá công tác triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế trên như sau: Công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác marketing triển khai chiến lược kinh doanh Tất cả các công tác này đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm, công ty mới chỉ quan tâm đến các yếu tố mấu chốt của công tác triển khai chiến lược kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận,... DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Mô hình nghiên cứu Xác định mục tiêu dài hạn Xác định chiến lược kinh doanh đang theo đuổi Phân tích triển khai chiến lược Các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh Xây Xây Xây Xây Xây Xây chính chính Chính dựng dựng dựng dựng dựng dựng sách sách sách chính tuyển chính chín chính chính chính đào đãi sách sách h sách sách sách dụng tạo ngộ xúc phân sách MKT giá phân... Khoa quản trị Doanh nghiệp 34 giúp công ty có thể thực hiện tốt chức năng , nhiệm vụ, chiến lược mà ban lãnh đạo đề ra 2.4.2.Những tồn tại Bên cạnh những thành công đã đạt được như trên, công ty vẫn còn một số tồn tại cần hạn chế và khắc phục trong công tác hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Công ty đã có chiến lược kinh doanh nhưng việc thực thi chiến lược còn gặp nhiều... quản trị Doanh nghiệp 2.3.1 Thực trạng mục tiêu và loại hình chiến lược kinh doanh Thực trạng mục tiêu dài hạn trong chiến lược kinh doanh của công ty Yamaguchi được thể hiển ở hình dưới đây: Hình 2.2: Thực trạng mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam năm 2014 Nhằm định hướng cho hoạt động kinh doanh của công ty, Yamaguchi rất quan tâm tới việc thiết lập các mục tiêu dài... lược lược này thì công ty mới có thể thực hiện tốt mục tiêu chiến lược kinh doanh chung và dài hạn của mình 1.3.2.2 Phân tích tình thế triển khai chiến lược a) Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: * Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của doanh. .. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY YAMAGUCHI VIỆT NAM 3.1 DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU 3.1.1 Dự báo sự thay đổi thị trường 3.1.1.1 Cơ hội Sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng một cách mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Đồng thời, các chủ trương, chính sách của Chính Phủ... trị Doanh nghiệp 22 và tình hình cạnh tranh trên thị trường , thời điểm triển khai hợp lý góp phần nâng cao sản lượng tiêu thụ và tình hình cạnh tranh trên thị trường 2.2.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YAMAGUCHI VIỆT NAM 2.2.1.Ảnh hưởng của môi trường ngành * Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công. .. hàng mục tiêu của doanh nghiệp chủ yêu vẫn là thị trường người dân làm nông nghiệp của các tỉnh miền bắc, cùng các cơ quan tổ chức có ứng dụng các sản phẩm của công ty, qua đó công ty có thể đưa ra những định hướng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới Đứng trước môi trường kinh doanh có nhiều biến động,ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty Công ty xây dựng... lực phát triển đồng hành cùng quá trình phát triển của công ty và đảm bảo cho việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cụ thể với chính sách nhân sự: với 50% số phiếu đánh giá cho chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp với chế độ lương, thưởng hợp lý Yamaguchi tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi cá nhân có thể cống hiến làm việc tích cực cho doanh nghiệp Chính sách đào tạo và phát triển chiếm . trường ảnh hưởng tới triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cũng như các chính sách, hoạt động nhằm triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên. hiện triển khai chiến lược kinh doanh của Yamaguchi, tác giả đã lực chọn nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam là đề. lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam Chương 3:Đề xuất và kiến nghị về hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam SV: Nguyễn Thị