Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng (Trang 28 - 32)

1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

1.1.Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng

VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Có thể nói, hình thức thanh toán bằng L/C chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường, đặc biệt là khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994. Đến nay, sau hơn mười năm thực hiện, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thanh toán bằng L/C được áp dụng chủ yếu, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế của các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế. Về cơ bản, ở nước ta hiện nay các giao dịch thanh toán bằng L/C trong thanh toán quốc tế gần như chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế và việc áp dụng UCP hầu như tuyệt đối mà không bị bất cứ văn bản nào hạn chế. Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 226 ngày 26/3/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do ICC phát hành”. Quy định này cho thấy thực tế việc áp dụng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng các văn bản này cho giao dịch thanh toán quốc tế. Lý do có thể rất đơn giản, bởi vì hầu như nội dung điều chỉnh của các văn bản này còn quá đơn giản, trong khi đó các quy tắc thực hành tín dụng chứng từ của UCP 500 thì rất chi tiết, hợp lý và được hầu hết các quốc gia chấp nhận và khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động áp dụng.

1.1. Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng thư tín dụng

Các điều kiện này có thể được xác định đối với hai loại chủ thể khác nhau, tuy họ cùng tham gia vào quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng, đó là chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán.

1.1.1.Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Thực tế cho thấy rằng thư tín dụng là công cụ thanh toán khá hoàn hảo và có thể được sử dụng trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế. Dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng có thể được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng và đôi khi là các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Khi thực hiện thanh toán nội địa, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là đồng tiền trong nước nên điều kiện về chủ thể chỉ đặt ra đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Một tổ chức không phải là tổ chức tín dụng để được phép thực hiện thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Các giấy phép này chứng minh năng lực chủ thể của tổ chức xin phép thực hiện dịch vụ thanh toán.

- Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh:

+ Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính. Quy định này là nhằm loại bớt những chủ thể không đủ điều kiện thanh toán và đảm bảo cho hoạt động thanh toán của các tổ chức này mang tính thường xuyên, đạt hiệu quả cao.

+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán được phép thực hiện.

+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.

Các quy định này đều không nằm ngoài mục đích bảo vệ lợi ích của chính các chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán, của khách hàng và của nền kinh tế xã hội.

Khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ (với tư cách là một loại ngoại hối) nên pháp luật quy định các ngân hàng và tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

là “Các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và có điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế”.

Việc quy định điều kiện này chính là nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do Ngân hàng thực hiện đối với khác hàng của mình.

- Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng, để được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải có đủ những điều kiện như:

+ Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật;

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính;

+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế; + Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Có thể nhận ra rằng pháp luật hiện hành quy định các điều kiện trên đây chính là nhằm hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của các tổ chức, đặc biệt là đối với những tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Sở dĩ như vậy là bởi vì, thanh toán quốc tế là hoạt động có tính phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng rất khó đáp ứng. Quy định như vậy có thể xem là hợp lý, phù hợp với thông lệ chung của thế giới và đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán.

1.1.2. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Chủ thể này được hiểu là các tổ chức, cá nhân là nhà nhập khẩu/người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế. Chủ thể này muốn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, cần có đủ những điều kiện sau đây:

- Có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ; - Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng.

Đối với L/C trong thanh toán quốc tế, bên xin mở cần có thêm điều kiện sau:

+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Nếu không có giấy phép này thì bên đó phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và phải chịu phí uỷ thác.

+ Giấy phép nhập khẩu hàng hoá.

Nhà xuất khẩu, người bán, hai bên thụ hưởng để được thanh toán phải có các điều kiện sau:

+ Có tài khoản mở tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở L/C . + Nếu mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì yêu cầu trên địa bàn của ngân hàng đó có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở và giữa ngân hàng này và ngân hàng có tài khoản của người thụ hưởng phải có quan hệ thanh toán bù trừ.

Thanh toán bằng L/C không là quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thực tế luật thực định cho thấy chưa có những quy phạm trực tiếp quy định về chủ thể tham gia thanh toán bằng L/C mà chỉ gián tiếp thông qua việc quy định chủ thể tham gia thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy có thể thấy, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít và phân bố rải rác không hệ thống. Văn bản tồn tại chủ yếu dưới hình thức Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước, chỉ dừng lại ở mức nêu ra định nghĩa cơ bản, sơ lược. Vì thế việc hiểu và áp dụng không thống nhất, dẫn đến phát sinh những tranh chấp không đáng có. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gần đây, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO mang lại rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các hoạt động ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trong bối cảnh hiện trạng pháp luật ở Việt Nam về thanh toán bằng thư tín dụng còn quá sơ sài thì việc các bên tham gia quan hệ thanh toán thường áp dụng theo quy định của UCP 500 là điều tất yếu và hoàn toàn dễ hiểu. Một trong những yếu tố rất cần những quy định chặt chẽ của pháp

luật đó là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ đặc biệt là của người yêu cầu mở L/C và của ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên, đây là hoạt động nhạy cảm nên việc điều chỉnh những thoả thuận đó theo một khuôn khổ nhất định sẽ tránh được nhiều tranh chấp do không cùng hiểu rõ ràng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng (Trang 28 - 32)