1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

8 519 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 293,93 KB

Nội dung

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Thị Hƣơng Giang Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật Kinh tế; Mã Số: 60 38 50 Nghd: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ lý thuyết về thanh toán bằng thƣ tín dụng và các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ, tập quán quốc tế về thanh toán bằng thƣ tín dụng. Khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Agribank để rút ra những kết luận khoa học về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Việt Nam. Giới thiệu và phân tích một số bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thực tiễn, từ đó tìm ra những hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Agribank. Đƣa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Agribank. Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Tài chính; Thanh toán; Ngân hàng; Thƣ tín dụng Contents: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay, thƣơng mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Mở rộng thƣơng mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, nó là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển; đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thƣơng mại quốc tế, nhƣng thƣơng mại quốc tế có tồn tại và phát triển còn phụ thuộc vào các khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác đƣợc hay không. Với nhiều hình thức thanh toán, tuy nhiên phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là nghiệp vụ cơ bản và là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hiện nay. Với những ƣu điểm của phƣơng thức này nên nhu cầu sử dụng rất cao và có xu hƣớng ngày càng phát triển hơn nữa, trở thành nguồn thu chính của ngân hàng, nhƣng bên cạnh đó nó cũng là phƣơng thức tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro nó gây ra không đơn thuần về tài sản, vật chất mà cả uy tín ở phạm vi trong nƣớc và quốc tế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank nói riêng, cũng nhƣ các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng và quan tâm. Với những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn “Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù pháp luật về thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ không phải là đề tài mới mẻ, đã có một số công trình nghiên cứu cũng nhƣ tác phẩm viết về vấn đề này nhƣ: - Luận án thạc sĩ luật học: Bùi Thị Thu Hiền – Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng và một số vấn đề thực tiễn – Trƣờng ĐH Luật HN - HN 2001 - Các đặc trƣng pháp lý của thƣ tín dụng (L/C) và cam kết bảo lãnh ngân hàng – sự tiếp cần từ góc độ so sánh pháp luật và những ảnh hƣơng đến khả năng lựa chọn dịch vụ ngân hàng từ phía doanh nghiệp, Nguyễn Thúy Hòa – Trƣờng ĐH Luật HN – Hà Nội (2009). - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng”, Đỗ Văn Sử - Đại học Quốc gia Hà Nội(2004). - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt NAm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Cao Xuân Quảng – Đại học quốc gia Hà Nôi (2008). Ngoài ra, xét theo góc độ kinh tế có nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề Thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ nhƣ: “Thanh toán quốc tế trong ngoại thƣơng” của PGS.TS Đinh Xuân Trình, “Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phƣơng thức tín chứng từ’ của GS.TS Võ Thanh Thu; “Thanh toán quốc tế bằng L/C – Các tranh chấp thƣờng phát sinh và cách giải quyết” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy; “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Văn Tiến… Tuy nhiên để phục vụ cho hoạt động thanh toán bằng L/C ngày càng phổ biến hơn trong các NHTM thì việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về phƣơng thức tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tại một NHTM là việc vô cùng cần thiết. Nhìn chung các công trình trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, cũng nhƣ đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật tại một ngân hàng thƣơng mại cụ thể nhƣ Agribank. Đặc biệt trong bối cảnh UCP 600 sửa đổi bổ sung so với UCP 500 thì việc áp dụng những điểm mới của UCP 600 vào hoạt động thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng tại Agribank lại có một ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa tinh hoa của các công trình nghiên cứu trên, điểm mới của luận văn là nghiên cứu quy định của Agribank về phƣơng thức tín dụng chứng từ, thực tiễn hoạt động và đƣa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng phƣơng thức L/C tại Agribank. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài đƣợc triển khai thực hiện với mục đích: - Làm rõ lý thuyết về thanh toán bằng thƣ tín dụng và các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ, tập quán quốc tế về thanh toán bằng thƣ tín dụng; - Khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Agribank để rút ra những kết luận khoa học về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Việt Nam; - Giới thiệu và phân tích một số bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thực tiễn, từ đó tìm ra những hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Agribank. - Đƣa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Agribank. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài sẽ là các quy định hiện hành về thanh toán bằng thƣ tín dụng (bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán, thông lệ quốc tế); thực tiễn hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Agribank. Trên cơ sở xác định đối tƣợng nghiên cứu nhƣ trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định bao gồm các vấn đề sau đây: - Lý luận về thanh toán bằng thƣ tín dụng và pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng; - Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; - Các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng L/C tại NHNo&PTNT Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng sẽ bao gồm: phân tích; tổng hợp khái quát hóa; so sánh đối chiếu; thống kê; khảo sát thực tiễn… Các phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo phƣơng thức đan xen, kết hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất cho đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Dự kiến đề tài sẽ có những đóng góp về mặt khoa học nhƣ sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam; - Phân tích toàn diện cơ sở pháp lý hiện hành của hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam nói chung và tại NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. 7. Nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn gồm có ba chƣơng - Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. - Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẨ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agribank (1998), Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN về việc ban hành Qui định về qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT VN. 2. Agribank (2004), Chiến lƣợc kinh doanh đến năm 2010. 3. Agribank (2004) Đề án phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại đến năm 2010. 4. Agribank (2007), Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/06/2007 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN về việc sửa đổi, bổ xung Qui định về qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT VN; 5. Agribank (2005), Quyết định số 388/QĐ-HĐQT-QHQT ngày 05/09/2005 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Về việc ban hành qui định quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNT VN. 6. Agribank (2009), Quyết định số 134/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/02/2009 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. 7. Agribank (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Agribank năm 2008. 8. Agribank (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Agribank năm 2009. 9. Agribank (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Agribank năm 2010. 10. Agribank (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Agribank năm 2011. 11. Agribank (2013), Agribank 25 năm xây dựng và trƣởng thành. 12. Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ – CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội. 13. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật ngân hàng – NXB CAND, Hà Nội. 15. Đinh Xuân Trình (2007) Tài liệu chuyên đề Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng tập quán thanh toán quốc tế mới UCP 600, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội. 16. Đỗ Tất Ngọc (2005), Tạp chí ngân hàng (Số 3 + 4), Hoàn thiện mội trường phát luật trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25-28, trang 23- 29). 17. Nguyễn Hữu Đức (2006), Tạp chí Ngân hàng số 14 (Trang 8 -11), UCP 600 có gì mới. 18. Nguyễn Hữu Đức (2008), Thông tin Ngân hàng Ngoại thƣơng, Quy định của Trung quốc về một số vấn đề khi xét xử các vụ án liên quan đến tranh chấp thư tín dụng. 19. Bùi Thị Thu Hiền (2001), Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng và một số vấn đề thực tiễn – Luận án thạc sĩ luật học, Trƣờng ĐH Luật Hà Nội. 20. Nguyễn Khắc Hinh (2009), Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hạn chế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội. 21. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2005), Một số thủ đoạn của bọn tội phạm lĩnh vực ngân hàng, NXB Lao Động, Hà Nội. 22. Lê Nguyên (1995), Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 23. Nghiêm Xuân Thành (2007), Tạp chí ngân hàng số 21 (trang 32-35), Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, 24. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 25/5/2001 về việc ban hành Quy chế nhập hàng trả chậm, Hà Nội. 25. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2002), Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành Thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 26. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2002), Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 27. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế - Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê. 28. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 29. Cao Xuân Quảng (2008), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt NAm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nôi (2008). 30. Nguyễn Thị Quy, (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C,) - Nhà xuất Bản lý luận chính trị Hà Nội; 31. Võ Thanh Thu (2005) Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ, NXB Thống kê. 32. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 33. Quốc hội (2005), Luật Thƣơng Mại, Hà Nội. 34. Quốc hội (2010) Luật Ngân hàng 2010, Hà Nội. 35. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội. 36. Đỗ Văn Sử (2004) - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng” Đại học Quốc gia Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Thƣ (2011), Luận văn thạc sỹ” Pháp luật về thƣ tín dụng của Mỹ, Trung quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 38. Ủy ban thƣờng vụ quốc hội, (2005) Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội. . Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Thị Hƣơng Giang Khoa Luật, Đại. gồm các vấn đề sau đây: - Lý luận về thanh toán bằng thƣ tín dụng và pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng; - Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng tại Ngân hàng nông. VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. - Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP,

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w