Thực trạng xét xử các vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn (Trang 49 - 61)

2.1.1. Tình hình và kết quả của xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn từ năm 2008 đến 2011

Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của nước ta, với 20 huyện- thị xã (18 huyện và hai thị xã) và một thành phố. Nghĩa Đàn là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, với 24 xã – thị trấn (23 xã và một thị trấn). Nghĩa Đàn là một huyện rộng lớn, dân cư tập trung đông đúc, kinh tế khá phát triển. Đa số dân cư ở đây tập trung từ nhiều vùng, miền do đó có sự giao thoa giữa các vùng miền văn hóa, giữa các dân tộc với nhau. Vì là một huyện miền núi của tỉnh, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, chủ yếu phát triển kinh tế rừng, trình độ văn hóa còn chưa cao do đó không khỏi nảy sinh những tranh chấp đời thường. Tôi là một sinh viên sống tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn, có cơ hội được tìm hiểu về cuộc sống cũng như những ứng xử đời thường của nhân dân nơi đây nên tôi chọn Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn là đối tượng để nghiên cứu trong đề tài khóa luận này.

Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn trước đây có trụ sở tại thị trấn Thái Hòa nhưng từ năm 2010, khi Thị trấn Thái Hòa được công nhận là thị xã thì Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn được tách ra từ tòa án thị xã Thái Hòa. Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã dời trụ sở về thị trấn Nghĩa Bình của huyện Nghĩa Đàn. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn gồm có một chánh án, một phó chánh án, hai thẩm phán và bốn thư ký giúp việc cho các thẩm phán.

Như đã trình bày ở trên, Nghĩa Đàn là một huyện khá rộng, dân số đông, kinh tế khá phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Tuy nhiên, do dân cư tập trung từ nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau vì thế có sự khác nhau trong sinh hoạt và nếp sống. Thêm vào đó là trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện có sự quy hoạch đất đai, có sự chia tách từ thị trấn lên thị xã. Từ những lý do trên mà hàng năm Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn thụ lý hàng chục vụ án dân sự, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Qua tìm hiểu và thống kê từ sổ thụ lý vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn thì ta có bảng thống kê sau:

Năm Số vụ

1/1/2008 đến 31/12/2008 30

1/1/2009 đến 31/12/2009 37

1/1/2010 đến 31/12/2010 50

1/1/2011 đến 31/3/2011 10

Từ bảng thống kê trên ta nhận thấy mỗi năm Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn thụ lý khá nhiều vụ án dân sự, đặc biệt từ năm 2010, số vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn thụ lý là 50 vụ. Nguyên nhân là do đầu năm 2010, có sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, có sự chia tách về địa chính do đó các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền thừa kế tài sản ngày càng tăng lên. Đó cũng chính là một trong những khó khăn mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn gặp phải.

Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn có đội ngũ cán bộ còn thiếu, trong khi đó hàng năm lại thụ lý rất nhiều các vụ việc cả về dân sự lẫn hình sự do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, các cán bộ của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn vẫn hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình, phần lớn các vụ án đã thụ lý đều được giải quyết kịp thời và nhanh chóng. Nhìn chung không có vụ việc nào bị đình trệ, không giải quyết được. Không có vụ án nào bị đương sự khiếu nại, không có vụ án nào bị Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa. Đó chính là những

thành tựu mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn làm được trong những năm qua. Bên cạnh đó cũng có những vướng mắc còn gặp phải. Do mới được tách ra từ Tòa án của thị xã do đó đội ngũ cán bộ của Tòa án huyện Nghĩa Đàn còn thiếu mà số vụ án thì nhiều do đó không tránh khỏi khó khăn trong việc xem xét và giải quyết các vụ án, có một số án còn chưa được giải quyết kịp thời cũng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích cho các đương sự.

2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân của áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn từ năm 2008 đến năm 2011

2.1.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý các vụ án dân sự

Một tranh chấp chỉ được coi là một vụ án dân sự khi các bên khởi kiện ra Tòa án và được Tòa án chấp nhận thụ lý. Chính vì vậy, giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xét xử vụ án dân sự. Đây là một giai đoạn quan trọng và không thể thiếu được trong xét xử vụ án dân sự. Hàng năm, Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn thụ lý rất nhiều vụ án dân sự thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy việc xem xét về điều kiện khởi kiện và thụ lý vụ án gặp rất nhiều khó khăn.

Khi có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì việc đầu tiên Tòa án phải xem xét về tính hợp lệ của đơn khởi kiện, xem xét về quyền khởi kiện của đương sự và các điều kiện để được thụ lý đơn khởi kiện. Một vướng mắc gặp phải trong giai đoạn này đó là xem xét về thời hiệu khởi kiện của vụ án còn hay là đã hết thời hiệu khởi kiện. Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện là một vấn đề rất quan trọng, nó là cơ sở để xem xét xem vụ án đó có được Tòa án thụ lý giải quyết hay là trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên việc xác định thời hiệu khởi kiện của Tòa án còn gặp nhiều khó khăn bởi quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện còn có

nhiều vướng mắc, chồng chéo dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về thời hiệu khởi kiện. Đây cũng chính là những vướng mắc mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn gặp phải trong thời gian qua.

Một ví dụ điển hình đưa ra đó là:

Năm 2009, ông Bắc gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Trong đơn ông Bắc trình bầy rằng vào đầu năm 2002, ông có một vườn trồng khoảng 200 cây cà phê, vì ông đi xuất khẩu lao động nên nhờ người anh của mình là ông Nam trông coi hộ. Trước khi đi ông có nhắn nhủ rằng “Anh trông coi, chăm sóc, thu hoạch hoa lợi, duy trì vườn cây cho tôi” và ông Nam đã đồng ý.

Mấy năm sau, ông trở về nước, nể công anh chị giữ vườn tược vất vả nên vẫn để cho anh chị tiếp tục quản lý, thu hoạch hoa màu. Nhưng đến năm 2008, ông Bắc nghe tin gia đình ông Nam đã đi đăng kí quyền sử dụng mảnh đất đó và đã được cấp giấy chứng nhận nên ông Bắc đã yêu cầu anh trai trả lại đất. Tuy nhiên, ông Nam một mực khẳng định rằng mảnh đất này là ông Bắc đã chuyển nhượng lại cho mình trước khi xuất khẩu lao động nên không trả lại. Hơn nữa mảnh đất đó ông Nam đã cho người con trai cả khi anh này lấy vợ vào năm 2006.

Tháng 6 năm 2009, Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tòa án nhận định ông Bắc không có giấy tờ chứng minh mảnh vườn cà phê là tài sản gửi người anh trông giùm. Trong khi đó, phía người anh đã sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp gì và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do không có nhu cầu sử dụng nên phía người anh đã tặng cho con traivà việc tặng cho này cũng không trái pháp luật. Từ đó Tòa đã bác yêu cầu đòi lại đất của ông Bắc.

Theo quan điểm của VKSND huyện Nghĩa Đàn, trước hết TAND huyện đã thiếu sót, không đề cập đầy đủ yêu cầu khởi kiện của ông Bắc, vi

phạm khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể, ông Bắc khởi kiện yêu cầu Tòa đòi lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nhưng trong thông báo thụ lý vụ án, Tòa chỉ thụ lý việc tranh chấp quyền sử dụng đất mà không hề đề cập gì đến tài sản gắn liền trên đất.

Thứ hai, cũng trong thông báo thụ lý vụ án, Tòa xác định bị đơn là vợ chồng người con trai được gia đình người anh ông Bắc cho đất. Tòa không đưa gia đình ông Nam vào với tư cách bị đơn là vi phạm khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Qua vụ án trên chúng ta thấy rõ sai phạm của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn trong việc xem xét đơn khởi kiện của đương sự dẫn đến sai lầm trong việc xem xét yêu cầu của nguyên đơn, xác định sai tư cách của những người tham gia tố tụng đã gây ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án và cũng là nguyên nhân cho sự sai phạm về nội dung vụ án khiến cho bản án sơ thẩm bị hủy.

2.1. 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự

Sau giai đoạn thụ lý vụ án là đến giai đoạn chuẩn bị cho phiên tòa xét xử. Trong giai đoạn này Tòa án cần phải thực hiện một số việc để đảm bảo cho vụ án được giải quyết đúng đắn. Trong giai đoạn này, thư ký Tòa án lấy lời khai của các đương sự, yêu cầu đương sự phải cung cấp toàn bộ tài liệu chứng cứ và ghi biên bản lời khai để làm căn cứ trước Tòa hoặc là chứng cứ chứng minh trước Tòa trong trường hợp đương sự vắng mặt mà không có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, một vướng mắc trong giai đoạn này mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn gặp phải đó là trường hợp đương sự không chịu hợp tác (chủ yếu là bị đơn). Họ cố tình trốn tránh, dù có giấy triệu tập của Tòa án nhưng vẫn không tới Tòa án để lấy lời khai, khiến cho vụ án phải đình trệ. Thêm vào đó, trong giai đoạn gần đây đa số các vụ án mà Tòa án nhân dân

huyện Ngĩa Đàn thụ lý là những vụ tranh chấp đất đai giữa các bên về quyền sử dụng đất nhưng vụ việc đã xảy ra từ lâu và khi thụ lý để giải quyết yêu cầu đương sự đưa ra chứng cứ để chứng minh thì lại không có, không thể cung cấp vì đã mất giấy tờ. Vì không thể cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do đó Tòa án phải tiến hành thu thập chứng cứ cho vụ án, đây là công việc khó khăn và tốn kém rất nhiều thời gian dẫn tới phải kéo dài thời gian xét xử. Ngoài ra có những vụ án liên quan đến tài sản, đến đất đai cần phải có sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan trong địa bàn thì còn có một số trường hợp các cơ quan đó không tạo điều kiện giúp đỡ khiến cho công việc của Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ: khi Tòa án gửi giấy yêu cầu cơ quan định giá cử cán bộ đi xuống định giá tại nhà của đương sự thì cơ quan không cử người tham gia vì thế Tòa án không thể định giá tài sản được...

Bên cạnh đó, trong BLTTDS còn có một số quy định chưa chặt chẽ dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể tại Điều 192 BLTTDS quy định về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn đã không quy định rõ về trường hợp đình chỉ vụ án dân sự tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều này thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi “ người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên lại không có văn bản nào hướng dẫn trong trường hợp nào người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì được Tòa án chấp nhận và trường hợp nào thì Tòa án không chấp nhận, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Đây cũng là một trong những vướng mắc mà các thẩm phán tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn gặp phải trong quá trình giải quyết án dân sự.

Trở lại vụ án đòi lại quyền sử dụng đất của ông Bắc đã nêu ở trên, một sai phạm mà Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn mắc phải đó là, ở quyết định định giá tài sản, trong số bốn thành viên định giá không có ai là chủ tịch hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng. Chưa kể là trong quyết định định giá không có tên ông Anh nhưng ông này lại ký tên là chủ tịch hội đồng ở biên bản định giá sau này.

Sai sót khác là quyết định đưa vụ án ra xét xử xác định thư ký phiên tòa là ông Sơn nhưng trong biên bản phiên tòa thì thư ký lại là ông Thắng. Việc tòa thay đổi thư ký trước khi mở phiên xử mà không ra quyết định là vi phạm tố tụng.

Không chỉ thế, theo VKS huyện, ban đầu các bên khai thống nhất nguồn gốc đất là của cha ông Bắc và ông Bắc. Tuy nhiên, trong một số biên bản, phía bị đơn lại khai rằng đất này do xã cấp. Lời khai của bị đơn mâu thuẫn nhưng khi giải quyết án, thẩm phán lại không cho đối chất. Tại Tòa, những mâu thuẫn này cũng không được làm rõ nhưng khi nhận định trong bản án, Tòa lại cho rằng nguyên đơn đã gửi tài sản cho bị đơn mà không có giấy tờ chứng minh nên bác yêu cầu. Đây là phần nhận định chưa chính xác vì hợp đồng gửi giữ tài sản không quy định hình thức.

Trong trường hợp nêu trên, Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã không làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, đó chính là những điểm mấu chốt để giải quyết vụ án cũng như đưa ra những nhận định sai quy định của pháp luật dẫn đến giải quyết vụ án sai lầm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự và tính đúng đắn của pháp luật.

Một trường hợp khác

Ông Nguyễn Xuân Lăng kết hôn với bà Hoàng Thu Hương năm 1965 nhưng 2 người chưa về sống chung do bà Nhung bận công tác. Trước khi kết hôn với bà Hương, ông Lăng có hai con riêng và tài sản là một căn nhà cấp bốn trên diện tích 550m2 đất, tại xã Ngĩa Bình.

Năm 1973, bà Hương về sống cùng ông Lăng. Hai người có thêm ba con chung. Trong thời gian hôn nhân, ông bà đã sửa ngôi nhà ở xã Nghĩa Bình, năm 1992 xây dựng được một ngôi nhà ba tầng trên diện tích 33,2m2

bệnh tư. Năm 2002, ông bà tiếp tục nhờ anh Hùng và chị Mai là con riêng của ông Lăng, đứng tên mua 46,6m2 đất, xây dựng một ngôi nhà bốn tầng tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ngày 15/7/2007, chị Mai viết giấy giao lại nhà, đất cho ông Lăng và bà Hương nhưng đến nay chưa làm thủ tục chuyển nhượng. Ông Lăng đã ở ổn định tại nhà này từ năm 2007.

Quá trình sinh sống, hai bên phát sinh mâu thuẫn. Nhất là từ năm 2006, con trai chung bị chết, bà Hương muốn cho 2 con gái của 2 người (hiện đã có gia đình) 2 ngôi nhà ở Vinh và Nghĩa Bình nhưng ông Lăng không đồng ý mà muốn chia đều cho cả con riêng và con chung, nếu không thì vẫn là tài sản của vợ chồng, con nào khó khăn thì giúp đỡ nên mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, 2 người đã sống ly thân, các con chung của

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn (Trang 49 - 61)