1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973

115 926 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển, con người không ngừng lao động, khát khao khám phá thế giới tự nhiên và xã hội để hoàn thiện bản thõn, xõy dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Đã có những thời mà sự màu mỡ của đất đai, sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thuận lợi về vị trí địa lý hay sự đông đúc về dõn cư cũng làm nên sự giàu có của các quốc gia và đôi khi trở thành nhõn tố quyết định đến sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, các yếu tố thuận lợi tự nhiên đó cũng vẫn rất quan trọng nhưng không phải là duy nhất và quyết định đến sự phát triển của các quốc gia. Thực tế, sự phát triển của lịch sử cho thấy, có những quốc gia, không có, có rất ít tài nguyên thiên nhiên, không được thiên nhiên ưu đói nhưng vẫn có thể phát triển giàu mạnh. Nguyên nhân cơ bản đưa tới những thành tựu phát triển đú chính là nhờ khoa học - kĩ thuật cùng với những tiến bộ do chúng tạo nên. Trong nửa sau thế kỷ XX, nhân loại đang trải qua một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghệ với quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Những thành tựu và ứng dụng của khoa học – công nghệ đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố của sản xuất, đưa tới sự phát triển mạnh mẽ cho nhiều quốc gia. Ở những quốc gia, phát huy tối đa được sức mạnh của khoa học - kĩ thuật, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc, thậm chí là “thần kỳ” như Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm trải hình cánh cung ở sườn phía đông của lục địa châu Á, gồm khoảng 3000 hũn đảo, trong đó có bốn hũn đảo lớn nhất là: Hokkaido, Hoshu, Shikoku, Kyushu. Nhật Bản có một diện tích không lớn,toàn bộ diện tích đất liền tớnh đến tháng 10 năm 1989 là 377.688 km 2 , chỉ lớn hơn Phần Lan hoặc Ý một chút và bằng diện tích bang lớn thứ năm của nước Mĩ – bang Montana [3,15]. Phần lớn đảo của Nhật 1 Bản có núi và núi lửa, tiêu biểu là núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản. Với dõn số 123.612.000 người (năm 1990 ), Nhật Bản là một trong mười quốc gia có dõn số lớn nhất thế giới - đứng hàng thứ bảy [3,15]. Vùng Tokyô, bao gồm thủ đô Tôkyô và các tỉnh xung quanh có khoảng 30 triệu dõn sinh sống đã trở thành vùng đô thị tập trung dõn đông nhất thế giới. Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản luôn phải hứng chịu những trận động đất, nhiều núi lửa vẫn đang hoạt động đe doạ cuộc sống của người dõn. Ngoài ra, sóng thần, bóo nhiệt đới cũng thường xuyên sảy ra ở Nhật Bản. Không được thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản cũn là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu như không có dầu lửa, sắt, than hoặc các tài nguyên khoáng sản khác. Nhật Bản phải phụ thuộc vào nhập khẩu tới 85% các tài nguyên năng lượng.“Thiên nhiên Nhật Bản đẹp, nhưng quả thật khắc nghiệt đối với con người con người Nhật Bản như càng được tôi luyện trong thiên nhiên nghiệt ngã họ đã vươn lên một cách độc đáo, trở thành một trong những dõn tộc đứng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế kĩ thuật.” [17, 25] Lịch sử đất nước Nhật Bản, có thể nói, là lịch sử của quá trình đấu tranh không biết mệt mỏi, vươn lên, vượt qua những khó khăn thử thách nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Năm 1868, với cuộc Duy Tõn Minh Trị, đất nước Nhật Bản phong kiến nghèo đói và lạc hậu đã vượt qua khủng hoảng, sự đe doạ xõm lược của các nước thực dõn phương Tõy vươn lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản nhanh chóng trở thành nước đế quốc phát triển nhất chõu Á vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, thuộc phe Trục Phát xít, Nhật Bản gõy nên cuộc chiến tranh ở chõu Á – Thái Bình Dương. Cùng với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, tháng 8 năm 1945, Nhật Bản buộc phải ký Tuyên bố Potsdam đầu hàng quõn Đồng minh vô điều kiện. Một 2 nước chiến bại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị đè bẹp về quõn sự, suy sụp về tinh thần, bị kiệt quệ về kinh tế. Nhật Bản đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới giờ. Số người chết và bị thương và mất tích lên tới khoảng 3 triệu người. Nền kinh tế lõm vào tình trạng kiệt quệ, 40% đô thị, 80% tầu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá huỷ, 13 triệu người thất nghiệp. Thảm hoạ đói rét đe doạ toàn nước Nhật. [40,292]. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi ấy, một lần nữa, ý chí quật cường của người dõn Nhật Bản lại được thể hiện và chứng minh bằng thực tiễn. Từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, sau một thời gian ngắn phục hồi, phát triển, đến đầu thập niên Nhật Bản đã vươn lên, trở thành một trong ba trung tõm kinh tế - tài chớnh của thế giới (cùng với Mĩ và Tõy Âu). Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn này nhưng tất cả đều thống nhất, trên phương diện kinh tế, sự phát triển của Nhật Bản trong những năm 1951 đến năm 1973 là một hiện tượng nổi bật, “thần kỳ”. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản (1951 – 1973) là rừ ràng, không thể phủ nhận và để có được sự phát triển đó là đóng góp của nhiều nhõn tố hợp thành. Đưa tới sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn lịch sử này có nhiều nguyên nhõn, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật hiện đại. Những thành tựu của khoa học - kĩ thuật hiện đại đã được Nhật Bản ứng dụng thường xuyên và hiệu quả tạo nên tớnh cạnh tranh hơn hẳn cho hàng hoá Nhật bởi sự phong phú, đa dạng, tiện ích, giá cả cạnh tranh và tiết kiệm năng lượng. Như vậy, trong những nguyên nhõn phát triển, khoa học - kĩ thuật là một nhõn tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu, tạo động lực phát triển “thần kỳ” cho nền kinh tế Nhật Bản. 3 Sau hàng thập kỷ đấu tranh giành và giữ nền độc lập dõn tộc, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế ở xuất phát điểm thấp kém hơn so với các nước phương Tõy, đất nước Việt Nam ta cũng đang trong quá trình khôi phục và phát triển đi lên. Trong quá trình xõy dựng và phát triển kinh tế hiện nay, tỡm hiểu về sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản là một vấn đề hết sức thiết thực, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu tỡm hiểu. Các công trình nghiên cứu đã thấy được sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản, đánh giá một cách khách quan về những nguyên nhõn phát triển của giai đoạn phát triển này. Nghiên cứu riêng về nhõn tố khoa học - kĩ thuật sẽ góp phần làm sõu sắc thêm một trong những nguyên nhõn tạo nên sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Qua đó, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế của một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, hiểu rừ vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973, khi giảng dạy ở các trường THPT sẽ có tác dụng giáo dục to lớn cho các em học sinh về ý thức học tập, tiếp thu những kiến thức khoa học - kĩ thuật cơ bản. Trong công cuộc xõy dựng và phát triển đất nước hiện nay, trách nhiệm của các em học sinh, chủ nhõn tương lai của đất nước là học tập, trau dồi kiến thức, tích cực thu nhận kiến thức ở nhà trường phổ thông để mai này lập nghiệp, đóng góp công sức vào công cuộc phát triển đi lên của đất nước. Với tất cả những lý do khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhật Bản, một quốc gia phong kiến với nền văn hoá truyền thống độc đáo, sớm tiếp thu công nghệ phương Tõy, vươn lên trở thành một cường quốc ở chõu Á, ngang hàng với các nước tư bản phương Tõy vào cuối thế kỷ 4 XIX đầu thế kỷ XX. Nửa sau thế kỷ XX, thế giới lại một lần nữa nhắc đến Nhật Bản như là một hiện tượng “thần kỳ” trong phát triển kinh tế. Nghiên cứu lịch sử Nhật Bản nói chung, nghiên cứu sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản nói riờng là những vấn đề lịch sử hấp dẫn, thu hút nhiều nhà khoa học, lịch sử trong và ngoài nước nghiên cứu. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản, lý giải sự phát triển mạnh mẽ của mình, phải kể đến rất nhiều những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản. Eiichi Aoki làm chủ biên, đã giới thiệu một cách khái quát nhất về đất nước Nhật Bản trong cuốn sách Nhật Bản - đất nước và con người. Sách do Nguyễn Kiên Trường dịch, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008. Trong tác phẩm gần 500 trang, tác giả đã giới thiệu một cánh khái quát, đầy đủ nhất về đất nước, con người Nhật Bản. Trong phần lịch sử và kinh tế, tác giả đã nêu lên những nét khái quát về đặc điểm, quá trình phát triển của khoa học, công nghệ Nhật Bản. Takafusa Nakamura là một nhà nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị khoa học, lịch sử. Trong 3 tập của cuốn Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát triển và cơ cấu, Takafusa đã tỡm hiểu một cánh hệ thống, toàn diện về nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả tập trung nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu, tốc độ phát triển của nền kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ: kết thúc chiến tranh, tăng trưởng nhanh và kết thúc tăng trưởng nhanh. Trong các cuốn sách, nhất là ở tập 2, nhõn tố khoa học - kĩ thuật cũng được đề cập đến trong sự thay đổi về cơ cấu, phát triển của ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp nặng thời kỳ tăng trưởng nhanh. Sách do Viện kinh tế thế giới, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam ấn hành năm 1988. Năm 1998, nhà xuất bản Chớnh trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách của Nakamura: Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản 5 hiện đại 1926 - 1994, Lưu Ngọc Trịnh dịch. Cuốn sách đã tập trung trình bày những biến đổi lớn của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1926 đến năm 1994. Qua việc trình bày các chớnh sách của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng qua các thời kỳ, độc giả sẽ nhận thấy các chớnh sách về khoa học - kĩ thuật và tác động của các chớnh sách này đối với sự tăng trưởng kinh tế. Nhà sử học Seki Mitsuhiro khi trình bày khái quát về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Đông Nam Á đã trình bày khoa học - kĩ thuật như một nguyên nhõn thúc đẩy phát triển kinh tế Nhật Bản và là công cụ để Nhật Bản kết nối với kinh tế Đông Nam Á trong kỷ nguyên mới. Công trình Kinh tế Nhật Bản trong kỷ nguyên Đông Nam Á mới do Phạm Bích Thu và Thang Bích Liên dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Hai nhà nghiên cứu Kazushi Ohkawa và Hirohisa Komaha trong công trình Kinh nghiệm công nghiệp hoá của Nhật Bản và tác dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển đã cung cấp cho các độc giả một cách toàn diện về điều kiện, quá trình công nghiệp hoá của kinh tế Nhật Bản từ thời Minh Trị Duy Tân đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Từ đó tác giả đã nêu ra một số kinh nghiệm thiết thực cho quá trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Tất nhiên, một trong những yếu tố hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá là sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản. Sách do Bùi Tất Thắng dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2004. Saburo Okita, trong công trình Các nền kinh tế đang phát triển và Nhật Bản: Những bài học về tăng trưởng, đã tỡm hiểu khoa học - kĩ thuật như một biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ phát triển. Sách do Viện kinh tế thế giới, Uỷ ban khoa học - xã hội Việt Nam phát hành năm 1988. 6 Tỡm hiểu một cách toàn diện nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới những năm 80 của thế kỷ XX, không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đại học Chuo: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sách được nhà nghiên cứu Phạm Hưng Long dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1992. Khi trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản các tác giả cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học - kĩ thuật như một biểu hiện, nguyên nhõn thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ. Cùng các công trình nghiên cứu của Nhật Bản, tỡm hiểu về lịch sử, kinh tế và khoa học - kĩ thuật Nhật Bản phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mĩ, Anh, Trung Quốc. Ezraf Vogel, với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, một nhà sử học đã có thời gian sống ở Nhật Bản khá dài, trong cuốn sách Hoa kỳ học gì ở Nhật Bản, đã cho thấy một cách khách quan sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Từ những nghiên cứu của mình, Ezraf đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế nước Mĩ mà trong đó nhõn tố khoa học - kĩ thuật rất được chú trọng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách này bằng cả hai thứ tiếng Anh và Việt năm 1990. Martin Wolf, trong cuốn sách Những bài học từ sự thành công của kinh tế Nhật Bản (Nguyên Vũ biên soạn), đã cung cấp cho bạn đọc những bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ sự thành công trong phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong những bài học đó, đương nhiên có bài học về sự vận dụng và sáng tạo khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản trong phát triển kinh tế. Nhà sử học Geoge Samson trong trình bày khái quát tiến trình lịch sử Nhật Bản từ khởi thuỷ đến hiện đại, khi trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản thời hiện đại cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học - kĩ thuật 7 Nhật Bản. Ba tập cuốn sách Lịch sử Nhật Bản do Lê Năng An dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1994 và 1995. Nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản cũng là vấn đề học giả G.C Allen tỡm hiểu qua cuốn sách Chớnh sách kinh tế của Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản được tác giả đề cập đến dưới góc độ tác động của các chớnh sách của Nhà nước, qua các thời kỳ lịch sử Nhật Bản. Trong các chớnh sách của nhà nước, một phần quan trọng là các chớnh sách phát triển khoa học - kĩ thuật. Sách được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế giới xuất bản năm 1988. Hai nhà nghiên cứu Trần Bình Phú và Lõm Trác Sử (Trung Quốc), trong cuốn sách Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở châu Á, Phạm Quang Huy và Trần Đức Long dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2000, cũng đã nêu ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ châu Á. Các tác giả đã phõn tích những vấn đề lý thuyết chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản, hệ thống chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản và kinh nghiệm áp dụng cho các nước chõu Á. Trong bối cảnh phát triển kinh tế sau chiến tranh với nhiều khó khăn, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử và kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ. Nhúm các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đỗ thanh Bình, Trần Thị Vinh, đã tìm hiểu khái quát về lịch sử đất nước Nhật Bản từ thời tiền sử tới thời hiện đại qua cuốn sách Lịch sử đất nước Nhật Bản. Các tác giả đã cung cấp cho độc giả những kiến thức khái quát nhất về tự nhiên, lịch sử, đất nước và con người Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử, trong đú có sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản những năm 1951 - 1973. 8 Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh, năm 1998 đã chủ biên cuốn sách Nõng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước: Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa áp dụng với Việt Nam. Khi tỡm hiểu những chớnh sách nõng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các tác giả đã chỉ ra được những biện pháp thúc đẩy khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển. Tỡm hiểu về kinh tế Nhật Bản, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay phải kể đến những công trình nghiên cứu của nhà khoa học Lê Văn Sang. Năm 1988, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế giới xuất bản cuốn sách Kinh tế Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” của Ông. Cuốn sách nghiên cứu sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973. Tác giả tỡm hiểu nguyên nhõn phát triển, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, hậu quả của sự phát triển đó và yếu tố khoa học - kĩ thuật được tác giả tỡm hiểu như một nhõn tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Tương tự cuốn sách trên, năm 1991, cùng tiến sĩ Lưu Ngọc Trịnh, tiến sĩ Lê Văn Sang đồng chủ biên cuốn sách Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế dày 342 trang, nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những bước phát triển của nền kinh tế Nhật Bản một cách có hệ thống từ thời Minh Trị (1868) đến nửa đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Trình bày về sự phát triển kinh tế, yếu tố khoa học kĩ thuật được các tác giả tỡm hiểu như một yếu tố cấu thành, biểu hiện phát triển của nền kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ nói chung. Tiếp theo, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lưu Ngọc Trịnh. Tìm hiểu về Nhật Bản, nhất là sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới nay, Lưu Ngọc Trịnh cú cỏc công trình Chiến lược con người trong “thần kỳ” kinh tế Nhật Bản, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996; Kinh tế Nhật Bản: những thăng trầm trong lịch sử, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998. 9 Tỡm hiểu riêng về sự phát triển của khoa học - kĩ thuật từ thời cổ đại cho đến nay là nội dung cuốn sách Lịch sử kĩ thuật và cách mạng công nghệ đương đại. Tác giả Hoàng Đại Phu, nhà xuất bản Khoa học - kĩ thuật xuất bản năm 1997. Trong cuốn sách này, khoa học - kĩ thuật đã được tỡm hiểu một cách khái quát, từ nguyên nhõn ra đời, nguồn gốc phát triển đến những thành tựu, tác động của những thành tựu đó đến cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hay cũn gọi là cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện, nêu rừ những thành tựu cũng như những hạn chế, thách thức mà cuộc cách mạng này đang đặt ra cho nhõn loại phải giải quyết. Đặc biệt, tác giả đã dành hẳn một chương – chương XI, Công nghệ và sự phát triển tại một số nước (hơn 30 trang) để trình bày về chớnh sách của các quốc gia, trong đó có Nhật Bản, về phát triển khoa học công nghệ; về những thành tựu, tác động của cuộc cách mạng công nghệ đương đại đối với nền kinh tế và đời sống của các quốc gia này. Như vậy, rừ ràng đề tài mà chúng tôi nghiên cứu chưa được khai thác một cách hệ thống, riêng biệt mà mới chỉ nằm rải rác trong những cuốn sách. Vì thế, trong quá trình tập hợp tư liệu luận văn, chúng tôi cố gắng trình bày một cách có hệ thống, chuyên sõu về những chớnh sách phát triển, những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong khoa học - kĩ thuật và tác động, vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973 để từ đó rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973. Để làm rừ sự phát triển của khoa học - kĩ thuật Nhật Bản giai đoạn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các chớnh 10 [...]... kĩ thuật của Nhật Bản Từ yêu cầu của thực tiễn, Nhật Bản có cơ sở và các chớnh sách gì để phát triển khoa học - kĩ thuật Tác dụng của các chớnh sách này chớnh là sự ứng dụng khoa học - kĩ thuật đưa tới sự phát triển kinh tế Nhật Bản Trên cơ sở những vấn đề nghiên cứu, rút ra nhận xét, thấy được những ưu điểm và hạn chế của sự phát triển khoa học - kĩ thuật cũng như phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn. .. nghiệp Nhật Bản; tác động của các chớnh sách đến sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973, giai đoạn tăng trưởng nhanh 3.3 Nhiệm vụ đề tài Trước hết, đề tài tập trung tỡm hiểu về vai trò của nhõn tố khoa học kĩ thuật đối với sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Thấy được tớnh tất yếu, nhu cầu bức thiết của việc phát triển khoa học - kĩ. .. đến sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật của Nhật Bản Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn lịch sử này cũng chịu những tác động tai hại, gặp nhiều khó khăn Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do đòi hỏi của các mục đích quõn sự, các trung tõm nghiên cứu khoa học kĩ thuật được đầu tư phát triển Nhật Bản đã có những tiến bộ nhanh chóng về kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật. .. mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới hai, sự phát triển của nhõn tố này ở một quốc gia, một nền kinh tế cụ thể Đề tài cũng cho thấy rừ vai trò, tác động của khoa học - kĩ thuật, “lực lượng sản xuất trực tiếp” thời hiện đai, đến sự phát triển của một nền kinh tế điển hình cho sự tăng trưởng mạnh mẽ - Nhật Bản Từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản, dưới tác động của khoa học - kĩ. .. nhằm phát huy nhõn tố khoa học - kĩ thuật; Tác động của các chớnh sách này đối với sự phát triển của các ngành kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này như thế nào 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài không nhằm mục đích tỡm hiểu toàn bộ nền kinh tế Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay mà tập trung chủ yếu vào nghiên cứu nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn. .. bài học kinh nghiệm cho sự phát triển khoa học - kĩ thuật, phát triển kinh tế của các nước đang phát triển 4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thấy có hai nguồn tài liệu chớnh, đó là Nguồn tư liệu gốc: Các văn bản của Nhà nước, Chính phủ Nhật Bản có liên quan tới việc phát triển khoa học - kĩ thuật, định hướng phát triển. .. Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 Sau một thời gian hàn gắn vết thương chiến tranh (1945 - 1950), đến năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi đạt mức trước chiến tranh và phát triển “thần kỳ” Trong sự phát triển đó, khoa học - kĩ thuật đóng một vai trò quan trọng, như một lực lượng sản xuất trực tiếp Đề tài tập trung nghiên cứu những chớnh sách thúc đẩy khoa học - kĩ thuật phát triển của Chớnh phủ,... Chớnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đã cho phép lực lượng sản xuất tiến những bước khổng lồ Với những tiến bộ vượt bậc, sức mạnh to lớn của mình, khoa học - kĩ thuật giúp con người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ và con người, với những hoạt động của mình tác động ngược lại sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, thúc đẩy những tiến bộ xã hội 1.2 Các yếu tố. .. Các yếu tố đòi hỏi Nhật Bản phải phát triển khoa học – kĩ thuật 1.2.1 Yếu tố khách quan 1.2.1.1 Vai trò của khoa học – kĩ thuật Suốt hàng chục thế kỷ, trong lịch sử phát triển lõu dài của xã hội loài người, tiến bộ kĩ thuật và tiến bộ công nghệ diễn ra theo kinh nghiệm, dựa trên sự tích luỹ kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất của con người, không có hoặc có rất ít sự tham gia của khoa học Nhưng vào khoảng... kia khoa học phát triển như một thể chế xã hội bị cô lập hoá, thì ngày nay, khoa học xõm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tri thức khoa học và quan điểm khoa học là cần thiết trong sản xuất vật chất, trong kinh tế, trong chớnh trị, trong lĩnh vực quản lý, trong hệ thống giáo dục Cho nên, khoa học đang phát triển với một nhịp độ nhanh hơn mọi lĩnh vực hoạt động khác Sự phát triển của khoa học . triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973. Tác giả tỡm hiểu nguyên nhõn phát triển, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, hậu quả của sự phát triển đó và yếu tố khoa học - kĩ thuật được. học - kĩ thuật phát triển của Chớnh phủ, các công ty, xí nghiệp Nhật Bản; tác động của các chớnh sách đến sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973, giai. nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973. Sau một thời gian hàn gắn vết thương chiến tranh (1945 - 1950), đến năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w