giản thì có thể sửa đổi được nhưng nếu phức tạp thì việc giải quyết là rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, quyền lợi của các bên tham gia. Vô hình chung, điều này cũng tác động không nhỏ tới sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Thực trạng này cho thấy nhu cầu cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng dụng
Một cách khái quát, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần ban hành ngay một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị
pháp lý cao về giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Văn bản này có thể nên được ban hành dưới hình thức Nghị định là phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Trong quá trình ban hành Nghị định này, các chuyên gia và cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo nên tham chiếu đầy đủ, toàn diện nội dung của UCP để thiết kế các điều khoản áp dụng cho các giao dịch thanh toán trong nước. Ngoài ra, cần có điều khoản dẫn chiếu đến việc áp dụng trực tiếp các điều khoản của UCP đối với giao dịch thanh toán quốc tế giữa bên Việt nam và bên nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế.
Nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật tuy là yếu tố cần thiết, cốt lõi nhất nhưng hình thức cũng chiếm một vị trí quan trọng. Việc ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với hiện nay sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Thứ hai, cần có các quy định pháp lý cụ thể nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa UCP500 và pháp luật trong nước như luật về xuất nhập khẩu, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì ưu tiên áp dụng nguồn luật nào. Sự thiếu vắng các quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết xung đột giữa các văn bản này gây khó khăn lớn cho quá trình áp dụng pháp luật. Điều này khiến cho trên thực tế có thể xảy ra tình trạng áp dụng không thống nhất giữa các ngân hàng khi có xung đột. Chẳng hạn, có trường hợp bộ chứng từ tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phù hợp với L/C nhưng hàng hóa phẩm chất kém tới mức người mua có thể hủy hợp đồng. Nếu theo pháp luật Việt Nam, ngân hàng phát hành có thể từ chối trả tiền cho người bán vì nếu trả tiền thì “gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam” (Điều 3.2, nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998). Nhưng nếu từ chối trả tiền thì uy tín của ngân hàng phát hành có thể bị kém đi vì không thực hiện cam kết với người bán, kết quả là người bán nước ngoài dần không tin tưởng vào các L/C do ngân hàng này phát hành nữa, đồng thời làm mất tính độc lập của thư tín dụng. Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng phát hành bị truy đòi từ ngân hàng chỉ định thì việc từ chối trả tiền làm giảm uy tín của ngân hàng phát hành trước ngân hàng chỉ định.
Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hóa hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa luật Việt Nam, luật của các quốc gia khác và thông lệ quốc tế về thanh toán tín dụng chứng từ. Các quy định này cần phải được ban hành trong một văn bản độc lập về thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ, vì phương thức thanh toán này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của VIệt Nam.
Thứ ba, cần bổ sung một số vấn đề pháp lý quan trọng về tín dụng chứng
từ khi ban hành văn bản pháp luật độc lập về thanh toán bằng thư tín dụng như kiến nghị ở phần trên. Cụ thể là:
- Cần có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. Khi quy định các quyền và nghĩa vụ này, nên tham chiếu các quy tắc hiện hành về tín dụng chứng từ được thể hiện trong UCP để đảm bảo tính phù hợp và tương thích ngay với thông lệ quốc tế và hạn chế
nguy cơ xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện việc thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ.
- Cần quy định thống nhất và rõ ràng từng bước trong quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ, từ thủ tục yêu cầu mở thư tín dụng đến khi tất toán tài khoản thư tín dụng để có được sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi quy định về vấn đề này, các nhà soạn thảo cũng cần tham chiếu đầy đủ các quy định hiện hành của UCP về quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và cố gắng thể hiện nội dung, ý tưởng của các quy định này trong văn bản pháp luật quốc gia để hạn chế được những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng.
- Cần kiểm tra, đối chiếu để sửa đổi, bổ sung các quy định về chiết khấu hối phiếu lập theo thư tín dụng nhằm đảm bảo sự tương thích và phù hợp với các quy tắc thực hành về tín dụng chứng từ trong UCP. Trên thực tế, mặc dù đã có quy định về chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, trong đó có Hối phiếu nhưng dường như các quy định này vẫn cần được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ.
- Cần quy định rõ các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Ví dụ như nguyên tắc xây dựng bộ chứng từ, nguyên tắc kiểm tra tính bề mặt của chứng từ. Bên cạnh đó pháp luật cần quy định rõ những điểm đặc thù (nếu có) về cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ.
Thứ tư, cần có những quy định trao quyền cho Hiệp hội ngân hàng trong
việc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, cũng như chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng. Đây chính là biện pháp để các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ tự bảo vệ mình trước nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Việc ban hành và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về tín dụng chứng từ cần phổ cập và cập nhật những kiến thức sau đây:
- Pháp luật Việt Nam liên quan đến thư tín dụng; - Tập quán quốc tế – UCP về tín dụng chứng từ;
- Pháp luật của các quốc gia và khối quốc gia liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ;
- Nội dung xung đột giữa pháp luật Viêt Nam, luật các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và cách giải quyết.
Ngoài ra, do ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, chứng từ... trong thương mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên khả năng sử dụng tiếng Anh của các nhân viên ngân hàng là không thể thiếu. Ngân hàng nên có cán bộ thanh toán quốc tế có chứng chỉ Certified Documentary Credit Specialist (chuyên gia tín dụng chứng từ).
Hiện nay, việc vận dụng chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế đã trở nên phổ biến ở nhiều nước, khu vực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông... Chứng từ điện tử tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa mẫu chứng từ trong thanh toán, giảm bớt thời gian thanh toán, tăng khả năng luân chuyển tiền tệ, giảm thủ tục thanh toán bằng giấy, tính bảo mật cao. Việt Nam cần hòa nhập với thế giới về những tiến bộ này. Cùng với đó, cần có văn bản pháp lý về quy tắc lập và xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hoạt động ngoại thương đang từng ngày, từng giờ phát triển không ngừng như hiện nay, dịch vụ thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng thư tín dụng cũng liên tục thay đổi, cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Vì thế, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với hoàn cảnh mới là tất yếu.
Trong khuôn khổ chật hẹp của khóa luận này, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng, trên cơ sở đó phân tích một số tồn tại chủ yếu và đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng. Đặc biệt, việc triển khai nghiên cứu đề tài này được gắn liền với việc tham chiếu thường xuyên và toàn diện các quy tắc pháp lý quốc tế về tín dụng chứng từ (UCP 500) nhằm đảm bảo sự đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam về tín dụng chứng từ, thông qua đó nhằm đảm bảo sự tương thích, phù hợp của pháp luật Việt nam so với thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ.
Tóm lại, dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng, hiểu biết cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì sự cầu thị chân thành, tác giả mong nhận được sự góp ý, chia sẻ chân thành của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này có thể được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC 1
Giấy đề nghị mở thư tín dụng
APPLICATION FOR IRREVOCABLE LETTER OF CREDIT
Issuing Bank:
Date of Application : .../.../...
MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB JOINT STOCK BANK - MCSB
28A Dien Bien Phu Str, Ba dinh, Hanoi Tel : 8232883, Fax: 8233335, SWIFT : MSCBVNVX
Expiry Date and Place for presentation
of Documents : +Expiry Date : .../.../... +Place of
Presentation : ...
Advising/Confirming Bank : Applicant (Full Name & Address ) :
(X) Issue by telex/SWIFT (see UCP 500 Article 11) ( ) Issue by (air) mail with brief advise by telex ( ) Transferable Credit - As per UCP 500 Article 48
Beneficiary (Full Name & Address):
Confirmation of the Credit:
Not Authorized if requested Requested Requested by Beneficiary
Amount in figures and words (pls use ISO Cur. Codes)
Partial
shipments o Allowed o Not allowed Credit available with Nominated Bank Transshipments