Phát triển các viện nghiên cứu và mua các bằng phát minh.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 62 - 70)

Ezraf Vogel, một học giả Mĩ chuyên nghiên cứu về Nhật Bản đã nhận xét: “Nếu như có một nhõn tố duy nhất nào đó có thể giải thích được sự thành công của Nhật Bản thì đó là sự tỡm kiếm kiến thức do nhúm hướng dẫn” [47,114].

Trong cuốn sách “Lịch sử kĩ thuật và cách mạng công nghệ dương đại”, tác giả Hoàng Đại Phu cũng nhận định: “Một trong những bí quyết thành công hàng đầu của Nhật Bản là đã biết kết hợp các hoạt động nghiên cứu triển khai với việc nhập các công nghệ của nước ngoài” [31,155].

Ngay từ khi mới tiếp thu các yếu tố phương Tõy để hội nhập vào trào lưu tư bản chủ nghĩa ở thế kỷ XIX, Nhật Bản đã tỡm cách học hỏi khoa học - kĩ thuật phương Tõy và giành được những thành tựu đáng kể: không bị tư bản nước ngoài xõm chiếm làm thuộc địa, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh ở chõu Á đầu thế kỷ XX.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, do đòi hỏi của các mục đích quõn sự, kĩ thuật của Nhật Bản giai đoạn này được thúc đẩy phát triển nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực điện và năng lượng hạt nhõn. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã xõy dựng được mạng lưới điện rộng khắp trên cả nước. Nhưng, cho đến khi chiến tranh thế giới hai kết thúc, Nhật Bản vẫn cũn là một nước có nền khoa học - kĩ thuật khá lạc hậu so với các nước tư bản phát triển khác. Nhiều loại hình kĩ thuật đã được phổ biến, ứng dụng rộng rói ở chõu Âu và Mĩ vẫn chưa được áp dụng ở Nhật Bản. Ví dụ, trong khi công nghệ cán thép tấm mỏng, hàn hồ quang, chế tạo sợi tổng hợp ... đã được phổ biến ở các nhà máy thép, đóng tàu, dệt ở chõu Âu và Mĩ thì ở Nhật Bản những năm đầu sau chiến tranh, những công nghệ sản xuất này vẫn chưa được áp dụng.

Tuy nhiên, chỉ hơn hai mươi năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật do Nhật Bản tiến hành đã giúp nền khoa học - kĩ thuật nước này có bước phát triển nhảy vọt, tác động mạnh mẽ tới các yếu tố chủ yếu của sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng, cũng như kĩ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất.

Đầu những năm 50, Radiô, máy ghi õm và các thiết bị đo độ trung thực cao (hifi) của Nhật Bản có sức cạnh tranh kém hàng Mĩ thì chẳng bao lõu sau chúng đã chi phối thị trường toàn thế giới, thậm chí ngay trên đất Mĩ. Năm 1945, công nghệ cán thép mỏng là phổ biến ở nước Anh trong khi Nhật Bản cũn chưa áp dụng; đến năm 1962, người Nhật sản xuất được 100 tấn thép một công nhõn so với 400 tấn ở Anh nhưng đến năm 1974, năng suất thép ước tớnh ở Nhật gấp 2 hoặc 3 lần ở Anh. [47,24] Cách mạng khoa học - kĩ thuật thực sự trở thành nhõn tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.

Cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hoá, về trình độ sử dụng máy tớnh điện tử trong một số

ngành; đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu tổng hợp; đạt trình độ khá cao về hợp lý hoá sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật hoá vào sản xuất.

Sở dĩ Nhật Bản lại có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu về khoa học và công nghệ như vậy là do Nhật Bản đã có một chiến lược khoa học và công nghệ hết sức đặc trưng và hiệu quả: phát triển các viện nghiên cứu và mua các bằng phát minh.

Trước hết, Nhật Bản tập trung phát triển khoa học - kĩ thuật trong nước một cách bền vững bằng phát triển các viện nghiên cứu. So với thời kỳ trước chiến tranh, lĩnh vực nghiên cứu khoa học được tạo mọi điều kiện thuận lợi như ưu đãi cấp vốn đầu tư, có những chớnh sách ưu tiên phát triển về thu hút nhõn lực ...

Ngõn sách dành cho nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật luôn đựoc ưu tiên, tăng liên tục và ít bị cắt giảm dù trong những thời kỳ kinh tế khó khăn nhất. Năm 1955, chi phí cho nghiên cứu phát triển ở Nhật Bản mới chỉ đạt 40,1 tỷ Yên bằng 0,84% thu nhập quốc dõn thì đến năm 1970 chi phí này đã tăng lên là 1.200 tỷ Yên - bằng 1,96% thu nhập quốc dõn - tức tăng gần 30 lần trong vòng 15 năm. [43,239]

Số vốn đầu tư này là một sự dũng cảm, quyết tõm lớn nếu như chúng ta xét trên phương diện thực tế nền kinh tế nói riêng, đất nước Nhật Bản nói chung vẫn đang cũn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn của chiến tranh thế giới hai để lại.

Được đầu tư kinh phí lớn, số lượng các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học tăng lên đáng kể. Năm 1955, Nhật Bản mới chỉ có 1.445 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học và kĩ thuật (640 của các công ty, 279 của các trường đại học, 526 phòng thí nghiệm quốc gia) thì đến năm 1970, số phòng thí nghiệm đã tăng lên 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. [43,239]

Dựa trên nền tảng học vấn và giáo dục khá toàn diện, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học của Nhật tăng không ngừng về số lượng và chất lượng. Số lượng các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1970 tăng từ 133.000 người lên 419.000 người. [dẫn theo 17,243].

Mặc dù tốc độ tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản nhanh hơn, nhưng xét về lượng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhật Bản vẫn thấp hơn so với Mĩ và các nước tư bản khác. Thí dụ, năm 1969, riêng khoản Chớnh phủ chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Pháp là 2 tỷ đôla, gần bằng tổng số chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của cả Chớnh phủ và tư nhõn Nhật Bản (2,5 tỷ đôla). Khoản chi tiêu này của chớnh phủ Mĩ là 17 tỷ đôla và như vậy là gấp 7 lần của Nhật Bản. [35,83]

Với nguồn vốn đầu tư ít hơn Mĩ và các nước khác, Nhật Bản lại có sự đầu tư hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế. Nếu như Mĩ và các quốc gia khác dồn phần lớn nguồn vốn đầu tư vào chi phí nghiên cứu phục vụ các mục tiêu quõn sự, chinh phục vũ trụ thì Nhật Bản lại dồn hết chi phí nghiên cứu vào các mục tiêu dõn dụng. Chi phí nghiên cứu của các xí nghiệp tư nhõn ở Nhật Bản tăng nhanh hơn và chiếm tỷ lệ rất cao trong chi phí đầu tư sản xuất. Tớnh chung từ năm 1959 - 1960 đến năm 1968 - 1969, chi tiêu của các xí nghiệp tư nhõn vào nghiên cứu tăng lên 5 lần, cũn của nhà nước chỉ tăng thêm 2 lần. Tớnh chung, chi tiêu cho nghiên cứu của các xí nghiệp tư nhõn chiếm khoảng ắ tổng chi phí. [43,240]

Các khoản chi phí nghiên cứu không bị đầu tư dàn trải mà lại được tập chung vào những ngành then chốt trong sản xuất hàng dõn dụng. Trên 90% tổng chi phí nghiên cứu của xí nghiệp tư nhõn dồn vào công nghiệp chế biến như điện, hoá chất, máy móc vận tải .... Từ năm 1968 đến năm 1969, chi phí nghiên cứu của các xí nghiệp tư nhõn cho kĩ thuật điện là 24,9%; công nghiệp hoá chất là 22%; công nghiệp máy móc vận tải là 11,7% .... [36,160] Nhờ đó, mặc dù số lượng chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của

Nhật Bản không nhiều, thấp hơn các nước công nghiệp phát triển khác, nhưng trình độ khoa học kĩ thuật trong nhiều lĩnh vực sản xuất dõn dụng của Nhật Bản lại có bước phát triển, tiến nhanh hơn nhiều nước.

Nhờ có chớnh sách phát triển khoa học kĩ thuật có hiệu quả, thiết thực nên khoa học kĩ thuật của Nhật Bản thời kỳ này đã có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên, nguyên nhõn chủ yếu, cơ bản giúp Nhật Bản có thể rút ngắn thời gian, không cần nhiều vốn đầu tư mà vẫn có được kĩ thuật hiện đại chớnh là nhờ các biện pháp nhập khẩu công nghệ: nhập khẩu kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến từ nước ngoài.

Công nghệ về căn bản là tri thức, thông tin nên nó hiện thõn dưới nhiều hình thức và do vậy cũng có nhiều kênh để chuyển giao và nhập khẩu công nghệ. Kênh nhập khẩu công nghệ phổ biến nhất và Nhật Bản đã áp dụng thành công từ thời Minh Trị Duy Tõn là mời các chuyên gia, kỹ sư, các nhà tư vấn nước ngoài tới làm việc tại Nhật Bản, hoặc cử cán bộ của mình ra nước ngoài để tiếp thu công nghệ đó. Các chuyên gia, các nhà tư vấn (hầu hết là người Mĩ) đã được mời sang để giúp đỡ quá trình hiện đại hoá sản xuất. Trong khi đó, các công ty Nhật Bản vẫn tiến hành lựa chọn những kỹ sư, chuyên gia có tiềm năng để gửi ra nước ngoài học tập; các phái đoàn nghiên cứu các xu hướng phát triển công nghệ và thực tiễn kinh doanh đa dạng ở nước ngoài. [8,68]

Thế mạnh của Nhật Bản là chuyên chế biến hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu ngoại nhập và hàng hoá Nhật Bản có thể tạo được sức cạnh tranh trên thị trường là nhờ vào công nghệ sản xuất và giá cả có tớnh cạnh tranh cao. Với chiến lược gia công mậu dịch lập quốc, Nhật Bản đã nhập nguyên vật liệu của nước ngoài, gia công thành hàng hoá rồi lại tái xuất để nhập lương thực và máy móc, thiết bị, kĩ thuật công nghệ hiện đại để khôi phục và phát triển đất nước. Những kĩ thuật tiến của nước ngoài đã được nhập ồ ạt vào Nhật Bản trong giai đoạn này.

Từ năm 1950 đến năm 1974, tổng số hợp đồng nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên đến 15.298 hợp đồng, trong đó năm 1950 có 27 hợp đồng và năm 1970 là 1.572 hợp đồng, tăng 58 lần. Gần 70% kĩ thuật nhập từ Mĩ, hơn 10% từ Cộng hoà liên bang Đức. Những hợp đồng nhập kĩ thuật chủ yếu liên quan đến các ngành công nghiệp dõn dụng như chế tạo máy, hoá chất, luyện kim, ... [52] Tớnh đến năm 1968, tổng giá trị những bằng phát minh Nhật Bản mua của nước ngoài là khoảng 6 tỷ đôla. Theo đánh giá của các chuyên gia thì để có được những phát minh đó, các nước khác phải tốn khoảng 120 - 130 tỷ đô la đầu tư nghiên cứu. [40,298] Bằng cách này, Nhật Bản đã tiết kiệm được khoảng trên 100 tỷ đôla, bằng 1/3 tổng tư bản cố định tích luỹ trong thời gian này.

Để có thể nhập về một lượng lớn những phát minh khoa học và công nghệ này, Chính phủ và các công ty Nhật Bản đã phải kiên nhẫn tiến hành hàng nghìn cuộc thương lượng với các công ty nước ngoài để đi đến những quyết định đúng đắn nhất.

Như vậy, kênh chuyển giao công nghệ được Nhật Bản sử dụng rộng rói thời kỳ này là nhập máy móc, thiết bị hiện đại. Bằng cách khai thác sử dụng thậm chí tháo rời máy ra để mô phỏng và chế tạo máy mới, người Nhật đã tiếp thu được nhiều công nghệ tiên tiến, cho phép tạo ra những máy móc và thiết bị mới. Cách tiếp cận này thường được gọi là “kĩ thuật đảo” và được sử dụng tương đối rộng rói ở nhiều nước đang phát triển.

Trong điều kiện phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới, vươn lên nắm lấy những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại bằng cách mua các phát minh là con đường phát triển có hiệu quả nhất đối với các nước cũn lạc hậu. Thông qua các hợp đồng, thoả thuận mua bán li - xăng, thuê tư vấn, mua các bản thiết kế, .... các công nghệ mới, tiên tiến đã được nhập vào Nhật Bản. Việc mua các phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại từ bên ngoài cho phép Nhật Bản có thể hoàn thiện và nõng cao hiệu quả sản

xuất của các nhà máy xí nghiệp, giúp Nhật Bản có thể đún đầu những công nghệ mới, tạo đà cho những nghiên cứu mới phát triển sau này. Từ năm 1956, các ngành thép, đóng tàu, máy điện, hoá chất và các ngành công nghiệp nặng khác đã đầu tư mạnh vào các nhà máy và thiết bị tạo đà cho sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn phát triển kế tiếp. Hướng phát triển này nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích từ Nhà nước Nhật thông qua hàng loạt chớnh sách, đạo luật: “Luật các biện pháp đánh thuế đặc biệt”, “Luật Thúc đẩy việc hợp lý hoá các doanh nghiệp”, “Luật chống độc quyền sửa đổi”, chớnh sách kiểm soát tiền tệ ....

Theo “Luật các biện pháp đánh thuế đặc biệt” được thông qua và đưa vào áp dụng từ năm 1952, các khoản khấu hao gia tốc cho những khoản đầu tư lớn của các tổng công ty được khuyến khích đặc biệt. [39,481] Thông thường, một chiếc máy có tuổi thọ trung bình 10 năm, giá trị của chiếc máy sẽ giảm đi một phần mười mỗi năm; khi số tiền được khấu hao thì tiền tiết kiệm được có khả năng mua được một chiếc máy mới trong thời gian 10 năm. Khoản khấu hao được tớnh như là khoản mất mát với công ty. Tuy vậy, trong trường hợp khấu hao nhanh, luật thuế này cho phép khấu hao 40% hoặc thậm chí 50% giá trị của máy móc và được tớnh như là một khoản mất mát ngay trong khoảng năm thứ nhất khi lắp đặt máy móc dù chiếc máy giả định có thể kéo dài tuổi thọ đến 10 năm. [38,264] Do vậy, khi các công ty, xí nghiệp tiến hành đầu tư lớn thì các khoản mất mát của họ sẽ tăng lên do khấu hao gia tốc, lợi nhuận giảm xuống và kết quả là các khoản thuế sẽ giảm xuống. Từ năm 1952, người ta đã áp dụng một hệ thống mà nhờ đó có thể kiếm được tiền bằng cách giảm thuế thông qua việc đầu tư vào các nhà máy thiết bị.

Theo “Luật đẩy mạnh việc hợp lý hoá các doanh nghiệp” đề ra năm 1952, các ngành gang, thép, cán thép, lọc dầu, kim loại, phõn bún hoá học, thuốc nhuộm được coi là các ngành công nghiệp được chỉ định áp dụng luật

này. Các biện pháp chớnh sách nhằm vào các ngành công nghiệp này là các khoản trợ cấp để nõng cấp công nghệ; các khoản cho vay thiết bị và máy móc; rút ngắn thời gian khấu hao cho các cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm; các điều khoản khấu hao đặc biệt cho việc mua sắm và lắp đặt thiết bị hiện đại; giảm thuế hàng hoá đối với máy móc, thiết bị hiện đại. Điều khoản khấu hao đặc biệt 50% và giảm thuế hàng hoá đối với các tài sản cố định đã tạo hiệu quả to lớn trong việc khuyến khích các công ty đầu tư vào nhập máy móc thiết bị hiện đại. [38,265]

Việc nhập kĩ thuật và phương pháp sản xuất hiện đại của nước ngoài giúp Nhật Bản đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp mới, làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sõu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nõng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian từ 1960 đến 1968, giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, riêng công nghiệp điện tử và hoá lọc dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. [45,17]

Nhập khẩu kĩ thuật cũn giúp Nhật Bản tăng nhanh năng suất lao động xã hội. Theo các nhà kinh tế học Nhật Bản, từ năm 1955 đến năm 1966, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm là 9,4%. Trong đó, do hiện đại hoá thiết bị: 5,2% (bằng 56% tổng số tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1% (bằng 14% tổng số tăng). [35,84]

Cuốn Sách trắng kinh tế 1968 – 1969 của Cục Kế hoạch kinh tế Nhật Bản đã từng đánh giá ý nghĩa của việc nhập kĩ thuật như sau: “dòng thác đổi mới kĩ thuật không ngừng là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế Nhật. Chúng ta đã nhập khẩu phương pháp sản xuất tiên tiến của các nước

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 62 - 70)