Con người là nguồn vốn lớn, quý giá nhất của xã hội, được coi là yếu tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Phát huy và sử dụng tối đa nhõn tố con người cho phục hồi và phát triển đất nước là một vấn đề luôn được coi trọng và đề cao ở Nhật Bản trong giai đoạn lịch sử này.
Xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chớnh sách về con người, phát triển nguồn nhõn lực chiếm một vị trí quan trọng trong các chớnh sách phát triển phát triển kinh tế xã hội của chớnh quyền Nhật Bản. Chính sách cải cách giáo dục, tăng thu nhập quốc dõn, hạn chế tốc độ tăng dõn, nuôi dưỡng dõn chúng ....
Các công ty, nhà máy Nhật Bản coi nhõn tố con người là nhõn tố hàng đầu trong các yếu tố cấu thành sản xuất. Công nhõn không phải là những người làm thuê, mà được coi là những thành viên trong gia đình công ty, là chủ thể của quá trình sản xuất, làm nên những tiến bộ trong sản xuất. Coi trọng, chăm sóc công nhõn, thậm chí cả gia đình của họ là trách nhiệm của những nhà lónh đạo công ty, xí nghiệp. Tạo mối quan hệ gắn bó với công ty, gắn người lao động với sự tồn vong của công ty; tạo điều kiện để người lao động phát huy năng lực và cống hiến cho công ty là những chủ trương, biện phát thúc đẩy sản xuất, ứng dụng hiệu quả tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất của các công ty nhà máy xí nghiệp Nhật Bản thường áp dụng.
Con người Nhật Bản là con người của truyền thống và hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá về cơ bản không phù hợp với xã hội truyền thống vì nó đòi hỏi những thể chế và giá trị tương ứng. Ở Nhật Bản, những yếu tố truyền thống được lưu lại và có ảnh hưởng khá đậm nét trong quá trình phát
triển. Hệ thống gia đình truyền thống được duy trì, đóng góp vào việc nuôi dưỡng nguồn nhõn lực xã hội, hình thành những kiểu hợp tác lao động, quan hệ xã hội mới giữa con nguời với con người trong sản xuất: quan hệ gia trưởng giữa chủ và thợ, chế độ làm việc suốt đời, lên lương theo thõm niên ... Bên cạnh những quan hệ xã hội truyền thống thì yếu tố học vấn, kiến thức và kỹ năng lao động là một trong những điều kiện hàng đầu để người lao động được tăng lương và đề bạt.
Trong một cuộc điều tra dư luận trong công nhõn ở một số công ty và xí nghiệp lớn của Đài truyền hình Nhật Bản NHK, về cõu hỏi: “Điều gì khiến anh (hay chị) hết lòng làm việc cho công ty, xí nghiệp?”. Tuyệt đại đa số đã trả lời theo trình tự: Vì đất nước; vì sự phát triển của công ty; vì danh dự của cá nhõn; vì tiền thưởng. [24,71]
Tiền thưởng không phải là yếu tố hàng đầu vì họ biết rằng, cuộc đời và gia đình họ gắn liền với sự phát triển của công ty. Về nhõn tố đất nước (được đặt lên hàng đầu) nhiều công nhõn trả lời rất đơn giản vì họ là người Nhật, họ mong muốn thấy một đất nước giầu có, thịnh vượng, họ sung sướng khi đất nước phát triển. Tinh thần tự tôn, tự hào dõn tộc là yếu tố thắng lợi hàng đầu tạo nên sức mạnh cạnh tranh của đất nước, kinh tế, nguồn lao động – nhõn công Nhật Bản.