1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011

74 1,6K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 387 KB

Nội dung

Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Người Phương Đông chúng ta từ lâu rất coi trọng nghĩa vợ chồng vàđược xem là “nghĩa trăm năm” Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đã sốngvới nhau hạnh phúc đến trọn đời Tuy nhiên trong những năm trở lại đây donền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhận thức của con người về vấn

đề này cũng thay đổi, cái nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận cókhác đi Hiện nay không coi trọng vấn đề này như nghĩa xưa, nên khi hai bên(vợ, chồng) đặt bút ký vào đơn ly hôn không còn nặng nề nữa để giải phóngcho nhau Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn trầm trọng, cuộcsống chung không thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là điều tốt Trênthực tế, việc không còn coi trọng và không cố gắng gìn giữ nghĩa vợ chồng

mà nhiều cặp vợ chồng đã nhanh đưa ra quyết định chia tay, chấm dứt quan

hệ hôn nhân khi chưa cân nhắc kỷ Do đó tình trạng ly hôn ngày càng tăngdần và nó không còn là vấn đề trọng đại đối với nhiều cặp vợ chồng

Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình tác độngđến xã hội và ngược lại xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia đình Vì vậy màkhi xã hội thay đổi thì kéo theo mỗi con người, mỗi gia đình cũng thay đổi vàtrong quan hệ vợ chồng đó là biểu hiện của sự gia tăng các vụ án ly hôn Điềunày đã dẫn đến thực trạng các án HN&GĐ nói chung và án ly hôn nói riêng màcác Tòa án phải thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều Tính chất đa dạng, phứctạp trong quan hệ hôn nhân ngày càng tăng, nên việc giải quyết các ánHN&GĐ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là các án ly hôn

Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân còn được biểu hiện trong cácvăn bản pháp luật về HN&GĐ với số lượng điều luật và văn bản hướng dẫnngày càng nhiều Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi, bổ sung hoàn thiện phápluật để phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật Tuy

Trang 2

vậy, trên thực tế vì những lý do khách quan và chủ quan mà việc áp dụngpháp luật này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Để góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nóiriêng cụ thể trong lĩnh vực ly hôn, thì việc nghiên cứu thực trạng áp dụngpháp luật và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là việc làm cần thiết hiện nay

Và để cho việc nghiên cứu được cụ thể hơn, sâu hơn tác giả đã chọn đề tài

“Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011” làm khóa luận tốt nghiệp

của mình

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu về thực tiễn xét xử sơ thẩmcác vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến quý I năm 2011,tìm hiểu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng vàcác Tòa án trên cả nước nói chung

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích chủ yếu của đề tài là tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án ly hôntại TAND thành phố Huế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét

xử sơ thẩm các vụ án ly hôn trong thời gian tới Để thực hiện mục đích trênkhóa luận có những nhiệm vụ sau:

- Đánh giá thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thànhphố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩmcác vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng và các TAND trên cảnước nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sử dụng phép duy vật

Trang 3

biện chứng và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác Nhưng chủ yếuvẫn là phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng kết, thống kê, so sánh, khái quát,phân tích và đánh giá thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TANDthành phố Huế.

5 Cơ cấu đề tài

Trong khóa luận này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích

và danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung gồm có 2 chương:

Chương 1: Thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thànhphố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011

Chương 2: Yêu cầu và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét

xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2011

1.1 Đánh giá chung về các quy định của pháp luật áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

1.1.1 Pháp luật nội dung áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triểncùng với sự phát triển của xã hội loài người HN&GĐ biểu hiện mối quan hệ

xã hội giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong giađình Trong xã hội có giai cấp quan hệ HN&GĐ bị chi phối bởi ý chí của giaicấp thống trị và pháp luật chính là công cụ thể hiện ý chí đó của giai cấpthống trị Vì thế luật HN&GĐ ra đời

Luật HN&GĐ là một ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnhvực HN&GĐ, cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ vàchồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân thích ruột thịt khácđược hình thành trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng

Cùng với sự phát triển của lịch sử đất nước thì pháp luật về HN&GĐcũng có những thay đổi phù hợp với điều kiện xã hội qua từng thời kỳ LuậtHN&GĐ đầu tiên ở nước ta ra đời năm 1959 được QH thông qua ngày29/12/1959 và có hiệu lực ngày 13/01/1960, đến năm 1986 thì được sửa đổi

và bổ sung và đến ngày 29/12/1986 Luật HN&GĐ 1986 được QH thông qua

có hiệu lực ngày 03/01/1987 và để phù hợp vời tình hình kinh tế _ xã hộitrong giai đoạn mới, Luật HN&GĐ 2000 được kỳ họp thứ 7, QH khóa 10thông qua ngày 6/9/2000 và có hiệu lực ngày 01/01/2001 thay thế luật

Trang 5

HN&GĐ năm 1986 Cùng với sự ra đời của luật HN&GĐ 2000, thì các vănbản hướng dẩn thi hành cũng được ban hành đó là các nghị định, nghị quyết,pháp lệnh… nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật khi điều chỉnhcác quan hệ HN&GĐ.

Ly hôn là một mặt của quan hệ HN&GĐ và được pháp luật HN&GĐđiều chỉnh Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên củahôn nhân thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên vợ hoặcchồng hoặc cả hai vợ chồng thuận tình được Tòa án giải quyết cho ly hônbằng một quyết định thuận tình ly hôn hay bằng một bản án cho ly hôn cóhiệu lực pháp luật Nó là mặt trái, mặt bất bình thường của hôn nhân, đây làviệc mà cả nam và nữ khi kết hôn cũng như gia đình, xã hội không mongmuốn xãy ra, nhưng nó lại là mặt không thể thiếu trong quan hệ HN&GĐ Sở

dỉ không thể thiếu là bởi ly hôn không phải luôn luôn chỉ là mặt tiêu cực khichấm dứt quan hệ vợ chồng, gia đình ly tán, tài sản phân chia, con cái khôngđược ở cùng bố mẹ để rồi thiếu sự chăm sóc… bên cạnh mặt trái đó thì ly hôn

là sự giải thoát an toàn cho những cặp vợ chồng khi quan hệ vợ chồng đã đếnmức tan vỡ, nó giải phóng cho vợ và chồng ra khỏi những cơn xung đột giađình Tuy nhiên Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của

vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyệnvọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà phải bằng pháp luật, Nhà nướckiểm soát việc giải quyết ly hôn Ly hôn phải dựa vào những căn cứ mà phápluật quy định cho phép ly hôn Hệ thống pháp luật HNGĐ của nước ta từ năm

1945 đến nay quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện hơn, LuậtHN&GĐ 1959 quy định căn cứ ly hôn tại Điều 26, Luật HN&GĐ 1986 quyđịnh tại Điều 40 và Luật HN&GĐ 2000 quy định tại Điều 89 Dựa trên quanđiểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, các điều luật không quy định căn cứ riêngbiệt mà quy định thống nhất dù hai bên thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ

Trang 6

hoặc chồng yêu cầu “đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhânkhông đạt được” thì Tòa án cho ly hôn.

Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Do có sự khác nhautrong quan điểm, về việc quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hônđược quy định trong pháp luật của Nhà nước XHCN có nội dung khác về bảnchất so với căn cứ ly hôn do nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đặt ra.Luật HN&GĐ các nước XHCN quy định giải quyết việc ly hôn theo đúngthực chất của vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ, chồng, trên cơ sởnhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân đã hoàntoàn tan vỡ

Nhìn chung Nhà nước ta quy định về căn cứ ly hôn là rất khoa học, bảo

vệ lợi ích chính đáng của các đương sự Ý chí của vợ chồng không phải làđiều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn

cứ vào điều kiện trong luật HN&GĐ

Pháp luật của nước ta công nhận quyền tự do kết hôn đồng thời côngnhận quyền ly hôn của vợ chồng, tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà

mẹ và trẻ em, bảo vệ người phụ nữ có thai và thai nhi nên pháp luật đã quyđịnh điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng khi người vợ đang có thaihoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ 2000)quy định này đã kế thừa quy định của Luật HN&GĐ 1986 (Điều 41)

Trong ly hôn, ngoài căn cứ ly hôn hay điều kiện ly hôn thì một vấn đềđược các nhà làm luật quan tâm nữa đó là hậu quả pháp lý khi ly hôn

Ly hôn chính là nguyên nhân dân đến hậu quả làm tan vỡ gia đình từ đólàm ảnh hưởng đến một phần đời sống xã hội Vì vậy dưới bất kỳ xã hội nào,Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả của nó Đốivới những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn

đề HN&GĐ nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nóiriêng là hoàn toàn khác nhau

Trang 7

Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về HN&GĐ là không đơn giản,nhất là việc giải quyết ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nócàng phức tạp hơn Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi của các bênđương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm vợ chồng, giữacha, mẹ và con cái Vì vậy Nhà nước ta đã có những quy định chặt chẽ vấn đềnày Đó là quan hệ nhân thân giữa vợ chồng, quan hệ tài sản và quan hệ cha,

mẹ và con Khi bản án, hay quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực phápluật thì quan hệ vợ chồng chấm dứt, người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kếthôn với người khác, sau khi ly hôn các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợchồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ, chồng có thỏa thuận hay không thỏathuận thì Tòa án cũng sẽ quyết định Về vấn đề tài sản, đây là một vấn đề kháphức tạp nên luật quy định khá rõ ràng Theo đó, trước hết theo nguyên tắcquy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản do các bênthỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, phápluật quy định các quan hệ tài sản như tài sản chung, tài sản riêng của vợchồng, tài sản được tặng cho riêng, tài sản tặng cho chung, tài sản vợ chồngvay mượn…và đặc biệt là các tài sản của vợ chồng liên quan đến nhà ở và đấtđai được pháp luật quy định cụ thể Đối với quan hệ giữa cha, mẹ với contheo quy định của Luật HN&GĐ thì vợ và chồng đều có mọi quyền và nghĩa

vụ bình đẳng trong việc yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Đó

là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chưa thành niên, con đã thành niênnhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi sống mình

Như vậy, những quy định của pháp luật nội dung đã tạo khung pháp lýcho các đương sự trong vụ án ly hôn biết được quyền và nghĩa vụ của mình,đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự đồng thời giải phóngcho vợ, chồng (đặc biệt là người vợ) khi quan hệ hôn nhân thực sự không còn,góp phần ổn định đời sống mới cho mỗi đương sự

Trang 8

1.1.2 Pháp luật tố tụng dân sự áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Nếu như pháp luật nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của đương sựtrong vụ án ly hôn thì pháp luật tố tụng quy định trình tự, thủ tục giải quyếtnhằm đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự trong vụ án ly hôn

Về nguyên tắc khi vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn, xétthấy hợp lý, Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn và giải quyết theo thủ tục của luật định.Việc thụ lý yêu cầu ly hôn được thực hiện theo các thủ tục do pháp luật tốtụng dân sự quy định (khoản 1 Điều 87 Luật HN&GĐ 2000) Theo đó, khi cóyêu cầu ly hôn tùy từng trường hợp có thể thụ lý giải quyết theo thủ tục giảiquyết vụ án (vụ án ly hôn), hoặc thụ lý giải quyết việc dân sự (yêu cầu ly hôn).Thụ lý vụ án ly hôn khi ly hôn do một bên yêu cầu hoặc khi thuận tình lyhôn nhưng có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Còn khi các bên

đã thỏa thuận được quan hệ quan hệ tài sản, quan hệ con cái và cả hai người

có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẻ giải quyết việc ly hôn Và nếu sau khi giảiquyết việc dân sự mới phát sinh tranh chấp thì Tòa án đình chỉ giải quyết việcdân sự và các đương sự phải khởi kiện vụ án ly hôn

Trong mọi trường hợp ly hôn, Tòa án đều phải tiến hành điều tra và hòagiải Qua công tác điều tra, Tòa án tìm hiểu mâu thuẫn của vợ chồng có haykhông có, nguyên nhân và mức độ mâu thuẫn đó, điều kiện, hoàn cảnh nghềnghiệp, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đương sự Kết quả điều tra tốtchính là cơ sở cho công tác hòa giải và xét xử ly hôn được chính xác

Theo quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ 2000 thì sau khi thụ lý yêu cầu lyhôn Tòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự,nếu trong các hồ sơ về ly hôn mà không có biên bản hòa giải thì bản án hoặcquyết định của Tòa án sẽ bị hủy Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập biên bảnghi nhận việc hòa giải thành, quan hệ vợ chồng đoàn tụ, nếu hòa giải không

Trang 9

thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ kiện lyhôn ra xét xử.

Trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa đối với vụ án ly hôn tuân theo phápluật tố tụng dân sự 2004

Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theotrình tự phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyếtđịnh ly hôn

1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ

án ly hôn của TAND thành phố Huế.

1.2.1 Tình hình xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011

* Sơ lược một số nét về tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Huế.

Thành phố Huế là trung tâm hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, làtrung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như: văn hóa, chính trị,kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch…là cố đô Việt Nam thời triều Nguyễn(1802_1945)

Thành phố có diện tích khoảng 83,3km2 dân số hơn 400.000 người.Thành phố nằm ở tọa độ địa lý 16-16,80 độ vỉ Bắc và 107,8-108,20 độ kinhĐông Phía bắc và phía tây giáp với huyện Hương Trà, phía nam giáp với thị

xã Hương Thủy, phía đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang

Về khí hậu, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 8 đếntháng 1 hay xảy ra bảo lụt đặc biệt là từ tháng 10 trở đi, mùa xuân kéo dài từtháng 1 đến cuối tháng 2

Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường ( có 3 phườngmới thành lập năm 2010, chuyển từ xã lên phường đó là: Hương Long, ThủyXuân, Thủy Biều)

Huế là thành phố có chiều sâu về văn hóa đó là những giá trị vật chất vàgiá trị tinh thần, được tích lũy lâu đời tạo nên tính đặc thù Đó là văn hóa

Trang 10

được tạo nên bởi sự đặc thù về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú vàđộc đáo về nội dung được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như văn học, sân khấu,

âm nhạc, mỹ thuật, phong tục tập quán, ăn-mặc-ở, phong cách sống…

Nền kinh tế của thành phố Huế nhìn chung ngày càng phát triển đa dạngvới nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sống ngày càng caocủa người dân Vì là một trong những trung tâm lớn của miền Trung nên ởthành phố Huế mật độ dân cư ngày càng đông, điều này ảnh hưởng không nhỏđến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và phần nào làm thay đổi nét truyềnthống của mảnh đất này Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tuy nhiênvẫn còn một số bộ phận trình độ nhận thức về vấn đề HN&GĐ còn hạn chếmặt khác do sự thay đổi của vấn đề kinh tế - xã hội nên kéo theo sự thay đổiquan niệm của con người về vấn đề hôn nhân, hiện tượng tảo hôn, lấy nhiều

vợ đặc biệt là ly hôn ngày càng tăng về số lượng và mang tính phức tạp hơngây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư và điều kiện chính trị, kinh tế

và xã hội của thành phố

Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa và dulịch, là nơi mà quá trình vận động của xã hội diễn ra ngày một phức tạp vì vậypháp luật ngày càng trở nên quan trọng hơn để điều chỉnh những hiện tượng

xã hội tiêu cực đó Trong quá trình thay đổi của xã hội, các quan hệ hôn nhânngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là vấn đề ly hôn Tại TAND thànhphố Huế số lượng vụ án ly hôn mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết ngày càng tăng

về số lượng và đa dạng về nội dung Việc giải quyết một số lượng lớn các loại

án hàng năm là cố gắng, nỗ lực lớn của đội ngũ thẩm phám và cán bộ TANDthành phố Huế

Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng

3 năm 2011 thì Tòa án đã thụ lý và giải quyết số lượng lớn các vụ án ly hôn.Thể hiện qua bảng thống kê sau:

Trang 11

TT Năm

2008

Năm2009

Năm2010

Qúy 1Năm 2011

- Năm 2008 TAND thành phố Huế đã thụ lý tổng số án là 807 án, trong

đó án HN&GĐ là 293 án riêng án ly hôn có đến 228 vụ, chiếm 28,2% tổnglượng án mà Tòa án đã thụ lý So với năm 2007 thì số lượng vụ án ly hôn màTòa án đã thụ lý tăng 10 vụ Trong số đó Tòa án đã giải quyết được 213 vụđạt tỷ lệ 93,4%, so với năm 2007 thì tỷ lệ giải quyết tăng 0,5% ( Năm 2007Tòa án thụ lý 218 vụ án ly hôn, giải quyết được 192 vụ) Số lượng vụ án lyhôn trong tổng số vụ việc HN&GĐ trong năm 2008 chiếm khoảng 77,8%.Nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung là do

từ nguyên nhân mâu thuẫn gia đình (45% trong tổng số vụ án ly hôn), đánhđập, ngược đãi (16%), ngoại tình (10%) bệnh tật, không có con (6%), vợchồng xa cách (5%) và những nguyên nhân khác như: người khác xúi dục,điều kiện kinh tế gia đình, cờ bạc, rượu chè…(18%)

Trong năm 2008 mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra,xác minh, thu thập chứng cứ nhưng TAND thành phố Huế đã nêu cao tìnhthần trách nhiệm, làm đúng quy định pháp luật, bám sát các hướng dẫn củaTANDTC, liên ngành TW, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, tạođiều kiện cho đương sự thỏa thuận theo đúng pháp luật

Về vấn đề hòa giải, thì trong tổng số án HN&GĐ mà TAND thành phốHuế đã giải quyết (275 vụ) thì số lượng vụ hòa giải không thành phải đưa raxét xử là 61 vụ, trong đó hòa giải đoàn tụ được 4 cặp vợ chồng Đây là mộtcon số đáng khích lệ cho công tác hòa giải của thẩm phán, cán bộ Tòa án, đã

Trang 12

góp phần giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, giữ gìn và tăngcường sự đoàn kết trong mỗi gia đình nói riêng và trong cộng đồng dân cư nóichung Tuy nhiên bên cạnh đó số lượng án ly hôn tồn đọng, để quá hạn giảiquyết vẫn còn.

Trong năm 2008 có 8 vụ án ly hôn bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụcphúc thẩm và đã được TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét giải quyết lại.Điển hình như vụ án tranh chấp về mức cấp dưỡng giữa vợ chồng chịHoàng Thị Lan A và anh Phan Văn Th Theo nội dung vụ án thì vợ chồng chị

A và anh Th có một con chung là Phan Hoàng Khánh Linh sinh ngày15/9/2003 Tại bản án sơ thẩm số 13/DSST ngày 18/04/2005 của TANDthành phố Huế xử: Công nhận cho chị Anh với anh Th được thuận tình ly hôn

và giao cháu Linh cho chị Anh nuôi dưỡng, anh Th có nghĩa vụ đóng góp tiềncấp dưỡng 350.000đồng/ 1tháng Nay giá cả thị trường tăng cao với mức350.000đồng /1 tháng không đảm bảo cho cháu ăn học nên chị A khởi kiệnyêu cầu anh Th phải tăng mức cấp dưỡng lên 500.000đồng /1tháng

Anh Th khai: Hiện nay anh có vợ và sắp sinh con, ngoài ra anh phải nuôi

bố mẹ già yếu , nên với thu nhập anh không có khả năng để đáp ứng yêu cầucủa chị A

Tại bản án sơ thẩm số 40/2008/HNGĐ-ST ngày 9/9/2008 TAND thànhphố Huế xử:

+ Chấp nhận yêu cầu của chị Hoàng Thị Lan A về tăng mức cấp dưỡng.+ Bác yêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Phan Văn Th, buộc anh Thphải đống góp phí tổn nuôi con chung là cháu Phan Hoàng Khánh Linh mỗitháng 500.000đồng cho đến khi cháu Linh đủ 18 tuổi, thời gian đóng góp kể

từ tháng 10/2008

Trang 13

Anh Th không chấp nhận đã kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND thànhphố Huế trên Tại bản án phúc thẩm số 09/HNGĐ-PT ngày 20/11/2008 củaTAND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định:

+ Bác yêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Phan Văn Th

+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Lan A về việc tăng mức nuôidưỡng, anh Th phải đóng 500.000đồng/1 tháng để nuôi con chung là PhanHoàng Khánh Linh đến khi đủ 18 tuổi

Ở đây, sau khi xem xét vào tình hình thực tế và khả năng của mỗi bên,Tòa án hai cấp xét xử đã có quyết định giống nhau về việc tăng mức cấpdưỡng cho cháu Linh từ 350 ngìn đồng lên 500 ngìn đồng/ 1tháng bác đơnyêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Phạm Văn Th Như vậy việc anh thayđổi nuôi con khi cháu Linh chưa đủ 18 tuổi là trái với quy định của pháp luậtnên Tòa án bác đơn yêu cầu xin thay đổi nuôi con của anh Th là hoàn toànđúng pháp luật Còn vấn đề tăng mức cấp dưỡng cho cháu Linh từ 350 ngìnđồng lên 500 ngìn đồng thì sau khi Tòa án điều tra, xác minh tình hình thực tế

về điều kiện sống của anh Th nếu anh đủ khả năng cấp dưỡng thì quyết địnhcủa Tòa án như vậy là hợp lý, đúng pháp luật

- Năm 2009 TAND thành phố Huế đã thụ lý được 321 vụ án, việc hônnhân gia đình, trong đó có 252 vụ án ly hôn (chiếm 78,5% tổng số ánHN&GĐ), tăng 24 vụ so với năm 2008 Tòa án đã giải quyết được 227 vụ đạt90,1%, mặc dầu so với năm 2008 tỷ lệ giải quyết thấp hơn nhưng vì năm 2009

số lượng vụ án nhiều hơn mặt khác án có tính đa dạng, phức tạp hơn đã gâykhó khăn cho đội ngũ cán bộ Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì chủ yếu cũng giống những năm trước,nguyên nhân xin ly hôn vẫn là do tính tình không hợp mâu thuẫn gia đình,đánh đập ngược đãi, ngoại tình, không có con…

Từ năm 2009, phát huy tinh thần làm việc có trách nhiệm, có hiệu quảcao Trong công tác hòa giải, mặc dầu số lượng án giải quyết nhiều nhưng

Trang 14

công tác hòa giải vẫn đạt kết quả cao Số lượng án hòa giải không thành, đưa

ra xét xử so với năm 2008 giảm xuống còn 45 vụ, Tòa án đã hòa giải đoàn tụcho một trường hợp

Năm 2009 theo thống kê có 11 vụ bị kháng cáo kháng nghị lên TANDtỉnh Thừa Thiên Huế theo trình tự thủ tục phúc thẩm và đã được TAND tỉnhThừa Thiên Huế xem xét giải quyết, đơn cử vụ án ly hôn của chị Lê Thị Thủy

T xin ly hôn anh Đặng Văn P Nội dung vụ án như sau:

Chị Lê Thị Thủy T và anh Phan Văn P kết hôn tự nguyện và đăng ký kếthôn vào năm 1998 Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc được một thờigian thì phát sinh mâu thuẫn Theo chị T nguyên nhân chủ yếu do anh P uốngrượu và ngoại tình với người phụ nữ khác về đánh đập vợ con Nay không còntình cảm gì nên chị T xin ly hôn Anh P đồng ý

+ Về con chung: vợ chồng anh P, chị T có 5 con là: Đặng Thị DiễmChâu sinh năm 1985; Đặng Thị Nhật Uyên sinh năm 1990; Đặng Thị ThươngYên sinh năm 1991; Đặng Lê Phi Pha sinh năm 1994 và Đặng Lê Phi Longsinh năm 2004 Nguyện vọng của cháu Yên, Pha và Long là nếu bố mẹ ly hônthì các cháu ở với mẹ Nay chị T xin ly hôn và yêu cầu xin được nuôi 3 đứacon chưa thành niên và yêu cầu anh P cấp dưỡng nuôi con chưa thành niênmỗi tháng là 1.200.000đồng/1 tháng Còn 2 con đã thành niên thì ở với ai làquyền của 2 cháu

+ Về tài sản chung: quá trình chung sống với nhau vợ chồng có tạo lậpđược ngôi nhà 2 tầng, diện tích 26,88 m2 tại 173 Nguyễn Trãi, thành phố Huế,trị giá 151.872.960đồng Ngoài ra còn một số tài sản sinh hoạt khác khôngyêu cầu giải quyết

+ Về nợ chung: anh P và chị T nợ bà Nguyễn Thị Nghĩa (mẹ chị T) sốtiền 40 triệu đồng; nợ anh Lê Đình Nam (anh của chị T) là 2 triệu đồng và nợ

bà Đặng Thị Thủy Tiên (em ruột anh P) 5 triệu đồng Ngoài ra còn nợ một sốngười khác tổng cộng khoảng 100 triệu đồng nhưng anh P không cung cấp

Trang 15

được đơn đòi nợ của các chủ nợ đồng thời bà T không thừa nhận các khoản

nợ này

Về tài sản chung và nợ chung chi T yêu cầu được sở hữu nhà đất nói trên

và có nghĩa vụ trả nợ cho bà Nghĩa và ông Nam số tiền 42 triệu đồng, số tiềncòn lại 109.872.960 thanh toán cho anh P số tiền chia tài sản chung là54.936.480 đồng anh P có yêu cầu bán nhà, đất nói trên để trả nợ

Tại bản án sơ thẩm số 30/2009 HN&GĐ-ST ngày 23/7/2009 của TANDthành phố Huế quyết định:

+ Về con chung: giao 3 con chung là Yến, Pha, Long cho chị T nuôidưỡng, công nhận sự thỏa thuận của anh P cấp dưỡng cho ba đứa là 1,2 triệu/1tháng

+ Về tài sản chung: chị T được quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụngđất 16m2 tọa lạc 173 Nguyễn Trãi và chị T có nghĩa vụ trả cho chị NguyễnThị Nghĩa 40 triệu đồng; ông Lê Đình Nam 2 triệu đồng và thanh toán tiềnchia tài sản cho anh P 54.963.480 triệu đồng

Ngày 28/7/2009 anh Đặng Văn P kháng cáo và sau đó có đơn kháng cáosửa đổi, bổ sung đơn ngày 18/7/2009 với nội dung:

+ Yêu cầu Tòa án xác định lại giá trị ngôi nhà 2 tầng và đất theo giá thực tế.+ Yêu cầu Tòa án công nhận nợ chung của vợ chồng là 92 triệu baogồm: Nợ Đặng Thị Thủy Tiên 5 triệu đồng; Nguyễn Công Bình và Lê ThịThúy 10 triệu đồng; Hoàng Trọng Chu 30 triệu đồng; Nguyễn Thị Nòi 5 triệuđồng; Nguyễn Thị Nghĩa 40 triệu đồng và Lê Đình Nam 2 triệu đồng

+ Về chia tài sản: Nếu người nào được Tòa án giao sở hửu nhà thì trả sốtiền nợ chung là 92 triệu và thanh toán 1 nữa giá trị còn lại cho người khôngđược giao nhà

Ngày 06/8/2009 VKSND thành phố Huế kháng nghị số 150/KNVKSkháng nghị bản án sơ thẩm số 30/2009/HN&GĐ-ST ngày 23/7/2009 với nộidung: Tòa án không tuyên quyền của đương sự được thăm con sau khi ly hôn

Trang 16

là không đứng với pháp luật Đề nghị tuyên bổ sung quyền của các đương sựđược thăm con sau ly hôn.

Tại bản án phúc thẩm số 06/2009/HN&GĐ-PT ngày 24/9/2009 về việcxin ly hôn của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định:

+ Về hôn nhân: chấp nhận cho chị Lê Thị Thủy T được ly hôn anh ĐặngVăn P

+ Về nuôi con: Giao ba cháu cho chị T nuôi Công nhận sự thỏa thuậncấp dưỡng 1.2 triệu đồng/ tháng Anh P có quyền thăm nom con

+ Về tài sản chung : Không chấp nhận kháng cáo của anh P về yêu cầuTòa án giao nhà, đất của vợ chồng anh cho trung tâm bán đấu giá để phân chia.+ Không chấp nhận kháng cáo của anh Đặng Văn P về yêu cầu Tòa ánxác định và buộc vợ chồng anh có trách nhiệm cùng trả nợ của anh HoàngTrọng Chu 30 triệu đồng và trả nợ cho chị Đặng Thị Thủy Tiên 5 triệu đồng.Những người này có quyền làm đơn sơ thẩm vụ án khác

+ Giao ngôi nhà số 173 cho chị Lê Thị Thủy T sở hữu Buộc chị T phảitrả nợ cho Nguyễn Thị Nghĩa 40 triệu đồng, Lê Đình Nam 2 triệu đồng vàthanh toán phí ½ giá trị còn lại là 54.936.480 làm tròn 54.936.500 cho anhĐặng Văn P Anh P giao nhà cho chị T khi chị T thanh toán đủ 54.936.500.Anh P được lưu cư trong 3 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực

Như vậy, căn cứ vào những quy định của pháp luật về ly hôn, tại bản ánphúc thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ bổ sung thêm việc anh P cóquyền thăm nom con sau khi ly hôn theo kháng nghị của Viện kiểm sát Đây

là thiếu sót không đáng có của Tòa án khi tuyên án vì quyền thăm nom con

là quyền cơ bản của đương sự sau khi ly hôn, nó không chỉ đảm bảo quyềncủa người không trực tiếp nuôi con mà nó còn đảm bảo quyền của trẻ emđược hưởng đầy đủ tình cảm từ bố và mẹ, được bố mẹ quan tâm nuôi dưỡng.Còn các vấn đề khác trong vụ án thì quyết định của bản án phúc thẩm hầu như

là giống với quyết định của bản án sơ thẩm mà TAND thành phố Huế đã

Trang 17

tuyên, vì ở đây, anh P không cung cấp được các đơn đòi nợ của các chủ nợkhác nên không có căn cứ để buộc chị T phải trả Và Tòa án hai cấp xét xử đãtuyên như vậy là hoàn toàn hợp tình, hợp lý.

- Năm 2010, cùng với sự phát triển của đất nước, sự thay đổi của xã hội

và con người trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã kéo theo những thay đổitrong quan hệ hôn nhân Năm 2010 trong tổng số 839 vụ án mà TAND thànhphố Huế thụ lý thì có đến 375 vụ việc HN&GĐ và trong số đó vụ án ly hôn cóđến 304 vụ chiếm 33,5% trong tổng số án mà TAND thành phố Huế đã thụ lý

Số lượng vụ án ly hôn chiếm nhiều nhất, nhiều hơn cả lượng án dân sự (235vụ) mà Tòa án đã thụ lý

Số lượng vụ án ly hôn 2010 tăng 52 vụ so với năm 2009 và tăng 76 vụ sovới năm 2008 Trong số 304 vụ án ly hôn đã thụ lý Tòa án đã giải quyếtđược 281 vụ, đạt tỷ lệ 92,4% Như vậy so với năm 2009, mặc dầu số lượng vụ

án ly hôn phải thụ lý nhiều hơn nhưng hiệu quả giải quyết vẫn đạt được kết tỷ

lệ cao hơn

Công tác hòa giải năm 2010 cũng đạt kết quả cao, số lượng án không hòagiải thành phải đưa ra xét xử chỉ có 42 vụ, đặc biệt năm 2010 Tòa án đã hòagiải đoàn tụ cho 13 cặp vợ chồng, điều đó cho thấy được sự nỗ lực, cố gắngtrong công tác hòa giải của đội ngũ thẩm phán, cán bộ TAND thành phố Huế,một đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, luônluôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc Góp phần tạo điều kiện chocác cặp vợ chồng về đoàn tụ với gia đình, con cái vẫn được sự chăm sóc, yêuthương của bố mẹ nhằm ổn định đời sống gia đình, đời sống xã hội

Năm 2010 có 14 vụ án ly hôn bị kháng cáo, kháng nghị lên TAND tỉnhThừa Thiên Huế để phúc thẩm và TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem xétgiải quyết Phần lớn các vụ án đều được cấp phúc thẩm y án sơ thẩm chỉ cómột số vụ án bị sửa lại vì lý do Tòa sơ thẩm tuyên thiếu nội dung, do một số

vụ án nội dung phức tạp mà thẩm phán chưa điều tra, thu thập xác minh

Trang 18

chứng cứ kỷ càng nên tuyên xử chưa thật chính xác hoặc vì một số nguyênnhân khác như do điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầucuộc sống ngày càng cao nên đương sự có sự thay đổi về mức hỗ trợ, mức cấpdưỡng… Đơn cử như vụ án xin ly hôn giữa ông Nguyễn Thiện P và bàNguyễn Thị H Theo nội dung đơn xin ly hôn thì ông bà kết hôn ngày19/02/1990 Chung sống một thời gian không lâu thì phát sinh mâu thuẫn.Ông P cho rằng vì bà H không tôn trọng cha mẹ của ông, mặc dầu đã đượcmọi người khuyên nhủ nhiều lần nhung ông vẫn quyết định ly hôn Về phía bịđơn, bà H cho rằng ông P đối xử tẻ nhạt, không quan tâm đến cuộc sống giađình nếu ông P xin ly hôn thì bà cũng sẽ chấp nhận ly hôn.

Về tài sản chung: gồm có một ngôi nhà ở 392 Lê Duẩn _ TP Huế, mộtxưởng cơ khí Thiện Phúng, 4 chiếc xe máy và một số vật dụng sinh hoạt Ông

P có trình bày sẽ giao cho bà H 01 chiếc xe máy, ông sẽ hỗ trợ cho bà H 200triệu đồng để bà tạo lập cuộc sống mới và nếu bà H cần những vật dụng sinhhoạt thì ông sẽ giao cho bà hết Bà H không có yêu cầu gì về tài sản

Tại bản án HN&GĐ sơ thẩm số 41/2011/HN&GĐ-ST ngày 24/9/2010của TAND thành phố Huế đã xem xét giải quyết như sau:

+ Công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn Thiện P và bà Nguyễn Thị H+ Công nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Thiện P hỗ trợ cho bà H 200triệu đồng để tạo lập cuộc sống mới

+ Công nhận sự thỏa thuận của ông P giao cho bà H sở hữu 01 chiếc xemáy và những vật dụng sinh hoạt gia đình

Ngày 5/10/2010 bà Nguyễn Thị H có đơn kháng cáo đề nghị xem xét lạiviệc ly hôn bà yêu cầu ông P hỗ trợ 300 triệu đồng để bà tạo lập chổ ở mới và

bà yêu cầu Tòa án phúc thẩm xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm

cụ thể những tài sản chung gì để phân chia theo quy định của pháp luật

Trang 19

Ngày 16/02/2011 TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành hòa giải vàxác định tài sản giữa ông P và bà H Tại đây ông P và bà H đã thống nhất đượcviệc chia tài sản chung, ông P cũng chấp nhận hỗ trợ cho bà H 300 triệu đồng.Tại phiên Tòa phúc thẩm ngày 25/03/2011 ông P và bà H đã thỏa thuận

và nhất trí như đã thỏa thuận tại biên bản ngày 16/02/2011 Sau khi xem xétcác yếu tố Tòa phúc thẩm đã quyết định như sau:

+ Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn Thiện P và bàNguyễn Thị H

+ Công nhận sự thỏa thuận tự nguyện của ông P hổ trợ cho bà H 300triệu đồng để tạo lập chổ ở mới

+ Về tài sản: Công nhận sự thỏa thuận giữa ông P và bà H, giao cho bà H

sở hửu các tài sản sinh hoạt gia đình

Đối với vụ án này, sau khi ông P và bà H được Tòa án phúc thẩm hòagiải, cho thỏa thuận thì ông, bà đã thống nhất về tài sản chung và yêu cầu hỗtrợ 300 triệu đồng của ông P cho bà H để tạo lập cuộc sống mới Tòa án đã ápdụng nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của đương sự và ở vụ án này, hầunhư các tranh chấp ông P và bà H đã thỏa thuận được và Tòa án hai cấp xét

xử chỉ quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và các thỏa thuận đó

- Trong quý 1 năm 2011, TAND thành phố Huế đã thụ lý tất cả là 170 vụviệc HN&GĐ, trong đó có 155 vụ án ly hôn Như vậy số lượng vụ án ly hônriêng quý 1 này đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước Với số lượnglớn như vậy, chưa kể tính phức tạp, đa dạng của các vụ án, một lần nữa thểhiện áp lực lên việc giải quyết các án ly hôn của Tòa án Với sự nỗ lực cốgắng Tòa án đã giải quyết được 73 vụ việc số án còn lại sẽ được giải quyếttrong thời gian tới của năm

Như vậy từ số liệu thống kê trên và thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôntại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến 3 tháng đầu năm 2011 đã cho thấy

số lượng vụ án ly hôn tăng lên rõ rệt, và công tác xét xử của Tòa án năm sau

Trang 20

so với năm trước cũng ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm tính đúng đắn trong việc giải quyết

vụ án ly hôn Tuy nhiên với số lượng án ngày càng tăng cùng với tính chấtcủa nội dung vụ việc ngày càng đa dạng, phức tạp nên hàng năm số lượng ántồn đọng vẫn còn nhiều

* Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng của các vụ án ly hôntại TAND thành phố Huế

Tình hình xét xử các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008đến tháng 3 năm 2011 sở dĩ có nhiều biến động theo chiều hướng số lượng vụ

án ly hôn ngày càng tăng và tính chất của vụ án ngày càng phức tạp, đa dạng.Mặc dầu chất lượng xét xử của năm sau cao hơn năm trước nhưng số lượng

án tồn đọng vẫn còn cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

1) Về mặt xã hội: Sự phát triển của đất nước kéo theo sự thay đổi củađời sống xã hội Bên cạnh những tác động tích cực của nó lên đời sống xã hộithì nó còn gây ra những vấn đề tiêu cực của xã hội hiện nay như là các tệ nạn

xã hội, lối sống suy đồi đạo đức, nhận thức của con người về quan hệ hônnhân không còn coi trọng như trước nên các với hiện tượng đánh đập, ngượcđãi vợ con, ngoại tình…dẫn đến mâu thuẫn của gia đình trầm trọng, tình cảm

vợ chồng chấm dứt, tranh chấp về tài sản và con cái ngày càng phức tạp, quan

hệ hôn nhân đổ vỡ

2) Về mặt kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày một phát triển cao, nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng của con người ngày càng tăng Bên cạnh những giađình có thu nhập ổn định việc tổ chức đời sống gia đình tốt thì vẫn còn đónhững gia đình có thu nhập thấp thậm chí không có thu nhập hoặc có thu nhậpkhá nhưng vì nhu cầu chi tiêu quá cao làm cho đời sống gia đình không ổnđịnh, vợ chồng chật vật vì đồng tiền…hậu quả kéo theo là gia đình hay xãy racác mâu thuẫn, đánh đập ngược đãi nhau… và quan hệ gia đình đổ vỡ dẫn đến

ly hôn

Trang 21

Mặt khác, do chính sách mở cửa của nền kinh tế đất nước, cũng như cácđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng trưởng và phát triểnkinh tế cải thiện đời sống nhân dân, làm cho đời sống nhân dân tăng lên, chấtlượng đời sống gia đình được cải thiện rõ rệt Từ đó tài sản của gia đình cũngtrở nên đa dạng, ngày một nhiều và phức tạp, đặc biệt là các tài sản là nhà,quyền sử dụng đất…tranh chấp ngày càng diễn ra phức tạp hơn Trong khi đógiá cả thị trường thì thường xuyên biến động, làm cho quá trình xác minh, thuthập chứng cứ gặp nhiều khó khăn hơn gây cản trở cho việc giải quyết các vụ

án ly hôn

3) Do hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật vềHN&GĐ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật liên quannhư, Luật dân sự, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật tố tụng dân sự… còn nhiềutồn tại và mâu thuẫn, chồng chéo nhau Điều này đã gây nhiều khó khăn chocông tác xét xử các vụ án ly hôn của Tòa án khi áp dụng pháp luật

4) Một nguyên nhân khác nữa làm ảnh hưởng đến công tác xét xử đó là

số lượng và chất lượng của đội ngũ làm công tác xét xử và giải quyết các vụ

án ly hôn mà đặc biệt là người thẩm phán _ người trực tiếp giải quyết vụ án

ly hôn còn thiếu và yếu Trong khi số lượng các vụ án ly hôn ngày càngnhiều, nội dung thì ngày càng đa dạng phức tạp

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình hình xét xử và giải quyết các

vụ án ly hôn trong những năm qua tại TAND thành phố Huế gặp nhiều khókhăn, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác xét xử sơ thẩm các vụ án

ly hôn tại Tòa án

1.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

* Một số thuận lợi

Trang 22

Trong thời gian qua, công tác xét xử và giải quyết các vụ án ly hôn tạiTAND thành phố Huế đạt được kết quả đáng khích lệ là nhờ vào một số thuậnlợi sau:

Trước hết, đó là nhờ vào một hệ thống văn bản pháp luật qua định thốngnhất về lĩnh vực HN&GĐ, đó là luật HN&GĐ 2000 được thông qua ngày9/06/2000 và có một có hiệu lực ngày 1/01/2001 kèm theo đó là các văn bảnhướng dẫn thi hành gồm: Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000, Nghịquyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000; Thông tư liên tịch số01/TTLTBTP-TANDTC-VKSNDTC…là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụnggiải quyết các loại án về HN&GĐ nói chung và các vụ án xin ly hôn nói riêng.Ngày 15/6/2004 Quốc hội thông qua Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệulực ngày 01/01/2005 là cơ sở pháp lý về mặt tố tụng để Tòa án áp dụng giảiquyết các vụ án dân sự trong đó có các vụ án về ly hôn trong lĩnh vực HN&GĐ

Bộ luật tố tụng dân sự ra đời tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng thống nhấtkhông phải áp dụng tản mạn, thiếu thống nhất như trước khi mà BLTTDS chưa

ra đời, Tòa án phải áp dụng pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm

1989 để giải quyết

Đó là những thuận lợi cho các thuận lợi chung tạo điều kiện thuận lợicho các Tòa án trên cả nước áp dụng khi giải quyết, riêng đối với TANDthành phố Huế còn có một số thuận lợi sau:

- Sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tòa án, sựphối hợp chặt chẽ của tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh và sự nỗ lực, cố gắng học tập, nâng cao trình độ nghiên cứu của cán bộcông chức trong đơn vị nên hàng năm TAND thành phố Huế đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao

- Đội ngũ cán bộ Tòa án 100% có trình độ đại học được đào tạo cơ bản

và hiện nay số lượng cán bộ có bằng đại học chính quy tăng hơn so với những

Trang 23

năm trước đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của Tòa án Đội ngũ thẩm phán

đã được học qua lớp bồi dưỡng thẩm phán và không ngừng nâng cao chuyênmôn của mình qua các lớp tập huấn

- Mặc dầu hàng năm số lượng án rất nhiều, bình quân mỗi năm TANDthành phố Huế thụ lý 800-900 vụ việc và ngày càng tăng, ngoài ra số lượng đơnkiện gửi đến Tòa án là rất lớn (gấp đôi số lượng án phải thụ lý) nhưng chất lượngxét xử cũng không ngừng được nâng cao, thủ tục tiến hành tố tụng chặt chẽ, đảmbảo theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theonghị quyết của bộ chính trị và ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW và củaTANDTC đề ra

* Một số khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã đề cập ở trên thì hoạt động xét xử sơ thẩmcác vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế còn gặp một số khó khăn sau:Hiện nay, tại TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung

và tại TAND thành phố Huế nói riêng chưa có đội ngũ thẩm phán chuyêntrách về lĩnh vực HN&GĐ, mà thẩm phán trong lĩnh vực này vẩn đang thuộcthành phần thẩm phán về lĩnh vực dân sự Do vậy chưa có sự phân công bốtrí hợp lý mà còn có tình trạng phân công thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việcmang tính “tùy nghi”, hơn nữa trong đội ngũ thẩm phán phần lớn là nam giớitrong khi đó, lĩnh vực HN&GĐ là vấn đề hết sức tế nhị, liên quan đến mặttình cảm hết sức phức tạp, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vàtrẻ em, do vậy đối với nam giới việc đi sâu tìm hiểu thực trạng quan hệ giađình cần giải quyết sẽ gặp khó khăn hơn Bên cạnh đó, mặc dầu các vụ án lyhôn, các tranh chấp vợ chồng, con cái ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạpnhưng trên địa bàn thành phố ít hoặc không thấy có tiếng nói của các đoàn thểnhư Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… trong việc bảo vệquyền lợi của bà mẹ, trẻ em nói riêng và can thiệp cần thiết trong hòa giải cơ

Trang 24

sở nói chung Đây cũng là khó khăn cho quá trình xét xử, giải quyết các vụ án

ly hôn tại Tòa án

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung vàtrong lĩnh vực HN&GĐ nói riêng ngày càng được sửa đổi bổ sung đầy đủnhưng có một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau gây khó khăn choviệc áp dụng vào thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa án

Số lượng các vụ án mà TAND thành phố Huế phải thụ lý, giải quyếtngày càng tăng, hàng chục năm qua, bình quân mỗi năm Tòa án phải thụ lý từ800-900 vụ việc trong đó vụ việc HN&GĐ chiếm khoảng 300-400 vụ việc,trong khi đội ngũ thẩm phán, thư ký cán bộ nghiệp vụ còn thiếu năng lực vàkinh nghiệm tố tụng còn hạn chế, chưa đồng đều Quy trình bổ nhiệm, tái bổnhiệm thẩm phán còn nhiều bất cập Đội ngũ thẩm phán xét xử thường xuyênphải được tăng cường và luân chuyển từ nơi khác đến mới hoàn thành đượcchức năng nhiệm vụ của ngành Thẩm phán đương nhiệm phải giải quyết sốlượng án hàng năm nhiều, có thẩm phán giải quyết án có số lượng cao trên

150 vụ việc/năm bằng thậm chí nhiều hơn cả lượng án của một Tòa án huyệncùng cấp giải quyết

Thành phố Huế là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, du lịch do đóhàng năm số lượng người đến để học tập, làm việc và sinh sống ngày càngđông, một số bộ phận dân cư trình độ nhận thức còn kém nên hiện tượng tảohôn, lấy nhiều vợ đặc biệt là ly hôn do quan niệm còn lạc hậu (trọng namkhinh nữ, người phụ nữ không sinh được con hoặc là sinh con gái mà khôngsinh được con trai…) xãy ra khá nhiều

Mặt khác, TAND thành phố Huế trong thời gian vừa qua việc xét xử vàgiải quyết án HN&GĐ nói chung và vụ á ly hôn nói riêng còn gặp nhiều khókhăn, vướng mắc một phần là do sự thiếu quan tâm hợp tác của các cấp chínhquyền, các tổ chức liên quan trong việc cung cấp tài liệu, phúc đáp công văn

mà Tòa án yêu cầu, dẫn đến chậm trể trong việc giải quyết gây án tồn đọng

Trang 25

làm ảnh hưởng đến không nhỏ đến quyền, lợi ích của đương sự của Nhà nước

và xã hội

Ngoài những khó khăn mang tính đặc thù trên, trong quá trình thụ lý, xét

xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế còn gặp những khókhăn, vướng mắc mà chúng tôi sẽ làm rõ thêm dưới đây

1.3 Những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật HN&GĐ trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

1.3.1 Áp dụng căn cứ ly hôn

Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp.Trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấpthống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độhôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước Tức là nhà nước bằng pháp luật quyđịnh trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồngthời xác định trong những điều kiện, căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ(chấm dứt) quan hệ hôn nhân Đó chính là căn cứ ly hôn được quy định trongpháp luật Nhà nước

Theo định nghĩa được trích trong cuốn giải nghĩa của Nguyễn Thế Giaithì căn cứ ly hôn là những tình tiết hay điều kiện được quy định trong phápluật và chỉ khi có những tình tiết hay điều kiện đó, Tòa án mới xử cho ly hôn.Pháp luật Việt Nam cho phép mọi công dân có quyền tự do dân chủ baogồm quyền tự do “kết hôn” và tự do “ly hôn”, được quy định tại Điều 39,Điều 42 BLDS 2005 nhưng quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn phải được đặtdưới sự kiểm soát của Nhà nước, phải căn cứ vào luật HN&GĐ:

Theo khoản 8 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000 quy định “ly hôn là chấm dứt

quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng”, việc ly hôn phải dựa vào căn cứ

cho phép ly hôn mà pháp luật quy định

Trang 26

Hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đãquy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lý đểTòa án giải quyết các án ly hôn.

Nội dung căn cứ ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật

HN&GĐ 2000: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm

trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”

Theo tinh thần của điều luật thì khi vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng cóyêu cầu ly hôn, sau khi thụ lý vụ kiện, Tòa án phải tiến hành điều tra và hòagiải, nếu hòa giải không thành và xét thấy giữa vợ và chồng đã có mâu thuẫnsâu sắc, tình cảm yêu thương của vợ, chồng không còn nữa, mục đích hôn nhânkhông đạt được, Tòa án mới giải quyết cho ly hôn Tuy nhiên đây chỉ là quyđịnh mang tính lý luận, thực tế gặp nhiều khó khăn và phức tạp khi áp dụng

Để áp dụng giải quyết đúng đắn, hợp lý trước hết cần phải hiểu, quan hệ

vợ chồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” làgiữa vợ chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ, chồngkhông thể dung hòa, tình cảm vợ, chồng không thể hàn gắn được, tình trạng

đó ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và các thành viên trong gia đình khôngthể nào sống bình thường được Và khi quan hệ vợ chồng không tồn tại nữa,

sự tan võ hôn nhân và ly tán gia đình là điều không thể tránh khỏi, vì thếkhông thể hiểu đơn giản “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéodài” chỉ là biểu hiện tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa, bởi vì khi nói đếntình yêu trong quan hệ vợ chồng còn hay hết là chỉ nói đến quan hệ tình cảm

có tính chất riêng tư của vợ chồng mà chưa thấy hết mọi mặt khác trong đờisống vợ chồng nói riêng và đời sống gia đình nói chung

Khi có yêu cầu ly hôn thì đương sự đưa ra nhiều lý do vì vậy khi xem xétđánh giá “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” cần phảiđặt thực trạng đời sống vợ chồng trong tổng thể mối quan hệ, và như vậy, khi

Trang 27

giải quyết ly hôn, Tòa án mà cụ thể là người thẩm phán không chỉ dừng lại ởviệc ghi nhận sự hiện hữu của tình trạng đó biểu hiện như thế nào mà còn cầnphải thẩm tra, xem xét lợi ích của vợ chồng, của con cái, của gia đình và xãhội trong quan hệ hôn nhân đó như thế nào Phải nắm được tính hiện thực củathực trạng đó cũng như tính tất yếu của nó với tư cách là hệ quả của quan hệ

vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình Có cách nhìn toàn diện như vậythì việc xét xử, giải quyết ly hôn mới mang lại kết quả cao, chính xác gópphần thúc đẩy quan hệ HN&GĐ phát triển phù hợp với đạo đức XHCN, phùhợp với lợi ích toàn xã hội

Tại nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩmphán TANDTC hướng dẩn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ 2000

đã nêu rõ:

“8.a Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Tòa án quyết định cho ly hôn

nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

a.1 Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như: thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như: có quan hệ ngoại tình, đã được người chồng hoặc người vợ hay bà con thân thích của họ, hoặc cơ quan,

tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.

Trang 28

a.2 Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẩn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành

hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung không thể kéo dài được”.

Khi quan hệ vợ chồng đã đến mức “trầm trọng, đời sống chung khôngthể kéo dài” thì thường dẩn đến hậu quả làm cho “mục đích hôn nhân khôngđạt được” Mục đích của hôn nhân chế độ XHCN là nhằm xây dựng gia đình

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững ( Điều 1 Luật HN&GĐ 2000)Mặc dầu có những hướng dẫn cụ thể, song khi đánh giá mức độ “trầmtrọng” của vợ, chồng là việc không đơn giản vì đây là lĩnh vực thuộc tình cảmriêng tư của vợ chồng Hạnh phúc của vợ chồng không đơn giản chỉ là tìnhyêu giữa vợ chồng với nhau mà gồm nhiều mặt khác trong đời sống vợ chồngnói riêng và đời sống gia đình nói chung Vì vậy khi giải quyết, Tòa án khôngchỉ dựa vào nguyên nhân mà đương sự đưa ra mà từ nguyên nhân đó Tòa ánphải tiến hành điều tra, xác minh để xác định và kết luận về tình trạng thực tếcủa quan hệ hôn nhân đó như thế nào, nếu quan hệ vợ chồng không thể kéodài được vì mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn.Thẩm phán có quyền cho phép ly hôn hay không cho phép ly hôn dựatrên cơ sở pháp lý nêu trên và trên cơ sở đánh giá mức độ hợp lý, hợp tìnhbiểu hiện ở thực tế, lý do của đương sự trình bày với căn cứ ly hôn màpháp luật đã quy định Thẩm phán có quyền bác đơn xin ly hôn nếu thấy lý

do không có căn cứ và việc ly hôn đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọngđối với cuộc sống sau này của vợ chồng hoặc con cái Vấn đề đặt ra làngười trực tiếp giải quyết cho ly hôn phải phân tích chính xác, khách quan,

Trang 29

toàn diện, có khoa học và hợp lý yêu cầu ly hôn để chấp nhận cho ly hônhay bác đơn yêu cầu ly hôn Trong khi Luật HN&GĐ 2000 không có điềuluật nào quy định về căn cứ để “bác đơn yêu cầu ly hôn” Đây thực sự làkhó khăn vướng mắc của Tòa án khi thụ lý, giải quyết các vụ án ly hôn.

- Xin đơn cử một vụ án như sau:

Anh Nguyễn Văn B và chị Lê Thị T kết hôn hợp pháp năm 2003 Cuộcsống gia đình hạnh phúc được 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn do tính tìnhkhông hợp, anh B có quan hệ ngoại tình với chị H nên thường xuyên gây gổ

và có lời lẽ xúc phạm, đánh đập chị T, anh B không quan tâm đến cuộc sốnggia đình nữa Vì vậy, ngày 20/5/2009 chị T đã có đơn gữi đến TAND thànhphố Huế xin ly hôn anh B với lý do là do mâu thuẫn vợ chồng, tính tìnhkhông hợp

Tại phiên hòa giải, Tòa án nhận thấy lý do chị T đưa ra là không rõ ràng,anh B đã trình bày lý do anh xúc phạm, đánh đập chị T là do chị T khôngsống tốt với anh và gia đình, vì chị T tự ý bỏ nhà đi Nay anh B nhận ra sailầm của mình và muốn sửa chữa để hàn gắn lại quan hệ gia đình chứ khôngmuốn ly hôn, anh vẫn còn yêu thương chị T, nhưng chị T vẫn một mực đòi lyhôn nên TAND thành phố Huế đã ra quyết định hòa giải không thành và đưa

vụ án ra xét xử

Tại bản án số 41/2009/HNGĐ-ST ngày 23 tháng 9 năm 2009 Hội đồngxét xử TAND thành phố Huế đã: Áp dụng khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ

2000 xử bác đơn yêu cầu xin ly hôn của chị H đối với anh T

Ngày 12/10/2009, chị T đã có đơn kháng cáo gửi lên TAND tỉnh ThừaThiên Huế yêu cầu xem xét cho chị được ly hôn với anh B với ly do hạnh phúckhông còn, mâu thuẫn về quan điểm sống, hay xung đột nhau trong đời sống giađình

Trang 30

Qua quá trình thu thập, xác minh lại chứng cứ và đối chiếu với nội dung

vụ án, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận định mâu thuẫn vợ chồng xãy rachỉ là do hiểu lầm nhau, chưa đến mức trầm trọng nên TAND tỉnh ThừaThiên Huế khi xét xử phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm của TANDthành phố Huế

Như vậy trong trường hợp này do chị T không đưa ra được các chứng cứ

để chứng minh mâu thuẫn vợ, chồng “đã đến mức trầm trọng, đời sống chungkhông thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, trong khi đó anh Tvẫn yêu thương chị và việc ghen tuông chị chỉ do hiểu lầm Chính vì vậy,TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 89 LuậtHN&GĐ 2000 và mục 8 NQ số 02/2000/HĐTP ngày 23/12/2009 của Hộiđồng thẩm phán TANDTC xử bác đơn yêu cầu ly hôn của chị T đối với anh B

là đúng pháp luật, thấu tình đạt lý

Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huếtrong những năm qua cho thấy nguyên nhân dẫn đến “tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài” là rất đa dạng, phức tạp

Thực tế có nhiều nguyên nhân mà mỗi đương sự khi đến trình bày tạiTòa án là không hề giống nhau, mỗi vụ án mỗi nguyên nhân Bên cạnh nhữngnguyên nhân đã được bọc lộ ra ngoài qua sự trình bày của đương sự thì vẫncòn những nguyên nhân ẩn dấu bên trong mà các đương sự không muốn đềcập hoặc cố tình che dấu Theo thống kê tại TAND thành phố Huế thườngnguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ án ly hôn là tình trạng mâuthuẫn kéo dài, vợ chồng không còn tình cảm với nhau, đó là sự bất đồng quanđiểm sống đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống chung, hai bên thiếu sựthông cảm, tôn trọng lẫn nhau dẫn đến hệ quả phát sinh là tính tình không hợp

và không còn yêu thương nhau nữa Trong khi, quan hệ HN&GĐ phải đượctạo lập và xây dựng trên cơ sở tình yêu thương chân thật và sự tự nguyện của

Trang 31

vợ chồng mới có được hạnh phúc gia đình và quan hệ hôn nhân bền vững.Khi những yếu tố không còn thì ly hôn là kết quả tất yếu.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: ngoại tình, không chungthủy,bị đánh đập, ngược đãi, vợ chồng xa cách lâu năm, bệnh tật, không cócon hoặc không sinh được con trai, nguyên nhân kinh tế…cũng là nguyênnhân hay xảy ra trong các vụ án ly hôn

Qua đó cho thấy rằng, biểu hiện của sự mâu thuẫn trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo dài là rất đa dạng, đòi hỏi việc giải quyết và đánh giáphải thận trọng, chính xác

Trên thực tế, có một số vụ án ly hôn, thẩm phán chưa thật sự phân biệtđược căn cứ ly hôn với nguyên nhân ly hôn hoặc động cơ ly hôn nên đã dựavào nguyên nhân ly hôn hay động cơ ly hôn để giải quyết vụ án, điều này dẫnđến tình trạng cho ly hôn theo “lỗi” của đương sự tức là làm trái với quy địnhcủa pháp luật Việc không dựa vào căn cứ ly hôn mà dựa vào nguyên nhân lyhôn hay động cơ ly hôn sẽ không nhận định được thực tế của quan hệ hônnhân để đưa ra cách giải quyết hợp tình, hợp lý Điều này còn dẫn đến hệ quả

có những vụ án không đến mức phải ly hôn thì Tòa án cho ly hôn, ngược lại,những vụ án mà quan hệ vợ chồng đã đến mức mâu thuẫn trầm trọng, mụcđích hôn nFhân không đạt được và ly hôn chính là giải thoát cho vợ chồng thìTòa án lại hòa giải, chỉ ra “lỗi” của vợ, chồng và họ tưởng là mình có lỗi nên

đã nhận lỗi và về đoàn tụ nhưng chỉ trong thời gian ngắn (1 hoặc 2, 3 tháng)sau lại nộp đơn yêu cầu ly xin hôn

Như vậy, mặc dầu có những quy định của pháp luật cụ thể cho việc ápdụng căn cứ ly hôn nhưng thực tế, để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vấn đềnày cho hợp tình, hợp lý là không hề đơn giản, hiệu quả của việc áp dụng giảiquyết các vụ án ly hôn còn phụ thuộc vào năng lực của thẩm phán trong việcđiều tra, xác minh, đánh giá thực trạng hôn nhân của vợ chồng để đưa ra một

Trang 32

quyết định, một hướng giải quyết đúng đắn nhất góp phần ổn định quan hệHN&GĐ và lợi ích của xã hội.

1.3.2 Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng,của gia đình và xã hội Ảnh hưởng đó của ly hôn chính là hậu quả pháp lý mà

nó mang lại Tòa án, bằng những quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử,giải quyết các hậu quả theo đúng quy định của pháp luật mặt khác phải đảmbảo được quyền, lợi ích phù hợp cho đương sự trong quá trình giải quyết đóthì chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, thường cónhiều tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trongthực tiễn xét xử nhiều năm qua tại TAND thành phố Huế nói riêng và cácTAND ở nước ta nói chung

Theo nguyên tắc chung, quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ 2000 thìviệc chia tài sản khi ly hôn sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuậnđược thì yêu cầu Tòa án giải quyết Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tựđịnh đoạt của đương sự trong quan hệ dân sự

Tài sản của vợ chồng gồm có tài sản riêng và tài sản chung Việc xácđịnh tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng vàcách giải quyết như thế nào luật đã quy định khá cụ thể, tuy nhiên, thực tiểngiải quyết, xét xử không còn gặp nhiều vướng mắc

Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 32 LuậtHN&GĐ 2000, theo đó tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản mà mỗingười có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêngtrong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ chồng khi hôn nhânđang tồn tại, được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ 2000, đó còn

là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗingười, đồ dùng, tư trang cá nhân Mặc dầu, theo quy định của pháp luật thì tàisản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của bên đó và sau khi ly

Trang 33

hôn vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về Tuy nhiên khi chia tài sảnriêng đó mà có tranh chấp thì tài sản đó đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa với các loạitài sản chung trong quá trình sử dụng ở thời kỳ hôn nhân, điều này đã gây khókhăn cho Tòa án trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng.

Theo quy định của pháp luật, khi có tranh chấp thì người có tài sản riêngphải chứng minh đó là tài sản riêng của mình và nếu mỗi bên không có chứng cứchứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình thì đó là tài sản chung (khoản 3Điều 27 Luật HN&GĐ 2000) Tuy vậy, vì có một số tài sản riêng đã bị trộn lẩnvới tài chung nên việc xác định, chứng minh của đương sự gặp nhiều khó khăn.Mặt khác, pháp luật quy định có những trường hợp tài sản riêng được tăng giá trịlên rất nhiều lần vì người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để tu sửa, làmtăng giá trị tài sản riêng của mình thì Tòa án cần xác định phần tăng giá trị đó,nhập vào tài sản chung để chia, trên thực tế việc xác định này không phải là vấn

đề dễ dàng

Đối với tài sản chung, kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ

1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều14,Điều 15), Luật HN&GĐ 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và thànhphần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng Theo quy định tạiĐiều 27 Luật HN&GĐ 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợchồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhữngthu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợchồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác

mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung…Tài sản chung của vợ chồng thuộc

sở hữu chung hợp nhất

Tài sản chung của vợ chồng phải căn cứ vào thời kỳ hôn nhân kể từ thờiđiểm xác lập quan hệ hôn nhân Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tạiquan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân

Trang 34

(khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000) Như vậy những tài sản do vợ chồng tạo

ra được trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản riêng của vợ chồng) đều thuộckhối tài sản chung của vợ chồng Đối với tài sản chung của vợ chồng, vợchồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau, luôn có một tỷ

lệ giá trị phần tài sản bằng nhau trong khối tài sản chung đó Đây là nhữngđặc điểm dường như chỉ có và được áp dụng trong quan hệ hôn nhân

Theo quy định của pháp luật, thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi có sự kiệnpháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật đó là:

- Khi vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ,chồng đã chết

- Trường hợp vợ, chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn,tính từ thời điểm phán quyết về ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi có quyết địnhcủa Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết, mà sau này vì lý do nào đó họ lại trở

về (chưa chết) thì rất phức tạp vì pháp luật dân sự và HN&GĐ của nước tachưa dự liệu cụ thể vấn đề này Điều 83 BLDS 2005 và Điều 26 LuậtHN&GĐ 2000 mới chỉ đề cập đến một số hậu quả pháp lý về quan hệ nhânthân khi Toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết mà vợ,chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đươngnhiên được khôi phục Trên lý thuyết và thực tế (khi có yêu cầu) cần phải xácđịnh về vấn đề tài sản giữa vợ chồng: chế độ tài sản của vợ, chồng được xácđịnh như thế nào khi người chồng hoặc người vợ đó trở về? Vấn đề này đãgây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết những trường hợp này Ở đây có thể

có hai trường hợp:

- Sau khi người vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết, tài sản chung của vợchồng chưa chia; người chồng, vợ (còn sống) đang quản lý tài sản chung

Trang 35

- Có trường hợp sau khi tuyên bố vợ, chồng đã chết tài sản chung của vợchồng đã được chia, phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung đãchia cho những người thừa kế của người đó.

Vấn đề đặt ra là:

- Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người vợ chồng

đã chết, quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục (nếu ngườichồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác) Vậy quan hệ tài sản (gồm khốitài sản chung của vợ chồng) có đương nhiên được khôi phục hay không? Khôiphục như thế nào?

- Sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết, những tài sản do ngườichồng, vợ tạo dựng, cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từkhi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết cho đến ngày trở về, thuộc khối tàisản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người chồng, vợ đó?

- Những hợp đồng mà người vợ, chồng đó đã ký kết với người khác(người thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; những món nợ mà người vợ, chồngvay của người khác nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thuộcnghĩa vụ chung của vợ, chồng theo trách nhiệm liên đới của vợ chồng (Điều 25Luật HN&GĐ 2000); hay thuộc nghĩa vụ riêng của người vợ, chồng?

Những vấn đề trên là rất phức tạp mà chưa được pháp luật dự liệu vàchưa có văn bản pháp luật điều chỉnh nên đã gây khó khăn, lúng túng choTòa án khi giải quyết những trường hợp này

Như vậy, căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phảidựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng Toàn bộ những tài sản do vợchồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được coi là thuộc khối tài sản chung của

vợ chồng

Hiện nay, vấn đề căn cứ xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của

vợ chồng liên quan đến hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân luật vẫn chưa quy định cụ thể nên trên thực tế có

Trang 36

những quan điểm khác nhau khi xác định các hoa lợi, lợi tức đó thuộc khối tàisản chung của vợ chồng hay vẫn là tài sản riêng của vợ chồng.

- Quan điểm xét dưới góc độ thuần túy của pháp luật thì cho rằng chỉ chủ

sở hữu tài sản mới có quyền thu lợi (hoa lợi, lợi tức) phát sinh từ tài sản đó, vìvậy, phải coi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời

kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng

- Có quan điểm khác lại cho rằng, trong lĩnh vực HN&GĐ do tính cộngđồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựngtài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình Một trongnhững đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là tài sảnchung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra,

mà chỉ cần một bên vợ, chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân; vả lại tàisản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của giađình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng Vì vậy, có thể xemthu nhập, hoa lợi, lợi tức do tài sản chung của hai vợ chồng hay tài sản riêngcủa một người trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng

Chính vì có những cách hiểu khác nhau đối với vấn đề hoa lợi, lợi tức từ tàisản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa có quy định rõ ràng, cụ thểnên tạo ra những cách giải quyết khác nhau của Tòa án khi gặp những trườnghợp này

Thực tiễn xét xử cho thấy, trong các loại tài sản của vợ chồng khi ly hôncòn có hai loại tài sản quan trọng mà trong thực tiển giải quyết gặp nhiều khókhăn đó là nhà và quyền sử dụng đất của vợ chồng

Trước hết, là việc xác định nhà là tài sản chung của vợ chồng, đây là vấn

đề phức tạp vì nhà có trong thời kỳ hôn nhân có nhiều loại: Nhà do hai vợchồng mua hoặc xây dựng; nhà do cha mẹ chồng (hoặc cha mẹ vợ) cho chunghai vợ chồng (là tài sản chung của vợ chồng); trường hợp vợ, chồng còn ở

Trang 37

chung với gia đình cha mẹ chồng ( hoặc cha mẹ vợ) mà nhà đó là tài sản củacha mẹ, không thuộc tài sản chung của vợ chồng thì không chia Chính vì tínhphức tạp đó nên trong quá trình phân chia tài sản là nhà đòi hỏi Tòa án phảiphân biệt được các trường hợp trên, phải xác định được đúng chủ sở hữu củangôi nhà mà vợ chồng đang ở để làm căn cứ cho việc phân chia Mặt kháctrong trường hợp có tranh chấp liên quan đến nhà ở là tài sản riêng của vợchồng nhưng đã được vợ chồng tu sửa làm tăng giá trị lên hoặc bên có nhà đãthỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn lại nói chưanhập…Vì vậy thực tế giải quyết đã có nhiều trường hợp do Tòa án khôngphân biệt được những trường hợp này nên đã giải quyết không thỏa đáng.

Về vấn đề chia tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.Theo quy định của BLDS 2005 và luật đất đai, quyền sử dụng đất là một loạiquyền tài sản có tính chất đặc thù Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nướcthống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm đúngmục đích và có hiệu quả Vấn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi lyhôn được quy định cụ thể tại Điều 97 Luật HN&GĐ Mặc dầu bên cạnh Luậtđất đai, BLDS 2005 của nước ta từ Điều 697 đến Điều 732 đã quy định vềchuyển quyền sử dụng đất Tuy nhiên, việc giải thích, hướng dẫn của các cơquan Nhà nước có thẩm quyền cũng không đầy đủ kịp thời Tòa án nhân dânTối cao chưa hướng dẫn đường lối giải quyết tranh chấp đất đai một cách đầy

đủ, cụ thể và thống nhất Do vậy, tình hình giải quyết các tranh chấp đất đaitại Tòa án những năm qua vừa chậm trể, vừa không thống nhất Có nhiều vụphải xử đi, xử lại nhiều lần, đặc biệt là các trường hợp vợ chồng ly hôn liênquan đến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

1.3.3 Vấn đề cấp dưỡng

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tàisản gắn liền với nhân thân của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng phátsinh từ kết hôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2000), Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2005), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 1959), Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 1986), Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( năm 2000), Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (năm 2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9/6/2000 về thi hành Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
8. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 1989), Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội Khác
9. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội Khác
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định số 70/2001/ND-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định số 87/2001/ND-CP ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 158/2005/ND-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký, quản lý hộ tịch, Hà Nội Khác
13. Bộ chính trị nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Khác
14. Bộ chính trị nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Khác
15. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ 2000, Hà Nội Khác
16. Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ tư pháp (2000), Thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10, Hà Nội Khác
17. Công văn số 62/ 2001/ KHXH ngày 13/6/2001 của TANDTC trả lời một số trường hợp ly hôn, Hà Nội Khác
18. Tòa án nhân dân thành phố Huế (2008), Báo cáo tổng kết năm Khác
19. Tòa án nhân dân thành phố Huế (2009), Báo cáo tổng kết năm Khác
20. Tòa án nhân dân thành phố Huế (2010), Báo cáo tổng kết năm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w