Phát triển con ngườ

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 48 - 62)

Sự phát triển kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng đáng kể của thái độ dõn chúng đối với công việc và tiêu dùng. Quốc gia đó sẽ phát triển

nhanh nếu có nhiều người làm việc chăm chỉ, làm việc có chất lượng nhờ trình độ giáo dục cao nhưng lại biết căn cơ tiết kiệm và sẽ chậm, thậm chí là không phát triển nếu không có những phẩm chất trên trong dõn chúng. Như trên đã trình bày, Nhật Bản nghèo về diện tích đất đai cũng như về tài nguyên thiên nhiên song người dõn Nhật Bản hình như đã đạt đến đỉnh cao trên cả ba tiêu chuẩn này và đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng cao sau chiến tranh.

Nhật Bản là một quốc gia có một số lượng dõn cư tương đối lớn. Năm 1945 dõn số Nhật Bản là 72 triệu người, năm 1947 tăng lên 78 triệu người. So với các quốc gia khác, Nhật Bản ngay sau chiến tranh đã có mật độ dõn số khá cao, chừng trên 200 người/km2. [42,37] Dõn số đông là một yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, là nguồn cung cấp và dự trữ lao động dồi dào, là thị trường lớn - một trong ba nhõn tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Ngay từ thời Minh Trị, Nhật Bản vốn là một quốc gia cú trỡnh độ dân trí cao, có tinh thần lao động cần cù và ham học hỏi, có truyền thống đạo đức và làm việc tốt. Trong chiến tranh thế giới hai, thông qua giáo dục, đào tạo và làm việc trong các ngành công nghiệp quân sự, Nhật Bản đã đào tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề, có kỷ luật và tác phong công nghiệp, sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế. Ngoài ra, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người trẻ, khoẻ, có sức lao động trong tổng dân số khá cao. Dân số đông, tỉ lệ thất nghiệp cao khiến công nhân Nhật Bản phải kiềm chế nhu cầu đòi tăng lương và do vậy tiền lương sau chiến tranh của công nhân là rất thấp.

Tuy có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế sau chiến tranh, dõn số và lao động Nhật Bản cũng có những bất lợi lớn, cần phải khắc phục khi phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Do nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiếu tài nguyên, thiếu vốn, nạn thất nghiệp trầm trọng. Tổng số người không có việc làm lên tới

13,1 triệu người, ước chừng 17,5% dõn số, tức 37,4% lực lượng lao động. [42,39] Đội quõn thất nghiệp này bao gồm những người dõn trở về từ các thuộc địa trước kia; hàng triệu binh lớnh bị buộc phải giải ngũ; hàng triệu công nhõn, đặc biệt là công nhõn công nghiệp quõn sự bị mất việc ....

Nạn thất nghiệp sau chiến tranh thế giới hai ở Nhật Bản được dự đoán là sẽ có thể trầm trọng hơn nữa do sự tăng vọt dõn số sau chiến tranh. Từ năm 1945 đến năm 1950, tỉ lệ sinh trung bình là 3,1%/năm, tốc độ tăng dõn số là 2,84% - tăng 11 triệu người một năm - một kỷ lục tăng dõn số trong lịch sử nước Nhật Bản. [29,105]

Trên một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, bại trận, khủng hoảng, bị quõn đội nước ngoài chiếm đóng và thiếu thốn đủ thứ và chết đói thì nguy cơ tăng dõn thật là khủng khiếp. Vấn đề đặt ra cho chớnh quyền, giới kinh doanh cũng như toàn xã hội Nhật Bản là làm thế nào để giảm được tốc độ tăng dõn số, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn nhõn lực to lớn cho sự khôi phục và phát triển kinh tế nước mình, nhanh chóng đuổi kịp các nước khác. Để tận dụng được triệt để những lợi thế của nguồn nhõn lực, hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi của nó và tạo điều kiện cho khoa học kĩ thuật dễ dàng thõm nhập vào nền kinh tế, Nhật Bản đã có những chớnh sách cụ thể sau:

Thứ nhất, chớnh sách nuụi dưỡng dân chúng.

Ngay khi chiến tranh sắp kết thúc, Nhật Bản đã đứng trước nguy cơ thực sự không thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của dân cư. Tình trạng thiếu năng lượng và lương thực như trên đã đề cập, là hết sức trầm trọng.

Các nguồn năng lượng chớnh lúc bấy giờ là than và thuỷ điện. Mặc dù nhu cầu năng lượng đã giảm sút khá nhiều do đình chỉ sản xuất quõn sự, nhưng sản lượng than cũn giảm sút nhanh hơn nhiều so với sự giảm sút của nhu cầu, từ 3 - 4 triệu tấn hàng tháng, cho đến mùa thu năm 1945 chỉ cũn 1 triệu. [42,42] Lý do của sự giảm sút này là do nước Nhật đã đầu hàng,

những người Trung Hoa và Triều Tiên trước kia bị buộc phải làm việc khổ sai trong các mỏ than đã từ chối không chịu tiếp tục công việc khai thác và do vậy các mỏ than lõm vào tình trạng tê liệt hoàn toàn. Tình trạng thiếu năng lượng đã khiến cho sản xuất của Nhật Bản gần như đình trệ. Các nhà máy thép gần như ngừng hoạt động hoàn toàn, các nhà máy sản xuất amoni sunfỏt, một loại hoá chất nông nghiệp quan trọng chỉ sản xuất ở mức 50% trong hai năm đầu sau chiến tranh. Ngành đường sắt, ngành vận tải huyết mạch của Nhật Bản do thiếu than, cũng phải cắt giảm hoạt động. [38,216]

Năm 1945, sản lượng gạo – lương thực chớnh nuôi sống người Nhật đạt mức thấp nhất kể từ năm 1903, chỉ bằng 2/3 sản lượng trung bình hàng năm và triển vọng cung cấp lương thực từ bên ngoài lại hết sức mong manh. Năm 1946, khẩu phần gạo đã giảm cũn 297 gam/người /ngày, bằng một nửa so với trước chiến tranh. Tại các thành phố lớn, lương thực, thực phẩm đựoc phõn phối theo khẩu phần hạn chế một cách nghiêm ngặt. [38,217] Tuy nhiên, tình trạng cấp chậm hoặc cấp thiếu vẫn thường xuyên xảy ra. Người dõn đã phải bán cả các tài sản cá nhõn chỉ để mua thức ăn. Nếu không có sự viện trợ, phát chẩn lương thực của quõn đội Đồng minh thì số người chết đói và chết rét có thể là 10 triệu người. [42,43] Nạn chết đói và chết rét hàng loạt đã không xảy ra nhưng tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm độc do thức ăn kém phẩm chất, dịch bệnh thì tràn lan đến mức khó có thể kiểm soát.

Chớnh phủ và nhõn dõn Nhật Bản đã nhận thức rừ tớnh nghiêm trọng và cấp bách của việc nuôi dưỡng dõn chúng. Họ nhận thức rừ sự nguy hại của việc nuôi dưỡng và chăm sóc kém trong những năm niên thiếu sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, khả năng mắc dịch bệnh tăng, làm giảm hiệu quả lao động của cộng đồng nói chung.

Chính phủ Nhật đã khuyến khích gia tăng sản xuất than và giao nộp lương thực cho nhà nước. Chớnh phủ cũng đã khẩn khoản đề nghị quõn đội chiếm đóng cho nhập lương thực nhưng không được chấp nhận. [42,44] Mói

đến năm 1947, triển vọng giải quyết các vấn đề trên mới bắt đầu xuất hiện khi kinh tế có dấu hiệu ổn định và có ngoại tệ để nhập lương thực, thực phẩm. Chớnh phủ đã tỡm cách cải thiện triệt để các điều kiện ăn uống, dinh dưỡng và sức khoẻ của dõn chúng bằng cách nghiên cứu và phổ biến thông tin về chế độ dinh dưỡng ở khắp các địa phương. Chính phủ Nhật đã xúc tiến việc nghiên cứu khoa ăn uống và khuyến khích cải tiến dinh dưỡng cho phù hợp với người Nhật Bản, giúp đỡ đào tạo những chuyên gia dinh dưỡng. Tại hầu hết các trường học, từ nhà trẻ đến hết bậc phổ thông và cả một số trường đại học, đều có chương trình tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh. Kinh phí tổ chức bữa ăn do nhà nước trung ương, chớnh quyền địa phương và cha mẹ học sinh đóng góp. [37,63] Điều quan trọng của “Chương trình bữa ăn trưa cho học sinh” là các nhà dinh dưỡng Nhật Bản giáo dục được cho học sinh về tầm quan trọng và tác dụng của dinh dưỡng, cung cấp cho các em kiểu mẫu về những bữa ăn đủ dinh dưỡng, phù hợp lứa tuổi.

Hàng năm, những chương trình nghiên cứu dinh dưỡng lại đưa ra những tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi ở Nhật Bản. Các đội tự nguyện được tổ chức làm nhiệm vụ tuyên truyền ở các địa phương về ăn uống dinh dưỡng và hợp vệ sinh thông qua nhiều hình thức trong đó chú ý nhất là hình thức “những chiếc xe bếp ăn”.

Trong lĩnh vực sức khoẻ, tỷ lệ tổng sản phẩm quốc dõn chi cho y tế đã tăng lên nhanh trong nhiều năm. Tớnh tổng quát, tỉ lệ của tổng sản phẩm quốc dõn dành cho chăm sóc sức khoẻ đã tăng từ 2,6% năm 1961 lên 4,3% năm 1975, và trong khi tổng sản phẩm quốc dõn tăng gấp 7 lần thì chi phí cho chăm sóc sức khoẻ đã tăng gấp 12 lần trong cùng thời kỳ. [42,46] Chi phí của Nhật Bản cho chăm sóc sức khoẻ, kể cả tỉ lệ bác sỹ, y tá, bệnh viện và giường bệnh so với dõn số vào giữa những năm 70 đã cao hơn mức trung bình của các nước Tõy Âu. [47,34]

Ngoài đầu tư cho sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế và các loại thuốc men hữu hiệu mới, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng dịch cũng được các giới chức Nhật Bản quan tõm đặc biệt. Việc kiểm tra các cửa hàng ăn, bệnh viện có tuõn thủ các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và vệ sinh không được tiến hành thường xuyên, tích cực. Các nhõn viên y tế thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ cho thanh thiếu niên, kiểm tra răng và y tế cho tất cả các trường học, thường xuyên tiêm chủng các loại vắc - xin cho học sinh và trẻ em các vùng phụ cận. Các phương tiện truyền thông cũng có vai trò tích cực trong việc phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. [42,47] Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản thường cung cấp những kiến thức chi tiết cho các bà mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em. Hầu hết các trường học ở cấp giáo dục bắt buộc đều có bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ và hộ lý để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đối với các công ty, xí nghiệp, việc chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhõn viên cũng được đặc biệt chú trọng. Ngoài việc tham gia bảo hiểm sức khoẻ cho công nhõn viên của mình, các công ty cũn có những cơ sở y tế và nhà nghỉ phục vụ riêng cho người của công ty mình. Từ năm 1962, các công ty có từ 50 công nhõn trở lên đều định kỳ hằng năm khám sức khoẻ cho tất cả công nhõn viên của mình. [42,47]

Nhờ những hoạt động trên, sức khoẻ của nhõn dõn Nhật Bản sau chiến tranh đã được cải thiện và bảo vệ tốt hơn. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã giảm mạnh, từ 16,17% sau chiến tranh xuống cũn hơn 6% vào đầu những năm 70. Chiều cao và trọng lượng cơ thể của thanh niên Nhật Bản đã được cải thiện rừ rệt. Tuổi thọ của người dõn Nhật được nõng cao không kém tuổi thọ ở các nước công nghiệp phát triển khác. Năm 1955 tuổi thọ của người Nhật là 63,5 - 67,8 thì đến năm 1970 tăng lên 69,3 - 74,7 và năm 1975 là 71,8 - 77,0 trong khi đó tuổi thọ trung bình của Mĩ năm 1975 là 68,7 - 76,5. [42,48]

Thứ hai, giảm tốc độ tăng dân số

Như trên đã đề cập, dõn số đông là một điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển kinh tế, song nạn thất nghiệp cao và tỉ lệ tăng dõn số nhanh trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn cũng tạo ra nguy cơ kỡm hóm tăng trưởng kinh tế và giảm chất lượng lao động. Không thể dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng dư thừa và tăng dõn số như trước, nhưng kinh tế - xã hội sẽ không thể phát triển nếu không giải quyết vấn đề dõn số. Đó là thách thức to lớn đặt ra cho Chớnh phủ và các nhà dõn số học Nhật Bản.

Chớnh phủ coi việc giảm tốc độ tăng dõn số là một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết để tạo đà cho tái thiết đất nước và phát triển kinh tế. Năm 1948, Luật Bảo vệ Ưu sinh được ban hành, việc phá thai được hợp pháp hoá ở một số trường hợp nhất định và càng ngày càng được nới rộng. Năm 1952, chương trình kế hoạch hoá gia đình và các hoạt động liên quan của Bộ Y tế và phúc lợi xã hội được triển khai trên toàn quốc. [42,82] Chương trình này đặt mục tiêu trước hết là đem lại hạnh phúc cho người dõn. Đi đôi với việc tuyên truyền các biện pháp y tế (thông tin hướng dẫn về phòng tránh thai, cung cấp rộng rói các phương tiện phòng tránh thai ....), chương trình, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động xã hội nõng cao nhận thức của dõn chúng về nguy cơ của vấn đề tăng dõn số quá nhanh, về tác dụng của việc giảm tốc độ tăng dõn số .... Thực tế, khó khăn hàng ngày sau chiến tranh, cộng với việc tuyên truyền tích cực kể trên đã khiến người Nhật rất có ý thức về việc cần thiết giảm sinh. Chương trình kế hoạch hoá dõn số của Nhật Bản được tiến hành song song với những biện pháp cải thiện điều kiện sống của dõn chúng. Với việc nõng cao trình độ học vấn của người dõn đặc biệt là phụ nữ, chớnh sách dõn số của Nhật Bản đã đạt được kết quả khả quan sau một thời gian ngắn. Tỉ lệ sinh đẻ từ mức tăng 3,4% một năm trong những năm 1947 - 1949, sau đó đã được kiểm soát. Trong vòng 10 năm tỉ lệ đó giảm một nửa cũn 1,7% vào năm

1957. Cùng với tỉ lệ sinh đẻ giảm, tốc độ tăng dõn số cũng giảm theo tương ứng. Từ chỗ tăng 2,84% vào năm 1945, đã giảm cũn 1,41% năm 1950; 1,01% năm 1960 và 1,03% năm 1975. [42,84] Có thể nói, Nhật Bản sau chiến tranh đã giải quyết thành công vấn đề tăng dõn số. Nếu các nước Tõy Âu phải mất hơn 50 năm mới chuyển sang được thời kỳ tăng trưởng dõn số thấp thì Nhật Bản chỉ mất có 10 năm. Đõy chớnh là một yếu tố thuận lợi cho việc tập trung nõng cao chất lượng dõn số và phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Nhật Bản.

Thứ ba, nõng cao chất lượng dân số thông qua giáo dục và đào tạo con người

Dõn số đông là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng phải là lực lượng lao động có chất lượng cao, đủ trình độ để tiếp thu và vận hành những trang thiết bị kĩ thuật hiện đại của nền kinh tế. Nói cách khác, lực lượng lao động phải có hiểu biết, có kỹ năng và có kỷ luật.

Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản, trên thực tế đó có một lực lượng lao động đông đảo, có tay nghề, có kỷ luật khá cao dựa trên nền tảng trình độ học vấn, truyền thống say mê học hỏi của dân chúng và kỷ luật thời chiến tranh. Nhưng đó chỉ là một bộ phận lao động và cũng chỉ là những điều kiện bước đầu cho giai đoạn khôi phục và tái thiết kinh tế sau chiến tranh. Muốn tiến xa hơn, Nhật Bản nhất thiết phải nâng cao chất lượng lao động thông qua các chính sách giáo dục và đào tạo con người.

Năm 1947, hệ thống giáo dục của Nhật Bản đã thay đổi rất nhiều, Nhật Bản bước vào cải cách giáo dục một các toàn diện, theo hướng dân chủ hoá giáo dục. Quá trình dân chủ hoá này được tiến hành dưới sự giám sát của người Mĩ. Năm 1946, phái đoàn giáo dục Mĩ do tiến sỹ G.D. Stoddard dẫn đầu đã đến Nhật Bản để xây dựng báo cáo về tái thiết giáo dục Nhật Bản. Về phía Nhật Bản, những người có quan điểm dân chủ về giáo dục cũng đã tập trung xây dựng một lý thuyết và một chính sách mới về giáo dục.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w