1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây

49 3,1K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 232,56 KB

Nội dung

Do đó em chọn đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.. + Đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, thị trường luôn biến động

vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng bị thắt chặt Điều đó tạo nên tính cạnhtranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏidoanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn và linh hoạt trong từnggiai đoạn cụ thể của doanh nghiệp

Triển khai chiến lược kinh doanh là một bước đi mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũngphải thực hiện Tuy nhiên trên thực tế, triển khai chiến lược kinh doanh không phải làmột việc dễ thực hiện Để đạt được các mục tiêu và các chiến lược kinh doanh đã đề rađòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phân tích, xây dựng được các chính sách và phân bổ hợp

lý các nguồn lực Vì vậy công tác triển khai chiến lược kinh doanh là một giai đoạn quantrọng đảm bảo cho chiến lược của doanh nghiệp thành công

Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây là công ty chuyên phân phối các loại xuất bảnphẩm, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm các loại, các biểu mẫu, giấy tờ quản lý kinh tế,quản lý hành chính theo đúng quy định của Pháp luật và thiết bị trường học …việc xâydựng và triển khai chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trong đối với công ty Tuynhiên trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy quá trình triển khai chiến lượckinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, sự phối kết hợp giữa các mục tiêu ngắn hạn,chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực chưa được chặt chẽ và hợp lý Công ty chưa có bộphận chuyên trách đảm nhiệm việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn Chính sách Marktetingvới hoạt động phân phối và xúc tiến chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được hình ảnh sâuđậm trong tâm trí khách hàng Trong chính sách nhân sự còn hạn chế trong công táctuyển dụng, đào tạo và phát triển Vì vậy qua thời gian thực tập tìm hiểu và nghiên cứutại công ty cổ phần phát hành sách Hà Tây, em nhận thấy cần phải hoàn thiện triển khai

chiến lược kinh doanh tại công ty Do đó em chọn đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây” làm đề tài khoá luận tốt

nghiệp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trang 2

- Nghiên cứu trên thế giới

Lý luận và thực tiễn về quản trị chiến lược nói chung cũng như triển khai chiến lược kinhdoanh nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt được quan tâm Vì vậy tác giả xin kể một

số sách liên quan trên thế giới như sau:

+) Fred R.David (2007), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê Đây là cuốn

sách trình bày hệ thống các vấn đề về chiến lược và đưa ra cái nhìn tổng quát về chiếnlược

+) Garry D.smith, D.R.Arnod, B.G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh,

NXB Thống kê Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết từ kháiniệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích môi trường kinh doanh cụ thể,hoạch định chiến lược, triển khai chiến lược

+) Michael E Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí

Minh Nội dung tài liệu cơ bản nói về những vấn đề lên quan đến chiên lược cạnh tranh như: các chiến lược cạnh tranh chung, phân tích đối thủ, tín hiệu thị trường, chiến lược đối với khách hàng, môi trường ngành tổng quát, quyết định chiến lược

+) Simon Ramo (2010), Dự báo chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh Cuốn sách đã đưa ra những nguyên tắc dự báo chiên lược trong kinh doanh có khả năng mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận cho doanh nghiệp như: dự báo ngắn hạn, phép ngoại suy, khả năng và các yếu tố ngoại cảnh ngoài ra còn dựa vào những khả năng trong tương lai

+) Qua nghiên cứu đã có các cuốn sách viết về Quản trị chiến lược như Strategic Management: A Methodologiccal Approach- Rowe& Mason& K Dickel& R Mann& R.Mockler (1998), Strategic Management- Chris Jeffs…

- Nghiên cứu trong nước

Các cuốn sách có đề cập đến chiến lược kinh doanh, công tác triển khai chiến lược kinhdoanh tiêu biểu như:

+) PGS TS Lê Thế Giới - TS Nguyễn Thanh Liêm - ThS Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê

+) Đào Công Bình, Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Tuổi trẻ.

Trang 3

+) GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê +) PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc

Quốc Gia Hà Nội

+) Đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển Thương mại Hà Nội” do sinh viên Nguyễn Đức Chung, lớp K41A5, Trường Đại học

“Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách

Hà Tây” là cần thiết và phù hợp với yêu cầu cũng như điều kiện thực hiện.

Đề tài trả lời cho các câu hỏi:

- Chiến lược kinh doanh là gì? Triển khai chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung của triểnkhai chiến lược kinh doanh là gì? Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt độngtriển khai chiến lược kinh doanh tại công ty

- Thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tâynhư thế nào?

- Có những giải pháp gì để công ty hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh?

Trang 4

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và tổ chức triển khai chiếnlược kinh doanh trong doanh nghiệp

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phầnphát hành sách Hà Tây

- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty

cổ phần phát hành sách Hà Tây

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố của hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh tạicông ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

- Phạm vi nghiên cứu:

(1) Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác triển khai chiến lược kinh doanh,nghiên cứu việc áp dụng các nội dung trong triển khai chiến lược kinh doanh vào công ty.Thông qua việc nghiên cứu thực trạng tại công ty để đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác triển khai chiến lược tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây Bao gồmcác nội dung:

- Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn

- Xây dựng các chính sách: Chính sách Marketing, chính sách nhân sự, chính sách tàichính

- Phân bổ nguồn lực

(2) Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công ty Cổ phần phát hành sách

Hà Tây dựa trên những số liệu từ năm 2011 đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác triển khai chiến lược

(3) Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường chính là thành phố

Hà Nội của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây với sản phẩm chủ đạo là sách thiếunhi

6 Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của công tygồm:

Trang 5

+) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây từ năm 2011đến năm 2013 của phòng kế hoạch tài chính.

+) Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây từ phòng hànhchính - tổ chức

- Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phátphiếu điều tra và phỏng vấn thực tế tại công ty

7 Kết cấu đề tài

- Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công

ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh củacông ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

Trang 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm, định nghĩa có liên quan

1.1.1 Khái niệm và nội dung của chiến lược

1.1.1.1 Khái niệm chiến lược

- Theo Alfred Chandler(1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản,dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ cácnguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

- Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổchức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng cácnguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãnmong đợi của các bên liên quan”

(Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại)

Như vậy chiến lược là gắn với mục tiêu được xác định rõ trong khoảng thời gian Mụctiêu mà DN cần đạt đến trong tương lai là gì? Chiến lược sẽ giúp định hướng hoạt độngcho doanh nghiệp Để đạt được các mục tiêu đó, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố từ môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp Chiếnlược sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ mình sẽ đạt được các mục tiêu đặt ra trongtương lai trong những điều kiện cụ thể như thế nào với những chính sách kinh doanh rasao, biện pháp cụ thể

Nói đến chiến lược của doanh nghiệp là nói đến phương hướng, định hướng mục tiêutrong tương lai của doanh nghiệp, được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể và đặt

ra phương hướng để thực hiện mục tiêu đó

1.1.1.2 Nội dung của chiến lược

Trang 7

- Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn: tức là mục tiêu, đích, nơi mà doanhnghiệp cố gắng vươn tới trong tương lai.

- Thị trường mục tiêu và quy mô của doanh nghiệp: là việc xác định xem doanh nghiệpphải cạnh tranh trên thị trường nào và những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trênthị trường đó

- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: tức là doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt độngtốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên những thị trường của doanh nghiệp Tạo ra những

ưu điểm cho sản phẩm của mình trội hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng sửdụng sản phẩm của doanh nghiệp

- Các nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh: Doanh nghiệp phải xác định đượcnhững nguồn lực nào (tài chính, nhân lực, tài sản, kỹ năng, các mối quan hệ, năng lực kỹthuật, trang thiết bị, ) cần phải có để cạnh tranh được

- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: là việcxác định các nhân tố của môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp

- Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan: Những giá trị và kỳ vọng nào mànhững người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)?

1.1.2 Khái niệm và nội dung của các cấp chiến lược

1.1.2.1 Chiến lược cấp công ty

- Khái niệm: Chiến lược cấp công ty là chiến lược liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy

mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông

- Nội dung: Là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổchức Xác định công ty đã, đang và sẽ hoạt động trong những ngành kinh doanh nào?

1.1.2.2 Chiến lược cấp kinh doanh

- Khái niệm: Chiến lược cấp kinh doanh là chiến lược liên quan tới việc làm thế nào mộtdoanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể

- Nội dung: Phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinhdoanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổnguồn lực

Trang 8

Xác định :

- Ai? Ai là khách hàng của doanh nghiệp?

- Cái gì? Nhu cầu của khách hàng là gì?

- Như thế nào ? Công ty phải khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào

để phục vụ nhu cầu của khách hàng?

1.1.2.3 Chiến lược cấp chức năng

- Khái niệm: Chiến lược cấp chức năng là lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phươngthức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêudài hạn của tổ chức

- Nội dung: Từng bộ phận chức năng trong tổ chức ( R&D, Tài chính, Marketing…) được

tổ chức như thế nào để thực hiện được chiến lược cấp công ty và cấp kinh doanh

Giải quyết 2 vấn đề :

- Đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với môi trường tác nghiệp

- Phối hợp với các chính sách chức năng khác nhau

1.2 Các nội dung lý luận về triển khai chiến lược kinh doanh

1.2.1 Khái niệm và nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh

1.2.1.1 Khái niệm triển khai chiến lược kinh doanh

Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn của doanh nghiệpthành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổ các nguồn lực, thiết lập các chính sách nhằmthực hiện mục tiêu đề ra

1.2.1.2 Nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh

- Thiết lập các mục tiêu hàng năm :

+) Mục tiêu hàng năm là những mục tiêu không quá 1 năm

+) Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được để đạt tớimục tiêu dài hạn Cũng như các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hàng năm phải đo được,

có định lượng, có tính thách thức, thực tế phù hợp và có mức độ ưu tiên Các mục tiêunày được đề ra ở cấp doanh nghiệp, bộ phận chức năng và các đơn vị trực thuộc

+) Các mục tiêu hàng năm được coi như những hướng dẫn cho hành động Nó chỉ đạo vàhướng dẫn hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp Những mục tiêu hàng năm

Trang 9

thường được xác định bằng các chỉ tiêu khả năng thu lợi nhuận, chỉ tiêu tăng trưởng vàthị phần của từng bộ phận kinh doanh, theo khu vực địa lý, theo nhóm khách hàng và sảnphẩm rất phổ biến trong các doanh nghiệp.

Một số chính sách trong triển khai chiến lược như: chính sách Marketing, chính sáchnhân sự, chính sách tài chính, chính sách R&D

- Phân bổ các nguồn lực :

Phân bổ nguồn lực là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh,các nguồn lực cần được phân bổ như thế nào giữa các bộ phận, các đơn vị khác nhautrong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược được thực hiện một cách hiệu quả nhất

- Thay đổi cấu trúc tổ chức :

Cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính chính thức xác định cácnhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành, cũng như các phương thứchợp tác giữa các đơn vị này Cấu trúc tổ chức đòi hỏi những thay đổi trong cách thức kếtcấu của doanh nghiệp vì cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp ràng buộc cách thức cácmục tiêu và các chính sách được thiết lập, ràng buộc cách thức và nguồn lực được phânchia

Các loại cấu trúc tổ chức triển khai chiến lược: Cấu trúc chức năng, cấu trúc bộ phận vàcấu trúc theo SBU, cấu trúc ma trận, cấu trúc toàn cầu

- Phát triển lãnh đạo chiến lược :

Lãnh đạo chiến lược là một hệ thống (một quá trình) những tác động nhằm thúc đẩynhững con người (hay một tập thể) tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cầnthiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

- Phát huy văn hoá doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ và học hỏi bởi cácthành viên của tổ chức, được xây dựng và truyền bá trong suốt quá trình tồn tại và phát

Trang 10

triển của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp chi phối cách thức các thành viên trong doanh nghiệp tác động lẫnnhau và đồng thời tác động tới các bên liên quan đến doanh nghiệp

Văn hóa hình thành/ ảnh hưởng thái độ con người trong tổ chức

1.2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh

Mô hình 7S của McKinsey:

- Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược

- Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy đủ tới 7 nhân

tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệ thống

Hình 1.1:Mô hình 7s của McKinsey.

( Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại)

- Chiến lược (Strategy): Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế

cạnh tranh

- Cấu trúc (Structure): Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ

mệnh lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập

- Hệ thống (Systems): Các quá trình, quy trình thể hiện cách tổ chức vận hành hàng ngày.

- Phong cách (Style): Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử

dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểu

Trang 11

tượng Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói.

- Nhân viên (Staffs): Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên và

tạo cho họ những giá trị cơ bản

- Kỹ năng (Skills): Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.

- Những mục tiêu cao cả (Super-ordinate Goals): Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và

các mục tiêu Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức

Như vậy việc sử dụng mô hình 7S của McKinsey giúp doanh nghiệp nhận dạng được cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động triển khai chiến lược của công ty Nhờ vào việc ápdụng mô hình này mà doanh nghiệp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề về hiệu quả củađội nhóm và tổ chức về yếu tố làm việc không đồng nhất Một khi tìm ra được nhữngnhân tố không đồng nhất đó, bạn có thể bắt đầu sắp xếp lại các nhân tố nội tại để cải thiệnchúng và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu, giá trị của cả tổ chức

1.3 Mô hình nội dung nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh

1.3.1 Mô hình nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh

Trang 12

Phân định SBU kinh doanh

Xác định nội dung của chiến lược KD

Xác định các mục tiêu ngắn hạn

Xây dựng chính sách Marketing Xây dựng chính sách nhân sự Xây dựng chính sách tài chính

Phân bổ nguồn lực

Hình 1.2 Mô hình triển khai chiến lược kinh doanh

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

1.3.2 Nội dung nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh

1.3.2.1 Phân định SBU kinh doanh

- Khái niệm SBU: SBU là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp cácngành kinh doanh có liên quan (Cặp sản phẩm / thị trường), có đóng góp quan trọng vào

sự thành công của doanh nghiệp

- Nội dung: +) Xác định sản phẩm của doanh nghiệp là gì?

+) Khu vực thị trường nào?

+) Tập khách hàng nào?

+) Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó

1.3.2.2 Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh

*) Cặp sản phẩm / thị trường:

- Sản phẩm là những thứ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và được chào bán trên thị

Trang 13

trường, luôn luôn được xét theo hai yêu cầu về yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất.

- Thị trường là tổng hợp các quan hệ trao đổi giữa bên bán với bên mua được thực hiệntrong nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo một cơ chế thị trường và nó được xác định gắnvới không gian, thời gian nhất định trên thị trường

Việc xác định cặp sản phẩm/thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược kinhdoanh phù hợp

*) Mục tiêu của chiến lược kinh doanh: là những trạng thái, những cột mốc, những tiêuthức cụ thể mà DN muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định khi thực hiện chiếnlược kinh doanh

- Gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn

- Mục tiêu dài hạn (3-5 năm): là các kết quả DN phải đạt được trong dài hạn

- Mục tiêu ngắn hạn (<= 1 năm): là những môc trung gian mà DN phải đạt được hàngnăm để đạt được các mục tiêu dài hạn

*) Lợi thế cạnh tranh: là những thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp, cho phép doanhnghiệp đạt được chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội, sự đổi mới vượt trội, và đápứng khách hàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh gồm 2 dạng gồm: lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp và lợi thế cạnhtranh về khác biệt hóa

- Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sảnphẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trongngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thịphần lớn

+) Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp lựa chọn sự khác biệt hoá sản phẩm ởmức thấp vì khác biệt hoá có chi phí cao do đó nếu doanh nghiệp dành nguồn lực tậptrung vào việc tạo sự khác biệt cho sản phẩm thì chi phí sản xuất sẽ tăng Doanh nghiệpchủ trương đạt mức khác biệt trong sản phẩm không cao hơn doanh nghiệp theo chiếnlược khác biệt hoá nhưng phải đạt mức chi phí thấp Thông thường doanh nghiệp chỉ tạo

sự khác biệt hoá khi khách hàng có nhu cầu

Trang 14

+) Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp không chú ý đến phân đoạn thị trường

và thường cung cấp sản phẩm cho các khách hàng trung bình Lý do doanh nghiệp theochiến lược chi phí thấp có lựa chọn này là vì đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong các thịtrường khác nhau sẽ rất tốn kém Mặc dù không khách hàng nào hoàn toàn hài lòng vớisản phẩm của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế doanh nghiệp vẫn thu hút được kháchhàng vì nó đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh

+) Để thực hiện được chiến lược này, mục tiêu của doanh nghiệp theo chiến lược chiphí thấp nhất thiết phải là phát triển những năng lực mà cho phép doanh nghiệp tăng hiệuquả và giảm chi phí so với các đối thủ cạnh tranh Phát triển năng lực khác biệt trongquản lý sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi để đạt được mục tiêu này

- Chiến lược khác biệt hóa : là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sảnphẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là có được lợi thế cạnh tranh bằngcách tạo ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các loại nhu cầu có tínhchất độc đáo hoặc các loại nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng khác nhau củadoanh nghiệp

Thực chất khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm dịch vụ có đặc tính, tính năng

kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh

Đặc tính khác biệt của sản phẩm có thể là: chất lượng, đổi mới, độ tin cậy, đặc điểm

kỹ thuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm, và rất nhiều các yếu tố khác nữa

Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này có khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàngtheo cách mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, do đó doanh nghiệp có thể đặt giácao hơn trung bình ngành Khả năng tăng thu nhập bằng cách đặt giá cao (chứ không phải

là bằng cách giảm chi phí giống như doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp) cho phépdoanh nghiệp theo chiến lược khác biệt vượt các đối thủ và có được lợi nhuận cao hơntrung bình

*) Chiến lược kinh doanh bao gồm:

- Chiến lược đa dạng hóa: là chiến lược doanh nghiệp bổ sung thêm các sản phẩm, dịch

vụ hay các hoạt động kinh doanh mới cho doanh nghiệp Gồm: Đa dạng hóa đồng tâm, đa

Trang 15

dạng hóa hàng ngang, đa dạng hóa hàng dọc.

- Chiến lược tích hợp: là chiến lược doanh nghiệp gia tăng quyền kiểm soát, quy mô, giatăng quyền sở hữu với các đối tượng liên quan như nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh.Gồm: Chiến lược tích hợp phía trước, chiến lược tích hợp phía sau, chiến lược tích hợphàng ngang

- Chiến lược cường độ: là những chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực cao độ nhằm cải tiến vị thế

cạnh tranh của DN với các sản phẩm, dịch vụ hiện thời

Gồm: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm

- Chiến lược dẫn đạo về chi phí: là chiến lược DN tìm mọi cách tạo ra sản phẩm, dịch vụvới chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chiến lược khác biệt hoá: là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ vớinhững đặc điểm nổi bật nhất định được khách hàng coi là duy nhất theo đánh giá của họ

- Chiến lược tập trung: là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung phát triển lợi thế cạnhtranh của mình cho một hoặc một vài thị trường mục tiêu nhất định

1.3.2.3 Xác định các mục tiêu ngắn hạn

- Mục tiêu ngắn hạn thường là các mục tiêu có thời gian dưới 1 năm.Các mục tiêu ngắnhạn phải đảm bảo phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp Cácmục tiêu ngắn hạn phải có sự nhất quán logic cũng như sự hợp lý của tổ chức và sự hợp

lý của cá nhân

- Các mục tiêu ngắn hạn như: mục tiêu của bộ phận chức năng, phòng ban, mục tiêu củatừng cá nhân Các mục tiêu cụ thể thường gắn với từng nhân viên, từng bộ phận củadoanh nghiệp

1.3.2.4 Xây dựng chính sách Marketing

Là việc công ty xác định thị trường hiện tài và định hướng mở rông, phát triển thị trườngtheo mục tiêu hàng năm đã đặt ra Chính sách marketing cho phép doanh nghiệp sử dụngcác công cụ marketing – mix để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình Bao gồm:

- Chính sách phân đoạn thị trường: là chính sách doanh nghiệp phân chia thị trường củamình thành các nhóm cơ sở điểm khác biệt về nhu cầu, sở thích hay hành vi Khi phânđoạn thị trường doanh nghiệp cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu để dựa vào đó tập

Trang 16

trung các nỗ lực tiếp thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

- Chính sách định vị sản phẩm: là các hoạt động nhằm phân đoạn thị trường cho từng sảnphẩm, quy định phạm vi chung trong việc định giá, quyết định về sản phẩm, sử dụng kênhphân phối, cách thức quảng cáo

- Chính sách sản phẩm: là tất cả hoạt động, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ướcmuốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm hay tiêudùng Các vấn đề trong chính sách sản phẩm gồm: bao gói, dịch vụ sản phẩm, chủng loại,chất lượng,chu kỳ sống của sản phẩm,…

- Chính sách giá: Gía là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi.Bao gồm việc định giá sản phẩm, giá khuyến mại, dựa vào chi phí, giá trị của sản phẩmhoặc giá của đối thủ cạnh tranh Do vậy, chính sách giá là yếu tố quan trọng trong chính sáchMarketing

- Chính sách phân phối: là toàn bộ các chính sách giải quyết vấn đề hàng hóa, dịch vụ đượcđưa như thế nào đến tay người tiêu dùng thông qua việc tổ chức và quản lý mạng lưới bánhàng cũng như lực lượng bán hàng Các DN tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thôngqua hệ thống kênh phân phối

- Chinh sách xúc tiến thương mại: là việc sử dụng các công cụ như quảng cáo, khuyếnmại, giảm giá, nhằm truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng khuyếnkhích họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp

1.3.2.5.Xây dựng chính sách nhân sự

- Tuyển dụng nhân sự: là toàn bộ các hoạt động nhằm thu hút, nghiên cứu, lựa chọn vàquyết định nhận một cá nhân vào một vị trí của tổ chức để đáp ứng nhu cầu nhân sự chodoanh nghiệp Tuyển dụng nhân sự bao gồm các giai đoạn tuyển mộ, tuyển chọn và bốtrí

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng laođộng của doanh nghiệp

- Chính sách đãi ngộ nhân sự: bao gồm các chính sách tài chính và phi tài chính Nhằmkhuyến khích tinh thần làm việc của người lao động trong doanh nghiệp

1.3.2.6 Xây dựng chính sách tài chính

- Huy động vốn cần thiết: là việc xác định nguồn vốn được lấy từ đâu? số vốn cần thiếtcho hoạt động kinh doanh và các biện pháp để huy động được nguồn vốn đó

Trang 17

- Dự toán ngân sách tài chính: Mô tả chi tiết vốn được cung cấp và chi tiêu ra sao để từ

đó doanh nghiệp có các biện pháp quản lý việc sử dụng vốn cũng như việc bổ sung vốnkịp thờ

- Chính sách thu mua: Dự toán kế hoạch thu mua gắn với tình hình tài chính của doanhnghiệp sao cho hợp lý và tránh lãng phí

- Lãi suất cổ phần: Định rõ quy tắc phân chia lợi nhuận trong thực hiện chiến lược

- Chính sách tiền mặt: Là việc xác định xem nguồn tiền mặt được lấy từ đâu? Sử dụng rasao? Làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thi chiến lược?

1.3.2.7 Phân bổ nguồn lực

- Nguồn lực tài chính.: Phân bổ nguồn vốn được xem là nội dung quan trọng trong việcđảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn thườngđược tính toán ngay khi đề ra chiến lược cấp công ty, nhưng nhìn chung việc phân bổchúng như thế nào lại thường được tiến hành khi đã có cá chiến lược bộ phận cụ thể Bởivậy luôn thường trực một câu hỏi với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là lúc nào thì có tiềnvốn và dòng luân chuyển tiền có đủ để đáp ứng nhu cầu về tiền vốn cho các mục tiêukinh doanh hay không?

- Nguồn lực con người: Việc phân bổ nguồn lực con người (nhân sự) thường được xácđinh qua hệ thống tổ chức bộ máy của doanh nghiệp Ở đó cơ cấu lao động (cả về chấtlượng và số lượng) được mô tả một cách đầy đủ và chặt chẽ Sự liên kết các bộ phậnchuyên môn hoá với nhau thông qua cơ chế hoạt động, mối quan hệ ràng buộc quyền hạn,trách nhiệm, quyền lợi đã được cơ chế hoá Điều đó tạo ra sức mạnh của cả hệ thốngtrong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH HÀ TÂY 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

- Tên giao dịch: PHAHASA Hà Tây

- Địa chỉ: 32 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

- Điện thoại: 0433.829177

- Fax: 0433.518719

Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây tiền thân trực thuộc Nhà in quốc gia đượcthành lập từ năm 1952 Đến năm 1991 Nhà in quốc gia tách ra làm 3 mảng gồm: Xuấtbản, In và Phát hành ra thành ngành độc lập, phát hành sách có điều kiện phát triển vớitên gọi là Công ty Phát hành sách Hà Tây Năm 2001, tại quyết định 1999/2000QĐBVTT ngày 24/8/2001 Bộ văn hoá thông tin đã chuyển giao công ty Phát hành sách

Hà Tây về làm thành viên của Tổng công ty phát hành sách Việt Nam Năm 2005 công tychính thức lấy tên là Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây Từ khi thành lập cho đếnnay công ty đã và đang đáp ứng một khối lượng không nhỏ sách và đồ văn phòng phẩmcho thị trường Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của đất nước

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng: Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây được thành lập với chức năng làcung cấp các loại sách và văn hoá phẩm, văn phòng phẩm cũng như các loại biểu mẫu,giấy tờ kinh tế cho khu vưc thị trường Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung

Trang 19

Ban kiểm soát

- Nhiệm vụ: Kể từ khi được thành lập đến nay công ty luôn thực hiện việc kinh doanhtheo đúng ngành nghề đã đăng ký và nộp thuế đầy đủ theo quy định của Pháp Luật cũngnhư không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây được thực hiện theo cơ cấu tổ chức sau:

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức)

Nhận xét: Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức có thể thấy công ty đang áp dụng mô hình quản lý

trực tuyến - chức năng Với việc sử dụng cơ cấu này đã giúp công ty có thể linh hoạttrong quá trình quản lý các hoạt động của nhân viên đồng thời xoá bỏ được chế độ một

Đại hội đồng cổđông

Trang 20

thủ trưởng Bên cạnh đó trong quá trình đưa ra quyết định có sự tham gia của nhiềuchuyên gia, sự đóng góp ý kiến của nhân viên Vì vậy hiện tại với cơ cấu tổ chức này đãgiúp công ty đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của mình

2.2 Đánh giá tổng quan các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây

2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

2.2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

- Môi trường chính trị - pháp luật:

+) Nền chính trị, pháp luật của chúng ta ổn định Chính phủ ban hành khá nhiều chínhsách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, môi trường luật pháp chohoạt động kinh doanh cũng mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây Vì vậy công ty có thể

mở rộng phạm vi kinh doanh của mình vào khu vưc thị trường miền Trung và miền Nam

mà không phải lo lắng về tình hình chính trị và các hạot động về luật pháp

+) Hệ thống pháp luật được xây dựng ngày một hoàn thiện tạo điều kiên thuận lợi chocông ty trong quá trình kinh doanh Xây dựng được hệ thống pháp luật về bảo vệ thươnghiệu, quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên bên cạnh đó thì lực lượng quản lý thị trường cònquá mỏng nên không thể phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm về hàng giả,hàng nhái Vẫn còn tình trạng bán hàng nhái trên vỉa hè vào buổi tối

- Môi trường kinh tế:

+) Kinh tế có xu hướng hồi phục và phát triển trở lại Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩmtrong nước (GDP) năm 2013 đạt 5.4%, quy mô của nền kinh tế đạt 176 tỷ USD, thu nhậpbình quân đầu người đạt khoảng 1.960 USD, đời sống của người dân ngày càng đượcnâng cao Do vậy nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, người tiêu dùng ngày càng quan tâmđến lĩnh vực tri thức đặc biệt là cho thế hệ trẻ của đất nước Đây là cơ hội cho công tytrong hoạt động kinh doanh dòng sản phẩm sách thiếu nhi của mình

+) Nhà nước khuyến khích mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, vì vậy

sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam kinh doanh tạo nên sứccạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố HàNội

Trang 21

+) Lạm phát được kiềm chế Chỉ số lạm phát năm 2013 là 6,04% được ghi nhận là mứctăng thấp nhất trong 10 năm qua.Với việc Chính phủ kiềm chế tình trạng lạm phát ở mứcthấp như vậy đã tạo điều kiện cho sức tiêu dùng của người dân tăng Và như vậy nhu cầutiêu dùng sản phẩm của công ty cũng tăng theo, đây là một trong những cơ hội thuận lợicho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Môi trường văn hoá - xã hội:

+) Xã hội ngày càng phát triển làm cho nhu cầu của con người ngày càng tăng cao Đặcbiệt là khi chúng ta đang thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình Mỗi gia đìnhchỉ nên có từ 1 đến 2 con, nên sự quan tâm, chăm sóc ngày càng tăng Nhất là việc tạođiều kiện cho trẻ em có thể phát triển trí óc, tri thức ngay từ khi còn bé Do đó, việc lựcchọn sách cho trẻ em cũng được các ông bố bà mẹ khá quan tâm và lựa chọn kỹ lưỡng.+) Văn hoá ngày càng được quan tâm phát triển Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để thế

hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước được phát triển một cách toàn diện vì vậy đầu tưcho giáo dục được nhà nước quan tâm đặt lên hàng đầu

- Môi trường công nghệ:

Công nghệ kinh doanh được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thếcạnh tranh cho công ty, đặc biệt là trong điều kiện khoa học - kỹ thuật ngày càng pháttriển như hiện nay Thấu hiểu được vấn đề đó quan trọng với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp mình, công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây đã dầu tư cho mình hệ thốngmáy tính, trang thiết bị, máy fax, máy in, máy scan,… cho nhân viên trong công ty nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu thập, phân tích thông tin về thị trường cũng nhưcủa đối thủ cạnh tranh.Bên cạnh đó công ty còn sử dụng các phần mềm kế toán, phầnmềm bán hàng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của công ty

2.2.1.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành

- Khách hàng:

+) Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây là một công ty chuyên kinh doanh các loạixuất bản phẩm, văn phòng phẩm, các biểu mẫu, giấy tờ kinh tế, quản lý hành chính theoquy định của pháp luật Công ty hợp tác phân phối với các Nhà xuất bản lớn trong nướcnhư: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Giáo dục

Trang 22

Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên,…Công ty là nhà phân phối chiến lược của mặt hàngsách thiếu nhi vì vậy khách hàng của công ty là các đại lý bán buôn, bán lẻ và người tiêudùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

+) Với chính sách đầu tư cho giáo dục của Nhà nước hiện nay thì nhu cầu về sách cho trẻ

em ngày càng tăng, đặc biệt là trẻ em ở thành phố Vì vậy hứa hẹn đây là một khu vực thịtrường đầy tiềm năng Thu nhập của người dân ổn định, cùng với việc đầu tư cho sự pháttriển trí tuệ của trẻ em khiến cho nhu cầu về sách cho trẻ em ngày càng tăng và tạo điềukiện thuận lợi cho công ty mở rộng lượng khách hàng của mình

+) Bên cạnh đó, khách hàng mà công ty hướng tới cho dòng sản phẩm này là nhữngkhách hàng có thu nhập trung bình - đây là một lượng lớn người tiêu dùng trên địa bànthành phố

- Nhà cung ứng:

+) Nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm, quyết định sự ổn định của nguồnhàng mà công ty kinh doanh Nhà cung ứng mà có tiềm lực mạnh, ổn định, sản phẩm cóchất lượng và thương hiệu sẽ đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hoạt động kinh doanhcủa công ty đồng thời tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.Nhưng nếu nhà cung ứng của công ty không đủ tiềm lực, sản phẩm không đạt yêu cầu vềchất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Chính vì vậy ngay

từ khi thành lập đến nay công ty đã tìm cho mình nhà cung ứng uy tín, luôn đáp ứng kịpthời nhu cầu về hàn hoá cho công ty Vì vậy công ty luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu củakhách hàng

+) Được thành lập từ lâu đời công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với nhàcuung ứng Các nhà cung ứng chính cho sản phẩm của công ty là Nhà xuất bản KimĐồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Vì vậy công ty luôn đảm bảo được số lượng vàchất lượng hàng hoá

Trang 23

- Hà Đông - Hà Nội), Nhà sách Giáo dục (Nguyễn Quý Đức – Hà Nội), Trung tâm sách

và thiết bị giáo dục (Hoàng Quốc Việt - Cầu giấy – Hà Nội), Công ty sách Hà Nội (HoànKiếm – Hà Nội),… Đây là những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh, có uy tín lâu nămtrên thị trường và đã tạo thách thức lớn đối với công ty Bên cạnh đó các đối thủ cạnhtranh còn thường xuyên đưa ra những chương trình quảng cáo và tiếp thị dày đặc trên cácphương tiện truyền thông, vì vậy điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc thiết lập mục tiêu

và xây dựng các chính sách của công ty Đặc biệt sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán củađối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, phải nhận thứcđược cơ hội, thách thức khi triển khai các chiến lược kinh doanh của công ty

- Sự thay thế của các sản phẩm, dịch vụ:

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nên nhu cầu của con ngườicũng có sự thay đổi theo Thay bằng việc mua sách để đọc thì ngày nay người tiêu dùng,đặc biệt là trẻ em có thể chơi các trò chơi trên máy tính, đọc sách trực tiếp trên máy tính

mà không cần phải mua sách Đây cũng là một thách thức đối với công ty, đòi hỏi công typhải có phương án kinh doanh nhằm thu hút sức tiêu dùng của người dân

- Gia nhập tiềm năng:

Nắm bắt được xu thế ngày càng phát triển của con người, đặc biệt là sự phát triển về trithức nên trong tương lai sẽ có khá nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh sảnphẩm sách dành cho thiếu nhi Đặc biệt là khu vực thị trường Hà Nội, vì vậy có thể thấygia nhập tiềm năng có xu hướng ở mức cao Điều này là một thách thức lớn đối với công

ty trong hoạt động kinh doanh của mình Đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh doanhphù hợp

- Các bên liên quan:

Công ty cổ phần phát hành sách Hà Tây là một công ty có nguồn vốn được huy động từcác cổ đông nên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình công ty phảiđảm bảo lợi ích cho các cổ đông Thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ như nộp thuế,tham gia các hoạt động hỗ trợ cùng với Chính phủ Tạo sự tin cậy đối với khách hàng vàcác tổ chức có liên quan Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải quan tâm và cóđường lối đúng đắn

Trang 24

2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:

Nguốn vốn công ty là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp Cụ thể tình hình cơ cấu vốn của công ty qua 3 nămgần đây như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu vốn của công ty năm 2011 – 2013

(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính)

Qua bảng về cơ cấu vốn của công ty trên có thể thấy công ty có nguồn vốn ở mứcvừa, công ty đã phân bổ nguồn vốn này cho các mặt hàng mà công ty phân phối Vớinguồn vốn đó đã giúp công ty trong việc ra quyết định lựa chọn mặt hàng kinh doanh, tạotiềm lực và quyền chi phối nguồn hàng cung ứng Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình

tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh cho công ty Việc thực thi các chính sách và quyhoạch nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trở nên thuận lợi hơn

- Nguồn lực con người:

Nguồn nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển công ty Mộtcông ty với đội ngũ nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả sẽ có khả năng phát triển vàvươn xa hơn rất nhiều so với các công ty khác có nguồn nhân lực kém hiệu quả hơn.Cùng với quá trình hình thành và phát triển của mình, đến năm 2013 số lượng nhân viêntrong công ty là 112 người trong đó trình độ trên đại học là 6 người, trình độ đại học là 13người, trình độ dưới đại học là 93 người Với đặc điểm nguồn lực lao động mức thấp,điều đó cũng gây ảnh hưởng tới công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công tynhư việc thiếu nhân lực để thực hiện công việc, sự điều chuyển nhân viên giữa các bộphận…Nhận thấy điều đó, ban lãnh đạo công ty đã quan tâm tới việc xây dựng chiến lượckinh doanh và quá trình tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Bên cạnh

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây (Trang 18)
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn của công ty năm 2011 – 2013 - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn của công ty năm 2011 – 2013 (Trang 23)
Bảng 2.3. Bảng so sánh giá bán của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây với đối  thủ cạnh tranh - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Bảng 2.3. Bảng so sánh giá bán của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây với đối thủ cạnh tranh (Trang 33)
Bảng 2.4. Doanh số của các đại lý bán buôn và mức chiết khấu cho từng đại lý năm - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Bảng 2.4. Doanh số của các đại lý bán buôn và mức chiết khấu cho từng đại lý năm (Trang 34)
Hình 2.3. Sơ đồ kênh phân phối của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Hình 2.3. Sơ đồ kênh phân phối của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây (Trang 35)
Hình 2.6. Thực trạng phân bổ nguồn lực của công ty CP PHS Hà Tây - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Hình 2.6. Thực trạng phân bổ nguồn lực của công ty CP PHS Hà Tây (Trang 40)
Bảng 2.7. Bảng phân bổ nhân sự theo giới tính, độ tuổi và phòng ban - Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây
Bảng 2.7. Bảng phân bổ nhân sự theo giới tính, độ tuổi và phòng ban (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w