1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

62 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương đã thúc đẩynền kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng Vì thế, quan hệ mua bán hàng hóatrong nước và quốc tế cũng nhờ thế mà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự xuấthiện của nhiều phương thức thanh toán, trong đó hình thức thanh toán bằng thưtín dụng có vị trí, vai trò quan trọng nhất Với những ưu điểm nổi bật của mình,thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán được hầu hết các quốcgia sử dụng, với tỷ lệ chiếm khoảng 70% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của cácngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từng bước gắn với hộinhập,đáp ứng các yêu cầu của quốc tế Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không nhỏcác lỗi,tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng thư dopháp luât quy định chưa rõ ràng,một số quy định còn hạn chế và do không amhiểu tường tận, áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế,pháp luật quốc gia.Trong thời gian tới pháp luật cần có những thay đổi nhất định quy định cụthể,điều chỉnh thống nhất quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ để hạn chế thấpnhất các lỗi,tranh chấp có thể xẩy ra Làm sáng tỏ tầm quan trọng của thanh toánbằng tín dụng thư, phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất những giải phápđối với pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng nhằm góp phần nâng cao chấtlượng thanh toán quốc tế cũng chính là giải pháp cho bài toán của nền kinh tếViệt Nam trước xu thế hội nhập Với suy nghĩ như vậy em đã chọn đề tài nghiên

cứu: “Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Làm rõ vai trò quan trọng cuả phương thức thanh toán tín dụng chứng từtrong nền kinh tế,phân tích thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

và thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

Trang 2

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phápluật thanh toán bằng thư tín dụng Đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết thựcđối với pháp luật, nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày thànhhai chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thanh toán bằng thư tín dụng Chương II: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

1 Khái niệm thanh toán bằng thư tín dụng

1.1 Khái quát chung về thư tín dụng

Ngày nay, dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động ngoạithương trên thế giới ngày càng phát triển và đa dạng, xoá dần đi những rào cản

tự do hóa thương mại giữa các quốc gia Xuất phát từ tính rủi ro cao của nhữngthương vụ buôn bán toàn cầu, từ lâu người mua và người bán đã biết cách sửdụng những hình thức thanh toán có độ an toàn cao nhất, trong đó có hình thứcthanh toán bằng thư tín dụng (hay còn gọi là hình thức thanh toán bằng tín dụngchứng từ)

1.1.1 Định nghĩa thư tín dụng (Letter of credit – L/C)

Trong quan hệ thương mại quốc tế, khái niệm thư tín dụng trong UCP500được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới

Theo UCP500: “tín dụng có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù chođược gọi hoặc mô tả như thế nào, mà theo đó một ngân hàng (ngân hàng pháthành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị cuả một khách hàng (người yêucầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình:

a Phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một người thứ 3 (người hưởnglợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi kí phát,hoặc:

b Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặcchấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế, hoặc:

c Uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quyđịnh được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của Tín dụng được thực hiệnđúng”

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thư tín dụng là một vănbản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng

Trang 4

dịch vụ thanh toán (người xin mở tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêucầu của người xin mở thư tín dụng để:

- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh củangười thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điềukiện cuả tín dụng, hoặc:

- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theolệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai, khi nhậnđược bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tíndụng

Cả hai cách định nghĩa trên đây, dù được dựa trên và hướng tới nhữngchuẩn mực khác nhau trong thanh toán quốc tế nhưng đều tìm cách làm rõ cácvấn đề mang tính bản chất của thư tín dụng Các vấn đề này bao gồm:

- Thư tín dụng có bản chất là một cam kết của ngân hàng phát hành, sẽ tựmình thực hiện việc trả tiền cho người thụ hưởng, hoặc ủy quyền cho ngân hàngkhác trả tiền cho người thụ hưởng theo các điều kiện thanh toán được ghi trongthư tín dụng

- Thư tín dụng tuy được mở theo yêu cầu của khách hàng (người xin mởthư tín dụng) nhưng lại làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng phát hànhthư tín dụng, đối với người thứ ba (người thụ hưởng thư tín dụng) Nghĩa vụ này

có tính độc lập so với nghĩa vụ của người xin mở thư tín dụng, đồng thời cũngđộc lập so với chính hợp đồng đã làm phát sinh ra nghĩa vụ đó

- Thư tín dụng làm phát sinh một quan hệ tín dụng giữa ngân hàng pháthành với khách hàng - người xin mở thư tín dụng, theo đó ngân hàng phát hànhthư tín dụng cam kết sẽ ứng tiền của mình để thực hiện một nghĩa vụ tài sản thaycho khách hàng, đối với người thứ ba – người thụ hưởng thư tín dụng và do đó

có quyền yêu cầu khách hàng hoàn lại cho mình số tiền đã được ứng trước, kèmtheo một khoản phí dịch vụ theo thỏa thuận

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của Thư tín dụng (L/C)

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng đối với hình thức thanhtoán tín dụng chứng từ Nếu không có thư tín dụng thì sẽ không có hình thức

Trang 5

thanh toán bằng thư tín dụng Trên nguyên tắc, thư tín dụng được hình thànhtrên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng hoàn toànđộc lập với hợp đồng mua bán và ngân hàng chỉ tham gia vào việc thanh toántrên cơ sở thư tín dụng

Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người yêu

cầu mở thư tín dụng thì Thư tín dụng là sự thoả thuận giữa ngân hàng phát hành

và người yêu cầu mở thư tín dụng Khi nhận được yêu cầu mở thư tín dụng củakhách hàng, Ngân hàng sẽ xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá giữa kháchhàng - người yêu cầu mở thư tín dụng và người được thụ hưởng để quyết địnhviệc chấp thuận hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng Nhưvậy, việc phát hành (mở) thư tín dụng hay không là kết quả của sự thỏa thuậngiữa ngân hàng với người yêu cầu mở thư tín dụng, thông qua việc ngân hàngthẩm định các điều kiện mở thư tín dụng

Về bản chất, việc mở thư tín dụng vừa là một hoạt động cung cấp dịch vụcuả ngân hàng, đồng thời có thể xem là một phương thức cấp tín dụng của ngânhàng phát hành cho người yêu cầu mở thư tín dụng và người này phải ký quỹkhoản tiền mở thư tín dụng, trả phí cho dịch vụ này

Thứ hai, xét trong mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người thụ

hưởng thư tín dụng thì Thư tín dụng là cam kết đơn phương của ngân hàng vềviệc trả tiền cho người bán/người thụ hưởng thư tín dụng Do là cam kết đơnphương nên sau khi thư tín dụng được phát hành hợp lệ bởi ngân hàng thì nómới chỉ có giá trị ràng buộc đối với ngân hàng phát hành ra nó Người bán saukhi nhận được thông báo mở thư tín dụng nếu không đồng ý phải thông báo chongân hàng; nếu đồng ý thì sẽ giao hàng và hoàn thiện chứng từ để chuẩn bị đòitiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng, theo các điều kiện trả tiền đã được ghitrong thư tín dụng Ngân hàng gửi chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng

để thông báo và tất toán tài khoản thư tín dụng để trực tiếp trả tiền ngay chongười thụ hưởng theo các điều kiện đã cam kết trong thư tín dụng, mà không cầnđến sự chấp thuận của người yêu cầu mở thư tín dụng

Trang 6

Thứ ba, Thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá

nhưng lại có tính độc lập so với hợp đồng mua bán

Thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vềbản chất thư tín dụng là một giao dịch độc lập, tách biệt với các hợp đồng muabán Điều này thể hiện ở chỗ, sau khi đã phát hành thư tín dụng hợp lệ, ngânhàng phát hành chỉ bị ràng buộc với thư tín dụng do chính mình phát hành chứkhông bị chi phối, liên quan hoặc bị ràng buộc với các hợp đồng mua bán vốn là

cơ sở để phát sinh nhu cầu phát hành thư tín dụng, thậm chí ngay cả trong thưtín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó Nói cách khác, khiviết đơn yêu cầu mở thư tín dụng, người mua phải dựa vào nội dung của hợpđồng mua bán nhưng khi thư tín dụng đã được mở thì mọi hậu quả pháp lý xảy

ra đối với hợp đồng mua bán đó không hề ảnh hưởng gì đến việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thư tín dụng Trong quá trình thanhtoán, ngân hàng chỉ cần dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình

mà không cần phải dựa vào thực tế giao nhận hàng hoá, tên hàng, số lượng,trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, giá trị hoặc sự hiện hữu của hànghoá Bởi quan hệ trong hợp đồng mua bán là quan hệ giữa người bán và ngườimua còn quan hệ thanh toán tiền theo thư tín dụng lại phát sinh giữa ngân hàngphát hành với người thụ hưởng thư tín dụng/người bán Nếu xảy ra rủi ro trongquá trình giao nhận hàng hoá thì hai bên người mua, người bán sẽ giải quyếttheo hợp đồng hoặc pháp luật mà ngân hàng không phải chịu trách nhiệm vềhàng hóa đó

1.1.3 Nội dung của thư tín dụng

Nội dung cơ bản của một thư tín dụng sẽ bao gồm các điều khoản đượcngân hàng phát hành lập theo tiêu chuẩn chung của UCP500 Các điều khoảnnày phản ánh một cách rõ ràng ý chí của ngân hàng phát hành trong việc camkết thanh toán số tiền ghi trên thư tín dụng cho người thụ hưởng/người bánhàng, nếu người này xuất trình thư tín dụng một cách hợp lệ để đòi tiền ngânhàng, theo các điều kiện thanh toán đã được ghi trong thư tín dụng

Theo thông lệ chung, một thư tín dụng gồm có các điều khoản sau đây:

Trang 7

- Số hiệu của L/C Về nguyên tắc, tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng

nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình trao đổi thư từ, điện tín cho nhautrong quá trình thực hiện thư tín dụng Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng

để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán

- Địa điểm mở L/C Đó là nơi ngân hàng mở L/C lập bản cam kết thanh

toán tiền cho nhà xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong vấn đềchọn luật áp dụng, mỗi khi có tranh chấp xẩy ra giữa các bên có liên quan đếnthư tín dụng Thông thường, nếu trong thư tín dụng không xác định rõ nơi mởthư tín dụng thì theo tập quán giao dịch, địa điểm mở thư tín dụng được xác định

là địa chỉ nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở chính, hoặc trụ sở chi nhánh (nếuthư tín dụng được mở tại một chi nhánh cụ thể của ngân hàng)

- Ngày mở L/C Đó là ngày mà người đại diện hợp pháp của ngân hàng

phát hành thư tín dụng ký vào văn bản thư tín dụng để tạo lập một thư tín dụngtheo đúng các quy tắc của tín dụng chứng từ, dựa trên sự tuân thủ Bản Quy tắc

và thực hành tín dụng chứng từ (UCP500) Trong thực tiễn, hầu hết các trườnghợp ngày mở thư tín dụng chính là ngày mà sự cam kết thanh toán của ngânhàng đối với nhà xuất khẩu bắt đầu có hiệu lực, đồng thời cũng là ngày phát sinhhiệu lực của hợp đồng được thực hiện giữa ngân hàng mở thư tín dụng và nhànhập khẩu Tuy nhiên, về lý thuyết cũng có thể xảy ra trường hợp ngày mở thưtín dụng không trùng khớp với ngày phát sinh hiệu lực của thư tín dụng, nếutrong thư tín dụng có điều khoản ghi chú của ngân hàng phát hành về việc lùithời hạn có hiệu lực của thư tín dụng vào một ngày nhất định sau ngày mở thưtín dụng Đôi khi, ngày mở thư tín dụng cũng được coi là căn cứ để nhà xuấtkhẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng như quy định trong hợp đồngmua bán hay không

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C Các chủ thể này bao

gồm: người yêu cầu mở L/C; người thụ hưởng L/C; ngân hàng phát hành L/C;ngân hàng thông báo L/C và đôi khi là cả ngân hàng xác nhận L/C Các chủ thểnày phải được xác định rõ danh tính, địa chỉ và số hiệu tài khoản (nếu có) nhằmphòng ngừa và hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

Trang 8

thư tín dụng

- Trị giá của L/C Đó là số tiền được ghi bằng chữ và ghi bằng số, thể

hiện giá trị nghĩa vụ tài sản của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.Trị giá được ghi bằng chữ và trị giá được ghi bằng số trong L/C phải thống nhấtvới nhau và trong trường hợp có sự không thống nhất thì có thể coi số tiền ghibằng chữ là có giá trị Ngoài ra, tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, đầy đủ,chính xác theo quy định chung đã được thừa nhận trong giao dịch thanh toánquốc tế và tránh sự hiểu nhầm hay sự giải thích không có lợi cho các bên

- Thời hạn hiệu lực của L/C Đây là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam

kết sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanhtoán trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C Thời hạn củaL/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C Thời hạn hiệu lựccủa L/C phải là một khoảng thời gian hiệu lực hợp lí để tạo thuận lợi cho quátrình thực hiện hợp đồng cũng như không gây khó khăn cho việc xuất trình bộchứng từ thanh toán từ phía nhà xuất khẩu/người thụ hưởng

- Thời hạn thanh toán của L/C Thời hạn này liên quan đến việc trả tiền

ngay hay trả chậm Điều khoản này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợpđồng ngoại thương, trong đó các bên mua và bán có thể xác định rõ việc thanhtoán bằng thư tín dụng trả ngay hay thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm

- Thời hạn giao hàng Thời hạn này sẽ do hợp đồng mua bán quy định và

phải được ghi vào L/C như một điều kiện trả tiền đối với người thụ hưởng.Trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng mua bán có thỏa thuận về việc kéodài thời hạn giao hàng mà không đề cập đến việc kéo dài thời hạn có hiệu lựccủa thư tín dụng thì mặc nhiên được coi là thư tín dụng cũng được kéo dài thêmthời hạn tương ứng Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn có hiệulực của thư tín dụng nhưng lại không thỏa thuận về việc kéo dài thời hạn giaohàng thì không được phép hiểu rằng thời gian giao hàng cũng được kéo dàitương ứng

- Điều khoản về những nội dung liên quan đến hàng hóa như tên hàng

hóa, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu đều

Trang 9

được ghi đầy đủ vào L/C.

- Điều khoản về những nội dung liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa như điều kiện giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi bốc hàng, dỡ hàng, nơi

gửi, nơi giao hàng, hình thức vận chuyển… cũng được ghi vào L/C

- Điều khoản xác định Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình để yêu cầu thanh toán Đây là nội dung rất quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ là

bằng chứng chứng minh nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúngnhư L/C đã quy định Nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì ngân hàng phát hành

sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu và ngược lại, ngân hàng phát hành L/

C có thể từ chối thanh toán Bộ chứng từ do L/C quy định ít hay nhiều, tùy theotính chất hàng hóa và sự thỏa thuận giữa hai bên mua và bán Trong thanh toánquốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ chứ không dựavào hàng hóa Thông thường, ngân hàng mở L/C đòi hỏi nhà xuất khẩu phảithỏa mãn những đặc điểm sau đây khi xuất trình bộ chứng từ:

+ Các loại chứng từ đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa nhàxuất khẩu và nhà nhập khẩu

+ Số lượng của từng loại chứng từ

+ Thủ tục kí phát của từng loại chứng từ

- Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C Đây là một trong số các nội

dung quan trọng nhất của L/C Điều khoản này ràng buộc trách nhiệm của ngânhàng mở L/C phải thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuấttrình bộ chứng từ phù hợp với những quy định của L/C Thực tiễn cho thấy nếuđiều khoản này không được quy định rõ ràng, rất có thể sẽ dẫn đến tranh chấpgiữa các bên và gây khó khăn cho Tòa án hay Trọng tài trong quá trình giảiquyết tranh chấp

- Điều khoản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan Trong

thực tế, các loại L/C khác nhau đều mang những tính chất và nội dung khácnhau Vì thế, việc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trongmột thư tín dụng cũng có thể khác nhau

- Những điều khoản đặc biệt khác.

Trang 10

Ngoài những nội dung kể trên, ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu cóthể thỏa thuận đưa thêm vào thư tín dụng một số nội dung khác như có thể hoàntrả tiền bằng điện chuyển tiền hoặc thư điện tử…

- Chữ kí của ngân hàng mở L/C Do thư tín dụng thực chất là một khế

ước hay hợp đồng dân sự nên người kí vào thư tín dụng cũng phải là người có

đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật dân sự.Thông thường, người ký tên vào thư tín dụng chính là người đại diện hợp phápcủa ngân hàng phát hành, bao gồm người đại diện theo pháp luật hoặc người đạidiện theo ủy quyền

1.1.4 Phân loại thư tín dụng

Trong thực tiễn giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng, mỗi quan hệthanh toán có những đặc trưng riêng gắn với quyền lợi đặc thù của các bên thanhtoán, đòi hỏi phải lựa chọn áp dụng những hình thức thư tín dụng phù hợp chotừng giao dịch thanh toán Chính vì vậy, việc phân loại thư tín dụng được xem làđiều kiện, tiền đề, cơ sở cho việc lựa chọn và áp dụng hợp lý loại hình thư tíndụng cho từng trường hợp cụ thể của quan hệ thanh toán

Về lý thuyết, có thể phân loại thư tín dụng dựa vào các tiêu chí chủ yếusau đây:

(i) Nếu căn cứ vào tính chất và đặc điểm, thư tín dụng có thể được phânchia thành những loại sau:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable Letter Of Credit).

Đây là loại thư tín dụng mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghịngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sựchấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) Tất nhiên,lệnh sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị khihàng chưa được người bán giao cho người mua Còn nếu hàng hóa đã được giao,lệnh này không có giá trị và ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toáncho người thụ hưởng/người bán như không có việc gì xảy ra Trên thực tế, loạihình thư tín dụng có thể huỷ ngang thường không đảm bảo quyền lợi cho ngườithụ hưởng, vì họ có thể gánh chịu rủi ro bất cứ lúc nào nếu ngân hàng phát hành

Trang 11

đơn phương hủy ngang thư tín dụng đã phát hành Vì thế nên loại thư tín dụngnày rất ít được sử dụng trong thực tiễn giao dịch thương mại.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter Of Credit).

Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở và nhà xuất khẩu đã chấpnhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trongthời gian hiệu lực của thư tín dụng, trừ khi có sự thoả thuận đầy đủ của các bêntham gia Theo quy định của UCP 500 thì một thư tín dụng có thể là thư tíndụng có thể huỷ ngang hoặc thư tín dụng không thể huỷ ngang, do vậy phải ghi

rõ ràng hoặc là không thể huỷ ngang hoặc có thể huỷ ngang Một thư tín dụngkhông ghi rõ thuộc loại nào thì vẫn coi là không thể huỷ ngang Điều này phùhợp với nhận thức phổ biến của những người tham gia giao dịch L/C, bởi hiệnnay loại L/C có thể huỷ ngang gần như chỉ tồn tại trên lý thuyết

Nếu như L/C có thể huỷ ngang nói lên khả năng đơn phương huỷ bỏ L/Cđang còn hiệu lực không cần sự đồng ý của các bên liên quan thì L/C không thểhuỷ ngang không cho phép bên nào đơn phương huỷ bỏ hay sửa đổi Tuyên bốđơn phương đó không có giá trị pháp lý Như vậy không có nghĩa là một L/Ckhông thể huỷ ngang là không thể huỷ bỏ Trong trường hợp các bên cùng nhauthoả thuận chấp nhận huỷ bỏ thì nó được công nhận là không có giá trị thựchiện Và một điều kiện tất yếu là nó phải được sự đồng ý của tất cả các ngânhàng liên quan bằng văn bản điện tín Do ưu điểm là quyền lợi của nhà xuấtkhẩu được bảo đảm nên loại L/C này đang được sử dụng phổ biến trên thế giới

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrerrcable

Letter Of Credit)

Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác (gọi làngân hàng xác nhận) đảm bảo trả tiền L/C đó theo yêu cầu của ngân hàng mở L/

C Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu ngân hàng

mở L/C không có khả năng trả tiền Nhu cầu xác nhận L/C phụ thuộc vào uy tín,tình hình tài chính của ngân hàng phát hành và đôi khi nó còn phụ thuộc vàotình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nơi ngân hàng đó đặt trụ sở Thôngthường đây là ngân hàng quốc tế có uy tín Đối với loại L/C này, quyền lợi của

Trang 12

nhà xuất khẩu được đảm bảo rất chắc chắn, vì cả ngân hàng mở và ngân hàngxác nhận đều cam kết có trách nhiệm thanh toán hối phiếu, chứng từ cho ngườihưởng lợi khi nó được xuất trình phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.Ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại ngânhàng xác nhận Phí xác nhận thường rất cao, có khi lên đến 1% trị giá thư tíndụng và khoản tiền ký quỹ cho ngân hàng xác nhận có khi lên đến 100% trị giáthư tín dụng.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrrvocable

Without Recouse Letter Of credit)

Đây là loại L/C mà sau khi nhà xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng

mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ nhà xuất khẩu trong mọi trường hợp Khiloại L/C này được sử dụng, nhà xuất khẩu sẽ ghi vào hối phiếu do mình ký phátdòng chữ “miễn truy đòi từ người ký phát” (without recouse to drwers) Loaị L/

C này cũng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế

- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable Letter Of Credit).

Đây là loại L/C không thể huỷ ngang theo đó người hưởng lợi có quyềnyêu cầu ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thư tín dụng (trả tiền, hoặc chấpnhận, hoặc chiết khấu) để cho một bên thứ ba (người hưởng lợi thứ hai) sử dụng

số tiền của L/C, hoặc yêu cầu chia nhỏ số tiền của L/C ra thành nhiều phần chonhiều bên thứ ba (nhưng vẫn là người hưởng lợi thứ hai) mỗi người sử dụng mộtphần Một L/C chỉ có thể chuyển nhượng khi ngân hàng mở ghi rõ trong L/C là

“có thể chuyển nhượng”

Loại thư tín dụng này có những điểm đáng lưu ý như sau:

+ Thủ tục phí và lệ phí của ngân hàng phát sinh từ việc chuyển nhượngthông thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu trừ khi có sự thoả thuận khác

+ Một L/C chuyển nhượng chỉ có thể được chuyển nhượng một lần, trừkhi có sự quy định khác trong L/C này Vì vậy, L/C không thể được chuyểnnhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợithứ ba nào, nếu không có chỉ dẫn nào trong L/C về khả năng chuyển nhượng lạihoặc tiếp tục chuyển nhượng

Trang 13

+ Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc Việc chuyểnnhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng.Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà xuấtkhẩu.

+ Trường hợp người thừa hưởng thứ ba không giao hàng hay không giaođúng hàng, chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhắt phải chịutrách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký

- Thư tín dụng giáp lưng (Back To Back Letter Of Credit).

Sau khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuấtkhẩu căn cứ vào nội dung của L/C này để dùng chính L/C này đem thế chấp mởmột L/C khác cho người hưởng khác với nội dung gần giống L/C ban đầu L/Cđược đem đi thế chấp gọi L/C gốc L/C sau được gọi là L/C giáp lưng, người xin

mở L/C giáp lưng là người trung gian

Nói chung, L/C giáp lưng có nội dung tương tự như L/C gốc , ngoại trừmột số điểm sau:

+ Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn số chứng từ của L/C gốc.+ Trị giá của L/C giáp lưng phải ít hơn trị giá của L/C gốc Khoảng giá trịchênh lệch này trả cho chi phí mở L/C giáp lưng và trả hoa hồng cho nhà trunggian

+ Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn của L/C gốc.Yêu cầu khi sử dụng loại L/C này là nhà xuất khẩu phải đảm bảo tínhthống nhất giữa những điều khoản của L/C giáp lưng và L/C gốc Nếu ngườicung cấp hàng hoá hoặc cung cấp tài chính không đáp ứng được điều kiện thuậnlợi cho nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu phải liên hệ ngay với nhà nhập khẩu đểngười này điều đình với ngân hàng chỉnh lại các điều khoản trong L/C gốc chophù hợp Thủ tục thực hiện L/C giáp lưng rất phức tạp Ngoài ra, L/C giáp lưngkhông thể chuyển nhượng, L/C gốc và L/C giáp lưng phải được thực hiện thôngqua một ngân hàng trực tiếp cho nhà xuất khẩu

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit).

Đây là loại L/C được phát hành theo yêu cầu của nhà xuất khẩu cho người

Trang 14

thụ hưởng là nhà nhập khẩu, tương ứng với L/C đã được nhà nhập khẩu mởtrước đó cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu Trên nguyên tắc, để ràng buộcnghĩa vụ đối ứng của nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu thì L/C được phát hànhcho nhà xuất khẩu thụ hưởng (gọi là L/C mở trước) sẽ chỉ có hiệu lực khi nàonhà xuất khẩu đã mở ra một L/C đối ứng (gọi là L/C mở sau) cho nhà nhập khẩuthụ hưởng Vì thế, thông thường trong L/C mở trước phải được ghi rõ cụm từ:

“L/C này chỉ có giá trị khi người thụ hưởng mở lại một L/C đối ứng với nó đểcho người mở L/C này thụ hưởng” Tương tự như vậy, trong L/C đối ứng do nhàxuất khẩu mở cho nhà nhập khẩu, cũng phải ghi rõ cụm từ: “L/C này đối ứngvới L/C số…… mở ngày…… qua ngân hàng………”

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, người ta nhận thấy L/C đối ứngthường được sử dụng trong trường hợp thực hiện mua bán hàng hoá theophương thức hàng đổi hàng (Barter); hoặc trong giao dịch quốc tế mà người bánđồng thời là người mua và ngược lại; hoặc trong trường hợp gia công hàng hóaquốc tế giữa hai doanh nghiệp ở hai nước khác nhau

- Thư tín dụng tuần hoàn (Rerolving letter of Credit).

Đây là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của

nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được

sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định, cho đến khi tổng giátrị hợp đồng được thực hiện

Loại L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong trường hợp giữa nhà xuấtkhẩu và nhập khẩu có quan hệ mua bán lâu dài, thường xuyên, ổn định hoặc đốivới những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn và đượcgiao nhiều lần Việc sử dụng L/C tuần hoàn có những thuận lợi rất lớn đối vớinhà nhập khẩu như không bị ứ đọng vốn, giảm được chi phí mở L/C nhiều lần.Còn đối với nhà xuất khẩu, họ không phải chờ đợi L/C mới, đồng thời khi giaohàng có thể nhận được ngay tiền trong cùng một L/C

Thực tiễn giao dịch quốc tế cho thấy, khả năng tuần hoàn của loại thư tíndụng này có thể được thực hiện theo 3 cơ chế như sau:

+ Cơ chế tuần hoàn tự động: Theo cơ chế này, nếu L/C đã mở nhưng bị

Trang 15

hết hiệu lực thì mặc nhiên L/C đó sẽ tự động có giá trị trở lại mà không cần sựthông báo của ngân hàng mở L/C.

+ Cơ chế tuần hoàn bán tự động: Theo cơ chế này, nếu sau một thời hạnnhất định kể từ ngày L/C đã mở bị hết hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà ngânhàng mở L/C không có ý kiến gì thì L/C đó sẽ tự động có hiệu lực như cũ

+ Cơ chế tuần hoàn không tự động: Theo cơ chế này, khi L/C đã hết hiệulực, nếu muốn có hiệu lực trở lại thì phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/Ccho nhà xuất khẩu

Về lý thuyết, L/C tuần hoàn được chia làm hai loại:

L/C tuần hoàn có tích luỹ (Cummulative Revolving Letter of Credit) là

loại L/C cho phép chuyển giá trị của L/C trước vào giá trị cho L/C sau, cứ nhưthế cho đến L/C cuối cùng

L/C tuần hoàn không tích luỹ (Non Cummulative Revolving Letter Of

Credit) là loại L/C không cho phép chuyển giá trị của L/C trước vào trị giá củaL/C sau

Để đảm bảo tính chặt chẽ của thư tín dụng trong quá trình thanh toán, L/Ctuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn của thư tíndụng và là L/C tuần hoàn có tích luỹ hay không

- Thư tín dụng dự phòng (Standly Letter Of Credit).

L/ C dự phòng là loại L/C được mở theo yêu cầu của nhà xuất khẩu, trong

đó quy định nghĩa vụ của ngân hàng mở L/C cam kết sẽ thanh toán cho nhà nhậpkhẩu số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước… trong trường hợp nhà xuất khẩu khônghoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà L/C đã quy định, cũng như ngân hàng mở L/

C sẽ bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho nhà nhập khẩu Loại thứ tín dụngnày được áp dụng khá phổ biến tại một số nước như Mỹ, Nhật Bản… nhằm bảođảm quyền lợi cho người mua hàng trước nguy cơ vi phạm hợp đồng của ngườibán

- Thư tín dụng có tài khoản đỏ (Red Clause Letter Of Credit)

Đây là loại L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báoứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu sản xuất hàng hóa

Trang 16

theo L/C đã mở Tiền ứng trước lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụngthương mại, mà không phải là tín dụng của ngân hàng thông báo cho ngân hàngphát hành Ngân hàng thông báo chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản củaL/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó Việc ứng tiền đượcngân hàng phát hành uỷ quyền cho ngân hàng thông báo thực hiện Sau đó ngânhàng phát hành sẽ trích tài khoản của người mở chuyển cho ngân hàng thôngbáo Tên gọi của L/C xuất phát từ việc trước đây được in bằng mực đỏ để tăng

+ Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng

(ii) Nếu căn cứ theo thời điểm thanh toán, thư tín dụng có thể được phânchia thành hai loại sau đây:

- Thư tín dụng trả ngay (at sight).

Đây là loại L/C không huỷ ngang mà ngân hàng phát hành L/C cam kết sẽthanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, ngay khi nhận được bộ chứng từ phùhợp với L/C trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

- Thư tín dụng trả chậm (usance L/C)

Đây là loại L/C không thể huỷ ngang được ngân hàng phát hành cam kết

sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định đã đượcquy định trong L/C, nếu nhà xuất khẩu xuất trình đủ bộ chứng từ hợp lệ theo quyđịnh của L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C

1.2 Thanh toán bằng L/C

1.2.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của thanh toán bằng L/C

Thanh toán bằng L/C là hình thức thanh toán qua ngân hàng, theo đó việcthanh toán được tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu ký (ký quỹ)trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả tiền cho bên bán theo các chứng từ đượcbên bán xuất trình về số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng theo các

Trang 17

điều kiện sử dụng L/C.

Đối với hình thức thanh toán bằng thư tín dụng, việc mở thư tín dụng làđiều kiện bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này Trong giao dịch thươngmại nội địa cũng như quốc tế, thanh toán bằng L/C thường được áp dụng khi bênbán hàng không tin tưởng vào khả năng trả nợ của bên mua, do vậy họ đòi hỏibên mua phải có sự đảm bảo thanh toán bằng cách mở một thư tín dụng tại ngânhàng để chuẩn bị trả tiền cho mình, sau khi đã giao hàng theo hợp đồng đã ký

Do việc thanh toán bằng thư tín dụng luôn luôn gắn liền với cam kết thanh toáncủa một ngân hàng (gọi là ngân hàng phát hành L/C) nên hình thức này tỏ ra rất

an toàn cho bên bán là người thụ hưởng

Về lý thuyết, hình thức thanh toán bằng L/C có những đặc trưng cơ bảnsau đây:

Thứ nhất, ngân hàng phát hành L/C tiến hành thanh toán tiền cho người

thụ hưởng (bên bán) từ một khoản tiền đã được bên mua lưu ký hay ký quỹtrước tại ngân hàng Điều này cho phép hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy rađối với ngân hàng Trong trường hợp này, dù có những rủi ro bất ngờ đến vớibên mua hoặc bên bán thì ngân hàng cũng không phải chịu chung bất lợi với họ.Tuy nhiên, việc ký quỹ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bêncũng như mức độ thân thiện của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng –người yêu cầu mở thư tín dụng

Thứ hai, trong thanh toán bằng thư tín dụng, tuy nghĩa vụ trả nợ cho bên

bán vốn dĩ là nghĩa vụ của bên mua, phát sinh từ hợp đồng mua bán nhưng dongân hàng đã phát hành thư tín dụng để cam kết sẽ tự mình thực hiện nghĩa vụ

đó theo yêu cầu của bên mua nên về nguyên tắc chính ngân hàng sẽ là ngườitrực tiếp thanh toán tiền với bên bán, sau đó sẽ yêu cầu hoàn lại từ phía bên muatrên cơ sở số tiền ký quỹ của bên mua khi mở thư tín dụng Nghĩa vụ này củangân hàng phát hành L/C tuy phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ của bên mua đối vớibên bán trong hợp đồng mua bán nhưng sau đó, chính nghĩa vụ này của ngânhàng lại độc lập với nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng mua bán, theo đó,ngân hàng phát hành L/C phải thanh toán cho người thụ hưởng – bên bán khi họ

Trang 18

xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ, bất luận mối quan hệ pháp lý giữa ngườimua và người bán có hệ quả như thế nào

Như vậy, có thể nhận thấy trong thanh toán bằng thư tín dụng, sau khi đãđược ngân hàng chấp nhận mở L/C, bên mua gần như không phải tự mình trả nợcho bên bán mà uỷ quyền hoàn toàn cho ngân hàng thực hiện nghĩa vụ này, trên

cơ sở làm thủ tục ký quỹ và trả phí cho ngân hàng Khi bên bán đã xuất trình đầy

đủ bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho bên bán theođúng quy định của L/C Đồng thời ngân hàng có sự chủ động yêu cầu bên bánphải giao hàng cho bên mua bởi chỉ sau khi giao hàng thì bên bán mới có đủchứng từ để yêu cầu ngân hàng thanh toán theo L/C đã mở

Thứ ba, thanh toán bằng L/C luôn phản ánh mối quan hệ dịch vụ giữa

ngân hàng bên mua với người mua Đây là một trong nhiều hoạt động cung cấpdịch vụ của ngân hàng và ngân hàng được thu phí cho dịch vụ này của mình

Ngoài ra, thanh toán bằng L/C còn có thể phản ánh mối quan hệ tín dụnggiữa ngân hàng phát hành L/C với người mua, khi trong tài khoản ký quỹ củangười mua không đủ tiền để thanh toán cho người bán Khoản tiền chênh lệchnày được các bên thỏa thuận ngay khi thương lượng về số tiền ký quỹ tại ngânhàng để mở L/C và nó được xem là khoản vay của khách hàng mở L/C tại ngânhàng phát hành Khoản vay này có thể được đảm bảo bằng hình thức nào là phùthuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên khi tiến hành giao dịch về mở thư tín dụng

1.2.2 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng

Sau khi hai bên mua, bán đã ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với điềukhoản thanh toán bằng thư tín dụng thì quy trình thanh toán bằng thư tín dụng sẽđược thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Bên mua (hay nhà nhập khẩu) làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đếnngân hàng phục vụ mình Đơn này có thể được lập theo mẫu thống nhất do ngânhàng phát hành, với nội dung đề nghị ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng làbên bán (hay nhà xuất khẩu) trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết Hợpđồng thương mại phải được gửi kèm theo giấy đề nghị mở L/C cho ngân hàng

để chứng minh sự tồn tại của nghĩa vụ thanh toán giữa bên mua và bên bán

Trang 19

Bước 2: Ngân hàng phục vụ bên mua tiến hành kiểm tra, xem xét yêu cầu

mở L/C trên cơ sở đối chiếu với các điều kiện mở L/C do pháp luật hoặc tậpquán giao dịch quy định Nếu không đồng ý mở L/C, Ngân hàng hoàn trả lại cácgiấy tờ kèm theo văn bản trả lời cho bên mua, ghi rõ lý do không chấp nhận mởL/C Nếu chấp thuận mở L/C cho bên mua, ngân hàng cũng phải thông báo chobên mua biết bằng văn bản và đề nghị bên mua làm các thủ tục cần thiết như kýquỹ một khoản tiền trong tài khoản tại ngân hàng để có cơ sở phát hành L/Ctheo yêu cầu của bên mua Trên cơ sở đó, ngân hàng chấp nhận sẽ phát hành L/

C và chuyển L/C cho ngân hàng thông báo (hoặc thông qua ngân hàng đại lý,chi nhánh của mình) để thông báo về việc phát hành L/C

Bước 3: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C cho bên bán người thụ hưởng Việc thông báo này phải được thực hiện nguyên văn đúng nhưnội dung của L/C đã phát hành mà không được phép thêm, bớt bất cứ điềukhoản nào Thông thường, việc thông báo được thực hiện bằng cách ngân hàngthông báo chuyển giao văn bản L/C cho bên bán

-Bước 4: Bên bán tiếp nhận L/C, nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng thìtiến hành thực hiện hợp đồng đối với bên mua theo thỏa thuận và lập bộ chứng

từ thanh toán để chuẩn bị đòi tiền từ ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàngđược ủy quyền chỉ định thanh toán

Bước 5: Bên bán chuyển giao bộ chứng từ thanh toán kèm theo L/C gửitới ngân hàng phát hành L/C, thông qua ngân hàng thông báo, với nội dung đềnghị thanh toán tiền theo bộ chứng từ đã xuất trình, trong thời gian L/C đang cóhiệu lực

Bước 6: Ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng được ủy quyền thanhtoán) kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với cácđiều kiện ghi trong L/C thì thanh toán cho bộ chứng từ đó

Bước 7: Ngân hàng phát hành thông báo cho bên mua đề nghị họ làm thủtục thanh toán các khoản tiền cho mình, bao gồm toàn bộ số tiền đã được thanhtoán theo L/C, phí dịch vụ phát hành và thanh toán L/C và các khoản tiền phạt,tiền bồi thường thiệt hại, nếu có

Trang 20

Có thể khái quát quy trình thanh toán bằng thư tín dụng theo sơ đồ như sau:

1.2.3 Vai trò của thanh toán bằng thư tín dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thanh toán bằng L/C là một hình thức thanh toán có nhiều ưu điểm, rất antoàn và tỏ ra phù hợp với quyền lợi của hầu hết các bên có liên quan (bên bán,bên mua, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng đại lý…) Tuynhiên, do đặc tính an toàn cao đối với người sử dụng nên về khía cạnh kỹ thuật,hình thức thanh toán này khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải có nhữnghiểu biết sâu sắc về bản chất cũng như quy trình kỹ thuật của nó Có như vậymới tránh được nguy cơ gặp phải các rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch

Ngày nay, khi các nền kinh tế trên thế giới đang có xu hướng xích lại gầnnhau dưới tác động khách quan của quá trình toàn cầu hoá thì nhu cầu sử dụngdịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng trong thương mại quốc tế càng có cơ hộiphát triển mạnh Một cách khái quát, có thể hình dung vai trò tích cực của thanhtoán bằng thư tín dụng được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, thanh toán bằng thư tín dụng tạo điều kiện cho các bên đạt được

thoả thuận nhanh chóng về điều khoản thanh toán khi mới thiết lập giao dịchhoặc khi các bên không đủ độ tin cậy lẫn nhau Chính sự tham gia tích cực của

Trang 21

ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C vào quá trình thanh toán

mà khiến cho phương thức thanh toán bằng L/C trở nên hiệu quả hơn, đáp ứngyêu cầu của các bên tốt hơn và điều đó sẽ góp phần làm gia tăng hoạt độngthương mại trong nước cũng như quốc tế

Thứ hai, thanh toán bằng thứ tín dụng thúc đẩy sự liên kết thành một hệ

thống giữa các ngân hàng khác nhau ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới Đểcung cấp dịch vụ thuận lợi nhất cho khách hàng, để thu lợi nhuận cao nhất thìcác ngân hàng buộc phải mở nhiều chi nhánh vươn ra hoạt động ở nhiều khuvực, quốc gia và trên toàn thế giới, thông qua mối liên kết với các ngân hàngkhác Sự liên kết này tạo thành một hệ thống vừa cạnh tranh vừa giúp đỡ nhaucùng phát triển, mở ra những cơ hội lớn hơn cho mỗi ngân hàng cũng như cho

sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Thứ ba, thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng phổ biến trong thanh

toán quốc tế sẽ góp phần giảm bớt sự cách biệt về trình độ phát triển giữa cácdoanh nghiệp cũng như các nền kinh tế trên thế giới Trong hoạt động thươngmại quốc tế, tuy khoảng cách địa lý là một vấn đề đáng lo ngại nhưng nhờ có kỹthuật thanh toán bằng L/C mà trở ngại này có thể dễ dàng vượt qua, do cơ chếthỏa thuận đại lý giữa ngân hàng phát hành L/C với ngân hàng thông báo đặt trụ

sở ở nhiều nước xuất khẩu Điều này tỏ ra rất thuận lợi cho các bên xuất nhậpkhẩu ở các nước khác nhau

Thứ tư, thanh toán bằng L/C đôi khi là một hình thức tài trợ xuất nhập

khẩu của ngân hàng đối với doanh nghiệp Điều này thể hiện ở chỗ:

Đối với nhà nhập khẩu, nếu khi ký quỹ để mở L/C mà số tài khoản ký quỹkhông đủ hoặc khi ngân hàng đã thanh toán L/C cho người thụ hưởng mà nhànhập khẩu chưa thể hoàn trả lại toàn bộ tiền cho ngân hàng thì coi như ngânhàng đã thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu Như vậy, bằng cách này, ngânhàng đã tài trợ nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhập khẩu

Đối với nhà xuất khẩu, trong trường hợp họ thụ hưởng một L/C trả chậmnhưng do doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể sử dụng số tiền trên L/C nên ngânhàng có thể chấp nhận hình thức ứng trước số tiền ghi trên L/C cho nhà xuất

Trang 22

khẩu để họ sử dụng như một phương thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, trên

cơ sở nhà xuất khẩu thỏa thuận chuyển quyền sở hữu L/C cho ngân hàng

Ở Việt Nam hiện nay, thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu thường ít vốn và luôn gặp nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tếnên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu qua thanh toán bằng L/C là tương đối phổbiến

2 Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng

2.1 Luật áp dụng cho quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

Hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung

và thanh toán bằng L/C nói riêng làm phát sinh nhiều quan hệ lợi ích Nhữngquan hệ lợi ích này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của các bêntham gia, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh tăng trưởng của nền kinh

tế Vì lẽ đó, việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mốiquan hệ này nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, đảm bảo an toàn cho nềnkinh tế là điều cần thiết và tất yếu

Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng là tổng hợp các quy phạm phápluật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng Xét theo nghĩa rộng,pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm hai bộ phận, đó là pháp luậtquốc gia và pháp luật quốc tế (thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế về tín dụngchứng từ)

2.1.1 Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng

Đây là nguồn pháp luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng Bộ phận pháp luật này bao gồmcác quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luậtchủ yếu như Bộ luật dân sự; Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửađổi, bổ sung năm 2003); Luật các tổ chức các tín dụng năm 1997 (được sửa đổi,

bổ sung một số điều năm 2004); Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết

Trang 23

định số 226/2002/QĐ- NHNN ngày 20/3/2002 ban hành Quy chế hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số1096/2002/QĐ- NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềviệc ban hành thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…

Ngoài ra, hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng còn chịu sự điều chỉnhcủa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật các công cụ chuyểnnhượng 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2005…

2.1.2 Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế

Hiện nay chưa có các điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh vấn đềthanh toán bằng thư tín dụng Do vậy, các tập quán và thông lệ quốc tế về vấn đềnày được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới Các quy tắc và thực hành thốngnhất về tín dụng chứng từ (UCP) là bộ các quy tắc được công nhận rộng rãi điềuchỉnh đến việc sử dụng chứng từ trong thương mại quốc tế Trải qua 6 lần sửađổi, với số xuất bản số 500 có hiệu lực từ 1/1/1994 là bản sửa đổi hiện tại, toàndiện và sâu sắc nhất (UCP500) đã được các hiệp hội ngân hàng, các ngân hàngriêng biệt ở gần 200 quốc gia áp dụng

UCP500 là những quy tắc thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc

tế trong giao dịch L/C bao gồm các điều khoản vừa mang tính tổng quát vừa hếtsức cụ thể Có thể hình dung những vấn đề cơ bản được quy định trong văn bảnnày bao gồm:

Mục A: Những quy định chung và định nghĩa

Mục B: Hình thức và thông báo tín dụng

Mục C: Nghĩa vụ và trách nhiệm

Mục D: Các chứng từ là những điều chỉ dẫn quan trọng, cần thiết khi sửdụng tín dụng chứng từ Các điều khoản này không chỉ cung cấp cho các ngânhàng, các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu mà cả các hãng vận tải, bảo hiểm sựgiúp đỡ thực hành và trợ lực có liên quan đến thương mại quốc tế

UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu còn luật quốc gia là luật riêng

áp dụng riêng cho từng nước Trừ Hoa Kỳ và Colombia coi UCP là một bộ phậncấu thành của hệ thống pháp luật quốc gia thì đa số các quốc gia đều nhìn nhậnUCP là văn bản trong hệ thống luật lệ và tập quán quốc tế mà các giao dịch quốc

Trang 24

tế liên quan đều vận dụng Tuy nhiên, mức độ vận dụng như thế nào còn phụthuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

2.2 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng

Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng được xác lập và thực hiệntheo một quy trình khá phức tạp, với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau.Các chủ thể này bao gồm:

2.2.1 Bên yêu cầu mở thư tín dụng( Applicant For Letter Of Credit)

Là người mua hoặc nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình pháthành L/C và có trách nhiệm pháp lý đối với việc trả tiền của ngân hàng chongười bán theo L/C này Trong thực tiễn, để tham gia vào giao dịch này, bên yêucầu mở thư tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện do ngân hàng quy định phùhợp với pháp luật Các điều kiện này được gọi là điều kiện mở thư tín dụng

2.2.2 Bên phát hành thư tín dụng

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) hay ngân hàng mở (Open Bank) làngân hàng được chỉ định theo yêu cầu của người mua, phát hành một hoặc nhiềuL/C cho người bán hưởng Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua, bánthoả thuận trong hợp đồng mua bán Trong trường hợp không có sự thoả thuậntrước thì nhà nhập khẩu được phép lựa chọn ngân hàng phát hành

2.2.3 Bên thụ hưởng thư tín dụng

Người thụ hưởng L/C (Benefciary) là người được hưởng số tiền thanhtoán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán Đó là người bán (Seller)hoặc nhà xuất khẩu (Exporter) hoặc người ký hối phiếu (Drawer) hay ngườithắng thầu (contracter) Người thụ hưởng thư tín dụng sẽ được chỉ định ngaytrong thư tín dụng và có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán chomình số tiền đã được ghi trong thư tín dụng, phù hợp với các điều kiện thanhtoán đã được ghi trong thư tín dụng

Trang 25

thông báo L/C cho người hưởng Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại

lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước mà nhà xuất khẩu mangquốc tịch

Ngân hàng xác nhận (Cofirming Bank) là ngân hàng được ngân hàng phát

hành yêu cầu đứng ra xác nhận L/C trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sựbảo đảm chắc chắn của L/C bằng thủ tục xác nhận Thông thường, đó là mộtngân hàng lớn, có uy tín và trong nhiều trường hợp nó chính là ngân hàng thôngbáo

Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank) là ngân hàng xác nhận hoặc ngân

hàng nào đó được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từxuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì thanh toán cho người thụhưởng, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ; hoặcchịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C

Ngân hàng chỉ định có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuấtkhẩu gửi giấy như ngân hàng phát hành

Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng là ngân hàng nơi nhà xuất khẩu mở tàikhoản giao dịch Ngân hàng này cũng có thể chính là ngân hàng được các bênchỉ định làm người mở/phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người mua đểtrả tiền cho người bán theo bộ chứng từ nhận được

2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu mở thư tín dụng

Người yêu cầu mở L/C có quyền đưa ra các chỉ thị để xác nhận L/C vàkiểm tra việc thực hiện các chỉ thị đó Đồng thời với việc hưởng quyền ngườiyêu cầu mở L/C cũng phải thực hiện các nghĩa vụ

Người yêu cầu mở L/C cũng phải thực hiện ký quỹ trong trường hợp L/Cthanh toán ngay và hoàn trả L/C mà ngân hàng đã thanh toán; thực hiện các biệnpháp đảm bảo đối với ngân hàng phát hành L/C; trả phí dịch vụ cho ngân hàng

2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên phát hành thư tín dụng

Ngân hàng phát hành có quyền yêu cầu người mở L/C chuyển tiền kí quỹđầy đủ trước khi thực hiện mở L/C Ngân hàng cũng có quyền truy đòi người

Trang 26

mở L/C thanh toán cho mình tất cả những khoản tiền mà mình đã thanh toánkèm theo phí dịch vụ và lãi.

Bên cạnh quyền nêu trên, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thực hiện việcthanh toán tiền cho người thụ hưởng theo đúng cam kết trong L/C Để thực hiệnnghĩa vụ này, ngân hàng có quyền kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ màngười thụ hưởng xuất trình để chấp nhận hoặc từ chối thanh toán Nghĩa vụ nàycủa ngân hàng phát hành hoàn toàn được thực hiện dựa trên cơ sở bộ chứng từ

do người thụ hưởng xuất trình chứ không phụ thuộc vào bất cứ sự kiện pháp lýnào liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa

2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của bên thụ hưởng thư tín dụng

Trên nguyên tắc, quyền được thanh toán của người thụ hưởng từ ngânhàng phát hành được xác định dựa vào tập quán thương mại chứ không phải dựatrên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng phát hành với người yêu cầu mở thư tíndụng Ngưòi thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư của bên trả tiền do ngânhàng phục vụ mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng vàđơn đặt hàng đã ký, chấp nhận và thực hiện nghĩa vụ giao hàng Căn cứ vào hóađơn, chứng từ giao hàng, thụ hưởng lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hànggửi đến ngân hàng phát hành (thông qua ngân hàng thông báo) hoặc ngân hàngxác nhận để yêu cầu thanh toán tiền hàng theo thư tín dụng đã mở

2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác có liên quan

Đối với Ngân hàng thông báo: khi nhận giấy báo thanh toán do bên thụ

hưởng nộp vào (đơn, bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng), ngân hàng có quyền

và có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục, xem xét thời gian hiệu lực của thư tíndụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán trong phạm vi số tiền mở L/C,nếu đúng thì ngân hàng thông báo sẽ tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản L/

C do ngân hàng phát hành chuyển đến theo các chứng từ thanh toán

Đối với Ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng

phát hành L/C hoặc là một ngân hàng được chỉ định, hoặc chính là ngân hàngthông báo Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán cũng giống như ngân hàngphát hành, nghĩa là khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến,

Trang 27

ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp với điều kiện của thư tín dụngthì thực hiện việc thanh toán, sau đó chuyển bộ chứng từ thanh toán tới ngânhàng phát hành để ngân hàng này yêu cầu thanh toán đối với người xin mở thưtín dụng.

Đối với Ngân hàng xác nhận: Chủ thể này chịu trách nhiệm thanh toán số

tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng, trên cơ sở quan hệ hợp đồng ủyquyền – hợp đồng dịch vụ xác nhận giữa họ với ngân hàng phát hành thư tíndụng Để bảo đảm có tiền thanh toán cho người thụ hưởng, Ngân hàng này đượcphép yêu cầu người phát hành phải đặt tiền ký quỹ xác nhận theo tỷ lệ có thể tối

đa 100% giá trị tín dụng và được hưởng phí xác nhận

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

1 Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Có thể nói, hình thức thanh toán bằng L/C chủ yếu được thực hiện tại ViệtNam kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường, đặc biệt là khiUCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994 Đến nay, sau hơn mười năm thực hiện,trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thanh toán bằng L/C được áp dụng chủyếu, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế của các ngân hàngđược phép thực hiện thanh toán quốc tế Về cơ bản, ở nước ta hiện nay các giaodịch thanh toán bằng L/C trong thanh toán quốc tế gần như chịu sự điều chỉnhhoàn toàn của tập quán quốc tế và việc áp dụng UCP hầu như tuyệt đối màkhông bị bất cứ văn bản nào hạn chế Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 226 ngày26/3/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định: “Thanh toán bằng thưtín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do ICC pháthành” Quy định này cho thấy thực tế việc áp dụng các văn bản pháp luật điềuchỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là việc

áp dụng các văn bản này cho giao dịch thanh toán quốc tế Lý do có thể rất đơngiản, bởi vì hầu như nội dung điều chỉnh của các văn bản này còn quá đơn giản,trong khi đó các quy tắc thực hành tín dụng chứng từ của UCP 500 thì rất chitiết, hợp lý và được hầu hết các quốc gia chấp nhận và khuyến cáo các doanhnghiệp chủ động áp dụng

1.1 Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng

Các điều kiện này có thể được xác định đối với hai loại chủ thể khácnhau, tuy họ cùng tham gia vào quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng, đó là chủthể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán

Trang 29

1.1.1.Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Thực tế cho thấy rằng thư tín dụng là công cụ thanh toán khá hoàn hảo và

có thể được sử dụng trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế Dịch vụthanh toán bằng thư tín dụng có thể được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng vàđôi khi là các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, nếu được Ngân hàngNhà nước cho phép

Khi thực hiện thanh toán nội địa, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là đồngtiền trong nước nên điều kiện về chủ thể chỉ đặt ra đối với tổ chức không phải là

tổ chức tín dụng Một tổ chức không phải là tổ chức tín dụng để được phép thựchiện thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng cần phảiđáp ứng các yêu cầu sau:

- Có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinhdoanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Các giấy phép này chứng minhnăng lực chủ thể của tổ chức xin phép thực hiện dịch vụ thanh toán

- Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh:

+ Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặtchẽ với hoạt động chính Quy định này là nhằm loại bớt những chủ thể không đủđiều kiện thanh toán và đảm bảo cho hoạt động thanh toán của các tổ chức nàymang tính thường xuyên, đạt hiệu quả cao

+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán đượcphép thực hiện

+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và thựchiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện

Các quy định này đều không nằm ngoài mục đích bảo vệ lợi ích của chínhcác chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán, của khách hàng và của nền kinh tế xãhội

Khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, do đồng tiền thanh toán chủyếu là ngoại tệ (với tư cách là một loại ngoại hối) nên pháp luật quy định cácngân hàng và tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với ngân hàng: Các ngân hàng thực hiện các thanh toán quốc tế phải

Trang 30

là “Các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và có điều kiện vật chất, độingũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thực hiện dịch vụthanh toán quốc tế”.

Việc quy định điều kiện này chính là nhằm đảm bảo tính hợp pháp vàhợp lý cho các giao dịch thanh toán do Ngân hàng thực hiện đối với khác hàngcủa mình

- Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng, để được Ngân hàng Nhànước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải có đủ những điều kiệnnhư:

+ Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật;

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạtđộng chính;

+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế;+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý vàthực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế

Có thể nhận ra rằng pháp luật hiện hành quy định các điều kiện trên đâychính là nhằm hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanhtoán quốc tế nói riêng của các tổ chức, đặc biệt là đối với những tổ chức khôngphải là tổ chức tín dụng Sở dĩ như vậy là bởi vì, thanh toán quốc tế là hoạt động

có tính phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao màcác tổ chức không phải là tổ chức tín dụng rất khó đáp ứng Quy định như vậy

có thể xem là hợp lý, phù hợp với thông lệ chung của thế giới và đảm bảo antoàn cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán

1.1.2 Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Chủ thể này được hiểu là các tổ chức, cá nhân là nhà nhập khẩu/ngườimua trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế Chủ thểnày muốn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, cần có đủ những điềukiện sau đây:

- Có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ;

- Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng

Trang 31

Đối với L/C trong thanh toán quốc tế, bên xin mở cần có thêm điều kiệnsau:

+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp Nếu không có giấyphép này thì bên đó phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và phải chịu phí

uỷ thác

+ Giấy phép nhập khẩu hàng hoá

Nhà xuất khẩu, người bán, hai bên thụ hưởng để được thanh toán phải cócác điều kiện sau:

+ Có tài khoản mở tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở L/C + Nếu mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì yêu cầu trên địa bàncủa ngân hàng đó có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở và giữa ngânhàng này và ngân hàng có tài khoản của người thụ hưởng phải có quan hệ thanhtoán bù trừ

Thanh toán bằng L/C không là quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thực tếluật thực định cho thấy chưa có những quy phạm trực tiếp quy định về chủ thểtham gia thanh toán bằng L/C mà chỉ gián tiếp thông qua việc quy định chủ thểtham gia thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Như vậy có thểthấy, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít và phân bố rải rác không hệ thống.Văn bản tồn tại chủ yếu dưới hình thức Quyết định của Thống đốc ngân hàngnhà nước, chỉ dừng lại ở mức nêu ra định nghĩa cơ bản, sơ lược Vì thế việc hiểu

và áp dụng không thống nhất, dẫn đến phát sinh những tranh chấp không đáng

có Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thanh toánbằng thư tín dụng

Gần đây, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO mang lại rấtnhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Namnói chung và cho các hoạt động ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt độngthanh toán qua ngân hàng Trong bối cảnh hiện trạng pháp luật ở Việt Nam vềthanh toán bằng thư tín dụng còn quá sơ sài thì việc các bên tham gia quan hệthanh toán thường áp dụng theo quy định của UCP 500 là điều tất yếu và hoàntoàn dễ hiểu Một trong những yếu tố rất cần những quy định chặt chẽ của pháp

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thanh toán bằng L/C là một hình thức thanh toán có nhiều ưu điểm, rất an toàn và tỏ ra phù hợp với quyền lợi của hầu hết các bên có liên quan (bên bán,  bên mua, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng đại lý…) - Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng
hanh toán bằng L/C là một hình thức thanh toán có nhiều ưu điểm, rất an toàn và tỏ ra phù hợp với quyền lợi của hầu hết các bên có liên quan (bên bán, bên mua, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng đại lý…) (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w