1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cp vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang

11 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 89,29 KB

Nội dung

1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cp vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang”. CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1.1. Các khái niệm định nghĩa có liên quan. 1.1.1. Khái niệm, nội dung của chiến lược. • Khái niệm Chiến lược là thuật ngữ được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Strategos) dùng trong quân sự. Ở thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh được ra đời. Theo Alfred Chandler(1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản,dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. Theo Johnson & Scholes (1999) “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi,để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”. Vậy chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu dài hạn và nghệ thuật sử dụng các nguồn lực có hiệu quả thông qua một chuỗi các hành động nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. • Nội dung của chiến lược kinh doanh Các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh bao gồm: mục tiêu dài hạn, phương thức cạnh tranh, nhân tố định vị và nhân tố nguồn lực. Đây chính là những nhân tố chủ yếu để cấu thành nên chiến lược kinh doanh. Trước hết là mục tiêu dài hạn của công ty là thị phần, là doanh thu, là mức tăng trưởng lợi nhuận. Về phương thức cạnh tranh, các công ty thường cạnh tranh về giá, thời gian cũng như phương thức giao hàng, các dịch vụ và hỗ trợ về đơn đặt hàng, cạnh tranh cả về phương thức thanh toán. Đối với nhân tố định vị, mỗi công ty có một thị trường mục tiêu riêng tương ứng với mỗi sản phẩm chủ lực cụ thể. Với nhân tố nguồn lực, các công ty cần phải phân bổ cho hợp lý. GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Ngoài ra còn có các nhân tố môi trường kinh doanh và những giá trị kì vọng của các nhân vật hữu quan. 1.1.2. Khái niệm, nội dung các cấp chiến lược. • Khái niệm • Nội dung của các cấp chiến lược Tùy theo cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô lớn, các kế hoạch thường được xây dụng và tổ chức triển khai ở ba cấp độ: chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng. Chiến lược cấp công ty: Ở cấp này, việc hoạch định phải đưa ra được các danh mục đầu tư tổng thể của một tổ chức. bao gồm những quyết định về thông báo sứ mệnh kinh doanh của công ty, đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, xác định chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi SBU, xác định chiến lược để điều phối hiệu quả các SBU có liên quan với nhau, phân phối lại các nguồn lực, các quyết định chiến lược phát triển công ty. Chiến lược cấp kinh doanh: Liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể. Hoạch định SBU xác định cách thức từng đơn vị kinh doanh cạnh tranh trong nghành hàng của mình. Đặc biệt là phát triển các chiến lược liên quan đến việc xác định vị trí của thị trường – sản phẩm và thiết lập các lợi thế cạnh tranh của bản thân SBU này. Chiến lược này bao gồm các nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh, đưa ra những chiến lược để đạt được các mục tiêu, nguồn lực phục vụ cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược cấp chức năng: Ở cấp này, chiến lược bao gồm tất cả các hoạt động chức năng của tổ chức ( sản xuất, tài chính, marketing, R&D, nguồn lực,…). Chiến lược tập trung vào việc phát triển các chức năng và bộ phận nhằm hỗ trợ cho hoạch định chiến lược cấp kinh doanh. GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Được thể hiện chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. 1.2. Các nội dung lý luận về triển khai chiến lược kinh doanh. 1.2.1. Khái niệm, nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh. • Khái niệm Khái niệm triển khai chiến lược: “Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thành các mục ngắn hạn cùng với sự phân bổ nguồn lực và thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. Triển khai chiến lược chính là các hoạt động tác nghiệp, đòi hỏi phải có những kĩ năng lãnh đạo và khích lệ đặc biệt, có sự phối hợp giữa nhiều cá nhân, nhiều bộ phận. triển khai chiến lược có sự khác nhau rất lớn giữa các quy mô và loại hình hoạt động của tổ chức. • Nội dung của triển khai chiến lược Triển khai chiến lược kinh là việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách, phân bổ các nguồn lực, thay đổi cấu trúc tổ chức, phát triển lãnh đạo chiến lược và phát huy văn hoá doanh nghiệp. Thiết lập các mục tiêu: chính là việc cụ thể hoá các mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn để từng bước thực hiện được các kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra. Xây dựng các chính sách: là việc xây dựng những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt được mục tiêu chiến lược. Một số chính sách trong triển khai chiến lược như: - Chính sách Marketing - Chính sách nhân sự - Chính sách tài chính - Chính sách R&D. Phân bổ các nguồn lực: là việc phân chia các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực một cách phù hợp cho các hoạt động chức năng để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Thay đổi cấu trúc tổ chức: cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan hệ GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp mang tính chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành,đồng thời cả các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này. Phát triển lãnh đạo chiến lược: là một hệ thống những tác động nhằm thúc đẩy những con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Phát huy văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin,giá trị được chia sẻ& học hỏi bởi các thành viên của tổ chức,được xây dựng và quảng bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh. Mô hình 7s của Mckinsey. Sơ đồ 1.2.2. Mô hình 7s của Mckinsey Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh. Chiến lược: Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế cạnh GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp tranh. Cấu trúc: Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ mệnh lệnh ,báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập. Hệ thống: Các quá trình,quy trình thể hiện cách tổ chức vận hành hàng ngày. Phong cách: Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểu tượng.Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói. Nhân viên: Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên và tạo cho họ những giá trị cơ bản. Kỹ năng: Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức. Mục tiêu cao cả: Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu.Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức. 1.3. Mô hình nội dung nghiên cứu đề tài hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cp vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. 1.3.1. Mô hình nội dung nghiên cứu đề tài hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh. Mô hình nội dung nghiên cứu hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân Phân định SBU kinh doanh Xác định các mục tiêu ngắn hạn Phân bổ nguồn lực Xác định chính sách tài chính Xác định chính sách nhân sự Xác định chính sách marketing Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Sơ đồ 1.3.1. Mô hình nội dung triển khai chiến lược 1.3.2. Nội dung nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh. 1.3.2.1. Phân định SBU kinh doanh. - Khái niệm SBU: SBU là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan (Cặp sản phẩm / thị trường), có đóng góp quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp. - Nội dung: + Có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của doanh nghiệp. + Có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác định. + Cần phải điều chỉnh chiến lược của SBU với các chiến lược của các SBU khác trong doanh nghiệp. 1.3.2.2. Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh Nhận diện chiến lược kinh doanh hiện tại bao gồm loại hình chiến lược, và mục tiêu chiến lược hiện tại của DN đang thực hiện. Công ty có thể theo đuổi những chiến lược sau: chiến lược đa dạng hóa, chiến lược cường độ, chiến lược tích hợp. Chiến lược đa dạng hóa: cở sở của chiến lược này là việc doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, da dạng hóa sản phẩm xung quanh năng lực lõi của doanh nghiệp. Trong đó có 3 loại chiến lược đa dạng hóa: - Đa dạng hóa đồng tâm: DN bổ sung những sản phẩm dịch vụ mới nhưng có liên quan đến sản phẩm dịch vụ cũ. - Đa dạng hóa hàng ngang: DN bổ sung thêm hàng hóa dịch vụ mới cho các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. - Đa dạng hóa hàng dọc: DN bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không có liên quan đến hoạt động hiện tại của DN. GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 7 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Chiến lược cường độ: đòi hỏi sự nỗ lực cao độ nhằm cải tiến vị thế cạnh tranh của DN với các sản phẩm dịch vụ hiên thời. Bao gồm có 3 loại chiến lược cường độ: - Thâm nhập thị trường: chiến lược nhằm gia tăng thị phần của các sản phẩm dịch vụ hiện tại thông qua nỗ lực Marketing. - Phát triển thị trường: giới thiệu sản phẩm dịch vụ của DN vào những thị trường mới. - Phát triển sản phẩm: tìm kiếm doanh số bán thông qua cải tiến hoặc biến đổi những sản phẩm dịch vụ hiện tại. Chiến lược tích hợp: cho phép DN giành được những nguồn lực mới, tăng tiềm lực cạnh tranh. Cho phép DN giành quyền kiểm soát với các nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc các đối thủ cạnh tranh. Bao gồm: - Chiến lược tích hợp phía trước: giành quyền sở hữu hoặc tăng quyền kiểm soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ. - Chiến lược tích hợp phía sau: giành quyền sở hữu hay gia tăng quyền kiểm soát đối với các nhà cung ứng cho DN. - Chiến lược tích hợp hàng ngang: chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc gia tăng quyền kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của DN. Mục tiêu chiến lược hiện tại: với mỗi loại hình chiến lược thì các doanh nghiệp có những mục tiêu cụ thể phù hợp với chiến lược đã chọn. Một số mục tiêu cụ thể như mục tiêu về lợi nhuận, thị trường, mục tiêu về tài chính, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận… Tùy vào đặc điểm kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình mà có thể đưa ra cho phù hợp. Sản phẩm trên thị trường mục tiêu đã chọn: Mỗi một thị trường có những nhóm nhu cầu khác nhau, do địa lý, tập quán tiêu dùng, thời tiết nên cần đưa các sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh: Là những ưu thế của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không có được, là nhân tố chính góp phần nên sự thành công hay thất bại của doanh GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp nghiệp. Hay có thể hiểu là những giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng, tạo nên đặc trưng của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Xác định mục tiêu ngắn hạn. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho DN những điều để DN hướng nỗ lực vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của DN. Có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và một cách để lập mục tiêu ngắn hạn là trước tiên phải cân nhắc từ mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường là các mục tiêu có thời gian dưới 1 năm, và các mục tiêu ngắn hạn phải đảm bảo phục vụ cho việc thự hiện mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp, và đảm bảo để đạt được thành công chiến lược kinh doanh. Để thực hiện được sự hội nhập và thống nhất giữa các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn, phải nhận thức và giải quyết được nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là sự nhất quán logic, sự hợp lý của tổ chức và sự hợp lý của cá nhân. Các mục tiêu ngắn hạn như: mục tiêu của bộ phận chức năng, phòng ban, mục tiêu của từng cá nhân. Các mục tiêu cụ thể thường gắn với từng nhân viên, từng bộ phận của doanh nghiệp. Phải lập mục tiêu thật cụ thể, có thể đo lường được cùng với thời hạn thực hiện nó, ví dụ như mục tiêu trong 1 tháng, 2 tháng, hoặc 6 tháng… Và phải thường xuyên xem lại mục tiêu và tăng cường hiệu lực quản trị các mục tiêu ngắn hạn nhằm làm rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo thời gian thực hiện chiến lược. 1.3.2.4. Xác định chính sách marketing. Là việc công ty xác định thị trường hiện tài và định hướng mở rông, phát triển thị trường theo mục tiêu hàng năm đã đặt ra. Chính sách marketing cho phép doanh nghiệp sử dụng các công cụ marketing – mix để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong chính sách marketing bao gồm: GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp - Chính sách phân đoạn thị trường: chính sách này cho phép doanh nghiệp xác định được đoạn thị trường mục tiêu mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời với chính sách này doanh nghiệp cũng có thể xác định được % thị phần mà công ty đang nắm giữ để có hướng đầu tư phát triển hợp lý nhất vào mỗi đoạn thị trường khác nhau. - Chính sách định vị sản phẩm: cùng với việc phân đoạn thị trường công ty phải định vị được sản phẩm của mình nhằm xây dựng chỗ đứng cho sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty. Đối với những công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau thì việc định vị sản phẩm cho những sản phẩm sẽ giúp công ty mở rộng được đoạn thị trường và đáp ứng được nhiều nhu cầu của nhiều tập khách hàng hơn. - Chính sách sản phẩm: là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩm của công ty, về tất cả những gì công ty có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó. Chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạn chế rủi ro, cũng như chỉ đạo các chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sản phẩm. - Chính sách giá: bao gồm việc định giá sản phẩm, xác định vòng đời giá, giá khuyến mại. Xác định giá có thể dựa vào chi phí, dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng, giá của đối thủ cạnh tranh. - Chính sách phân phối: bao gồm các chính sách để tổ chức mạng lưới bán hàng cùng với việc tổ chức lực lượng bán hàng nhằm tạo ra một hệ thống phân phối tốt nhất thuận tiện nhất cho người tiêu dung một cách tối ưu nhất. - Chính sách xúc tiến thương mại: là việc sử dụng các công cụ quảng cáo, khuyến mại, giảm giá… để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm. 1.3.2.5. Xác định chính sách nhân sự. - Chính sách tuyển dụng nhân sự: là việc hoạch định những công việc cần làm của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng đó ra sao, từ đó biết được cần tuyển dụng thêm như thế nào, về nguồn tuyển dụng, tổ chức thi tuyển… - Chính sách đào tạo- phát triển nhân sự: doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giúp cho nhân viên học hỏi những kinh nghiệm để thực hiện công việc hiện tại hoặc GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân 10 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp tương lai một cách hiệu quả. Các chính sách đào tạo như: đào tạo qua lớp học, qua công việc… - Chính sách đãi ngộ nhân sự: bao gồm chính sách về tiền lương và phúc lợi mà người lao động nhận được từ công ty. Đãi ngộ đảm bảo sự công bằng so với bên ngoài, đồng thời thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Với mỗi loại chính sách mà doanh nghiệp sử dụng thì DN cần phải đi vào cụ thể hóa từng chi tiết, từng chính sách để đảm bảo việc đánh giá hiệu quả triển khai được tối ưu nhất. 1.3.2.6. Xác định chính sách tài chính. - Công ty cần xác định các nguồn vốn, đưa ra các chính sách huy động vốn cần thiết như từ lợi nhuận, từ cổ phần, các khoản vay nợ… - Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ việc thu chi và ngân sách tài chính cho phép công ty có kế hoạch thu mua trong tương laic ho phù hợp với tình hình tài chính của công ty và có kế hoạch bổ sung nguồn tài chính cho ngân sách khi cần thiết. - Chính sách tài chính còn bao gồm việc phân chia lãi cổ phần cho các cổ đông. Cần phải có những quy định rõ ràng trong việc phân chia lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư được trích từ nguồn lợi nhuận. Qua đó đảm bảo cho triển khai chiến lược được thực hiện đúng với các mục tiêu đã đề ra. - Chính sách tiền mặt sẽ xác định nguồn tiền mặt được lấy từ đâu và được sử dụng ra sao. Cùng với công ty sẽ tìm ra cách làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thi chiến lược. 1.3.2.7. Phân bổ nguồn các nguồn lực Nguồn lực trong triển khai chiến lược bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính. Để xây dựng được nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty thì trước hết cần xác định các nguồn lực sẵn có và mức độ phù hợp của các nguồn lực ấy với tình hình thực tế của công ty. Đối với nguồn nhân lực cần xác định mức độ phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu nguồn lực là thừa cần có sự điều chỉnh cắt giảm nhân viên và có thể thuyên chuyển các nhân viên từ vị trí thừa đến vị trí thiếu trong trường hợp nhân viên đó có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác mới. Với trường hợp thiếu cần bổ sung bằng cách tuyển dụng nhân sự với các mục tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng. GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân [...]...11 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Đối với nguồn lực tài chính cần xác định lại nguồn ngân quỹ của công ty bao gồm tiền mặt, các khoản nợ và các nguồn vốn để từ đó có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý nhất tránh tình trạng thừa thiếu hoặc phân bổ không hợp lý gây lãng phí Kiểm soát nguồn lực tài chính giúp công ty có kế hoạch huy động vốn khi cần... lực một cách hợp lý nhất tránh tình trạng thừa thiếu hoặc phân bổ không hợp lý gây lãng phí Kiểm soát nguồn lực tài chính giúp công ty có kế hoạch huy động vốn khi cần thiết và có thể sử dụng để tái đầu tư khi nguồn lực tài chính đủ mạnh GVHD: T.sỹ: Nguyễn Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Xuân . đề tài hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cp vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. 1.3.1. Mô hình nội dung nghiên cứu đề tài hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh. Mô. nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cp vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang . CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN. dung của chiến lược kinh doanh 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp Sơ đồ 1.3.1. Mô hình nội dung triển khai chiến lược 1.3.2. Nội dung nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh. 1.3.2.1.

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w