Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
429,5 KB
Nội dung
TS Nguyễn Hoàng Việt nhviet@vcu.edu.vn Nguyễn Thị Huệ K6- HQ1D !" # $%&'()* +,'+&-./01 '2-,324 51 +6 7! #( Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực ngày càng gia tăng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trường, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên. Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng tác động trực tiếp và khách quan hơn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức đối với những doanh nghiệp không có chuẩn bị trước, nhưng cũng có thể là một cơ hội để nâng cao vị thế đối với những doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vì thế để thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nhận dạng, dự báo nhanh chóng và chính xác hơn hay nói cách khác các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hiện nay, do sự phát triển khá mạnh của nền kinh tế thị trường nên ngành kinh doanh các thiết bị điện tử cũng đã và đang phát triển khá mạnh. Có nhiều doanh nghiệp đã gia nhập vào ngành này vì vậy sức cạnh tranh của ngành ngày một khốc liệt. Như vậy ngành thiết bị điện vừa chứa đựng những cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức mới cần phải quan tâm. Trong quá trình thực tập tại công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI, em nhận thấy cho tới thời điểm này việc xây dựng , phân tích và vận dụng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và ngày càng khó khăn hơn khi phải chống đỡ với sự thay đổi của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này với công ty nên em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI” 1 81 9 :*%;<7(( Phân tích tổng quát chiến lược phát triển thị trường của công ty, các nguồn lực triển khai chiến lược, thu thập thông tin để từ đó đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu mà công ty gặp phải. Giải quyết bài toán về hiệu lực triển khai chiến lược, việc triển khai đúng lộ trình, đủ nội dung và bám sát chiến lược đề ra. Đo lường hiệu lực triển khai và đánh giá lại tính đúng đắn của chiến lược đề ra. =1 ,> * ?*( Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh trong thời gian thực tập tại công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI, em đưa ra mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu khái quát lý luận về chiến lược, thị trường, môi trường doanh ngiệp, phát triển thị trường… để từ đó thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường và hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Đánh giá thực trạng hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường hiện nay của doanh nghiệp. Những nghiên cứu về công tác bên trong doanh nghiệp nhằm phục vụ tối đa nhất cho công tác hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. Công tác thực thi chiến lược và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp. Phân tích kết quả thu thập được để đề xuất phương án giải quyết @1 'A ?*( - Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu vào các chính sách, nguồn lực, văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm cung ứng và tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh… để nhằm phục vụ tối đa cho công tác hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. - Phạm vi về không gian: Công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong phạm vi tác giả nghiên cứu tại công ty này. - Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng triển khai chiến lược tại công ty trong 3 năm gần đây nhất, định hướng tới năm 2015. 2 B1 C! 7**:D Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. Chương 3: Đánh gía và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công tác hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. 3 &EF-5,G+/HIJ-KL4M-&FNO-IKPQ-+0R-+S0T- CU0&0V-EW&C0-XPU-+SP-XPU--0R'+EF-,Y0 515,G+/HCZ0-0R,&FNO- 1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “Stratos” (quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Từ thập kỷ 60 thế kỷ XX chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Trong sự giới hạn của bài luận văn và sự hiểu biết có hạn của người viết thì trong chương 1 chỉ tập trung tìm hiểu một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. * Theo cách tiếp cận truyền thống: Chiến lược của doanh nghiệp được xem như là kế hoạch tổng thể, dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu lâu dài. Phương thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp doanh nghiệp dễ hình dung ra những công việc cần làm để hoạch định chiến lược, đồng thời cũng cho các doanh nghiệp thấy được lợi ích của doanh nghiệp với phương diện kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường kinh doanh bất định như ngày nay đã cho thấy nhược điểm của cách tiếp cận truyền thống, đó là nó trở nên khó ứng phó với các biến động khôn lường của môi trường kinh doanh. * Theo cách tiếp cận hiện đại: - Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là Henry Mintzberg của trường đại học MeGill. Ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hoạt động. Vì vậy, theo ông chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào, nơi nào mà người ta có khả năng học hỏi và có nguồn lực trợ giúp cho nó. Mintzberg đưa ra mô hình các quá trình chiến lược như hình 1. 4 Hình 1: Các quá trình chiến lược theo H. Mintzberg - Theo quan niệm của Alain Charles Martinet, người đã nhận giải thưởng lớn của Havard I’Expansion năm 1983 và là cuốn sách của cuốn sách “Chiến lược” thì: Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm phác họa các quỹ đạo có thể sắp xếp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp. Cách tiếp cận hiện đại có ưu điểm là thiên về phản ứng linh hoạt trước những phản ứng của môi trường kinh doanh, đồng thời nó cho phép tận dụng khả năng sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp. Nhược điểm của nó là đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kha năng nhanh nhạy trước sự biến động của môi trường kinh doanh. Qua các cách tiếp cận chiến lược (truyền thống, hiện đại) cho thấy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tổng quát, toàn diện nhằm định hướng phát triển và tạo ra sự thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp. Khái niệm này ngoài sự kế thừa hai quan niệm truyền thống và hiện đại còn làm rõ vai trò thực sự của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh mà xa hơn nữa còn làm cho doanh nghiệp phát triển hơn. Chính vì vậy, trong thực tiễn người ta thường gọi chiến lược kinh doanh là chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong quản trị kinh doanh hiện taị, người ta đặc biệt coi trọng quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo chiến lược. Việc thiết lập và thực ti chiến lược kinh doanh sẽ mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp sau đây: 5 Chiến lược dự kiến Có các điều kiện dự kiến Khả thi Chiến lược đột biến Điều kiện không hiện thực - Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai để quản trị gia xem xét và quyết định tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được mục tiêu cụ thể, nhất định. - Giúp nhà quản trị thấy rõ được cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh trong nền kỹ thuật hội nhập. Đồng thời giúp phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai, tận dụng có cơ hội, giảm nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành thắng lợi. - Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định để đối phó với từng môi trường kinh doanh một, nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp đi lên. - Chiến lược kinh doanh giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tránh được những rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ mà công ty sẽ gặp phải trong kinh doanh. 1.1.1.3 Nội dung của chiến lược kinh doanh Với tư cách là một kế hoạch lớn, mang tính tổng quát đưa ra những chương trình hành động có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển, chiến lược kinh doanh thường bao gồm các nội dung chính sau: a) Phương án sản phẩm của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có phương án sản phẩm riêng biệt cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình. Đề ra phương án sản phầm thì doanh nghiệp mới biết được mình cần sản xuất loại sản phẩm nào, đáp ứng cho những đối tượng nào và điều quan trọng là nó giúp cho doanh nghiệp xác định được phạm vi hoạt động của mình. Phương án sản phẩm của doanh nghiệp quy định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Nó cần trả lời các câu hỏi: - Doanh nghiệp làm được gì? - Doanh nghiệp muốn làm gì? - Doanh nghiệp cần phải làm gì? b) Thị trường của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được bán trên thị trường nào, trong nước hay trên thị trường nước ngoài? Và tập khách hàng mục tiêu nó ở đâu? Trong thời kỳ chiến lược, doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh trên thị trường hiện có hay thị trường mới mẻ hoặc cả hai. 6 Thông qua phương án sản phẩm và xác định giới hạn thị trường mục tiêu doanh nghiệp có thể xác định lại vị trí của mình đang ở đâu, doanh nghiệp cần phải làm những chiến lược cụ thể gì để phát triển thị trường hiện tại của mình và mở rộng nó trong tương lai. c) Véctơ tăng trưởng của doanh ngiệp Véctơ tăng trưởng của doanh nghiệp mô tả hướng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng và quy mô tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong thời kỳ chiến lược, doanh nghiệp cần xác định rõ để hoàn thành các mục tiêu đã định, cần phải tăng quy mô đến mức độ nào và để đạt được quy mô đó sau thời gian nhất định thì chiến lược tăng trưởng là bao nhiêu. Trên thực tế quy mô tưng trưởng có thể nhỏ hơn quy mô ban đầu và tốc độ tăng trưởng âm, điều này xảy ra khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược thu nhỏ hay chiến lược cắt giảm. d) Các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Chiến lược và quản trị chiến lược thường được quan tâm nhiều hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Vì vậy chiến lược nhà quản trị cần chỉ rõ các vũ khí cạnh tranh. Lợi thế doanh nghiệp có thể có như sự dồi dào về vốn, công nghệ hiện đại, sản phẩm nổi trội, mức độ linh hoạt của marketing… hay như tinh thần của đội ngũ nhân viên, năng lực quản trị của nhà quản trị cấp cao, bộ phận… Tuy nhiên việc sử dụng các lợi thế đó như thế nào cần phải trình bày cụ thể, rõ rang trong chiến lược kinh doanh. e) Khả năng tạo sức mạnh đồng bộ của doanh nghiệp Sức mạnh đồng bộ của doanh nghiệp ở đây được hiểu chính là “tính trồi” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có sự thống nhất hợp lý giữa các bộ phận chức năng, nhất quán trong việc đề ra và thực hiện mục tiêu chiến lược chung, đồng thời phải kết hợp với các doanh nghiệp sẵn có thì sẽ tạo nên một sức mạnh đồng bộ của mình. 1.1.2 Loại hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp * Căn cứ vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Chiến lược giai đoạn khởi sự: được xây dựng khi doanh nghiệp mới thành lập, mục tiêu giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường. 7 - Chiến lược giai đoạn phát triển: Được xây dựng khi doanh nghiệp đi vào thế ổn định, mục tiêu là giúp doanh nghiệp phát triển tối đa các nguồn lực qua đó thu được lợi nhuận tối đa. - Chiến lược giai đoạn suy thoái: được xây dựng nhằm thoát khỏi tình trạng xuống dốc, đưa doanh nghiệp sang hướng mới. * Căn cứ theo nội dung chức năng của chiến lược Chiến lược sản xuất Chiến lược thương mại Chiến lược tài chính Chiến lược công nghệ Chiến lược nhân sự Chiến lược sản xuất chủ yếu đề ra các mụa tiêu, giải pháp liên quan đến sản xuất, tương tự như vậy các chiến lược chức năng sẽ đi vào giải quyết trong chiến lược chức năng đó. Tuy nhiên cần nhìn nhận một thực tế là các chiến lược này tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau. *Căn cứ theo phạm vi tác động của chiến lược Chiến lược nội địa: Hướng vào sản xuất kinh doanh để thay thế nhập khẩu Chiến lược quốc tế: Hướng vào xuất khẩu *Căn cứ theo cấp quản lý chiến lược - Chiến lược cấp doanh nghiệp: đề cập những vấn đề bao trùm toàn bộ doanh nghiệp. - Chiến lược cấp kinh doanh: đề cập những vấn đề của cấp kinh doanh đó nhằm thực hiện toàn bộ mục tiêu của doanh nghiệp đó. - Chiến lược cấp chức năng: đề cập đến các vấn đề lien quan tới chức năng như chiến lược marketing. *Căn cứ theo hướng tiếp cận chiến lược Chiến lược tập trung then chốt: được xây dựng dựa trên các yếu tố được coi là then chốt nhất, tránh dàn trải nguồn lực. 8 Chiến lược ưu thế tương đối: được xây dựng dựa trên ưu thế so sánh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua sự so sánh, doanh nghiệp tìm được điểm mạnh của mình và lấy đó làm điểm tựa để ra chiến lược kinh doanh. Chiến lược sang tạo tiến công: được đưa ra trên cơ sở tiếp cận ngược với các lối mòn, khai thác khía cạnh mới của kinh doanh để giành ưu thế vượt trội. Như vậy, mặc dù có nhiều tiêu chí để phân loại chiến lược kinh doanh, nhưng thực tế trong cùng một giai đoạn doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn một chiến lược chung để theo đuổi, và nó phải tuân thủ nguyên tắc “chiến lược bộ phận phải thống nhất với chiến lược chung để hợp thành một thể thống nhất”. Mặt khác, chiến lược kinh doanh rất đa dạng, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra chiến lược riêng của mình trên cơ sở xem xét căn cứ và mục tiêu của chiến lược. 518+[-\4U-IK+]-]--0^-&_43I0R+-U,IQ+S^- +V0`0 1.2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới • Giáo sư Henry Mintzberg của trường Đại học McGill tại Canada; là học giả, tác giả nổi tiếng thế giới về quản trị và kinh doanh. Ông được đánh giá là nhà tư tưởng về quản trị hàng đầu thế giới với tác phẩm rất nổi tiếng “Strategy Process” , Collegiate Ed. Prentice Hall. • Michael Porter là một trong những giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard. Ông cho ra đời một số tác phẩm đem lại những giá trị to lớn với giới kinh doanh, phải kể đến những tác phẩm kinh điển: “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy năm 1980 ), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) …được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh trên khắp thế giới. Nhìn chung những công trình đã nêu rõ ràng và đầy đủ nội dung của chiến lược kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh làm nền tảng để các doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Qua quá trình làm đề tài, em đã tìm hiểu thêm một số cuốn sách của các tác giả đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan chiến lược như: PGS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007) : “ Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê. Phạm vũ Luận (1997) “Quản trị doanh nghiệp Thương Mại”, Trường đại học Thương Mại, Hà 9 Nội. PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm “Quản trị chiến lược ”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, “Triển khai chiến lược kinh doanh – David A.AAKER”, biên dịch Đào Công Bình, “Giáo trình quản trị chiến lược”, trường ĐH Thương Mại… Ngoài ra phải kể đến một số công trình nghiên cứu, luận văn sinh viên trường Đại học Thương Mại đã làm về đề tài liên quan: Đề tài nghiên cứu của sinh viên Phùng Tiến Quân ĐH Thương Mại: “Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường dịch vụ tại công ty FPT Telecom tại thị trường Hà Nội”. 51= 9abXc-&0V-EW&C0-XPU-&dUXPU--0R' Chiến lược kinh doan của doanh nghiệp là định hướng phát triển và xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó dựa trên những am hiểu và đánh giá tình hình như bước trên. Doanh nghiệp có thể có nhiều lựa chọn chiến lược như: • Công nghệ sáng tạo nhất. • Giá thành hạ nhất. • Chỉ tập trung vào một thị trường nhất định. • Chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm nhất định. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được vạch ra dựa trên phát biểu tầm nhìn của doanh nghiệp, mang tính định hướng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và do đó mang tính chiến lược lâu dài. Bao gồm các bước: B1: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh và nhu cầu thị trường Trong nền kinh tế thị trường, do tính chất tự do cạnh tranh đã làm cho thị phần của doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp nhưng cũng nảy sinh những cơ hội mới. Nhu cầu của khách hàng và khả năng của các doanh nghiệp là muôn vẻ. Vì thế cơ hội kinh doanh không phải là khan hiếm. các doanh nghiệp sẽ phát hiện ra nhu cầu chưa được đáp ứng cho thị trường, nếu biết cách tiếp cận, phân tích và tìm hiểu nó. Các doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định để phát hiện ra nhu cầu của thị trường và từ đó có thể đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường hoặc nghiên cứu gián tiếp tại văn phòng. Phương pháp nghiên cứu tại thị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp nắm bắt được chi tiết hơn về nhu cầu của thị trường: thị trường có sự thay đổi (biến động) không? Nhu cầu của thị trường cần phải thỏa mãn đối với những loại hàng hóa nào, các phương thức dịch vụ sau khi đáp ứng nhu cầu ra sao? để từ đó doanh nghiệp sẽ định hướng kinh doanh nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của thị trường. 10 [...]... hiệu lực triển kahi chiến lược -Mức độ nhận biết của công chúng: Phản ánh giá trị thương hiệu và mức độ quan tâm của khách hàng CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TM & PTCN FSI 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TM & PTCN FSI Giới thiệu về công ty Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương mại và Phát Triển Công Nghệ FSI được... tin về công tác hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI, cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh để làm cơ sở đánh giá thực trạng của công ty - Đối tư ng điều tra: Phát ra 10 phiếu điều tra cho một số đối tư ng trong ban lãnh đạo của công ty, và một số cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công. .. quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2009 – 2011 Tiến hành lập bảng thống kê và các cột so sánh về các chỉ tiêu số tư ng đối, số tuyệt đối giữa các năm với nhau rồi đưa ra kết luận 2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TM & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI 2.3.1 Ảnh hưởng của của các yếu tố môi trường... năng của doanh nghiệp để hướng tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh Đây có thể nói là khâu khó khăn và quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Bước nà đòi hỏi nhà doanh nghiệp cần phải tư duy và tầm nhìn chiến lược B2: Xây dựng (hoạch định) chiến lược kinh doanh Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh cần đạt những yêu cầu sau: Phải tăng được thế mạnh của doanh. .. giữa công ty và những nhà cung cấp này được thiết lập từ ngày Việt Á mới ra nhập thị trường nên nhà cung cấp cũng không gây khó khăn, áp lực nhiều cho công ty 2.3.2 Ảnh hưởng của của các yếu tố môi trường bên trong đến công tác hoàn thiện triển khai chiến lược của công ty * Vốn: - Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty T Vốn pháp định là 8 tỷ(năm 2010) -Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh công. .. tồn tại nhiều điểm yếu khiến công ty còn bị hạn chế về thị phần, lợi nhuận 2.4 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI 2.4.1 Quy trình chiến lược áp dụng Hiện nay quy trình chiến lược của công ty gồm 5 bước (b1: lựa chọn sức mạnh và mục tiêu chủ yếu công ty; b2: phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng các cơ hội và mối đe dọa; b3: phân tích... tồn tại và phát triển được công ty phải nhìn nhận và đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh để có các phương án chiến lược đúng đắn và hiệu quả Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty có thể kể đến như: Công ty TNHH máy văn phòng VIỆT COM, Công ty Cổ phần XNK và Đầu tư Công nghệ Hà Nội, công ty máy văn phòng Nhật Tiến Nhanh,…Hầu hết đây đều là nhữn công ty có tên tuổi trên thị trường đòi hỏi FSI phải... hoạch, tổ chức, triển khai kinh doanh các sản phẩm mà công ty có thế mạnh vào các kênh khách hàng - Phòng Kinh doanh Giải pháp có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc các mặt như lập kế hoạch, tổ chức, triển khai kinh doanh các sản phầm 18 Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Ban Cố Vấn Phó GĐ phụ trách KD Phòng Kinh Doanh Dự Án Phó GĐ phụ trách KT Phòng Kinh Doanh Giải Pháp Phòng Kinh Doanh Phân Phối Kinh Doanh Kho... ngoại vi: các văn bản, tài liệu của chính phủ về sản xuất kinh doanh, điều tra thị trường 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp định tính: Phân tích theo cảm tính, qua tìm hiểu phân tích thị trường và ngành kinh doanh của công ty để nhận định những đánh giá, làm căn cứ đánh giá thực trạng phân tich công tác hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Phương pháp định lượng: Phương... phân tích tình thế chiến lược 2.4.2.1.Đánh giá tổng hợp các yếu tố MTBN của công ty để nhận dạng các cơ hội và thách thức: 27 Biểu đồ 2: Sự tác động của các nhân tố môi trường vĩ mô tới công ty Danh mục cơ hội và thách thức của công ty: Bảng 3 Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức của công ty S Nhân tố Ảnh hưởng đối với công ty TT 1 2 Môi trường kinh tế suy thoái, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cùng ngành, . hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. Công tác thực thi chiến lược và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cho phù. cứu và thực trạng hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. Chương 3: Đánh gía và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công. Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI 1 81 9 :*%;<7(( Phân tích tổng quát chiến lược phát triển