5. Cơ cấu đề tài
2.2.2 Một số giải pháp cụ thể
Nếu như những biện pháp tổng thể mang tính chất định hướng chung làm tiền đề, cơ sở cho mọi hoạt động giúp xã hội tiến bộ thì các biện pháp cụ thể mang tính chất định hướng riêng biệt cho sự phát triển của lĩnh vực xã hội nhất định. Cụ thể ở đây là các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn, bao gồm các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với lĩnh vực HN&GĐ nói chung và pháp luật về ly hôn nói riêng.
* Hoàn thiện pháp luật về nội dung để áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn.
Trước hết là tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Luật HN&GĐ. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, Luật HN&GĐ vẫn còn tồn tại nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng, gây không ít khó khăn cho công tác áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn của Tòa án.
Vấn đề đầu tiên đó là vấn đề ly hôn của vợ chồng. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ chỉ quy định căn cứ ly hôn để Tòa án cho ly hôn mà chưa quy định căn cứ cho việc bác đơn xin ly hôn. Vì thế, khi Tòa án ra quyết định bác đơn ly hôn thường với lý do “chưa đủ căn cứ cho ly hôn”, như vậy còn chung chung, chưa rõ ràng, thuyết phục. Ở đây cần quy định thêm về căn cứ bác đơn yêu cầu ly hôn một cách cụ thể trong Luật HN&GĐ, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành để làm căn cứ pháp lý cho Tòa án khi áp dụng.
Tiếp theo đó là vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy khi giải quyết các vụ án ly hôn, Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng, nhất là khi vợ chồng sống chung với gia đình bố mẹ mà chia các tài sản là nhà và quyền sử dụng đất, hoặc là các trường hợp được bố mẹ tặng cho tài sản là nhà hoặc đất trước khi họ kết hôn với nhau. Luật HN&GĐ cũng như các nghị định hướng dẫn
chưa quy định cụ thể trường hợp này, khiến cho việc xét xử gặp khó khăn, có nhiều vụ án kéo dài hoặc đương sự khởi kiện đòi chia lại tài sản… thiết nghĩ để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử của Tòa án thì nên bổ sung những quy định cụ thể về vấn đề trên như tại Điều 96 Luật HN&GĐ 2000 thì nên bổ sung thêm khoản 3 “Trường hợp mà vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn, người không trực tiếp chung sống với gia đình sẽ được xem xét trích chia giá trị công sức đóng góp từ giá trị quyền sử dụng đất”. Bổ sung thêm vào Điều 98 Luật HN&GĐ 2000 quy định “ Trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, người không tiếp tục chung sống với gia đình sẽ được trích chia giá trị nhà ở dựa vào công sức tôn tạo, xây dựng nhà ở”. Mặt khác, cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để có căn cứ áp dụng khi giải quyết việc phân chia tài sản.
Cũng nằm trong vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng, đó là vấn đề hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có được xem là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không hay vẫn là tài sản riêng? Trên thực tế vẫn có nhiều quan điểm và mỗi quan điểm có cách hiểu chính xác và thống nhất khi áp dụng, Luật HN&GĐ của Nhà nước ta cần quy định cụ thể các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Quy định như vậy vì xuất phát từ tính cộng đồng tạo sản của quan hệ hôn nhân vợ chồng cùng chung sức tạo dựng ý chí tạo dụng tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình, phù hợp với truyền thống lập pháp của đất nước trong lĩnh vực HN&GĐ.
Như đã trình bày ở chương I, thực tế còn một bất cập nữa cần phải có biện pháp giải quyết đó là vấn đề liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng đối với trường hợp vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà
sau này vì ly do nào đó họ lại trở về (chưa chết) thì vấn đề qua hệ tài sản (gồm tài sản chung của vợ chồng) có được khôi phục không? và khôi phục như thế nào? Những tài sản cùng các hoa lợi, lợi tức được vợ chồng tạo dựng sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay thuộc tài sản riêng của người đó? Thực tế vấn đề này rất phức tạp và khó giải quyết bởi vì pháp luật chỉ quy định quan hệ hôn nhân của vợ chồng khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố người vợ, chồng chết, theo quy định của pháp luật thì hôn nhân đó sẽ được đương nhiên khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với ai). Vì vậy pháp luật cần phải dự liệu và chỉnh sửa, bổ sung. Ở đây, chúng tôi cho rằng, Điều 26 Luật HN&GĐ 2000 và Điều 83 BLDS 2005 của Nhà nước ta chỉnh sửa theo hướng “ không đương nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết mà sau này lại trở về, dù người chồng , vợ kia chưa kết hôn với người khác”. Như vậy nếu không thể phục hồi quan hệ hôn nhân thì chế độ tài sản giữa vợ và chồng cũng không thể phục hồi, và vấn đề trên dễ giải quyết hơn.
Về vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn cũng cần có những quy định cụ thể hơn. Vấn đề cấp dưỡng, mức cấp dưỡng nuôi con như mức cấp dưỡng tối thiểu, như thế nào được xem là không đủ điệu kiện cấp dưỡng nuôi con, các trường hợp mức cấp dưỡng ở nông thôn, thành thị… tất cả các vấn đề này pháp luật cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể để có sự áp dụng giải quyết thống nhất trên cả nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được cấp dưỡng.
* Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn - Đối với vấn đề thụ lý
Thực tế cho thấy, kể từ khi BLTTDS 2004 ra đời, công tác xét xử thuộc lĩnh vực dân sự, trong đó có lĩnh vực HN&GĐ được thuận lợi hơn nhiều, Tòa
án có cơ sở pháp lý, đường lối để giải quyết. Đặc biệt xuất phát từ thực tế việc phân biệt và thụ lý các án dân sự, BLTTDS 2004 đã chia án dân sự thành vụ án dân sự và việc dân sự với hai thủ tục giải quyết khác nhau. Theo đó thì các án HN&GĐ cũng chia thành hai thủ tục, thủ tục giải quyết việc HN&GĐ và thủ tục giải quyết vụ án HN&GĐ. Căn cứ để xác định đâu là vụ án dân sự, đâu là việc dân sự được quy định tại Điều 27 và Điều 28 BLTTDS 2004. Tuy nhiên từ thực tiễn giải quyết có một số trường hợp không xác định được là vụ án hay việc dân sự bởi vì pháp luật không có quy định. Như đối với trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng được trình bày tại mục 1.4.1. Tại Điều 27, Điều 28 chỉ quy định thủ tục giải quyết đối với vụ, việc ly hôn mà không quy định về thủ tục thụ lý yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng nên thực tế, Tòa án tùy vào lập luận, cách hiểu của mình để thụ lý vụ án hay việc dân sự. Vì vậy để có cách hiểu và giải quyết thống nhất nên đưa trường hợp này vào nhóm tranh chấp để thụ lý vụ án HN&GĐ tại Điều 27 hoặc yêu cầu để thụ lý việc HN&GĐ tại Điều 28 BLTTDS 2004. Theo quan điểm cá nhân thì nên đưa trường hợp này vào nhóm vụ án HN&GĐ, vì bản chất của vấn đề này là Tòa án quyết định việc chấm dứt một quan hệ trái pháp luật chứ không phải là công nhận một sự kiện pháp lý.
Pháp luật tố tụng cần phải dự liệu các trường hợp thực tế có thể xảy ra để xác định vụ hay việc HN&GĐ như trường hợp vợ (chồng) nộp đơn yêu cầu do một bên yêu cầu, sau khi Toà án thụ lý thì chồng (vợ) gửi đơn yêu cầu ly hôn hoặc trong biên bản tự khai thể hiện đồng ý chí với đơn xin ly hôn của vợ (chồng). Như vậy trường hợp này có xác định được là sự thỏa thuận hay không để nhận đơn thụ lý theo vụ án hay việc HN&GĐ .
- Đối với vấn đề hòa giải
Tác giả đã trình bày tại mục 1.4.2, vấn đề hòa giải đối với án HN&GĐ đang tồn tại bất cập đó là về vấn đề thuận tình ly hôn. Giữa quy định của BLTTDS và Luật HN&GĐ có sự mâu thuẫn nhau. Từ Điều 311 đến Điều 318
không đề cập thủ tục hòa giải đối với việc dân sự (không quy định thủ tục hòa giải đối với việc dân sự). Trong khi Luật HN&GĐ lại quy định thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có, không phụ thuộc vào thuận tình ly hôn hay ly hôn do một bên yêu cầu. Và thực tế Tòa án vẫn áp dụng thủ tục hòa giải cho trường hợp này, như vậy có làm trái với BLTTDS 2004 hay không? Vì vậy cần phải có sự thống nhất trong quy định của pháp luật tránh tình trạng mỗi Tòa án lại có một cách giải quyết khác nhau. Theo chúng tôi, đối với trường hợp thuận tình ly hôn vẫn quy định thủ tục hòa giải vì thực tế giải quyết đã mang lại hiệu quả cao khi hòa giải thành cho các cặp vợ chồng trở về đoàn tụ với gia đình, bởi khi ly hôn do sự nông nổi, tự ái nhau của hai vợ chồng nên đã yêu cầu thuận tình ly hôn chứ thực sự nhiều cặp vợ chồng chưa muốn ly hôn.
- Đối với vấn đề đương sự
Trong tố tụng dân sự, đương sự là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, thực tiễn đã gặp một số vướng mắc gây trở ngại cho việc giải quyết xét xử của Tòa án, vì vậy cần phải có những giải pháp khắc phục những vướng mắc này.
Trước hết, đó là vấn đề đại diện trong vụ án ly hôn. Hiện tại pháp luật HN&GĐ cũng như luật TTDS chưa có quy định cụ thể vấn đề này, vì vậy thực tế các Tòa án đã có những cách giải quyết khác nhau, có Tòa án thì giải thích cho nguyên đơn tự rút đơn, có Tòa án thì thẩm phán đưa vụ án ra xét xử với kết quả là không nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì không thỏa mản các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ. Đây là vấn đề quan trọng và được nhiều người quan tâm, tuy nhiên hiện chưa có quy định của pháp luật về người đại diện cho người mắc bệnh tâm thần, mất năng lực trong vụ án ly hôn. Để đảm bảo cho vấn đề này có cách giải quyết rõ ràng, thống nhất và đáp ứng sự quan tâm của mọi người, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự sửa đổi , bổ sung điều luật về người đại diện theo pháp luật.
Vấn đề tiếp theo là cần phải hạn chế tình trạng bỏ sót đương sự trong vụ án ly hôn.
Thực tế có nhiều trường hợp khi bản án có hiệu lực pháp luật thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lại nộp đơn khởi kiện, đòi quyền, lợi ích của mình liên quan đến tài sản vợ, chồng. Về vấn đề này chủ yếu thuộc kỷ năng và cách thức giải quyết của Tòa án, cần xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ, đặc biệt là mối quan hệ về tài sản giữa vợ chồng với những người xung quanh, để triệu tập giải quyết đúng đắn hơn.
Thứ hai, Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ Tòa án.
Tòa án là cơ quan thực thi pháp luật, cầm cán cân công lý, những quyết định của Tòa án có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội. Vì vậy đòi hỏi người “cầm cân nãy mực” phải là người có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.
Trong những năm qua, cán bộ Tòa án ngày càng được được nâng cao về trình độ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán. Tuy vậy, so với tình hình thực tế và thực tiễn xét xử cho thấy, đội ngũ thẩm phán, thư ký, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa đồng đều. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác xét xử. Để khắc phục được những hạn chế trên, thực tế cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng của độ ngũ cán bộ ngành Tòa án đặc biệt là những người tham gia vào giải quyết án HN&GĐ như: Phát huy trí tuệ tập thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân; làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động Tòa án theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả, phân công phân nhiệm và phân cấp rõ ràng trong từng lĩnh vực công tác… Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ , thẩm phán trong công tác xét xử chẳng hạn như: hàng năm phải chú trọng về công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ như tập huấn các văn bản hướng dẫn mới; kỷ năng xét xử các vụ án; tập huấn các kiến thức liên quan đến công tác xét xử các vụ án HN&GĐ, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức trong ngành.
Một khía cạnh đáng quan tâm nữa là công tác bổ nhiệm thẩm phán. Trong những năm qua công tác bổ nhiệm thẩm phán còn nhiều bất cập và hạn chế nên đội ngũ thẩm phán hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tiến trình cải cách Tư pháp. Thẩm phán được hình thành từ nhiều loại nguồn khác nhau nên năng lực, kiến thức chuyên môn chưa vững làm giảm chất lượng của công tác xét xử. Thực tế cho thấy, xét xử là hoạt động mang tính đặc thù, không phải ai có kiến thức chuyên môn về luật và một số điều kiện khác đều có thể làm tốt nhiệm vụ của một người thẩm phán. Người thẩm phán giỏi, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng cần đảm bảo điều kiện về kỷ năng nói và viết. Vì vậy khi tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán phải có phương pháp khoa học, mang tính cạnh tranh, khách quan để chọn được người có thực tài, bổ nhiệm làm thẩm phán.
Để có được những quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lý. Trong quá trình giải quyết thẩm phán phải điều tra, xác minh thu thập chứng cứ một cách đầy đủ rồi mới đưa đưa vụ án ra xét xử và cho ra bản án, quyết định cuối cùng. Để làm tốt công tác này đòi hỏi người thẩm phán phải nắm được tâm lý, tâm tư, tình cảm của đương sự. Như đã nói ở chương I, lĩnh vực HN&GĐ cụ thể là vấn đề ly hôn, là vấn đề thiên về lĩnh vực tình cảm, vì vậy đối với lĩnh vực này, thẩm phán nữ sẽ dễ dàng tiếp cận sự việc hơn. Nhưng thực tế tại Tòa án, thẩm phán làm trong lĩnh vực này nam nhiều hơn. Thiết nghĩ cần phải có sự đổi mới đội ngũ thẩm phán, tăng cường nhiều hơn số lượng thẩm phán nữ làm trong lĩnh vực này. Song song với vấn đề đó là cần phải có sự phân công, bố trí hợp lý, tránh tình trạng tùy nghi. Hiện tại vẫn chưa có đội ngũ thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực này mặc dù đây là lĩnh vực mang tính đặc thù,