Áp dụng thực tiễn pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng trong các giao dịch thương mại

MỤC LỤC

Thanh toán bằng L/C

Trong giao dịch thương mại nội địa cũng như quốc tế, thanh toán bằng L/C thường được áp dụng khi bên bán hàng không tin tưởng vào khả năng trả nợ của bên mua, do vậy họ đòi hỏi bên mua phải có sự đảm bảo thanh toán bằng cách mở một thư tín dụng tại ngân hàng để chuẩn bị trả tiền cho mình, sau khi đã giao hàng theo hợp đồng đã ký. Thứ hai, trong thanh toán bằng thư tín dụng, tuy nghĩa vụ trả nợ cho bên bán vốn dĩ là nghĩa vụ của bên mua, phát sinh từ hợp đồng mua bán nhưng do ngân hàng đã phát hành thư tín dụng để cam kết sẽ tự mình thực hiện nghĩa vụ đó theo yêu cầu của bên mua nên về nguyên tắc chính ngân hàng sẽ là người trực tiếp thanh toán tiền với bên bán, sau đó sẽ yêu cầu hoàn lại từ phía bên mua trên cơ sở số tiền ký quỹ của bên mua khi mở thư tín dụng.

NHPH NHTB

Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng

    Người thụ hưởng thư tín dụng sẽ được chỉ định ngay trong thư tín dụng và có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán cho mình số tiền đã được ghi trong thư tín dụng, phù hợp với các điều kiện thanh toán đã được ghi trong thư tín dụng. Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank) là ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng nào đó được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì thanh toán cho người thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ; hoặc chịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C. Người yêu cầu mở L/C cũng phải thực hiện ký quỹ trong trường hợp L/C thanh toán ngay và hoàn trả L/C mà ngân hàng đã thanh toán; thực hiện các biện pháp đảm bảo đối với ngân hàng phát hành L/C; trả phí dịch vụ cho ngân hàng.

    Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, thụ hưởng lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng gửi đến ngân hàng phát hành (thông qua ngân hàng thông báo) hoặc ngân hàng xác nhận để yêu cầu thanh toán tiền hàng theo thư tín dụng đã mở. Đối với Ngân hàng thông báo: khi nhận giấy báo thanh toán do bên thụ hưởng nộp vào (đơn, bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng), ngân hàng có quyền và có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục, xem xét thời gian hiệu lực của thư tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán trong phạm vi số tiền mở L/C, nếu đúng thì ngân hàng thông báo sẽ tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản L/C do ngân hàng phát hành chuyển đến theo các chứng từ thanh toán. Đối với Ngân hàng xác nhận: Chủ thể này chịu trách nhiệm thanh toán số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng, trên cơ sở quan hệ hợp đồng ủy quyền – hợp đồng dịch vụ xác nhận giữa họ với ngân hàng phát hành thư tín dụng.

    Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

      Thanh toán bằng L/C không là quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thực tế luật thực định cho thấy chưa có những quy phạm trực tiếp quy định về chủ thể tham gia thanh toán bằng L/C mà chỉ gián tiếp thông qua việc quy định chủ thể tham gia thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đưa ra quy định này, có lẽ nhà làm luật cho rằng chỉ những giao dịch có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên) mới được thanh toán bằng L/C, vì phương thức thanh toán này là một quy trình phức tạp, mức phí cao do độ an toàn lớn và có thể làm tăng chi phí giao dịch cho các bên thanh toán. Về thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng, kể từ ngày ngân hàng bên mua mở thư tín dụng, nhưng lại không định nghĩa hay giải thích cụ thể nào về khái niệm thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng.

      Đi xa hơn, thay vì giới hạn thời gian có hiệu lực của thư tín dụng thì UCP 500 còn quy định về gia hạn hiệu lực của thư tín dụng (tại Điều 44) như sau: “Nếu ngày hết lực của tín dụng hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ quy định trong tín dụng hoặc được xác định trong điều 43 trùng vào ngày mà vào ngày đó ngân hàng nghỉ việc vì những lý do không phải là những lý do nói ở điều 17, thì ngày hết hiệu lực được quy định đó hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng, tuỳ trường hợp sẽ được ra hạn cho đến ngày làm việc đầu tiên tiếp sau đó”. Những bất cập, hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong các nguyên nhân rất cơ bản là do những yếu kém của bản thân các ngân hàng về chuyên môn nghiệp vụ, cùng với những thiếu sót, khiếm khuyết và sự chậm chạp, kém tương thích trong chính sách của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường. UCP 500 tuy là bản quy tắc tiến bộ và được công nhận rộng rãi trên thế giới, nhưng để có thể áp dụng một cách hiệu quả bộ quy tắc này vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước thì lại đòi hỏi phải có những xử lý thích hợp của Nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý của nền kinh tế thị trường.

      Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

        Mẫu hóa đơn thương mại thường do công ty lựa chọn và soạn thảo nên thường mắc nhiều lỗi như mô tả hàng hóa không đúng với yêu cầu của L/C, sai sót về chính tả, ghi sai mã hàng hóa, sai sót về số lượng, giá cả, số L/C, không ghi điều kiện cơ sở giao hàng. Chứng từ vận tải dù được sử dụng nhiều trong thanh toán tín dụng chứng từ, nhưng khi lập các doanh nghiệp vẫn thường mắc những lỗi như: chứng từ vận tải không chứng minh được hàng đã được giao, chứng từ vận tải ghi cước phí không đúng quy định, tên người chở hàng không đúng theo L/C. Do vậy, bộ chứng từ xuất trình tới ngân hàng thường ít khi có chứng từ bảo hiểm hoặc nếu có thì thường không đúng loại chứng từ bảo hiểm, không đúng giá trị và điều kiện bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm không đúng với quy định của L/C.

        Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu thường mắc những lỗi như trong trường hợp của công ty Trường An (BQP), theo đó L/C quy định B/L “lập theo lệnh của chủ hàng” (.. made out to the order of shipper), do vậy mục consignê sẽ được ghi “cónignee: to shipper’s order” Nhưng ở Certifcate sẽ được ghi “Consignee: to Phonsavanh CO.Ltd, Laos” (Người mở L/C). L/C yêu cầu bộ chứng từ gồm ba loại là: Bill of sale, commercial Invoice, Hull Insurance Policy - Trong đó chứng từ Bill of Sale phải là bản gốc do công ty của Mỹ lập có nội dung chuyển quyền sở hữu cho bên mua được công chứng và hợp pháp hóa bởi đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam hoặc tòa án dân sự Mỹ. Thực tế cho thấy, do pháp luật chưa quy định chặt chẽ, chưa có một chuẩn mực chung nào nên rất dễ xảy ra những bất đồng, sai sót, tranh chấp trong thanh toán bằng L/C; đặc biệt là đối với bộ chứng từ, căn cứ quan trọng để thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ.

        Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

        Nhưng nếu từ chối trả tiền thì uy tín của ngân hàng phát hành có thể bị kém đi vì không thực hiện cam kết với người bán, kết quả là người bán nước ngoài dần không tin tưởng vào các L/C do ngân hàng này phát hành nữa, đồng thời làm mất tính độc lập của thư tín dụng. Các quy định này cần phải được ban hành trong một văn bản độc lập về thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ, vì phương thức thanh toán này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của VIệt Nam. - Cần quy định thống nhất và rừ ràng từng bước trong quy trỡnh thanh toỏn bằng tín dụng chứng từ, từ thủ tục yêu cầu mở thư tín dụng đến khi tất toán tài khoản thư tín dụng để có được sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng.

        Khi quy định về vấn đề này, các nhà soạn thảo cũng cần tham chiếu đầy đủ các quy định hiện hành của UCP về quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và cố gắng thể hiện nội dung, ý tưởng của các quy định này trong văn bản pháp luật quốc gia để hạn chế được những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng. Trên thực tế, mặc dù đã có quy định về chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, trong đó có Hối phiếu nhưng dường như các quy định này vẫn cần được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ. Thứ tư, cần có những quy định trao quyền cho Hiệp hội ngân hàng trong việc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, cũng như chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng.