Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng (Trang 36 - 41)

Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đối với các giao dịch thanh toán trong nước tuy đã được pháp luật quy định nhưng còn khá sơ sài, thiếu sự đồng bộ và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tín dụng chứng từ. Còn đối với giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chủ yếu mới được áp dụng tại Việt Nam trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, kể từ khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994. Đến nay, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đã bắt đầu được áp dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài (ước tính rằng việc áp dụng hình thức này chiếm vào khoảng 70% tổng giá trị thanh toán quốc

tế của Việt Nam).

Thực tiễn pháp lý cho thấy rằng việc áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu sau đây:

2.1. Lỗi về mặt hình thức và nội dung chứng từ

2.1.1. Lỗi khi kiểm tra hối phiếu

Trong thực tế, các Hối phiếu do nhà xuất khẩu lập và xuất trình để thanh toán thường hay mắc phải các lỗi như: ghi không đúng về kì hạn của hối phiếu, ký phát đòi tiền không đúng người quy định trong L/C… Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ như:

- Hối phiếu do công ty TNHH DOME lập, đáng lẽ ghi trả tiền theo lệnh của ngân hàng, nhưng do sơ suất nên công ty TNHH DOME lại ghi trả tiền theo lệnh của chính mình.

- L/C số 01M2308431410080 do ngân hàng mở cho công ty 319 - BQP, quy định hối phiếu kì hạn 60 ngày sau ngày vận đơn, nhưng công ty 319 lập hối phiếu kỳ hạn 60 ngày mà không ghi rõ sau ngày nào.

Do những lỗi trên đây là khá đơn giản, có thể sửa chữa được nên ngân hàng yêu cầu hai công ty này sửa lại cho phù hợp với L/C.

2.1.2. Lỗi khi kiểm tra hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại được xem như là bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C, vì trong trường hợp không dùng hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để thanh toán tiền hàng. Hóa dơn thương mại liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất giao cho người nhập khẩu, quy cách, phẩm chất, số lượng, số kiện, trọng lượng, đơn vị hàng hóa cùng với đơn giá và số tiền thanh toán. Mẫu hóa đơn thương mại thường do công ty lựa chọn và soạn thảo nên thường mắc nhiều lỗi như mô tả hàng hóa không đúng với yêu cầu của L/C, sai sót về chính tả, ghi sai mã hàng hóa, sai sót về số lượng, giá cả, số L/C, không ghi điều kiện cơ sở giao hàng...

Ví dụ, trường hợp của công ty TNHH kinh doanh và may mặc Việt Đức xuất hàng theo L/C số 01M2804A905451922 cho công ty KeyTech của Hàn Quốc. L/C yêu cầu phải chi tiết hàng hóa như sau: “100% cotton, grey carded

sheeting noren on Automatic Iooms with arw or aws inch tape selvage plain 1x1 weaver first quality, 63 inch wide, 60x60, yarns 20/20, export packing seaworthy sales”. Hóa đơn đầy đủ chi tiết trên và thêm “warp:24,weft:24”. Mặt dù “warp:24,weft:24” chỉ số sợi chỉ trên 1cm2 và tương đương 60x60 trên một inch vải nhưng ngân hàng vẫn cho là sai sót do L/C không yêu cầu thêm “warp:24,weft:24”.

Trường hợp khác, hóa đơn của công ty XNK máy và phụ tùng xuất một lô hàng theo L/C số 01M2403A9623651 cho công ty Som Say của Lào trong đó có ghi: xe vận tải $85.000 x 3 chiếc = $255.000 đúng như yêu cầu của L/C. Nhưng công ty XNK máy và phụ tùng giao thêm phụ tùng nên hóa đơn ghi số tiền là $265.000. Như vậy trị giá của hoá đơn vượt quá $10.000 so với L/C.

Ngân hàng đã xử lý lỗi của công ty Việt Đức là yêu cầu công ty lập lại hóa đơn hoặc sửa lại hóa đơn để mô tả hàng hóa trong hóa đơn đúng như L/C đã phát hành. Còn đối với công ty XNK máy và phụ tùng, ngân hàng tư vấn cho công ty có thể đề nghị người nhập khẩu sửa giá trị L/C và mô tả hàng hóa sao cho hóa đơn phù hợp với L/C.

2.1.2. Lỗi khi kiểm tra chứng từ vận tải

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải quốc tế. ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đều vận chuyển bằng đường biển và xuất trình chứng từ với ngân hàng là chứng từ vận chuyển bằng đường biển. Chứng từ vận tải dù được sử dụng nhiều trong thanh toán tín dụng chứng từ, nhưng khi lập các doanh nghiệp vẫn thường mắc những lỗi như: chứng từ vận tải không chứng minh được hàng đã được giao, chứng từ vận tải ghi cước phí không đúng quy định, tên người chở hàng không đúng theo L/C...

Ví dụ: L/C số 01M2305A63241568 do công ty đầu tư và phát triển Vivaco mở cho Pierluigi enzo E.C.SNC, Italy quy định chứng từ vận tải isued by “SM Logictics Gruppo Serra Mrzario S.P.A”. Nhưng ở Việt Nam không có hãng tàu nên việc giao hàng được thực hiện qua hãng M&s Shipping lines - công ty con của SM Logisties. Ngân hàng bắt lỗi chứng từ vì chứng từ vận tải

phát hành không đúng quy định của L/C.

Trường hợp này ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu sửa lại L/C điều khoản quy định B/L đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành.

2.1.3. Lỗi khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm

Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước vốn đã ít kinh nghiệm trong lĩnh vực lập chứng từ lại càng yếu kém hơn do ít phải cọ sát với thực tế. Do vậy, bộ chứng từ xuất trình tới ngân hàng thường ít khi có chứng từ bảo hiểm hoặc nếu có thì thường không đúng loại chứng từ bảo hiểm, không đúng giá trị và điều kiện bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm không đúng với quy định của L/C.

Ví dụ: L/C số 01M1356A25314615 do ngân hàng mở cho công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Linglang, theo đó ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày.

2.1.4. Các chứng từ mâu thuẫn nhau

Sự nhất quán trong nội dung được diễn đạt trên bề mặt chứng từ là một trong những tiêu chuẩn của ngân hàng để kiểm tra chứng từ. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu thường mắc những lỗi như trong trường hợp của công ty Trường An (BQP), theo đó L/C quy định B/L “lập theo lệnh của chủ hàng” (... made out to the order of shipper), do vậy mục consignê sẽ được ghi “cónignee: to shipper’s order” Nhưng ở Certifcate sẽ được ghi “Consignee: to Phonsavanh CO.Ltd, Laos” (Người mở L/C).

Để khắc phục lỗi này, ngân hàng yêu cầu công ty Trường An sửa lại Certifcate of Origin phải ghi: “Consignee:to shipper’s orderr”.

2.2. Lỗi trong khi tiến hành kiểm tra chứng từ ngân hàng

2.2.1. Ngân hàng không kiểm tra hết lỗi của chứng từ

Khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến, các thanh toán viên của ngân hàng phải kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ thanh toán. Nhưng vì lý do

nào đó mà thanh toán viên ngân hàng đã để sót lỗi, như trong trường hợp công ty 28-BQP: Khi chứng từ đòi tiền của công ty gửi đến ngân hàng để đòi tiền công ty Chang Min của Hàn Quốc, ngân hàng kiểm tra chứng từ và kết luận là không có lỗi và gửi đi nước ngoài đòi tiền. Nhưng ngân hàng nước ngoài đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi là: Vận đơn “nhận hàng để chở” và ghi chú “giao hàng lên tàu” nhưng lại không đề ngày giao hàng theo quy định của UCP. Như vậy, trong trường hợp này, việc bắt lỗi của ngân hàng phát hành là chính xác theo điều 23a UCP500.

2.2.2. Ngân hàng không phát hiện hết các khác biệt khi kiểm tra chứng từ

Có thể dẫn chứng về vấn đề này bằng vụ việc sau đây: Ngân hàng phát hành L/C cho công ty cổ phần XNK máy và Phụ tùng mua thiết bị vận tải số 01M3725A-46578398 với giá trị 250.000 USD cho người hưởng lợi là công ty ở Mỹ, và quy định “L/C này tham chiếu UCP 500 ICC,1993”. L/C yêu cầu bộ chứng từ gồm ba loại là: Bill of sale, commercial Invoice, Hull Insurance Policy - Trong đó chứng từ Bill of Sale phải là bản gốc do công ty của Mỹ lập có nội dung chuyển quyền sở hữu cho bên mua được công chứng và hợp pháp hóa bởi đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam hoặc tòa án dân sự Mỹ.

Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành chỉ phát hiện ra lỗi ở chứng từ bảo hiểm, ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C 1 ngày. Do mong muốn nhanh chóng nhận được hàng nên công ty XNK may và phụ tùng đã có công văn đồng ý để ngân hàng trả tiền ngân hàng nước ngoài. Do thiết bị vận tải trên đường hành trình từ Mỹ về Việt Nam đã bị tòa án Mỹ bắt giữ đem bán đấu giá để trừ nợ người bán nên người mua không nhận được hàng. Thực tế ngân hàng phát hành đã không phát hiện được lỗi trên Bill of Sale trên bề mặt của nó không hề có bắt cứ dấu hiệu nào chứng tỏ nó đã được hợp pháp hóa bởi các cơ quan theo L/C.

Trong trường hợp này, ngân hàng có sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ, ngân hàng đã không phát hiện ra được sai biệt và không yêu cầu người bán hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa. Và người mua cũng phải chịu trách nhiệm do nôn nóng đã đồng ý để ngân hàng trả tiền cho phía nước ngoài.

Thực tế cho thấy, do pháp luật chưa quy định chặt chẽ, chưa có một chuẩn mực chung nào nên rất dễ xảy ra những bất đồng, sai sót, tranh chấp trong thanh toán bằng L/C; đặc biệt là đối với bộ chứng từ, căn cứ quan trọng để thanh toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w