1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng
1.2. Thực trạng các quy định về thư tín dụng và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
thư tín dụng
1.2.1. Thực trạng các quy định về thư tín dụng
Theo quy định hiện hành, số tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng và thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày bên mua nhận mở thư tín dụng.
Về giá trị tối thiểu của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định giá trị
tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng trong bối cảnh hiện nay là không hợp lý. Đưa ra quy định này, có lẽ nhà làm luật cho rằng chỉ những giao dịch có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên) mới được thanh toán bằng L/C, vì phương thức thanh toán này là một quy trình phức tạp, mức phí cao do độ an toàn lớn và có thể làm tăng chi phí giao dịch cho các bên thanh toán. Tuy nhiên, quy định như vậy có thể sẽ làm giảm khả năng tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình thanh toán và làm mất đi tính chủ động, linh hoạt của họ trong quá trình lựa chọn dịch vụ thanh toán. Trên thực tế, các chủ thể trong từng giao dịch nhất định đều tự ý thức được hợp đồng nào cần phải thanh toán bằng thư tín dụng, hợp đồng nào không. Vì lẽ đó, việc giới hạn số tiền này là không cần thiết và không hợp lý. Hơn nữa, một số tiền cụ thể là 10 triệu đồng cũng không thể đánh giá được điều gì, bởi số tiền đó có thể là rất lớn đối với người này nhưng lại quá nhỏ bé với người khác. Nên chăng, cần phải có thay đổi về quy định này.
Về thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định thời
hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng, kể từ ngày ngân hàng bên mua mở thư tín dụng, nhưng lại không định nghĩa hay giải thích cụ thể nào về khái niệm thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng. Trong khi đó, UCP 500 lại đưa ra những quy định khá cụ thể về vấn đề này, theo đó “ngày hiệu lực quy định cho việc trả tiền chấp nhận hoặc chiết khấu sẽ được hiểu là thời gian cần thiết để việc xuất trình
chứng từ vẫn còn hiệu lực”. Hơn thế nữa, Điều 42 của UCP 500 còn quy định: “Ngày hết hạn là nơi xuất trình các giấy chứng từ:
a. Tất các các tín dụng phải quy định ngày hết hạn và nơi xuất trình chứng từ để thanh toán, chấp nhận hoặc quy định nơi xuất trình chứng từ để chiết khấu, trừ trường hợp thư tín dụng được chiết khấu tự do. Ngày hết hạn thanh toán chấp nhận hoặc chiết khấu được hiểu là ngày hết hạn xuất trình chứng từ.
b. Trừ trường hợp như được quy định trong Điều 44 a, phải được xuất trình trong hoặc trước ngày hết hạn hiệu lực của tín dụng đó.
c. Nếu ngân hàng phát hành quy định tín dụng có hiệu lực trong “một tháng” hoặc “sáu tháng”... nhưng không quy định tính từ ngày nào thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực đó. Các ngân hàng nên ngăn chặn các quy định thời hạn hiệu lực như vậy.
Hiện tại, nếu như luật Việt Nam quy định cụ thể thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là ba tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng thì UCP 500 lại quy định thoáng hơn, theo đó các bên có thể tự thỏa thuận ngày có hiệu lực của thư tín dụng. Nếu không có thỏa thuận thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính từ thời hạn hiệu lực đó. Như vậy, về vấn đề này, có thể nhận thấy rằng UCP 500 có hướng quy định tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đảm bảo quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình giao dịch thanh toán. Đi xa hơn, thay vì giới hạn thời gian có hiệu lực của thư tín dụng thì UCP 500 còn quy định về gia hạn hiệu lực của thư tín dụng (tại Điều 44) như sau: “Nếu ngày hết lực của tín dụng hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ quy định trong tín dụng hoặc được xác định trong điều 43 trùng vào ngày mà vào ngày đó ngân hàng nghỉ việc vì những lý do không phải là những lý do nói ở điều 17, thì ngày hết hiệu lực được quy định đó hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng, tuỳ trường hợp sẽ được ra hạn cho đến ngày làm việc đầu tiên tiếp sau đó”.
1.2.2. Thực trạng các quy định về thủ tục và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
đóc Ngân hàng Nhà nước quy định: “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền và nghĩa vụ.. của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng do các bên tham gia thanh toán thoả thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, theo quy định hiện hành, các bên tham gia quan hệ thanh toán có quyền tự do thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Điều 15 UCP quy định “các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó, hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hoặc sự hữu hiệu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện hoặc về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, sự thực hiện nghĩa vụ hoặc tín nhiệm của những người gửi hàng, những người nhận hàng, những người chuyên chở, những người giao nhận hoặc những người bảo hiểm hàng hoá hoặc của bất cứ người nào khác”. Điều này không phải nói về sự miễn trách của ngân hàng mà chủ ý là để mô tả việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra một cách có ý thức theo những tiêu chuẩn về hình thức. Ngân hàng “không được bỏ qua sự cẩn thận thích đáng cũng như việc thi hành trách nhiệm kiểm tra được yêu cầu”. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là “cẩn thận thích đáng “ thì UCP 500 chưa quy định rõ. Điều này có thể làm nẩy sinh những rủi ro trên thực tế mà người mua phải chịu, chẳng hạn như việc hàng hoá nhận không đúng yêu cầu trong khi tiền đã giao hết.
Trên cơ sở nguyên tắc kiểm tra chứng từ nghiêm ngặt về mặt hình thức, việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện theo ba tiêu chuẩn:
- Tính đầy đủ của chứng từ: hiểu với nghĩa là chứng từ đầy đủ điều kiện để thanh toán mà không phải chỉ là sự đầy đủ về nội dung của chứng từ.
- Sự hoàn chỉnh về mặt hình thức: Vấn đề này được quy định tại điều 15 UCP 500, theo đó chứng từ phải được kiểm tra xem hình thức bề ngoài có phù hợp với các điều kiện của L/C hay không;
hợp bề ngoài của nó với các điều kiện của L/C có nghĩa là các chứng từ mà hình thức bề ngoài của chứng từ thể hiện mâu thuẫn nhau sẽ không được chấp nhận. UCP 500 quy định một sự đồng nhất tích cực nghĩa là các chứng từ đơn lẻ phải phù hợp với nhau về mặt nội dung, có sử dụng các khái niệm tương đương và đồng nghĩa. Nguyên nhân không đồng nhất giữa các chứng từ có thể phát sinh từ nhiều cách mô tả đặc điểm hàng hoá khác nhau. Sự mô tả chỉ phải đồng nhất từng từ một giữa một hoá đơn thương mại và L/C. Trong tất cả các chứng từ khác chúng chỉ được mô tả một cách tổng thể. Từ đó có thể phát sinh khiếu nại khi các chi tiết mô tả được đưa ra một cách quá tải vào các chứng từ hay hóa đơn thương mại.
Như vậy, kiểm tra bề mặt của chứng từ là một nguyên tắc chủ đạo của phương thức tín dụng thư nhưng UCP cũng không quy định rõ thế nào là “tính bề mặt”. Trên thực tế có thể dẫn đến ở mỗi ngân hàng việc hiểu và vận dụng khái niệm “tính bề mặt” của chứng từ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhận thức của họ. Sẽ tốt hơn chăng nếu ngân hàng và người mua cùng phối hợp kiểm tra tính bề mặt của chứng từ để tránh lừa đảo, sự giả mạo do có thêm người kiểm tra cùng ngân hàng, chứ không chỉ trong trường hợp có sai biệt như quy định hiện nay của UCP. Thời gian kiểm tra chứng từ được quy định trong UCP là “không quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ”. Trong thời gian này, các ngân hàng sẽ quyết định nhận chứng từ hay từ chối chứng từ và thông báo cho bên gửi chứng từ biết đến quyết định đó. Như vậy, sẽ nẩy sinh vắn đề là thời điểm kết thúc 7 ngày này có phải nằm trong hiệu lực của L/C hay không. Hơn nữa, có thể linh hoạt gia hạn thêm thời gian cho ngân hàng để kiểm tra tính chân thực bề mặt của chứng từ nếu ngân hàng phát hiện sự nghi vấn. Bởi nếu bộ chứng từ có lỗi nhưng ngân hàng lại kiểm tra vượt quá thời hạn trên thì sẽ mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó.
Về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ nói trên, thông lệ quốc tế đòi hỏi các ngân hàng kiểm tra chứng từ theo “tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”. Các tiêu chuẩn này phản ánh trong UCP 500 nhưng chưa thật đầy đủ, chi tiết. Ví dụ như khi có sai biệt trong bộ chứng từ, ucp 500 không đề cập tới các sai biệt nào
có thể bỏ qua mà không chịu trách nhiệm gì và những sai biệt nào không thể bỏ qua. Vì vậy, nếu ngân hàng phát hành từ chối chứng từ thì có thể bị cho là từ chối không hợp lý, nhưng nếu tiếp nhận thì lại có thể bị người mua từ chối trả tiền.
Về vấn đề người hưởng quyền lợi chấp nhận sửa lỗi L/C, người hưởng lợi có thể thông báo chấp nhận sửa đổi hoặc từ chối sửa đổi, hoặc chấp nhận ngầm sửa đổi L/C khi xuất trình chứng từ phù hợp với L/C để sửa đổi. Điều này có thể gây bất lợi cho người nhập khẩu khi chuẩn bị các phương tiện để nhận hàng. Do đó, để UCP 500 có thể được thi hành tốt nhất tại Việt Nam thì pháp luật cần quy định thêm về vấn đề này.
Tóm lại, có thể nhận xét rằng thực trạng pháp luật về thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn nhiều điểm bất cập và hạn chế. Những bất cập, hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong các nguyên nhân rất cơ bản là do những yếu kém của bản thân các ngân hàng về chuyên môn nghiệp vụ, cùng với những thiếu sót, khiếm khuyết và sự chậm chạp, kém tương thích trong chính sách của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường. UCP 500 tuy là bản quy tắc tiến bộ và được công nhận rộng rãi trên thế giới, nhưng để có thể áp dụng một cách hiệu quả bộ quy tắc này vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước thì lại đòi hỏi phải có những xử lý thích hợp của Nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý của nền kinh tế thị trường.