Chú trọng xõy dựng và phát triển nguồn lực con ngườ

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 83 - 89)

Tiến bộ khoa học - kĩ thuật là điều kiện, cơ sở cho sự tiến bộ và sự phát triển năng động của xã hội, hay nói cách khác tiến bộ khoa học kĩ thuật là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là một bộ phận không tách rời của tiến bộ kinh tế - xã hội. Với tớnh cách là một hệ thống, tiến bộ khoa học - kĩ thuật bao gồm nhiều yếu tố tác động qua lại với nhau trong đó yếu tố con người, thông tin và vật chất - kĩ thuật, nó gắn chặt với cơ cấu sản xuất, cơ cấu chớnh trị - xã hội, với các chuẩn mực đạo đức, với các điều kiện tự nhiên ... Giữa tiến bộ khoa học - kĩ thuật và các yếu tố chớnh trị, truyền thống, văn hoá đạo đức, hệ tư tưởng, thiết chế xã hội, cơ chế kinh tế có mối quan hệ nhiều mặt và phức tạp. Tiến bộ khoa học - kĩ thuật có đi được vào quá trình sản xuất thực tế, có thể trở thành yếu tố bên trong của sự phát triển lực lượng sản xuất, tạo thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội được hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào những yếu tố đó, ngoài ra

cũn tuỳ thuộc vào kết cấu, cách tổ chức, năng lực của hệ thống sản xuất của xã hội đương thời. Theo đánh giá của người Nhật thì người Nga rất giỏi, chớnh vì thế mà họ có nhiều tiến bộ, đứng mũi nhọn trong nhiều lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, nhưng người Nga lại tiến chậm vì cơ chế của họ xơ cứng, khó thích nghi với những sáng kiến mới. [7,17] Vì lẽ đó, nhiều sáng kiến của họ được các nước phương Tõy và Nhật Bản ứng dụng rồi đem bán lại cho người Nga.

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, khi mà Nhật Bản cũn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trình độ khoa học - kĩ thuật cũn hạn chế . Trong hoàn cảnh tiếp cận khoa học - kĩ thuật sau, ở xuất phát điểm thấp kém lạc hậu hơn nhiều so với các nước phát triển thì việc nhập khẩu khoa học - kĩ thuật là con đường phát triển hiệu quả nhất. Trái ngược với người Nga, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia rất thành công trong việc khai thác, kết hợp những giá trị truyền thống, trí tuệ cùng các cơ chế chớnh sách thích hợp với những tiến bộ khoa học - kĩ thuật hiện đại của chõu Âu và Mĩ nhập về để làm nên sự “thần kỳ”. Nói cách khác, Nhật Bản đã xõy dựng được những cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả nhất những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực – con người luôn được coi là nguồn vốn lớn, quý giá nhất của xã hội, được coi là yếu tố năng động, phát triển nhất trong quá trình phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật. Nhận thức này bắt nguồn từ truyền thống coi trọng con người theo quy luật phát triển của lịch sử, mặt khác là từ hoàn cảnh đặc thù riêng của nước Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài con người Nhật Bản với hai bàn tay và khối óc, Nhật Bản không có gì khác ngoài sự nghèo nàn cả về tài nguyên lẫn tiền vốn. Quốc đảo đông dõn luôn bị đe doạ nhấn chỡm, phá huỷ bởi động đất, núi lửa, bóo tố và sau chiến tranh là cả mối nguy hại từ sự lạc hậu, nghèo đói. Trẻ em

Nhật Bản, ngay từ bé đã được dạy dỗ, khắc sõu một điều là muốn tồn tại và phát triển, người Nhật Bản không cũn con đường nào khác là phải quyết tõm vươn lên, phấn đấu học hỏi và làm việc cật lực. Trình độ giáo dục, đạo đức làm việc của người dõn Nhật Bản chớnh là những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của đội ngũ lao động Nhật Bản.

Trình độ văn hoá kĩ thuật của người lao động Nhật Bản gắn chặt với lịch sử phát triển giáo dục phổ cập có truyền thống lõu đời ở Nhật Bản.

Từ trước thời Minh Trị (1868), phần lớn các làng xã của Nhật Bản đều có các “trường học nhà chùa” do các nhà sư trông nom. Các trường học này thu nhận mọi trẻ em nông dõn, không phõn biệt gái trai, giàu nghèo theo học đọc, học viết và làm toán. Đến trước khi Minh Trị thực hiện một số cải cách giáo dục, Nhật Bản đã có 40% dõn số biết đọc, biết viết, biết sử dụng bàn tớnh. [54]

Đến thời Minh Trị, chế độ giáo dục cưỡng bức tiểu học ra đời. Mọi người dõn đều được đi học, không phõn biệt giàu nghèo, đẳng cấp. Các trường học được chỉ đạo chung của nhà nước với những nội dung giáo dục tiến bộ. So với nhiều nước phong kiến trong khu vực và so với các nước chõu Âu vào thời điểm đó, nền giáo dục Nhật Bản cũn tiến bộ hơn nhiều.

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức rừ tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhõn lực cho tái thiết đất nước nằm ở trình độ văn hoá giáo dục, vượt qua nhiều khó khăn, chớnh phủ, giới kinh doanh, và từng cá nhõn Nhật Bản đã tiến hành cải cách sõu rộng nền giáo dục ở tất cả các cấp học. Hiến pháp năm 1946 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dõn về giáo dục như sau: “Tất cả mọi công dõn đều có quyền hưởng sự giáo dục bình đẳng tương ứng với năng lực của mình như luật định. Mọi công dõn có nghĩa vụ cho tất cả con cái của mình học hết phổ thông như luật định. Việc giáo dục bắt buộc như thế sẽ không mất tiền”. [37,58] Uỷ ban giáo dục và đào tạo đã được thành lập năm 1960. Tháng 4 năm 1961, Uỷ ban phát triển

các nguồn nhõn lực đã được thành lập theo kiến nghị nằm trong kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dõn. Tháng 1 năm 1963, Uỷ ban đệ trình báo cáo của mình lên Chớnh phủ và đề nghị một số chớnh sách về nhõn lực cho sự phát triển kinh tế. Kết quả là chỉ trong vũng 10 năm, Nhật Bản đã giải quyết được nạn tăng dõn quá nhanh; chất lượng đời sống của người dõn được cải thiện đặc biệt là trình độ văn hoá giáo dục của người dõn không ngừng tăng lên. Năm 1967, 99% trẻ em Nhật Bản theo học hệ giáo dục phổ cập 9 năm; 75% trẻ em đi học đã học lên hệ 12 năm. Ở các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ em học lên hệ 12 năm cũn cao hơn, thí dụ Tokyo là 89,6%, Osaka là 82,3%; số thanh niên ra trường có trình độ đại học lên tới gần 30%.[53]

Trước yêu cầu phát triển cao của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, ngoài hệ thống giáo dục chớnh quy ở nhà trường, nhà nước và các lực lượng xã hội Nhật Bản đã nỗ lực tập trung nõng cao trình độ dõn trí bằng nhiều hình thức giáo dục và đào tạo khác như: giáo dục từ xa, đào tạo giáo dục ngay tại các cơ sở sản xuất .... Năm 1963, vô tuyến truyền hình bắt đầu dạy chương trình giáo dục trung cấp, năm 1965 dạy thêm chương trình đại học. [47,223] Ngoài ra, vô tuyến truyền hình cũn dạy ngoại ngữ, dạy các kiến thức phổ thông như: cách quản lý xí nghiệp, quản lý kho hàng, hướng dẫn nghề nghiệp, phổ biến thông tin sức khoẻ ....

Các nhà máy xí nghiệp Nhật Bản thường xuyên có các chương trình đào tạo nhõn viên mới, bồi dưỡng thêm văn hoá, khoa học kĩ thuật nghiệp vụ cho công nhõn viên, làm cho những người mới vào nghề mau chóng thạo việc, công nhõn nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng và cải tiến kĩ thuật công nghệ sản xuất ngày một hiệu quả hơn. Trong ba khõu của một quá trình sản xuất: công nhõn – tài chớnh – công nghệ, các công ty Âu – Mĩ coi trọng nhất khõu tài chớnh, sau đó mới đến công nghệ và con người, các công ty Nhật Bản thì ngược lại. Ở các công ty Nhật Bản, công nhõn được coi là thành viên của gia đình công ty, là chủ thể của quá trình sản xuất. Mặc dù

các cổ đông có toàn quyền bầu ra ban giám đốc, toàn quyền với việc đầu tư hay không đầu tư vào công ty nào, song giới quản lý vẫn luôn coi trọng công nhõn hơn các chủ cổ phần. Những lúc khó khăn, ban quản lý vẫn sẵn sàng trả lương, thưởng cũng như giữ lại công nhõn, trong khi không trả lói cổ phần cho các cổ đông. Công nhõn được giới quản lý coi là những đồng sự, là người giúp việc chứ không phải là công cụ để thu lợi nhuận. Chớnh do coi trọng nhõn tố con người như vậy nên các công ty, xí nghiệp sản xuất của Nhật Bản đòi hỏi đội ngũ lao động của mình có những tiêu chí nhất định về trình độ văn hoá, kỹ năng sản xuất và khả năng đáp ứng những tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng cao của quá trình sản xuất. Bên cạnh các tiêu chí khác như thõm niên, năng xuất, trình độ học vấn cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để đề bạt và trả lương ở Nhật Bản

Ngoài trình độ văn hoá giáo dục, chất lượng nguồn nhõn lực Nhật Bản được tạo nên bởi có đạo đức làm việc tốt. Thế giới thừa nhận người Nhật Bản rất ham làm việc, rất say mê với công việc đến mức người phương Tõy đã mỉa mai là người Nhật Bản mắc chứng bệnh “nghiện làm việc”. [49,18]

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bình thường, công nhõn Nhật Bản làm việc 12 giờ mỗi ngày, mỗi tháng nghỉ không quá một hoặc hai ngày. Cho đến đầu những năm 60, công nhõn Nhật Bản vẫn không được nghỉ ngày chủ nhật tuy giờ làm đã giảm xuống 8 giờ. [43,201] Song đó chỉ là giờ làm việc theo quy định, người công nhõn Nhật Bản cũn tự nguyện làm việc cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau ngoài giờ quy định.

Sự ham mê với công việc của nguời Nhật cũn được thể hiện qua thực tế rất ít người lao động sử dụng hết ngày nghỉ có lương được luật lao động quy định, dù số ngày nghỉ này không nhiều, chỉ khoảng 10 đến 20 ngày mỗi năm tuỳ theo thõm niên công tác. [43,202]

Đạo đức làm việc, lòng ham mê làm việc của đội ngũ lao động Nhật Bản không chỉ thể hiện ở số giờ làm việc mà quan trọng hơn cũn thể hiện ở thái độ làm việc. Người lao động Nhật Bản có quyết tõm làm việc rất cao, tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tuỵ trong mọi công việc được giao. Người Nhật Bản cảm thấy không hài lòng khi không làm tốt công việc của mình, thậm chí có những công nhõn đau khổ đến phát khóc vì chất lượng sản phẩm làm ra không đạt chất lượng. [48,169]

Cơ sở nhõn lực để ứng dụng và phát huy nhõn tố khoa học - kĩ thuật có hiệu quả không chỉ ở đội ngũ công nhõn lành nghề, có trình độ văn hoá và đạo đức làm việc tốt, Nhật Bản cũn có một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và các viện nghiên cứu. Cơ sở để phát huy nhõn tố khoa học - kĩ thuật, ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất không thể hoàn toàn chỉ dựa vào đội ngũ công nhõn kĩ thuật lành nghề, nhất là trong giai đoạn khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhật Bản đã chú trọng đầu tư vốn vào nghiên cứu các kĩ thuật nhập khẩu từ nước ngoài, tăng cường trình độ nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nước, tạo cơ sở tốt cho việc tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại. Nhờ đội ngũ các nhà khoa học – các viện nghiên cứu khoa học ngày một nhiều và có trình độ nghiên cứu ngày một cao như đã trình bày ở trên, các bằng phát minh hoặc thiết bị kĩ thuật hiện đại của nước ngoài nhập vào được Nhật Bản nghiên cứu sử dụng và nhanh chóng làm chủ kĩ thuật đó. Phát minh, kĩ thuật nhập khẩu từ nước ngoài khi áp dụng vào sản xuất ở Nhật Bản được nghiên cứu ứng dụng sao cho hiệu quả nhất và có thể phát huy được tối đa những phát minh và kĩ thuật nhập khẩu đó. Chẳng hạn, những năm 50 của thế kỷ XX, công ty Toray và Teijin nhập khẩu công nghệ chế tạo sợi nilông về. Ngành công nghiệp dệt Nhật Bản được sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu khoa học đã ứng dụng sợi nilông không chỉ trong dệt các sản phẩm may mặc như tất phụ nữ, quần áo... mà đã ứng dụng sợi nilông vào dệt lưới đánh cá và sản xuất nhiều mặt hàng gia

dụng khác. Nhờ xõy dựng tốt nguồn nhõn lực, các nhà máy luyện thép, hoá lọc dầu của Nhật Bản được nghiên cứu đưa vào sản xuất ở các bờ biển. Việc các nhà máy thép cùng với các nhà máy hoá lọc dầu đặt tại các vùng ven biển, hải cảng đã hạn chế tối đa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và xử lý ô nhiễm môi trường. Hệ thống sản xuất hàng loạt với giá thành thấp là ưu thế cạnh tranh của hàng hoá Nhật đồng thời là thành tựu kĩ thuật của chớnh nước Nhật Bản.

Nhờ chuẩn bị tốt nguồn nhõn lực cho sự phát triển, Nhật Bản đã có trình độ khoa học - kĩ thuật ngày một cao, bắt nhịp với trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của thế giới, nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế, khoa học kĩ thuật của thế giới ở nửa sau của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w