Cải cách dân chủ sau chiến tranh

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 46 - 48)

Cùng với những cải cách về kinh tế, ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật Bản được công bố để thay thế cho Hiến pháp Mõygi (1868). Hiến pháp này do lực lượng chiếm đóng SCAP soạn thảo và sau đó được Quốc hội Nhật Bản thông qua. Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thiên Hoàng chỉ là người đứng đầu đất nước có tính chất tượng trưng, danh nghĩa và không có quan hệ trực tiếp đến công việc quốc gia. Hiến pháp mới công nhận và bảo đảm quyền tự do dân chủ của mọi công dân, quyền nam nữ bình đẳng, quyền đỡnh công .... Một đặc điểm nổi bật của Hiến pháp mới là “Tuyờn ngụn hoà bỡnh”. Điều 9 của Hiến pháp nêu rõ: “Nhật Bản không duy trì hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không công nhận quyền tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào”. [40,294] Chính bởi những quy định này mà Hiến pháp mới năm 1946 còn có tên gọi là “Hiến pháp hoà bỡnh”.

Trong thời gian diễn ra chiến tranh, cỏc chớnh đảng bị giới quân phiệt bóp nghẹt, cấm hoạt động. Sau chiến tranh, các tổ chức đảng đã bắt đầu phát triển. Chính Hữu hội đổi tên thành Đảng Tự do Nhật Bản; Dân chính đảng đổi tên thành Đảng Tiến bộ Nhật Bản năm 1945 sau đó đổi tên thành Đảng Dân chủ Nhật Bản (năm 1947). Đến năm 1955, Đảng Tự do và Đảng Dân chủ đã sát nhập thành Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (viết tắt theo tiếng Anh là LDP) và đảng này đã liên tiếp cầm quyền kể từ năm 1948 cho đến nay.

Đảng cộng sản Nhật Bản đã giành được quyền hoạt động hợp pháp năm 1946 và trở thành một trong những chớnh đảng có ảnh hưởng lớn trong nhõn dõn Nhật.

Phong trào công đoàn Nhật Bản thời kỳ này đã bắt rễ khá sõu vào quần chúng lao động. Bất chấp những xung đột và tranh chấp ở bộ phận lónh đạo trung ương, phong trào đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhõn. Công đoàn đòi giới chủ cải thiện điều kiện lao động, tăng lương, đảm bảo chế độ thuê suốt đời nếu họ muốn công nhõn cam kết trung thành, tận tuỵ với công ty. Những chủ trương này của công đoàn đã được ban quan trị công ty thoả thuận ngầm trong quá trình diễn ra các cuộc bói công chống xa thải và hợp lý hoá năm 1949 và những năm 1953 - 1954. Do kết quả đấu tranh của phong trào công nhõn, các nhà tư bản đã buộc phải chấp nhận chế độ thuê công nhõn suốt đời và chế độ trả lương theo thõm niên. Những điều kiện làm việc được cải thiện đã góp phần tăng nhu cầu tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy vậy, giới cầm quyền cũng có thái độ cứng rắn hơn trong chớnh sách lao động ở Nhật Bản. Sau cuộc bói công ngày 1 tháng 2 năm 1947, Bộ Tư lệnh tối cao các lực lượng chiếm đóng đã tước bỏ quyền bói công của các viên chức chớnh phủ, thực hiện sa thải hàng loạt, ví dụ sa thải 100.000 công nhõn viên thuộc công ty xe lửa quốc gia Nhật Bản. [17,235] Trong khu

vực sản xuất tư nhõn đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng, điện lực, than, điện máy, ôtô đã tiến hành hợp lý hoá sản xuất đi đôi với điều chỉnh lại nhõn sự. Những người làm việc thuộc cánh tả, đảng viên đảng cộng sản bị đuổi thẳng tay. Phong trào “dõn chủ hoá” mới được được dấy lên từ sau chiến tranh, dường như đã chấm dứt.

Tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện kinh tế lúc bấy giờ của Nhật Bản. “Sách trắng kinh tế”, xuất bản ở Nhật Bản năm 1952 đã miêu tả “chiến tranh Triều Tiên bùng nổ làm tình hình kinh tế Nhật Bản đã thay đổi hẳn”. Tình trạng ứ đọng hàng hoá được khắc phục nhờ những đơn đặt hàng quõn sự của Mĩ, sản xuất bắt đầu tăng lên.

Với mục tiêu biến Nhật Bản thành bức tường chống cộng ở chõu Á, chớnh sách mới của Mĩ không chỉ dừng ở việc thay đổi chớnh sách kinh tế có lợi hơn cho Nhật Bản mà cũn khởi xướng lập trường tiến tới chấm dứt chiếm đóng. Lúc đầu Mĩ vấp phải sự phản đối của các nước Đồng minh nhưng cuối cùng đã thuyết phục được các nước này đi đến bàn thương lượng. Hiệp ước hoà bình San Francisco đã được ký kết vào tháng 9 năm 1951. Đến tháng 4 năm 1952 việc chiếm đóng Nhật Bản đã chớnh thức chấm dứt. [38,245]

Theo Hiệp ước hoà bình San Francisco, do Nhật Bản không có quõn đội, những phương tiện hiệu quả để tự bảo vệ nên Hiệp ước an ninh Nhật Mĩ đã được ký kết ngay sau khi quõn đội Mĩ rút, tháng 5 năm 1952. Với hai Hiệp ước này, Nhật Bản đã thực sự khôi phục lại nền độc lập của mình bước vào thời kỳ mới xõy dựng “đất nước giàu không có quõn đội mạnh”.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w