Địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 25 - 38)

Nhật Bản là một quần đảo trải dài từ Đông Bắc xuống Tõy Nam, ngoài khơi bờ biển phớa Đông lục địa chõu Á. Toàn bộ diện tích đất liền tớnh đến tháng 10/1989 là 377.688km2, chỉ bằng 0,035 diện tích toàn thế

giới, lớn hơn nước Phần Lan hoặc nước Ý một chút và bằng 1/25 diện tích nước Mĩ và bằng diện tích bang Montana của Mĩ.[3,15]

Về mặt địa hình, đặc điểm chớnh của Nhật Bản là sự bất ổn định của nền địa chất và ít bình nguyên. Núi lửa thường xuyên hoạt động, các trận động đất xảy ra thường xuyên, quần đảo Nhật Bản được cấu thành với địa hình thẳng đứng, hầu như đều là núi dốc cao, có rất ít bình nguyên.

Núi cao đốc đứng từ 1.500 – 3.000m nằm trải dọc ở phái Tõy Nam Nhật Bản, theo bờ biển Thái Bình Dương. Nhiều thung lũng sõu, hình chữ V bị cắt thành từ những ngọn núi này. Trái lại ở phớa Biển Nhật Bản ở phớa Tõy Nam là các nhúm cao nguyên và vùng núi thấp với độ cao vào khoảng 500 – 1.500m. [3,18]

Số lượng và tớnh đa dạng của núi lửa được tỡm thấy khắp quần đảo Nhật Bản tạo nên một đặc điểm đáng chú ý khác. Có đến 188 núi lửa đang hoạt động trong thời điểm này hay thời điểm khác từ kỷ địa chất Đệ tứ, và hơn 40 trong số này vẫn cũn hoạt động. [3,22] Nhiều núi lửa có nhiều lần phun trào mónh liệt như Asamayama, Bandaisan. Các núi lửa ở Nhật Bản thường có sự phát triển ở miệng hoặc hừm chảo như núi lửa Akan, Daisetsu, Hakone, Aso và Aira. Núi lửa Aso là núi lửa có hừm chảo có kích thước lớn nhất thế giới.

Nhật Bản có không nhiều sông ngòi. Chỉ có một số tuyến sụng chớnh trờn toàn lãnh thổ Nhật như sông Ishikarigawa, Shinano - gawa, Tonegawa, Kisogawa, Yodogawa và Chikugogawa. Các con sông này tạo ra cỏc vựng châu thổ với kích thước tương đối ở các cửa sông. Ruộng bậc thang ven biển, sông và miền núi lũ tích phát triển nhiều ở vùng duyên hải, số ruộng này được sử dụng cùng với đồng bằng để sản xuất nông nghiệp và làm nơi cư trú.

Nhật Bản nằm trong vùng gió mùa thuộc vùng biển phớa Đông lục địa chõu Á do vậy phạm vi thay đổi nhiệt độ hàng năm rất rộng và lượng

mưa rất lớn. Tuy nhiên, vì tớnh phức tạp của cấu tạo địa chất, nên cũn có thêm sự chênh lệch giữa các vùng trong các mùa.

Mùa Xuõn, khi các vùng áp thấp tràn qua biển Thái Bình Dương của Nhật Bản trong tháng ba, nhiệt độ tăng với mỗi trận mưa rào. Khi các vùng áp thấp bắt đầu mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở khắp Biển Nhật Bản, các trận gió mạnh từ phớa Nam thổi vào đất Nhật Bản gõy ra tình trạng lũ lụt do tuyết trên các ngọn núi bị tan chảy đột ngột, ở vùng Biển Nhật Bản đôi khi xảy ra nhiều trận hoả hoạn.

Mùa Hạ, là bắt đầu mùa mưa ở Nhật Bản, kéo dài trong tháng 7 hàng năm. Đỉnh điểm mùa hạ là những đợt nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8.

Mùa Thu, tháng 9 là tháng của giông bóo. Các trận bóo liên tiếp diễn ra trên nền mưa. Đến khoảng tháng 10, thời tiết mới quang đóng và gió đông bắt đầu thổi.

Khi cấu hình áp suất khí quyển thay đổi, gió Tõy Bắc thổi tuyết ào ạt lên các dóy núi và các vùng đồng bằng ở phia Biển Nhật Bản, gió khô thổi ở phớa Thái Bình Dương.

Như vậy, với diện tích đất tương đối nhỏ nhưng cấu hình rất phức tạp, khí hậu và hệ động thực vật khác nhau theo từng vùng, kéo dài từ vùng cận Bắc cực ở miền Bắc đến vùng cận nhiệt đới ở miền Nam. Thay đổi theo mùa và cấu trúc địa chất phức tạp đã mang đến cho Nhật bản nhiều thảm hoạ thiên nhiên. Mưa xối xả và giông bóo trong mùa thu thường gõy lở đất, lũ lụt và thiệt hại do giông bóo. Mùa đông lạnh giá khắc nghiệt cũng gõy thiệt hại không kém mùa thu. Những trõn cuồng phong và sóng thần thường xuyên đe doạ đời sống của những cư dõn ven biển của Nhật Bản.

Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng đang diễn ra nhiều chuyển động của vỏ trái đất do vậy, núi lửa, động đất, cuồng phong và sóng thần là những hiện tượng thường xuyên diễn ra.

Có rất nhiều núi lửa vẫn đang hoạt động, gõy những mối đe doạ trực tiếp đến đời sống của cư dõn Nhật. Gần đõy nhất, tháng 11 năm 1990, núi lửa ở Fugendake phun trào và dòng chảy do nham tầng núi lửa tạo thành năm 1991 đã làm mất tích 44 người. [3,24]

Theo thống kê, có tới gần 10% năng lượng do các trận động đất phóng thích trên toàn thế giới được tập trung ở Nhật Bản và quanh quần đảo Nhật Bản. Đõy là nguyên nhõn chớnh của những trận động đất thường xuyên diễn ra ở Nhật Bản. Trong thế kỷ XX, Nhật Bản phải hứng chịu tới 23 trận động đất phá huỷ với cường độ trên 6 độ richter. Trận động đất Tokyo 1923 đạt đến cường độ 7,9. Tõm chấn ở thủ đô Tokyo và Yokohama, khiến 100.000 người chết, thiệt hại tài sản lên tới hàng tỷ đôla. [3,3,25]

Cùng với động đất, núi lửa thật không may Nhật Bản còn nằm đúng khu vực thường phát sinh những trận bão lớn, cư dân Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với những trận cuồng phong, sóng thần kèm theo mưa to.

Mặc dù lớn hơn diện tích Việt Nam 15%, song Nhật Bản là một nước đặc biệt nghèo tài nguyên thiên nhiên. Rừng núi chiếm tới 2/3 diện tích cả nước, diện tích đất trồng trọt được chỉ chiếm khoảng 15%, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, Nhật Bản hầu như không có gì ngoài đá vôi và khí sunfua. đối với các nguyên, nhiên liệu cơ bản Nhật Bản phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu từ bên ngoài. Đến những năm 70, để bộ máy công nghiệp hoạt động bình thường, Nhật Bản phải nhập khẩu tới 82% đồng, 60% chì, 57% kẽm, 100% nhôm, 100% kền, 91% quặng sắt, 92% than cốc, 100% dầu hoả, 100% uraniom, 78% khí tự nhiên. [47,21]

Như vậy, rừ ràng về mặt địa lý tự nhiên, Nhật Bản có rất nhiều khó khăn, bất lợi cho sự phát triển kinh tế. Người dõn Nhật Bản phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, đối mặt với những khắc nghiệt của tự nhiên để đứng vững và phát triển. Có lẽ do vậy, người Nhật Bản đã chọn ngọn núi lửa Fuji (có nghĩa là “núi rượu trường sinh”) làm hình ảnh tượng trưng cho đất nước

mình. Trái núi hùng vĩ hình chóp nún phủ tuyết hiện lên trên bầu trời xanh thăm thẳm có mõy trắng trôi lững lờ, sườn và chõn núi trải ra một tấm thảm mầu lục bao la ... Đó là hình ảnh của thiên nhiên Nhật Bản, thật hùng vĩ và ngoạn mục nhưng cũng thật dữ dội và đầy biến động.

Thiên nhiên tươi đẹp nhưng quả thật quá khắc nghiệt đối với cuộc sống con người. Hũn đảo nghèo nàn khoáng sản này không được hưởng thiên thời và địa lợi. Yếu tố khoa học - kĩ thuật là một trong những phương tiện hữu hiệu và quan trọng nhất để Nhật Bản vượt qua khó khăn tự nhiên, phát huy yếu tố con người để phát triển.

1.2.2.2. Kinh tế

Tập trung vốn phát triển khu vực sản xuất lớn, hiện đại, phát triển những ngành công nghiệp mới, then chốt là điều kiện quan trọng để thực hiện cách mạng khoa học - kĩ thuật. Chớnh cách mạng khoa học - kĩ thuật lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc nõng cao hiệu quả vốn đầu tư, đến việc phát triển các ngành công nghiệp mới có năng suất cao, trở thành nhõn tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngay từ thế kỉ XIX, với cuộc Duy Tõn Minh trị, Nhật Bản đã chứng tỏ khả năng và tinh thần ham học hỏi kĩ thuật phương Tõy. Dưới thời Minh Trị, với khẩu hiệu lónh đạo fukoku kyohei (làm cho dõn giàu nước mạnh) Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt các cải cách về thể chế xã hội, chớnh trị và kinh tế, khoa học - kĩ thuật theo đường lối phương Tõy. Hiến pháp năm 1889 mở đường cho chớnh phủ nghị viện thực thi nhiều chớnh sách tiến bộ công nghiệp và xõy dựng quõn đội đủ mạnh để đánh bại Trung Hoa năm 1895 và Nga năm 1905, cũng như giúp Nhật Bản thôn tớnh Triều Tiên năm 1910. Nhật Bản nổi lên như một đế quốc hùng mạnh ở Đông Á cuối thế kỉ XIX đầu XX. Chớnh sự phát triển của kĩ thuật phương Tõy đã tạo động lực cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật dù ra đời muộn nhưng không hề thua kém các nước phương Tõy về tốc độ phát triển.

Tham gia vào hai cuộc chiến tranh thế giới, lần thứ nhất và lần thứ hai, Nhật Bản không đạt được mục đích đặt ra khi tham chiến. Ngược lại, kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận, chịu nhiều hậu quả nặng nề.

Nếu được hỏi về kinh nghiệm tệ hại nhất của mình, nhiều người dân Nhật Bản sẽ trả lời đó là “năm 1945 và những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai”. Cảnh khổ cực và nỗi đau tinh thần cũng như thể xác mãi ăn sâu trong ký ức những người dân Nhật sinh ra trước, trong và sau chiến tranh.

Bị thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản mất hết thuộc địa (tương đương 44% diện tích toàn bộ Nhật Bản), nền kinh tế lõm vào tình trạng bị phá huỷ hoàn toàn. Đất nước nước tiêu điều, các thành phố lớn như Tôkyô, Ôsaka ... bị tàn phá nặng nề, hai thành phố Hirụsima và Nagazaki bị xoá sổ bởi hai quả bom nguyên tử của Mĩ. Con số thiệt hại có thể thống kê là: 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị bị tàn phá, 34% máy móc, trang thiết bị công nghiệp và 25% nhà cao tầng bị phá huỷ. [40,292] Tổng giá trị thiệt hại trong chiến tranh lên tới 64,3 tỉ Yên, chiếm 1/3 tổng giá trị của các tài sản cũn lại của đất nước sau chiến tranh và tương đương với toàn bộ số tài sản tích luỹ được trong 10 năm (từ năm 1935 – 1945). Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm sút dưới 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và bằng 1/7 sản lượng năm 1941. [36,84]

Nền kinh tế khủng hoảng, nước Nhật bại trận phải đối mặt với ba thách thức lớn trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.

Vấn đề số một là tình trạng thất nghiệp trầm trọng. Khi các lực lượng quõn đội bị giải thể, hơn 7,6 triệu binh sỹ bị giải ngũ, không đõu tiếp nhận. Các nhà máy xí nghiệp vốn hoạt động phục vụ vho công nghiệp chiến tranh bị đình chỉ hoạt động đã đẩy thêm 4 triệu người lõm vào cảnh thất nghiệp. Chiến tranh kết thúc, từ nước ngoài có khoảng 1,5 triệu người hồi hương về nước. Đội quõn thất nghiệp không có việc làm của Nhật Bản sau Chiến

tranh thế giới thứ hai lên tới khoảng hơn 13,1 triệu. [43,149] Một số trong đó có khả năng quay trở lại công việc trước kia đã làm hoặc trở về với công việc đồng ruộng làm nông nghiệp thì làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm cho hơn 10 triệu người luôn là vấn đề gõy đau đầu của các quan chức Nhật Bản sau chiến tranh thế giới hai.[38,215] Trên thực tế, vì mưu sinh, mọi người dõn đều tỡm cho mình một kế sách gì đó để sinh nhai, như buôn bán chợ đen, “quầy hàng ngoài phố” hoặc mưu sinh nhờ vào số tiền tiết kiệm, dành dụm ít ỏi của họ. Nhưng rừ ràng, việc làm không đầy đủ và thu nhập thấp, bấp bênh sẽ là những khó khăn, kỡm hóm tăng trưởng của nền kinh tế cũng như nguyên nhõn dẫn tới những tệ nạn xã hội trầm trọng. Nếu không nhanh chóng tỡm ra biện pháp hữu hiệu nhằm tạo ra việc làm thì số người thất nghiệp sẽ cũn tăng lên nhanh chóng hơn nữa, với cấp số nhõn.

Vấn đề lớn thứ hai đó là tình trạng thiếu năng lượng và lương thực trầm trọng. Các nguồn năng lượng chớnh lúc bấy giờ là than và thuỷ điện. Mặc dù nhu cầu năng lượng đã giảm xuống rất nhiều do đình chỉ sản xuất quõn sự nhưng sản lượng than lại bị tụt nhanh hơn so với yêu cầu. Sản lượng than hàng tháng giảm xuống chỉ cũn 1 triệu tấn vào mùa thu năm 1945 trong khi nhu cầu thực tế dù đã giảm vẫn cần 3 đến 4 triệu tấn. [42,33] Tình trạng này diễn ra là do những người Trung Hoa, Triều Tiên trước kia phải làm việc khổ sai trong các mỏ than của Nhật nay đã bỏ về nước hoặc không chịu làm việc như trước nữa. Các mỏ than của Nhật lõm vào tình trạng hoàn toàn tê liệt. Do thiếu than, ngành đường sắt bị khủng hoảng nghiêm trọng. Cùng với việc thiếu năng lượng, vụ lúa năm 1945 giảm sút khá nhiều, chỉ bằng 2/3 sản lượng trung bình hàng năm. [38,216] Sự thiếu hụt năng lượng và lương thực là không phải hiếm trong lịch sử Nhật Bản, nhưng vấn đề là sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật bại trận mất hết thuộc địa. Triển vọng bù đắp thiếu hụt từ nguồn cung cấp lương thực và năng lượng từ bên ngoài như trước đó là không cũn nữa. Mối lo sợ nhiều

người sẽ bị chết đói vì thiếu lương thực và nhiên liệu đã hiện hữu. Chính phủ Nhật Bản nhiều lần đề nghị cho nhập lương thực nhưng lực lượng chiếm đóng không chấp nhận.

Siêu lạm phát là vấn đề lớn thứ ba mà Nhật Bản phải đối mặt. Khi Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, rất nhiều khoản thu nhập của người dõn được chớnh phủ chi trả bằng các mún tiền tiết kiệm, công trái. Khi chiến tranh bước vào giai đoạn chót, Chớnh phủ và Ngõn hàng Nhật Bản, trước sự hoang mang lo sợ của dõn chứng đã phải chiếu cố tung các quỹ công trái này ra thị trường. Thêm vào đó, khi Nhật Bản thua trận, một lượng lớn các quỹ dùng cho các khoản chi tiêu quõn sự được đưa vào lưu thông: tiền lương của binh sỹ được trả, các đơn đặt hàng quõn sự đã hoàn thành được thanh toán, tiền chi cho các khoản ứng trước, tiền đền bù thiệt hại chiến tranh ... Những lời đồn đại như về khả năng có đổi tiền, đánh thuế tài sản, không cho rút tiền ở ngõn hàng ... đã khiến cho dõn chúng đổ xô đi mua vét hàng hoá, rút tiền gửi ở các ngõn hàng. Hậu quả là tình trang siêu lạm phát đã xảy ra và ngày càng nghiêm trọng từ giữa năm 1945 đến đầu năm 1949. Nhịp độ tăng giá vài tháng trước khi Nhật đầu hàng quõn Đồng minh đã xuất hiện nhưng tốc độ tăng giá quóng thời gian sau đó là không thể dự báo được. Lấy giá cả năm 1945 làm cơ sở thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 515 vào năm 1946, 1.655 vào năm 1947, 4.857 vào năm 1948 và 7.889 vào năm 1949 - tổng cộng tăng xấp xỉ 800% [23,84].

Để khắc phục tình trạng lạm phát phi mã này, Chính phủ Nhật Bản đã phải áp dụng những biện pháp tài chính khẩn cấp vào tháng 2 năm 1946 như kêu gọi ký gửi tiền mặt ở các cơ quan tài chính, ra lệnh phát hành tiền mới, thực hiện việc chuyển đổi đồng yên mới và chỉ cho phép mỗi gia đình được rút 500 yên mỗi tháng để chi tiêu, thu thuế tài sản (dự tính ban đầu thu được 100 tỷ yên nhưng cuối cùng chỉ thu được 30 tỷ). [38,217] Những biện pháp ngăn chặn này cũng không thể ngăn chặn đà lạm phát đã lên tới mức quá cao.

Những khó khăn trầm trọng của nền kinh tế buộc Nhật Bản phải có biện pháp giải quyết hữu hiệu, nhanh chóng vực dậy nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Những cải tiến về khoa học – công nghệ, thay đổi bản chất của lực lượng sản xuất sẽ giúp Nhật Bản có thể khắc phục nhanh chóng những khó khăn và phát triển nhanh chóng trong thời gian kế tiếp.

1.2.2.3. Chính trị

Là một quốc đảo, Nhật Bản mang trong mình xu hướng “hướng nội” chú trọng đến sự phát triển quốc gia, dõn tộc. Chớnh quyền Nhật Bản vốn có

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w