1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn

76 2,8K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 459 KB

Nội dung

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn

Trang 1

PHẦN MỘT PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm trở lại đây, xã hội nước ta ngày càng phát triểnkéo theo những quan hệ xã hội nảy sinh và ngày càng phức tạp Đó cũng làmột trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, các mâu thuẫn, các

sự việc xảy ra trong xã hội gia tăng dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càngphổ biến Trong đó phải kể đến các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự Sựphức tạp của các vụ án dân sự thể hiện ở chỗ các tranh chấp dân sự khôngchỉ đơn thuần trong một lĩnh vực nhất định mà ở trong các lĩnh vực khácnhau như tranh chấp về kinh doanh, thương mại; tranh chấp về lao động;tranh chấp về đất đai; tranh chấp về hôn nhân gia đình,…đã gây ra không ítkhó khăn, vướng mắc cho cơ quan có chức năng trong quá trình giải quyết

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luậtdân sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã góp phần giải quyết nhữngvướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trongnhững năm gần đây Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rõ thẩm quyền,cách thức giải quyết các vụ án dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực dân sự khácnhau, khắc phục được một phần lớn những vướng mắc đã gặp phải khi giảiquyết các vụ án dân sự

Như đã đề cập ở trên, các vụ án dân sự ngày càng có chiều hướnggia tăng, chính vì vậy cần phải áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ ánnày Một trong những giai đoạn giải quyết đó thì giai đoạn xét xử là giaiđoạn rất quan trọng trong thủ tục giả quyết án dân sự Giải quyết đúng phápluật là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự Trong hoạtđộng tư pháp thì Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất cóquyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án nói chung và sơthẩm các vụ án dân sự theo pháp luật nói riêng Trong những năm qua việc

Trang 2

xét xử của Tòa án đã góp phần giải quyết được những tranh chấp về cáclĩnh vực dân sự tránh được những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra và đảmbảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án Bêncạnh những mặt đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì còn một sốhạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét

xử dẫn đến tình trạng một số án dân sự sơ thẩm không thi hành được trênthực tế, tồn đọng án chưa xử, một số vụ còn dây dưa kéo dài, làm ảnhhưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự

Ở địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong những năm gần đây, số vụ án dân

sự tăng lên đáng kể Đặc thù của vụ án dân sự là đa dạng về cả nội dung lẫnhình thức Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xửnhững vụ án này gặp không ít khó khăn Hàng năm, Tòa án huyện NghĩaĐàn đã thụ lý và giải quyết hang chục vụ về lĩnh vực dân sự, góp phần giảiquyết được một phần rất lớn các tranh chấp thuộc các lĩnh vực dân sự trênđịa bàn, mang lại quyền lợi và lấy lại lợi ích cho những đương sự đã bị mất

đi và quan trọng nhất là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phầnxây dựng chế độ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được trong quá trình xét xử vụ án dân sự thì Tòa án nhândân huyện Nghĩa Đàn vẫn còn mắc phải một số thiếu sót dẫn đến một số áncòn tồn đọng chưa xét xử kịp thời ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân

và ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật

Chính vì những lẽ trên tôi chọn đề tài “Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ

án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhândân huyện Nghĩa Đàn” làm khóa luận tốt nghiệp Qua đề tài này tôi mongmuốn làm rõ thêm về trình tự tiến hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ

án dân sự, tìm ra những bất cập và vướng mắc trong pháp luật cũng nhưtrên thực tiễn và từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ

án dân sự của pháp luật nói chung và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyệnNghĩa Đàn nói riêng

Trang 3

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được những mục đích nêu trên, khóa luận cần phải thựchiện một số nhiệm vụ sau:

+ Đưa ra khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, nêu đặcdiểm, nội dung và các giai đoạn khác nhau của cả quá trình xét xử sơ thẩm

vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành

+ Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt độngxét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật của Tòa án nhân dân huyệnNghĩa Đàn và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạnchế nêu trên

+ Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ

án dân sự đối với Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đànnói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

+ Là việc xét xử các vụ án dân sự theo pháp luật và thực tiễn xét xửcủa Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ándân sự theo quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dânhuyện Nghĩa Đàn

+ Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2011

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác –Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic;phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích,tổng hợp, thống kê, so sánh

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận

- Khóa luận là đề tài nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn của giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật do đó sẽ góp phần nghiêncứu những vấn đề lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theopháp luật, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này

- Khóa luận giúp làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc trong thựctiễn áp dụng pháp luật vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và gópphần tìm ra những giải pháp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thốngpháp luật tố tụng dân sự trong lĩnh vực xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận

và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử sơ thẩm

Trang 5

các vụ án dân sự theo pháp luật tại các Tòa án nói chung và Tòa án nhândân huyện Nghĩa Đàn nói riêng.

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóaluận gồm 2 chương

Chương 1: Pháp luật Việt Nam về xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Chương 2: Thực tiễn xét xư sơ thẩm vụ án dân sự tại TAND huyệnNghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2011

Trang 6

PHẦN HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vụ án dân sự.

Vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp và yêucầu Tòa án là có căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân giađình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơquan, tổ chức khác

Vụ án dân sự có những đặc điểm sau đây:

Một là, chỉ là vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu

được giải quyết Nghĩa là, khi các bên phát sinh tranh chấp sau đó gửi đơnlên Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết Tòa án sẽ xem xét đơn kiện đó và chỉkhi Tòa án thụ lý thì tranh chấp đó mới được coi là một vụ án dân sự

Hai là, khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự thỏa thuận

được và đều có mong muốn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi íchcủa mình Khi các bên phát sinh tranh chấp về một vấn đề nào đó mà khôngthể tự thỏa thuận được và đều có mong muốn được Tòa án giải quyết

Ba là, vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nghĩa

là vụ án này phải thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật Bởi vì có một số vụ án trước khi đưa ra Tòa án giải quyết thìphải qua cấp giải quyết trung gian, nếu không giải quyết được thì Tòa ánmới giải quyết nếu có yêu cầu của đương sự

Bốn là, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, được quyết định

bằng một bản án và bắt buộc các bên phải thực hiện Khi vụ án đã đượcTòa án thụ lý thì có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp đó phải tuân theotrình tự giải quyết mà pháp luật đã quy định và bản án, quyết định mà Tòa

Trang 7

án đã tuyên có giá trị pháp lý và buộc các bên phải thực hiện theo bản án,quyết định đó.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là việc Tòa án tiến hành xem xét các tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã cung cấp và tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm để từ đó đưa ra quyết định giải quyết vụ án đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên đương sự.

Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có những đặc điểm sau đây:

Một là, đây là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp cơsở

Hai là, đây là phiên tòa đầu tiên giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp

của các bên đương sự;

Ba là, đây không phải là phán quyết cuối cùng, đương sự có quyền

khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa

án ra bản án hay quyết định

1.2 Các giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành.

1.2.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

1.2.1.1 Khởi kiện vụ án dân sự.

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,tại chương V đã quy định rằng: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hộiđược tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến

Trang 8

pháp và luật” [1] Trong các quyền con người đã được Hiến pháp ghi nhận,quyền dân sự của công dân có ý nghĩa rất quan trọng Theo đó, công dânđược phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khácthực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn lợi ích của mình Quyềnnăng này được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Sử dụng quyềndân sự, cá nhân và các chủ thể khác được thực hiện quyền tự do kinh doanh

và các hoạt động hợp pháp khác làm ra của cải, tài sản và các thu nhập hợppháp khác để đáp ứng tốt hơn các lợi ích vật chất và văn hóa tinh thần ngàycàng cao của mỗi người Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nambảo hộ quyền dân sự chính đáng ấy Vì vậy, BLDS 2005 chính thức ghinhận quyền này và cho phép cá nhân và các chủ thể khác được chủ độngthực hiện biện pháp để tự bảo vệ mình Để bảo hộ cho các quyền dân sựcủa các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khácnhau như bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, bảo vệ bằng biện pháp hànhchính Đặc biệt hơn trong số các biện pháp bảo vệ quyền dân sự là biệnpháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự Thực hiện phươngthức này, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền dân sự bịxâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩmquyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành

vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt

vi phạm Như vậy, trong các biện pháp bảo hộ của Nhà nước đối vớiquyền dân sự thì quyền khởi kiện vụ án dân sự là một biện pháp hữu hiệuquan trọng có tính khả thi cao Tại Điều 161 chương VII Bộ luật tố tụngdân sự 2004 quy định về quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chứcnhư sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông quangười đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởikiện) tại Tòa án có thẩm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Để đảm bảo hơn nữa quyền khởi kiện của cá nhân thì pháp luật nước

ta còn quy định cho một số cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện trong một

Trang 9

số lĩnh vực nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể Điều này đãđược cụ thể hóa trong Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Theo quy địnhtại điều này thì cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện về vụ ánhôn nhân và gia đình trong trường hợp do luật Hôn nhân và gia đình quyđịnh Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án laođộng trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thểngười lao động do pháp luật quy định Cơ quan, tổ chức trong phạm vinhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầuTòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mìnhphụ trách.

Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân vàcác chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sởpháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Không có hoạtđộng khởi kiện thì cũng không có quá trình tố tụng dân sự cho các giaiđoạn tiếp theo Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởikiện của các chủ thể Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao chođương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủthể khởi kiện làm cơ sở tố tụng Theo đó, khởi kiện là phương thức để cácchủ thể có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền dân sự củamình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra, như khởi kiện đòi lại tài sản Vớihành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành độngcan thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớmđược khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôiphục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở giao hòa giữa các bên trong đờisống dân sự

Trang 10

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Một là, về chủ thể khởi kiện.

Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của phápluật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Các chủ thể nàybao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện dopháp luật quy định

Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà cóquyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ ánđược mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án

Theo Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự thì pháp luật cũng đòi hỏi cánhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bịxâm phạm Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạttrong tố tụng dân sự, nó không cho phép người không phải là chủ thể củaquan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền,lợi ích hợp pháp của người khác

Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởikiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thaymặt mình khởi kiện, trừ việc li hôn

Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp.Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật Ngoài nhữngtrường hợp các cá nhân, cơ quan tổ chức khác được khởi kiện những vụ án

về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các điều 55, 56 Luật hôn nhân vàgia đình, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định các cơ quan, tổ chức kháctrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân

sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộclĩnh vực mình phụ trách

Trang 11

Hai là, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS quy định các tranh chấp về dân sựthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được bổ sung 02 loại là: Tranhchấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và Tranhchấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định củapháp luật về thi hành án dân sự

Vụ việc chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án hay quyết định

đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật

Nếu một vụ án đã được Tòa án của Việt Nam giải quyết bằng mộtbản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không đượckhởi kiện lại đối với vụ án đó nữa

Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệquyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa bảođảm giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi Vì vậy, việc khởi kiện vụ ánphải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện Việc xác định đúng thời hiệukhởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấpcủa cơ quan Tòa án Tuy nhiên, quy định của pháp luật về thời hiệu khởikiện vụ án dân sự còn nhiều điểm bất cập, tạo nên nhiều cách hiểu khácnhau, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyềnlợi của đương sự

Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủthể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mấtquyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, thờihiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan Tòa

án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bịxâm phạm Quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức

Trang 12

được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩmquyền giải quyết, tránh tình trạng khởi kiện tuỳ hứng.

Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệukhởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự

là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổchức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm Như vậy, đểxác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp

đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện haykhông Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi làngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởikiện.Tuy nhiên việc xác định thời hiệu khởi kiện của một vụ án trên thực tếkhông phải dễ dàng Mỗi vụ án thuộc những lĩnh vực khác nhau lại mangnhững đặc thù riêng của thời hiệu khởi kiện vụ án Chính vì vậy mà gặp rấtnhiều bất cập khi xác định thời hiệu khởi kiện của từng loại tranh chấp

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án dân sự

Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhanhchóng và đúng đắn, Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định phạm vi khởi kiện

vụ án dân sự, cụ thể được quy định tại điều 163 BLTTDS

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điều 162BLTTDS có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổchức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liênquan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án

Các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ mộtquan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau Trongtrường hợp đương sự khởi kiện về những yêu cầu không liên quan đến nhauthì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong từng vụ án riêng

Trang 13

Hình thức khởi kiện và việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự.

- Hình thức khởi kiện vụ án dân sự

Vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do cá nhân, pháp nhân thực hiệnquyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án

Để các đương sự nắm rõ về hình thức và nội dung của đơn khởi kiệnthì pháp luật đã quy định rõ hình thức và nội dung của đơn khởi kiện căn

cứ theo điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự Theo đó thì cá nhân, cơ quan tổchức muốn khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện Đơn khởi kiện yêu cầuTòa án giải quyết vụ án phải rõ ràng, đầy đủ Nội dung đơn khởi kiện phảitrình bày được những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164BLTTDS

Người khởi kiện gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộptrực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện Ngày khởi kiệnđược tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điệnnơi gửi Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởikiện, Toà án phải xem xét và quyết định vụ án có thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình hay không, vụ án còn thời hiệu khởi kiện hay không

- Việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 166 BLTTDS, người khởi kiện vụ án gửi đơnkhởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa

án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức nộp trực tiếp tại Tòa

án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện

Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặcngày có dấu bưu điện nơi gửi

1.2.1.2 Thụ lý vụ án dân sự.

Thứ nhất, khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện

và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

Trang 14

Thời hạn thụ lý vụ án

- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiềntạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý sau khi nhận được đơn khởi

kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (khoản 4 Điều 171 BLTTDS).

Việc thụ lý trong trường hợp này cũng không phải là ngay sau khi nhậnđơn và tài liệu, cũng không phải bắt buộc trong thời hạn 5 ngày theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 167 BLTTDS Vì nó còn phụ thuộc vào quy định tạikhoản 1 Điều 169 BLTTDS

Như vậy, thời hạn tối đa trong trường hợp này là 35 ngày (5 ngàycủa K1Đ167 + 30 ngày của K1Đ169) Nếu cần phải gia hạn thì thời hạn là

50 ngày

- Trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, thìngoài thời hạn theo điểm "1." nói trên, thì cộng thêm 15 ngày của việcthông báo nộp tiền tạm ứng án phí ( khoản 2 Điều 171 BLTTDS).

Thời hạn 15 ngày này lại tính từ ngày người khởi kiện nhận được thông báochứ không phải từ ngày Toà án ra thông báo Nhưng không phải khi nào họcùng nhận được ngay nên lại phải cộng thêm thời gian từ ngày Toà án rathông báo đến ngày họ nhận được thông báo Lại còn có thêm quy định Toà

án thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí (khoản

3 Điều 171 BLTTDS - trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo)

Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng.Nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa án sẽ không có các bước tiếp theocủa quá trình tố tụng Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản lànhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết

Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặttrách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định Saukhi thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để xác

Trang 15

minh và hòa giải; đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giảithì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.

Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịpthời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân

sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn,tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệpháp luật,trong đó Tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết

Ngoài ra, việc thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác địnhcác thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 BLTTDS

Thứ hai, thủ tục thụ lý vụ án dân sự

Một là, nhận đơn khởi kiện.

Theo quy định tại điều 167 BLTTDS, Tòa án phải nhận đơn khởikiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phảighi vào sổ nhận đơn Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét tính hợp lệ của đơn khởi kiện để

có thể đưa ra quyết định có thụ lý hay là trả lại đơn khởi kiện cho ngườikhởi kiện

Hai là, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

Theo quy định tại điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởikiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thìTòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trongmột thời hạn do Tòa án ấn định nhưng không được quá 30 ngày; trongtrường hợp đặc biệt, Tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theođúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Tòa án tiếp tục thụ

lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa ántrả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện

Trang 16

Ba là, xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện.

Án phí là khoản phí mà đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người liênquan) trong một vụ án phải đóng theo phán quyết của Tòa án (được ghitrong bản án) Mức án phí như thế nào căn cứ theo qui định tại Pháp lệnh

án phí, lệ phí Tòa án và phụ thuộc vào việc Tòa có chấp nhận yêu cầu củađương sự hay không

Có các loại án phí: án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giángạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm

Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu củađương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trịbằng một số tiền cụ thể Ví dụ: một đương sự nộp đơn kiện yêu cầu Tòa ángiải quyết việc truy nhận cha Như vậy, trong vụ án này không liên quan gìđến chuyện tiền bạc, tài sản – nên không có “giá ngạch”

Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự

là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể

Dân sự sơ thẩm: vụ án về tranh chấp dân

sự , hôn nhân và gia đình, lao động không

có giá ngạch

200 ngàn đồng

Dân sự sơ thẩm: vụ án tranh chấp kinh

doanh, thương mại không có giá ngạch 2 triệu đồng

Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Trang 17

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí

36 triệu đồng + 3% của phần giátrị tài sản có tranh chấp vượt quá

800 triệu đồngTrên 2 tỷ - 4 tỷ đồng

72 triệu đồng + 2% của phần giátrị tài sản có tranh chấp vượt quá 2

tỷ đồngTrên 4 tỷ đồng

112 triệu đồng + 0,1% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt

Trang 18

1.2.2 Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ

án đến ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử Tùy theo tínhchất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được tính khác nhau.Điều 179 BLTTDS đã quy định khá rõ về thời hạn chuẩn bị khởi kiện, tuynhiên tại điều này có quy định “trong thời hạn một tháng kể từ ngày cóquyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp

có lý do hợp lý chính đáng thì thời hạn này là hai tháng”[3] Đối với những

vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại điểm

a và điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTDS mà thời hạn gần hết (thời hạnchuẩn bị xét xử còn lại không quá 5 ngày) mà Thẩm phán được phân cônggiải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trongnhững quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS, thì cần phảibáo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bịxét xử Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quyđịnh tại đoạn cuối khoản 1 Điều 179 của BLTTDS Hết thời hạn được giahạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong nhữngquyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS

a “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiềuđương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có cácchứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổnghợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơquan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án

mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Namđang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải

có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam

ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài…Tuy nhiên, đối với trường hợp cần

Trang 19

phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giámđịnh kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hếtthời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứvào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết

vụ án dân sự

b “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quantác động như: thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu…làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định

c “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDSđược hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trướcđược như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng cótên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cửđược người khác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiềulần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiếnhành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xửhoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến… nên cản trở Toà

án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định [7]

Việc chuẩn bị xét xử

Từ khi thụ lý vụ án dân sự, Tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền

và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự Nếu hòa giảikhông thành, Tòa án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án raxét xử ở tại phiên tòa Các hoạt động này của Tòa án được gọi là chuẩn bịxét xử Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án bao gồm: phâncông thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; quyết địnhđưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham giaphiên tòa

Trang 20

Phân công thẩm phán giải quyết vụ án

Thẩm phán là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong phiên tòa,chính vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà án có thẩm quyền đã thụ

lý vụ án phải phân công một thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án Việcphân công này là cơ sở để thẩm phán toàn tâm toàn ý với vụ án đã đượcgiao, để thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được quy địnhtại Điều 41 BLTTDS, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan,đúng pháp luật

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đảm bảoluật pháp còn quy định thêm rằng:

“Chánh án Toà án cấp huyện có thể tự mình hoặc uỷ nhiệm cho mộtPhó Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

Chánh án Toà án cấp tỉnh có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh ánhoặc uỷ quyền cho Chánh toà hoặc Phó Chánh toà phân công Thẩm phángiải quyết vụ án ” [7]

Thông báo thụ lý vụ án

Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý, Tòa án phải thông báobằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến việc giải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý.Tòa án cũng phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đãthụ lý vụ án để viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình đốivới việc giải quyết vụ án Theo qui định tại Điều 174 BLTTDS, trong thờihạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải gửi thông báocho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ ándân sự Văn bản thông báo phải có các nội dung chính như quy định tạiĐiều 174 BLTTDS

Trang 21

Người được thông báo có trách nhiệm nộp cho tòa án văn bản ghi ýkiến của mình về yêu cầu của nguyên đơn hay người khởi kiện cùng các tàiliệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn nhất định, đó là thời gian 15 ngày

kể từ ngày nhận được thông báo Trong trường hợp cần gia hạn thì ngườiđược thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếuviệc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15ngày nữa Người được thông báo có quyền thể hiện quan điểm của mình vềyêu cầu của người khởi kiện trước Tòa án là đồng ý hay bác bỏ yêu cẩunày; có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện

và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đốivới yêu cầu của người khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, theoĐiều 176 BLTTDS bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, vìvậy có thể xem xét để giải quyết trong cùng một vụ án để sớm kết thúc việcgiải quyết tranh chấp Việc Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu độc lập củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nhằm đảm bảo cho việc giảiquyết các tranh chấp dân sự được nhanh chóng triệt để, tránh được việcTòa án phải mở phiên tòa riêng để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ ánkhác

Lập hồ sơ vụ án dân sự

Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởikiện, Tòa án xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án yêu cầucác đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cấp Khi nhận đượccác chứng cứ, tài liệu do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp,Tòa án phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án Thủ tục giao nhận các chứng cứ tàiliệu phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 84 BLTTDS Các tàiliệu có trong vụ án dân sự phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định để thuận

Trang 22

tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có danh mục ghi lại các tài liệutrong hồ sơ vụ án.

Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứchứng minh cho yêu cầu của mình

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình gồmhoạt động của Tòa án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trongviệc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ làm cơ sở choyêu cầu, phản đối yêu cầu của mình và phán quyết của Tòa án trên cơ sở

quy định của pháp luật

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự có ba đặc điểm cơ bản Một là, hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình

nhận thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết địnhthụ lý đơn khởi kiện cho đến khi Tòa án ra phán quyết Khởi đầu là việcchứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của mình thông qua đơn khởikiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyênđơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có)… và kết thúc khi Tòa

án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trịbắt buộc thi hành

Hai là, bản chất của chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ

Hai yếu tố cấu thành vụ án dân sự là yếu tố chủ quan (đương sự) vàyếu tố khách quan (bao gồm đối tượng – mục đích khởi kiện và nguyênnhân – cách thức bảo vệ quyền của các chủ thể trước Tòa án) Hoạt độngchứng minh được xếp vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án Điềunày có nghĩa là yếu tố cấu thành vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đitìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủ nhất, đúng đắn nhất Hay nói cáchkhác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chứng cứ

để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án

Trang 23

Ba là, quá trình chứng minh không có gì khác ngoài việc sử dụng

chứng cứ đúng đắn (thỏa mãn ba yêu cầu về tính khách quan, tính liên quan

và tính hợp pháp) bao gồm bốn giai đoạn khác nhau là cung cấp, thu thập,nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiếtvới nhau, chỉ có giai đoạn trước mới có giai đoạn sau, và giai đoạn sau sẽ là

cơ sở để đánh giá tính đúng đắn và triệt để của giai đoạn trước Phải cóhoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ thì mới phát sinh hoạt động nghiêncứu, đánh giá chứng cứ và kết quả của họat động nghiên cứu, đánh giáchứng cứ sẽ phát sinh những nhận thức từ vụ án dân sự, nhận thức này cóđúng đắn, khách quan và toàn diện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việccung cấp, thu thập chứng cứ có đầy đủ và đúng hay không Bốn giai đoạnnày kéo dài, nối tiếp và đan xen nhau, không thể tách bạch cơ học từ thờiđiểm nào đến thời điểm nào là giai đoạn cung cấp, thu thập, nghiên cứu hayđánh giá chứng cứ Nhưng có thể nhận thấy rằng những giai đoạn này kéodài suyên suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự, nó chỉ kết thúc khi Tòa án

ra phán quyết Mặc dù có thể tòa án cấp dưới đã ra quyết định giải quyết vụ

án nhưng bản án này lại được giải quyết tiếp theo trình tự phúc thẩm, giámđốc thẩm, tái thẩm thì lại phát sinh hoạt động chứng minh mới độc lập vớihoạt động chứng minh trước đây

Tuy vậy, trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thuthập được chứng cứ để cung cấp cho Tòa án và có yêu cầu thì Tòa án cóthể áp dụng các biện pháp thu thập cứng cứ do pháp luật quy định để đảmbảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn Việc thu thập chứng

cứ của Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều, từ Điều 85 đếnĐiều 94 BLTTDS, tòa án chỉ tham gia thu thập trong một số ít trường hợpnhư như lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1Điều 87 BLTTDS), đối chất khi thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai củacác đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 88 BLTTDS), định giá tàisản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn

Trang 24

thuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS ) Còn

lại, các biện pháp thu thập chứng cứ khác được quy định tại chương VIIBLTTDS – chứng cứ và chứng minh, đều thuộc về đương sự như: đương

sự có quyền được khai báo (Điều 86), yêu cầu lấy lời khai của người làmchứng (Điều 87), yêu cầu đối chất (Điều 88), giám định, giám định bổ xung(Điều 90), yêu cầu định giá tài sản (Điều 92)

Nhìn chung, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đốivới yêu cầu của mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập, yêucầu thu thập Tuy nhiên không thể nói là việc thu thập không có sự canthiệp của nhà nước bởi nếu không can thiệp sẽ gây ra tình trạng lộn xộn vàđôi khi chứng cứ thu thập được không có giá trị pháp lý BLTTDS đã quyđịnh đầy đủ trình tự và điều kiện để đương sự thực hiện quyền năng này,đây chính là vấn đề về thủ tục Khi vi phạm về thủ tục luật định thì chứng

cứ do đương sự thu thập được cũng sẽ không được chấp nhận, tạo ra tínhcông bằng giữa các bên

Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ

để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án phải ra quyết địnhđưa vụ án ra xét xử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩmquyền ra quyết định này Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nôidung theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS Quyết định đưa vụ án

ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay saukhi ra quyết định Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đốivới những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại thìTòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát phải nghiên cứu vàtrả lại hồ sơ cho Tòa án

Trang 25

Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án làm giấy triệu tậpnhững người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa Trường hợp nhậnđược yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia

tố tụng trước ki mở phiên tòa thì tùy trường hợp Chánh án tòa án hoặc Việntrưởng viện kiểm sát sẽ xem xét quyết định

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định

để tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án sẽ quyết định tạm ngừnggiải quyết vụ án dân sự - Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

Đặc điểm việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là cơ quan tiếnhành tố tụng chỉ tạm thời cho ngừng việc giải quyết vụ án dân sự chứkhông phải cho ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự.Tính chất gián đoạntạm thời này sẽ được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phụckhi nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa Các căn cứ tạm đìnhchỉ việc giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 189 BLTTDS

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án không phải là chấm dứt việc giảiquyết vụ án và đình chỉ tố tụng mà bản than quá trình giải quyết vụ án chỉtạm thời bị gián đoán trong một thời gian nhất định Vì vây, sau khi cóquyết định tạm dình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án không xóa sổ thụ lý đóivới vụ án này mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số, ngày, tháng, năm của quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó

Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quyđịnh cụ thể Tuy nhiên sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án,nếu thấy lý do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì Tòa án lại tiếp tụcgiải quyết vụ án

Trang 26

Đình chỉ giải quyết vụ án

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định

để ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án sẽ quyết định ngừng giảiquyết vụ án dân sự - Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

Đình chỉ là một phương thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quátrình giải quyết vụ việc dân sự Trước đây, trong PLTTGQCVADS,PLTTGQCVAKT hay PLTTGQCVALĐ chỉ quy định một loại đình chỉduy nhất là đình chỉ giải quyết vụ án dưới hình thức “Quyết định đình chỉgiải quyết vụ án” Hiện nay, BLTTDS quy định nhiều loại đình chỉ khácnhau tương ứng với từng giai đoạn tố tụng và từng loại căn cứ khác nhau,theo đó Tòa án sẽ ra nhiều loại quyết định đình chỉ khác nhau: đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án dân sựtrong thủ tục phúc thẩm, đình chỉ xét xử phúc thẩm, đình chỉ xét xử yêu cầucủa đương sự

Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi cóquyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giảiquyết vụ án dân sự được ngừng lại

Tính chất của loại đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này là chấm dứthoạt động tố tụng Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm làmột phương thức giải quyết vụ án dân sự Bởi vì, một vụ án dân sự sẽ đượcgiải quyết qua một trong ba phương thức là hòa giải thành công, đình chỉgiải quyết vụ án và mở phiên tòa xét xử Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ

án được quy định cụ thể tại Điều 192 BLTTDS

Cụ thể hóa những căn cứ nêu trên trong BLTTDS, TANDTC đã cónghị quyết hướng dẫn cụ thể về nội dung của từng căn cứ.Tuy nhiên, cần

lưu ý đối với căn cứ “vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

Trang 27

án” thì không phải trong mọi trường hợp sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiệnkhông thuộc thẩm quyền thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ đình chỉ giải quyết vụ

án, mà tùy từng trường hợp không thuộc thẩm quyền, Tòa án có thể chuyển

vụ án cho Tòa án khác giải quyết, vẫn tiến tục giải quyết vụ án nhưng phảighi ký hiệu loại án cho phù hợp hoặc đình chỉ giải quyết vụ án Còn đối vớicăn cứ “hết thời hạn được thông báo để nộp tiền tạm ứng án phí mà ngườikhởi kiện không nộp hoặc không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừtrường hợp có lý do chính đáng” [3] thì về mặt từ ngữ, không thể áp dụng

là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án, bởi vì lúc này Tòa án chưa thụ lý vụ án

Mà căn cứ này cần phải được hiểu là, nếu đương sự không nộp tiền tạmứng án phí mà không thuộc trường hợp không phải nộp hoặc được miễn ánphí nhưng Tòa án đã thụ lý giải quyết thì sau đó phải đình chỉ giải quyết vụ

án dân sự

Về thời điểm áp dụng, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục

sơ thẩm được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng từ sau khi Tòa án thụ lý sơ thẩmgiải quyết vụ án đến trước khi ra bản án, quyết định sơ thẩm Nói cáchkhác, Tòa án cấp sơ thẩm có thể đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong giaiđoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa sơ thẩm Tuy nhiên, nhận định nàyrút ra từ suy luận trong các Điều luật tương ứng bởi lẽ BLTTDS không cómột quy định cụ thể nào về thời điểm áp dụng đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự Đó là Điều 192 BLTTDS trong phần “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm” quy

định về đình chỉ giải quyết vụ án là “sau khi thụ lý vụ án ”, và Điều 210

BLTTDS trong phần “Phiên tòa sơ thẩm” quy định “đình chỉ giải quyết vụán được thông qua tại phòng nghị án”

Hình thức của việc đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục sơ thẩm làQuyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Nội dung, mẫu quyết định này

đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Theo quy định tại khoản 1 Điều

194 BLTTDS thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Trang 28

thuộc về thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đó Điều luật nàykhông quy định rõ thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự trong giai đoạn nào của quá trình tố tụng, nhưng thực tếthẩm quyền này chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Bởi vìtheo quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS thì các quyết định tại phiêntòa sơ thẩm, trong đó có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phảiđược thảo luận, thông qua tại phòng nghị án Như vậy thẩm quyền ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm thuộc về Hộiđồng xét xử.

Về hậu quả pháp lý, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sựtrong thủ tục sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị khángcáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Nếu không bị kháng cáo, khángnghị, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật vàlàm chấm dứt tố tụng Hơn nữa, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sựkhông chỉ chấm dứt về mặt tố tụng mà đồng thời nội dung vụ án cũng đượcgiải quyết nhưng bằng phương thức Tòa án từ chối phân xử tranh chấp.Khác với các vụ án phải qua xét xử thì Tòa án áp dụng pháp luật nội dung

để giải quyết tranh chấp, tuyên bố sự đúng sai, trách nhiệm của các đương

sự trong vụ án nhưng khi đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án tuyên bố tranhchấp giữa các bên đương sự không được Tòa án giải quyết, không áp dụngpháp luật nội dung để phân xử tranh chấp giữa các bên Nói cách khác, đốitượng xét xử của Tòa án trong vụ án dân sự là yêu cầu của các đương sự đãkhông được Tòa án giải quyết khi đình chỉ giải quyết vụ án Chẳng hạn, khi

vụ án bị đình chỉ vì lý do đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án sẽ khôngxem xét đến yêu cầu của nguyên đơn có căn cứ hay không, nội dung tranhchấp đó như thế nào mà chỉ quyết định chấm dứt giải quyết vụ án Hệ quả

là vụ án bị đình chỉ sẽ làm chấm dứt tố tụng, mặc dù các quyền lợi về mặtnội dung của các đương sự chưa được giải quyết nhưng các đương sự cũngkhông thể khởi kiện lại để yêu cầu Tòa án giải quyết một lần nữa Tuy

Trang 29

nhiên, khoản 1 Điều 193 BLTTDS cũng quy định một số ngoại lệ theo đócác đương sự vẫn có thể khởi kiện lại một vụ án mới mặc dù trước đó đã bịđình chỉ giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sựkhông có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó,trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192BLTTDS và các trường hợp pháp luật có quy định khác Đối với cáctrường hợp này, khi khởi kiện lại vụ án đã bị Tòa án đình chỉ người khởikiện phải tuân thủ các quy định về khởi kiện và phải nộp tiền tạm ứng ánphí như mới khởi kiện lần đầu

Đánh giá một cách khách quan, quy định của BLTTDS về các trườnghợp đương sự có quyền khởi kiện lại như trên là chưa hợp lý Cụ thể, đốivới trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện thì đáng lẽ trongmọi trường hợp họ không thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ ándân sự, bất kể thời điểm nào Nếu tại thời điểm khởi kiện đó họ không cóquyền khởi kiện và bị đình chỉ nhưng sau đó họ lại có quyền khởi kiện vì

đã hội đủ những điều kiện nhất định thì đây là trường hợp người khởi kiện

“chưa có đủ điều kiện khởi kiện” đã được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều

168 BLTTDS

1.2.3 Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm

Khái niệm phiên tòa sơ thẩm

Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án dân sự phápluật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được, Tòa

án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự Phiên xét xử này được gọi làphiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án.

Trang 30

Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trảiqua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự đượctiến hành trong một thời điểm, thời gian nhất định Tại phiên tòa sơ thẩmtập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng vànhững người tham gia tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm, Thư kí tòa án,đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương sự… Hội đồng xét xử thựchiện việc xét xử qua việc nghe các bên đương sự trình bày, tranh luận;kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách tòa diện vàkhách quan; áp dụng đúng pháp luật quyết định giải quyết vụ án Khác vớiviệc hòa giải vụ án Tòa án chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, ở phiêntòa sơ thẩm, Tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án.

Điều 15 BLTTDS quy định việc xét xử của Tòa án được tiến hànhcông khai Vì vậy, mọi hoạt động tố tụng ở phiên tòa của các cơ quan tiếnhành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải được công khai hóa,mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa

Tòa án chỉ được căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩmtra, xem xét, đánh giá tại phiên tòa để giải quyết vụ án chứ không được căn

cứ vào những tài liệu, tin tức chưa được xem xét tại phiên tòa Hội đồng xét

xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng nhưthuộc về thủ tục tố tụng tòa án bằng việc biểu quyết theo đa số

Ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quantrọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án sẽquyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ củacác đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án Sau khi Tòa án tiến hànhphiên tòa sơ thẩm việc giải quyết vụ án dân sự kết thúc, trừ trường hợp cókháng cáo, kháng nghị

Trang 31

Phiên tòa sơ thẩm cũng là nơi Tòa án thực hiện việc giáo dục phápluật Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, những người tham dự phiêntòa biết rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án áp dụng giải quyết

vụ án từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ

Hoạt động xét xử của Tòa án ở phiên tòa sơ thẩm là để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét xử, thực hiện đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động này được tiến hành tốt sẽ làm tăngthêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, nâng caođược ý thức pháp luật cho nhân dân Ngược lại, thì kết quả của công tácgiáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng xấu, làm cho mọi người thiếu tintưởng vào hoạt động xét xử của Tòa án

Những quy định chung về phiên tòa sơ thẩm

- Nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm

Để giải quyết đúng được các vụ án dân sự, việc tiến hành phiên tòa

sơ thẩm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc, phải tuân thủđầy đủ các nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại các điều, từĐiều 3 đến Điều 24 BLTTDS Ngoài ra, vì sự có mặt của các bên đương sựtrong vụ án là rất cần thiết cho nên phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hànhđúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xửhoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa(Điều 196 BLTTDS) Từ đó, bảo đảm cho các đương sự tham gia phiên tòathực hiên được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình, tránh được sự phiền hà và tổn thất về thời gian, tiềnbạc cho đương sự do theo kiện

Ngoài yêu cầu nêu trên, BLTTDS còn quy định phiên tòa sơ thẩmdân sự phải dược tiến hành theo phương thức xét xử trực tiếp, bằng lời nói

và liên tục (Điều 197 BLTTDS) Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bằnglời nói nhằm đảm bảo cho Tòa án thẩm định và xác minh được đầy đủ,

Trang 32

chính xác các tài liệu, chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàndiện Theo quy định này, Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của

vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tốtụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe kiểmsát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trongtrường hợp có kiểm sát viên tham gia phiên tòa; nghe các bên đương sự vàđại diện của họ tranh luận về chứng cứ cũng như về việc áp dụng pháp luật.Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và cácchứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa

Việc xét xử tại phiên tòa phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đếnkhi kết thúc, trừ trường hợp không thể tham gia xét xử được phải thay đổi

Trong trường hợp đặc biệt do BLTTDS quy định thì việc xét xử cóthể tạm ngừng không quá 5 ngày làm việc Hết thời hạn tạm ngừng, việcxét xử vụ án được tiếp tục (khoản 2 Điều 197) Sở dĩ BLTTDS quy địnhviệc xét xử bằng lời nói và phải được tiến hành liên tục là nhằm bảo đảmcho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng dễ dàng nhớ đượccác tình tiết của vụ án và giải quyết dứt điểm từng vụ Tòa án phải xét xửxong từng vụ án một rồi mới được xét xử đến vụ án khác, không được làmthủ tục khai mạc phiên tòa chung cho nhiều vụ án hoặc tuyên án cung mộtlúc cho nhiều vụ án

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm

Điều 52 BLTTDS quy định Hội đồng sơ thẩm vụ án dân sự gồm mộtThẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì Hộiđồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân

Trang 33

Trong quá trình xét xử, nếu có một thành viên nào của Hội đồng xét

xử vì lý do đặc biệt, không thể tham gia xét xử vụ án được nữa, thì việcthay thế thành viên đó sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 198BLTTDS

- Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm.

Để vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác và đồng thời bảođảm cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm choviệc xét xử, trực tiếp, liên tục, bằng lời nói thì Tòa án mở phiên tòa để xét

xử vụ án, tất cả những người tham gia tố tụng phải được triêu tập tham giaphiên tòa

Theo quy định tại các điều, từ Điều 199 đến Điều 207 BLTTDS,những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có: Nguyên đơn, bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, ngườigiám định và người phiên dịch Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều

21 BLTTDS Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ

án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sựthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Hoãn phiên tòa sơ thẩm

Hoãn phiên toà là việc chuyển thời điểm tiến hành phiên toà dân sự

đã định sang thời điểm khác muộn hơn.

Xuất phát từ tính chất quan trọng đối với sự tham gia tố tụng tạiphiên tòa của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, Bộ Luật tố tụngdân sự (BLTTDS) quy định các trường hợp Hội đồng xét xử phải hoãnphiên tòa Theo đó, phiên tòa dân sự sơ thẩm có thể bị hoãn khi phải thayđổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, ngườigiám định, người phiên dịch hoặc do sự vắng mặt của các bên đương sự,những người tham gia tố tụng khác hoặc các trường hợp quy định tại khoản

Trang 34

2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các Điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206,

207, 215 và khoản 4 Điều 230 BLTTDS

Có thể nói quy định về hoãn phiên tòa trong BLTTDS là chế địnhđược pháp điển hóa từ các công văn hướng dẫn của Tòa án nhân dân tốicao khi thực hiện PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT cũng nhưPLTTGQCTCLĐ và từ chính các quy định của các Pháp lệnh tố tụng này.BLTTDS với nhiều quy định mới, chi tiết và toàn diện hơn so với các Pháplệnh trước đây đã đánh dấu bước tiến trong kỹ thuật lập pháp và sự hoànthiện hơn về thủ tục tố tụng đối với việc ban hành quyết định hoãn phiêntòa của Hội đồng xét xử cùng các căn cứ được xác định cụ thể hơn trongLuật Tuy nhiên, dưới khía cạnh lý luận, một số quy định của BLTTDS vềcăn cứ hoãn phiên tòa vẫn gây nhiều tranh cãi, nhiều quy định về bản chất

là những quy định không có tính khả thi trong việc áp dụng

- Các trường hợp hoãn phiên tòa

Về quy định tại Điều 202 BLTTDS “Xét xử trong trường hợp đương

sự vắng mặt tại phiên tòa”.

Đương sự là thành phần quan trọng của vụ án dân sự phải có mặt tạiphiên tòa khi Tòa án xét xử vụ án dân sự Do tính chất quan trọng về địa vị

tố tụng của đương sự mà Pháp luật tố tụng dân sự quy định Hội đồng xét

xử phải hoãn phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng như quy định tại cácĐiều 199, 200, 201 và 203 BLTTDS Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương sựkhi rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 202 BLTTDS

Thực tế tố tụng, các vụ kiện dân sự có nhiều trường hợp bị đơnkhông chấp hành giấy triệu tập, cố tình trốn tránh, thậm trí có tư tưởng ỷ lạilàm cho vụ kiện bị kéo dài, gây khó khăn cho Tòa án giải quyết vụ kiện đặcbiệt với những vụ kiện phức tạp có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn hoặc

Trang 35

nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan Theo quy định tạiPLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT, PLTTGQCTCLĐ được ban hànhtrước đây, khi các đương sự vắng mặt lần thứ nhất dù có lý do chính đánghay không, Tòa án đều phải hoãn phiên toà, Tòa án tiến hành xét xử vắng

mặt bị đơn nếu “bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai [3] mà vẫn

vắng mặt không có lý do chính đáng Đây là một trong những nguyên nhângóp phần làm cho phiên toà sơ thẩm có thể bị hoãn nhiều lần vì bị đơn việndẫn những lý do gọi là chính đáng khi họ gặp những trở ngại khách quankhông thể khắc phục được như ốm đau, thiên tai, bão lụt, hoặc đi công tácđột xuất…Để khắc phục tình trạng này, tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS quy

định: “Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu

vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”, tương

tự vậy khoản 1 Điều 201 BLTTDS quy định: ‘Người có quyền lợi nghĩa vụ

liên quan phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” Như

vậy, nếu theo quy định này thì Tòa án chỉ phải hoãn phiên tòa khi nguyênđơn (khoản 1 Điều 199 BLTTDS), bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụliên quan vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, trường hợp nguyênđơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhấtkhông có lý do chính đáng thì vụ án được xét xử vắng mặt đương sự là bịđơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 202 BLTTDS quy định về việc xét xử vắngmặt được dẫn chiếu tới quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201BLTTDS, cụ thể là Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị đơn và người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứhai mà vẫn vắng mặt Chúng ta thấy ngay sự mâu thuẫn từ chính các điềukhoản khác nhau của cùng một điều luật Khoản 2 của Điều 200 phủ địnhhiệu lực của khoản 1 Điều 200 BLTTDS, khoản 2 Điều 201 tương tự vậycũng phủ định việc áp dụng khoản 1 Điều 200 BLTTDS Tức là, tại phiên

Trang 36

tòa, tất cả các trường hợp nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất dù họ không có lý do chính đáng thìTòa án cũng đều phải hoãn phiên tòa mà không được xét xử vắng mặt họ

Tại hướng dẫn mục 1.1 phần III về chương XIV BLTTDS của Nghịquyết số 02/2006/NQ-HĐTP khẳng định thêm điều kiện chắc chắn về việc

áp dụng khoản 2 Điều 200 và Điều 201 BLTTDS mà không áp dụng khoản

1 của hai điều luật này: “Khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù không

có lý do chính đáng, thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa”.[3] Như vậy, nếu vụ

án có nhiều nguyên đơn, bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụliên quan thì mỗi nguyên đơn, mỗi bị đơn, mỗi người có quyền lợi nghĩa vụliên quan vắng mặt lần thứ nhất (có lý do chính đáng hoặc không có lý dochính đáng) Tòa án đều phải hoãn phiên tòa một lầnThứ hai, về việc hoãnphiên tòa theo quy định tại khoản 4 Điều 230

Khoản 4 Điều 230 BLTTDS quy định như sau:

“Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định

được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa”.

Theo nội dung của Điều luật, điều kiện cần và đủ để Hội đồng xét xử

áp dụng khoản 4 Điều 230 BLTTDS là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

đương sự đã phải có yêu cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định của Tòa án và có kết luận giám định Trường hợp đây là yêu cầu giám định

mới lần đầu tiên đưa ra tại phiên tòa thì không thuộc căn cứ để Hội đồngxét xử hoãn phiên tòa

Trang 37

- Thời hạn hoãn phiên tòa

Như đã phân tích và trình bày ở các phần trên, phiên tòa xét xử dân

sự có thể bị hoãn khi phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kítòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch hoặc do sự vắngmặt của các bên đương sự, những người tham gia tố tụng khác hoặc cáctrường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các Điều

199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 203 BLTTDSthì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không qua 30 ngày, kể từ ngày ra quyếtđịnh hoãn phiên tòa

- Quyết định hoãn phiên tòa

Việc hoãn phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định Quyết định hoãnphiên tòa phải được lập thành văn bản Trong quyết định hoãn phiên tòaphải nêu đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 208 BLTTDS

Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hộiđồng xét xử kí tên và thông báo công khai cho những người tham gia tốtụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đóđồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp

- Nội quy phiên tòa

Nội quy phiên tòa là các quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể ởtại phiên tòa Những quy định cụ thể của nội quy phiên tòa được quy địnhtại Điều 209 BLTTDS Nội quy phiên tòa có hiệu lực bắt buộc mọi ngườiphải tuân theo khi tham gia tố tụng tại phiên tòa hoặc tham dự phiên tòa.Trước khi khai mạc phiên tòa, theo Điều 212 BLTTDS, Thư hý tòa án cónhiệm vụ phổ biến nội quy phiên tòa cho những người tham gia tố tụng vàtham dự phiên tòa biết để họ thực hiện thực hiện

- Bản án sơ thẩm

Bản án sơ thẩm dân sự là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực pháp luật phải được

Trang 38

các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trangnhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phảinghiêm chỉnh chấp hành (theo Điều 136 Hiến pháp 1992, Điều 12LTCTAND và Điều 19 BLTTDS).

Bản án kết thúc toàn bộ quá trình xét xử, xác định những vấn đề chủyếu của vụ án cần phải giải quyết Đối với các vụ án dân sự, bản án phântích chính xác những quyền, lợi ích hợp pháp bị xân phạm và Tòa án đưa raphán quyết có tình, có lý Bản án giúp cho mọi người nhận thức rõ đườnglối và pháp luật được vận dụng vào thực tiễn Bản án là công cụ bảo vệ chế

độ, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân Bản

án có tác dụng giáo dục đương sự, giáo dục quần chúng tin tưởng vào hoạtđộng xét xử, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần củng cố, xác lập nếp sốngmới trong xã hội Vì vậy, bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận vàthông qua tại phòng Nghị án

Cơ cấu bản án gồm có ba phần: phần mở đầu; phần nội dung vụ án

và nhận định của Tòa án; phần quyết định

Trong từng phần của vụ án, Tòa án phải ghi đầy đủ các nội dungtheo quy định tại Điều 238 BLTTDS

- Biên bản phiên tòa

Biên bản phiên tòa phản ánh mọi diễn biến của phiên tòa Do đó,Thư ký tòa án phải có mặt thường xuyên, liên tục tại phòng xử án để ghibiên bản Biên bản phiên tòa là một trong những căn cứ quan trọng để Việnkiểm sát, Tòa án có thẩm quyền kiểm tra, kiểm sát lại việc xét xử của Tòa

án nên phải được ghi vào những tờ giấy riêng lưu vào trong hồ sơ vụ án.Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 211BLTTDS

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Ts. Nguyễn Thị Hoài Phương, Trường đại học luật TPHCM, “Sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và những vấn đề đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật TTDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 12 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và những vấn đề đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật TTDS”
15. Trần Văn Tuân, Tòa dân sự TANDTC, “Một số ý kiến về đề nghị hướng dẫn, sửa đổi một số điều của BLTTDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 4 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số ý kiến về đề nghị hướng dẫn, sửa đổi một số điều của BLTTDS”
16. Võ Hồng Sơn, Tòa án nhân dân tối cao, “Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào BLTTDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào BLTTDS”
17. Võ Thanh Bình, Tòa án nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, “Một số vướng mắc trong việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vướng mắc trong việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS”
18. Nguyễn Như Bích, nguyên phó cháng án TANDTC, “Một số ý kiến đối với dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 9 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số ý kiến đối với dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004”
19. Lương Thị Hợp, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng, “Một số vấn đề trông BLTTDS cần được sửa đổi, hướng dẫn”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 11 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề trông BLTTDS cần được sửa đổi, hướng dẫn”
21. Trúc Huỳnh, “quy định về án phí Tòa án”, Website: http://www.ecolaw.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “quy định về án phí Tòa án”
20. Quốc hội thảo luận việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự, Website Sở tư pháp Quảng Ngãi: http://www.quangngai.gov.vn Link
23. Website Báo Lao Động: http://laodong.com.vn bàn về bảo đảm quyền tranh luận trong Tố tụng dân sự Link
24. Website Hà Nội VDT LAWFIRM: http://luatsu.asia bàn về vướng mắc trong Bộ luật tố tụng dân sự Link
25. Website Người bảo vệ quyền lợi của Trung tâm tư vấn pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh – Trung ương Hội luật gia Việt Nam:http://nguoibaovequyenloi.com bàn về giải pháp nâng cao chất lượng xét xử vụ án dân sự của tòa án Link
26. Website Góc luật sư: http://www.gocluatsu.com bàn về sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự Link
27. Website Thông tin pháp luật dân sự Civil Law Network: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com bàn về vướng mắc của Bộ luật tố tụng dân sự Link
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
2. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân gia đình (2000), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 Khác
7. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w