Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 (Trang 55)

5. Cơ cấu đề tài

2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

2.2.1 Giải pháp mang tính tổng thể

Gia đình là thiết chế xã hội quan trọng, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục thể chất, nhân

cách, đạo đức con người, nơi bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp. Mọi sự tốt đẹp của xã hội được khởi nguồn từ gia đình. Hiện nay, vấn đề ly hôn ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tiến bộ của xã hội, đó là biểu hiện của sự đổ vỡ gia đình. Vì vậy để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ là cơ sở, là nguồn lực để xây dựng và phát triển xã hội, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng gia đình, phải thường xuyên quan tâm, cũng cố gia đình bằng những quyết sách quan trọng.

Đường lối, chính sách của Đảng được coi là ngồn nội dung của pháp luật, bởi vì chúng định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định, cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản để thể hiện những mục tiêu, phương hướng này. Và Nhà nước thể chế hóa những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức này bằng pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải luôn luôn quan tâm và đưa ra những đường, lối chính sách đường lối phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đặc biệt là những chính sách liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ. Tuy nhiên để cho những đường lối chính sách đó được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh thì không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc thể chế hóa thành pháp luật, bởi vì pháp luật là công cụ pháp lý, mang tính bắt buộc mọi người phải tuân theo.

Một thực tế đặt ra, muốn cho pháp luật được áp dụng hiệu quả trước tiên đòi hỏi các quy định đó phải phù hợp với thực tiễn xã hội, các nội dung của điều luật phải rõ ràng, cụ thể. Hiện nay, hệ thống pháp của nước ta còn nhiều hạn chế, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản, quy phạm pháp luật, pháp luật thì thường xuyên thay đổi, nhiều văn bản pháp luật có tính chất quy phạm thấp tức là thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện, tính hệ thống pháp luật còn hạn chế đó là sự mâu thuẫn giữa

các văn bản luật với nhau và các văn bản luật với các văn bản dưới luật vì vậy chưa thực sự tạo thành một tổng thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Vì vậy phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có các quy định về lĩnh vực HN&GĐ. Phải xây dựng pháp luật đảm bảo tính ổn định, phải có chuẩn mực (tính quy phạm của pháp luật), phải có tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật cuối cùng pháp luật phải có tính minh bạch.

Như vậy xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện là đòi hỏi cũng là điều kiện tiên quyết của Nhà nước pháp quyền XHCH _ Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc Đảng và Nhà nước quan tâm đến các chính sách và đường lối phát triển xã hội cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo tốt quyền tự do dân chủ của nhân dân và sẽ tạo thêm lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

2.2.2 Một số giải pháp cụ thể

Nếu như những biện pháp tổng thể mang tính chất định hướng chung làm tiền đề, cơ sở cho mọi hoạt động giúp xã hội tiến bộ thì các biện pháp cụ thể mang tính chất định hướng riêng biệt cho sự phát triển của lĩnh vực xã hội nhất định. Cụ thể ở đây là các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn, bao gồm các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với lĩnh vực HN&GĐ nói chung và pháp luật về ly hôn nói riêng.

* Hoàn thiện pháp luật về nội dung để áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn.

Trước hết là tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Luật HN&GĐ. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, Luật HN&GĐ vẫn còn tồn tại nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng, gây không ít khó khăn cho công tác áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn của Tòa án.

Vấn đề đầu tiên đó là vấn đề ly hôn của vợ chồng. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ chỉ quy định căn cứ ly hôn để Tòa án cho ly hôn mà chưa quy định căn cứ cho việc bác đơn xin ly hôn. Vì thế, khi Tòa án ra quyết định bác đơn ly hôn thường với lý do “chưa đủ căn cứ cho ly hôn”, như vậy còn chung chung, chưa rõ ràng, thuyết phục. Ở đây cần quy định thêm về căn cứ bác đơn yêu cầu ly hôn một cách cụ thể trong Luật HN&GĐ, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành để làm căn cứ pháp lý cho Tòa án khi áp dụng.

Tiếp theo đó là vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy khi giải quyết các vụ án ly hôn, Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng, nhất là khi vợ chồng sống chung với gia đình bố mẹ mà chia các tài sản là nhà và quyền sử dụng đất, hoặc là các trường hợp được bố mẹ tặng cho tài sản là nhà hoặc đất trước khi họ kết hôn với nhau. Luật HN&GĐ cũng như các nghị định hướng dẫn

chưa quy định cụ thể trường hợp này, khiến cho việc xét xử gặp khó khăn, có nhiều vụ án kéo dài hoặc đương sự khởi kiện đòi chia lại tài sản… thiết nghĩ để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử của Tòa án thì nên bổ sung những quy định cụ thể về vấn đề trên như tại Điều 96 Luật HN&GĐ 2000 thì nên bổ sung thêm khoản 3 “Trường hợp mà vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn, người không trực tiếp chung sống với gia đình sẽ được xem xét trích chia giá trị công sức đóng góp từ giá trị quyền sử dụng đất”. Bổ sung thêm vào Điều 98 Luật HN&GĐ 2000 quy định “ Trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, người không tiếp tục chung sống với gia đình sẽ được trích chia giá trị nhà ở dựa vào công sức tôn tạo, xây dựng nhà ở”. Mặt khác, cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để có căn cứ áp dụng khi giải quyết việc phân chia tài sản.

Cũng nằm trong vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng, đó là vấn đề hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có được xem là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không hay vẫn là tài sản riêng? Trên thực tế vẫn có nhiều quan điểm và mỗi quan điểm có cách hiểu chính xác và thống nhất khi áp dụng, Luật HN&GĐ của Nhà nước ta cần quy định cụ thể các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Quy định như vậy vì xuất phát từ tính cộng đồng tạo sản của quan hệ hôn nhân vợ chồng cùng chung sức tạo dựng ý chí tạo dụng tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình, phù hợp với truyền thống lập pháp của đất nước trong lĩnh vực HN&GĐ.

Như đã trình bày ở chương I, thực tế còn một bất cập nữa cần phải có biện pháp giải quyết đó là vấn đề liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng đối với trường hợp vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà

sau này vì ly do nào đó họ lại trở về (chưa chết) thì vấn đề qua hệ tài sản (gồm tài sản chung của vợ chồng) có được khôi phục không? và khôi phục như thế nào? Những tài sản cùng các hoa lợi, lợi tức được vợ chồng tạo dựng sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay thuộc tài sản riêng của người đó? Thực tế vấn đề này rất phức tạp và khó giải quyết bởi vì pháp luật chỉ quy định quan hệ hôn nhân của vợ chồng khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố người vợ, chồng chết, theo quy định của pháp luật thì hôn nhân đó sẽ được đương nhiên khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với ai). Vì vậy pháp luật cần phải dự liệu và chỉnh sửa, bổ sung. Ở đây, chúng tôi cho rằng, Điều 26 Luật HN&GĐ 2000 và Điều 83 BLDS 2005 của Nhà nước ta chỉnh sửa theo hướng “ không đương nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết mà sau này lại trở về, dù người chồng , vợ kia chưa kết hôn với người khác”. Như vậy nếu không thể phục hồi quan hệ hôn nhân thì chế độ tài sản giữa vợ và chồng cũng không thể phục hồi, và vấn đề trên dễ giải quyết hơn.

Về vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn cũng cần có những quy định cụ thể hơn. Vấn đề cấp dưỡng, mức cấp dưỡng nuôi con như mức cấp dưỡng tối thiểu, như thế nào được xem là không đủ điệu kiện cấp dưỡng nuôi con, các trường hợp mức cấp dưỡng ở nông thôn, thành thị… tất cả các vấn đề này pháp luật cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể để có sự áp dụng giải quyết thống nhất trên cả nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được cấp dưỡng.

* Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn - Đối với vấn đề thụ lý

Thực tế cho thấy, kể từ khi BLTTDS 2004 ra đời, công tác xét xử thuộc lĩnh vực dân sự, trong đó có lĩnh vực HN&GĐ được thuận lợi hơn nhiều, Tòa

án có cơ sở pháp lý, đường lối để giải quyết. Đặc biệt xuất phát từ thực tế việc phân biệt và thụ lý các án dân sự, BLTTDS 2004 đã chia án dân sự thành vụ án dân sự và việc dân sự với hai thủ tục giải quyết khác nhau. Theo đó thì các án HN&GĐ cũng chia thành hai thủ tục, thủ tục giải quyết việc HN&GĐ và thủ tục giải quyết vụ án HN&GĐ. Căn cứ để xác định đâu là vụ án dân sự, đâu là việc dân sự được quy định tại Điều 27 và Điều 28 BLTTDS 2004. Tuy nhiên từ thực tiễn giải quyết có một số trường hợp không xác định được là vụ án hay việc dân sự bởi vì pháp luật không có quy định. Như đối với trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng được trình bày tại mục 1.4.1. Tại Điều 27, Điều 28 chỉ quy định thủ tục giải quyết đối với vụ, việc ly hôn mà không quy định về thủ tục thụ lý yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng nên thực tế, Tòa án tùy vào lập luận, cách hiểu của mình để thụ lý vụ án hay việc dân sự. Vì vậy để có cách hiểu và giải quyết thống nhất nên đưa trường hợp này vào nhóm tranh chấp để thụ lý vụ án HN&GĐ tại Điều 27 hoặc yêu cầu để thụ lý việc HN&GĐ tại Điều 28 BLTTDS 2004. Theo quan điểm cá nhân thì nên đưa trường hợp này vào nhóm vụ án HN&GĐ, vì bản chất của vấn đề này là Tòa án quyết định việc chấm dứt một quan hệ trái pháp luật chứ không phải là công nhận một sự kiện pháp lý.

Pháp luật tố tụng cần phải dự liệu các trường hợp thực tế có thể xảy ra để xác định vụ hay việc HN&GĐ như trường hợp vợ (chồng) nộp đơn yêu cầu do một bên yêu cầu, sau khi Toà án thụ lý thì chồng (vợ) gửi đơn yêu cầu ly hôn hoặc trong biên bản tự khai thể hiện đồng ý chí với đơn xin ly hôn của vợ (chồng). Như vậy trường hợp này có xác định được là sự thỏa thuận hay không để nhận đơn thụ lý theo vụ án hay việc HN&GĐ .

- Đối với vấn đề hòa giải

Tác giả đã trình bày tại mục 1.4.2, vấn đề hòa giải đối với án HN&GĐ đang tồn tại bất cập đó là về vấn đề thuận tình ly hôn. Giữa quy định của BLTTDS và Luật HN&GĐ có sự mâu thuẫn nhau. Từ Điều 311 đến Điều 318

không đề cập thủ tục hòa giải đối với việc dân sự (không quy định thủ tục hòa giải đối với việc dân sự). Trong khi Luật HN&GĐ lại quy định thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có, không phụ thuộc vào thuận tình ly hôn hay ly hôn do một bên yêu cầu. Và thực tế Tòa án vẫn áp dụng thủ tục hòa giải cho trường hợp này, như vậy có làm trái với BLTTDS 2004 hay không? Vì vậy cần phải có sự thống nhất trong quy định của pháp luật tránh tình trạng mỗi Tòa án lại có một cách giải quyết khác nhau. Theo chúng tôi, đối với trường hợp thuận tình ly hôn vẫn quy định thủ tục hòa giải vì thực tế giải quyết đã mang lại hiệu quả cao khi hòa giải thành cho các cặp vợ chồng trở về đoàn tụ với gia đình, bởi khi ly hôn do sự nông nổi, tự ái nhau của hai vợ chồng nên đã yêu cầu thuận tình ly hôn chứ thực sự nhiều cặp vợ chồng chưa muốn ly hôn.

- Đối với vấn đề đương sự

Trong tố tụng dân sự, đương sự là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, thực tiễn đã gặp một số vướng mắc gây trở ngại cho việc giải quyết xét xử của Tòa án, vì vậy cần phải có những giải pháp khắc phục những vướng mắc này.

Trước hết, đó là vấn đề đại diện trong vụ án ly hôn. Hiện tại pháp luật HN&GĐ cũng như luật TTDS chưa có quy định cụ thể vấn đề này, vì vậy thực tế các Tòa án đã có những cách giải quyết khác nhau, có Tòa án thì giải thích cho nguyên đơn tự rút đơn, có Tòa án thì thẩm phán đưa vụ án ra xét xử với kết quả là không nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì không thỏa mản các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ. Đây là vấn đề quan trọng và được nhiều người quan tâm, tuy nhiên hiện chưa có quy định của pháp luật về người đại diện cho người mắc bệnh tâm thần, mất năng lực trong vụ án ly hôn. Để đảm bảo cho vấn đề này có cách giải quyết rõ ràng, thống nhất và đáp ứng sự quan tâm của mọi người, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự sửa đổi , bổ sung điều luật về người đại diện theo pháp luật.

Vấn đề tiếp theo là cần phải hạn chế tình trạng bỏ sót đương sự trong vụ án ly hôn.

Thực tế có nhiều trường hợp khi bản án có hiệu lực pháp luật thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lại nộp đơn khởi kiện, đòi quyền, lợi ích của mình liên quan đến tài sản vợ, chồng. Về vấn đề này chủ yếu thuộc kỷ năng và cách thức giải quyết của Tòa án, cần xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ, đặc biệt là mối quan hệ về tài sản giữa vợ chồng với những người xung quanh, để triệu tập giải quyết đúng đắn hơn.

Thứ hai, Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ Tòa án.

Tòa án là cơ quan thực thi pháp luật, cầm cán cân công lý, những quyết định của Tòa án có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội. Vì vậy đòi hỏi người

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w