MỤC LỤC
- Mặc dầu hàng năm số lượng án rất nhiều, bình quân mỗi năm TAND thành phố Huế thụ lý 800-900 vụ việc và ngày càng tăng, ngoài ra số lượng đơn kiện gửi đến Tòa án là rất lớn (gấp đôi số lượng án phải thụ lý) nhưng chất lượng xét xử cũng không ngừng được nâng cao, thủ tục tiến hành tố tụng chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo nghị quyết của bộ chính trị và ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW và của TANDTC đề ra. Do vậy chưa có sự phân công bố trí hợp lý mà còn có tình trạng phân công thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việc mang tính “tùy nghi”, hơn nữa trong đội ngũ thẩm phán phần lớn là nam giới trong khi đó, lĩnh vực HN&GĐ là vấn đề hết sức tế nhị, liên quan đến mặt tình cảm hết sức phức tạp, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, do vậy đối với nam giới việc đi sâu tìm hiểu thực trạng quan hệ gia đình cần giải quyết sẽ gặp khó khăn hơn.
Và khi quan hệ vợ chồng không tồn tại nữa, sự tan vừ hụn nhõn và ly tỏn gia đỡnh là điều khụng thể trỏnh khỏi, vỡ thế không thể hiểu đơn giản “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” chỉ là biểu hiện tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa, bởi vì khi nói đến tình yêu trong quan hệ vợ chồng còn hay hết là chỉ nói đến quan hệ tình cảm có tính chất riêng tư của vợ chồng mà chưa thấy hết mọi mặt khác trong đời sống vợ chồng nói riêng và đời sống gia đình nói chung. Như vậy, mặc dầu có những quy định của pháp luật cụ thể cho việc áp dụng căn cứ ly hôn nhưng thực tế, để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vấn đề này cho hợp tình, hợp lý là không hề đơn giản, hiệu quả của việc áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn còn phụ thuộc vào năng lực của thẩm phán trong việc điều tra, xác minh, đánh giá thực trạng hôn nhân của vợ chồng để đưa ra một quyết định, một hướng giải quyết đúng đắn nhất góp phần ổn định quan hệ HN&GĐ và lợi ích của xã hội.
Tòa án, bằng những quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, giải quyết các hậu quả theo đúng quy định của pháp luật mặt khác phải đảm bảo được quyền, lợi ích phù hợp cho đương sự trong quá trình giải quyết đó thì chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều năm qua tại TAND thành phố Huế nói riêng và các TAND ở nước ta nói chung. Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ 2000, theo đó tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại, được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ 2000, đó còn là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, đồ dùng, tư trang cá nhân.
Trong thực tiễn, khi giải quyết các vụ án ly hôn nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết một số điều Luật HN&GĐ 2000 cũng quy định rừ chế định cấp dưỡng tại chương III trong cỏc trường hợp cụ thể, theo khoản 2 Điều 6 của Nghị định: “ Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương, nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm chi phí cần thiết cho ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng….”Có thể nói việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con của mình sinh ra.
Nếu căn cứ vào Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ 2000 tại mục 10b hướng dẫn về thuận tình ly hôn do một bên yêu cầu có quy định: “ Trong trường hợp hòa giải đòan tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Sau khi xác minh, thu thập chúng cứ và nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Tòa án đã đưa ra hai thủ tục giải quyết: một là, giải quyết việc HN&GĐ với việc chấp nhận yêu cầu không công nhận qua hệ vợ chồng giữa anh Nguyễn Văn H và chị Trịnh Thị L; hai là, giải quyết vụ án với tranh chấp của anh H và chị L đối với chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng.
Theo đó, trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu được xác định là có tranh chấp và thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án ly hôn, còn trường hợp vợ (chồng) yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận về nuôi con và tài sản được xác định là việc dân sự vì không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó mà TAND thành phố Huế nói riêng và phần lớn các TAND trên phạm vi cả nước nói chung khi giải quyết trường hợp này vẫn tiến hành hòa giải, thiết nghĩ đây là cách giải quyết hợp lý tạo điều kiện để vợ, chồng hòa hợp trở về đoàn tụ với gia đình, cùng nhau nuôi dưỡng con cái thay vì phải ly hôn khi mà tình trạng hôn nhân chưa đến mức phải tan vỡ.
Trong trường hợp này, đã có nhiều cách giải quyết từ phía Tòa án, có Tòa án, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã giải thích cho nguyên đơn để nguyên đơn tự nguyện rút đơn, có Tòa án , thẩm phán đã đưa vụ kiện ra xét xử với kết quả là: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì không thỏa mản các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ 2000. Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn trong những năm qua tại Tòa án vấn đề bỏ sót đương sự không chỉ dừng đối với trường hợp nêu trên mà một vướng mắc Tòa án gặp phải nữa là là trường hợp giải quyết các vụ án ly hôn mà các bên đương sự không xác định được tài sản mình nợ hoặc vợ, chồng có ý định cố tình che giấu, vì thế đã ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các chủ nợ khi mà hôn nhân của vợ chồng (con nợ) chấm dứt.
Tóm lại, trên đây là những vấn đề vướng mắc mà TAND thành phố Huế nói riêng và các TAND trên cả nước nói chung thường gặp phải trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn. Việc xác định và tìm ra những bất cập và vướng mắc này giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng có cách giải quyết hợp tình, hợp lý trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản mới để khắc phục những vướng mắc và thiếu sót trên.
Nói đến cải cách tư pháp là nói đến cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan Thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch…Tuy nhiên về phương pháp tiến hành, Tòa án được chon là khâu đột phá trong cải cách tư pháp, bởi vì trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng, phán quyết của Tòa án thể hiện kết quả cuối cùng của tiến trình tố tụng. Theo đó, Nghi quyết đã đề ra cách thức tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm Tòa án sơ thẩm được tổ chức ở một số đơn vị hành chính cấp huyện, Tòa phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nghĩa vụ xét xử phúc thẩm, TANDTC có nghĩa vụ tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Vai trò trong việc hòa giải tại cơ sở rất lớn, nếu giải quyết tốt, nó sẽ giảm thiểu một lượng án mà Tòa án phải thụ lý và các đương sự không phải tốn thời gian, tiền bạc…Với vai trò đó, cần phải có các biện pháp tác động đến đoàn thể như: tổ chức các chương trình, ban hành các chính sách, các quy định để các đoàn thể cùng tham gia tích cực trong việc bảo vệ quan hệ gia đình tại địa phương, góp phần ổn định xã hội mà điều đặc biệt là tạo điều kiện cho hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án đạt hiệu quả cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của gia đình cũng như các quy định của pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ đến người dân đặc biệt là các cặp vợ chồng như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đình, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Pháp luật về HN&GĐ, giúp các gia đình có kiến thức pháp luật về HN&GĐ, tuyên truyền các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc về quan hệ HN&GĐ.