Khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 1951)

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 38 - 46)

Sau khi thua trận, Nhật Bản đã bị các lực lượng Đồng minh - thực tế là quõn đội Mĩ chiếm đóng. Chính phủ Nhật Bản tuy vẫn được tồn tại, công nhận và tiếp tục quản lý đất nước nhưng mọi hoạt động thực tế lại chịu sự kiểm soát và chi phối của quõn đội chiếm đóng. Thực tế là đã hình thành loại chớnh quyền kép ở Nhật Bản trong thời gian quõn đội Mĩ đóng quõn 1945 - 1952.

Ngày 10 tháng 9 năm 1945, tướng Douglas Mac Arthur công bố những chớnh sách cải cách lớn, khá nghiêm khắc và cứng rắn nhằm “dõn chủ hoá” nền kinh tế Nhật Bản, hình thành thị trường tự do, môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế.

Chớnh sách cải cách lớn, đáng chú ý nhất là thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế. Biện pháp để thủ tiêu tình trạng tập trung sức mạnh kinh tế là giải thể các Daibátxư. Trong những năm 1946 - 1948, Ủy ban giải quyết các vấn đề công ty cổ phần (thành lập năm 1945) đã thi hành việc giải tán các công ty độc quyền mang tớnh chất phong kiến và các công ty lớn, thay đổi bộ máy nhõn sự thông qua thanh lọc kinh tế. Mục đích của việc giải thể các tập đoàn Daibátxư là nhằm tiêu diệt sức mạnh quõn sự của Nhật Bản cả về mặt tõm lý lẫn thể chế. Theo đánh giá của các lực lượng chiếm đóng, các ngành công nghiệp của Nhật Bản trước và trong chiến tranh đã nằm dưới quyền kiểm soát của các của một vài công ty lớn và đã được Chính phủ Nhật ưu đói. Hơn nữa, công nghiệp tập trung dưới sự kiểm soỏt

của một vài công ty lớn gõy ra “một quan hệ nửa phong kiến giữa chủ và thợ, kìm hóm tiền lương, cản trở sự phát triển của công đoàn... ngăn chặn sự thành lập các hóng kinh doanh độc lập và gõy trở ngại cho sự phát triển lớn mạnh của giai cấp trung lưu ở Nhật Bản”. “Tiền lương thấp và các lợi nhuận tập trung.... do cơ cấu nói trên đẻ ra đã không cũn phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước... do đó, giới kinh doanh Nhật thấy cần mở rộng xuất khẩu. Chớnh lòng ham muốn mở rộng xuất khẩu là động lực đặc biệt thúc đẩy Nhật Bản đi con đường đế quốc chủ nghĩa... và xõm lược” [23,50]. Các Daibátxư được coi là nguồn gốc của mọi tai hoạ và việc giải thể chúng được coi là đúng đắn, công bằng và cấp bách nếu muốn việc dõn chủ hoá thành công.

Bốn tập đoàn Daibỏtxư lớn (Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda) cùng với bảy Daibỏtxư khác đã bị SCAP ra lệnh giải tán và cải tổ lại.

Công ty Mitsui có một công ty cổ phần tham dự nắm giữ cổ phần các công ty con của nó và do đó, tất cả các quyết định quản lý quan trọng đều phải xin phép công ty cổ phần tham dự. Một uỷ ban giải thể các công ty cổ phần tham dự đã được thành lập để giám sát việc chuyển giao cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cho các công ty con và các công ty cổ phần tham dự Mitsui đã bị giải thể. Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda và các Daibátxư khác nhỏ hơn cũng phải chịu số phận tương tự.

Các Daibátxư là những doanh nghiệp lớn, chiếm một tỷ lệ lớn cổ phần của các công ty ở Nhật Bản: Năm 1937, bốn Daibátxư lớn đã nắm giữ đến 24,6% tổng cổ phần Nhật Bản. [43,154] Toàn bộ số cổ phần của các Daibátxư nắm giữ phải bị chuyển giao trong quá trình giải thể, mang bán những cổ phần ấy cho dõn chúng. Các thành viên của các gia đình Daibátxư - kể cả những người chưa nhiều tuổi lắm - đã bị thanh trừng ra khỏi những chức vụ có thế lực trong công ty và bị cấm tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp lớn khác. Năm 1947, công ty thương mại Mitsui và công ty

thương mại Mitsubishi đã được lệnh giải thể. Việc giải thể là triệt để, thậm chí tới mức cũn cấm 100 cựu nhõn viên của các công ty đó không được kết hợp lại để lập ra công ty mới.

Sau đó, một loạt các chớnh sách dõn chủ hoá đối với những hiệp hội công nghiệp đã được thông qua. Cứng rắn không kém việc giải tán các Daibátxư, theo yêu cầu của Mĩ, tháng 4/1947 Luật chống độc quyền được ban hành. Đõy là một đạo luật nhằm ngăn chặn bọn tài phiệt phục hồi và cũng là đạo luật thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Luật này đã được sửa đổi năm 1940 và năm 1953 theo chiều hướng nới lỏng dần.

Tiếp theo Luật chống độc quyền là Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế. Luật thủ tiêu sự tập trung qua mức sức mạnh kinh tế đã được ban hành vào tháng 12 năm 1947. Luật này quy định các công ty hiện nắm quyền kiểm soát thị trường buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Có 18 công ty đã thực sự bị phõn chia thành các tổ chức nhỏ hơn. Các công ty nhỏ được khuyến khích thành lập, hoạt động độc lập, có hiệu quả.

Những chớnh sách trên đã tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Chúng đã tạo ra một nền kinh tế đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt ở ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Xu hướng cơ bản sau chiến tranh của nền kinh tế Nhật Bản được tạo ra là “sự tranh giành của những người tí hon chứ không phải của người khổng lồ tham gia”. Điều này đã hình thành nên những cơ chế thị trường khá tốt và thuận lợi – nhõn tố quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tiếp đó là cải cách ruộng đất nông nghiệp. Trước chiến tranh, khoảng 46% ruộng đất của Nhật Bản là đất phát canh. Nông dân phải nộp mức tô cao khi mượn ruộng cày cấy. [38,206] .Từ lõu, Bộ Nông Ngư đã tỡm cách nõng cao mức sống của tá điền, tháng 11 năm 1945, sau khi Nhật Bản bị

đánh bại, Bộ đã trình lên phiên họp đặc biệt của Quốc Hội một dự luật cải cách ruộng đất nông nghiệp. Theo đó, địa chủ chỉ được quyền sở hữu khoảng 5 hécta đất canh tác, số cũn lại phải đem bán lại cho các tá điền. Trong khi dự luật đang được thảo luận tại Nghị viện thì Mĩ đã đưa ra một chỉ thị yêu cầu phải có những biện pháp chặt chẽ hơn. Do vậy, giữa năm 1946, một đạo luật sửa đổi được thông qua, kết hợp được được yêu cầu của các nhà cầm quyền chiếm đóng với dự thảo của các quan chức Bộ Nông Ngư. Theo luật mới, các địa chủ sống tại chỗ được phép có khoảng một hécta, số cũn lại sẽ phải bán cho các tá điền. Đối với địa chủ vắng mặt, toàn bộ đất đai sẽ phải bán cho các tá điền.Giá bán ruộng đất cũng được quy định thấp hơn giá thị trường và trên thực tế, do lạm phát giá đó cũn bị kéo xuống ở mức thấp kỷ lục. [45,51] Kết quả là địa chủ bị giáng một đũn chí mạng cũn tá điền thì được giải thoát khỏi tình trạng khổ cực kéo dài hàng thế hệ. Đạo luật có ảnh hưởng sõu rộng đến đời sống của nông dõn này sẽ do Chính phủ Nhật Bản thực hiện.

Mô hình sở hữu ruộng đất đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tháng 11 năm 1946, gần 46% đất canh tác của Nhật là do các tá điền trồng trọt, song vào tháng 8 năm 1950, con số này giảm xuống cũn 10%.[38,206] Tình trạng giảm diện tích lớn diễn ra ở khu vực Hokkaido, Kanto và Hokuriku, nơi có rất nhiều địa chủ vắng mặt. Mặt khác, đối với ruộng đất vẫn cũn nằm trong tay địa chủ, cuộc cải cách ruộng đất cũng có những ràng buộc khiến địa chủ khó huỷ bỏ hợp đồng cho thuê đất nếu không có sự nhất trí của người thuê; địa tô được chuyển thành tiền tệ, tớnh theo giá gạo chớnh thức năm 1945 - chiếm khoảng 10% tổng thu hoạch. [45,54]

Nhờ những chính sách cải cách ruộng đất này mà năng lực sản xuất nông nghiệp cũng như thu nhập của nông dân đã tăng lên khá nhanh. Cải cách ruộng đất đã làm biến đổi nền kinh tế nông nghiệp Nhật Bản. Thị trường trong

nước được mở rộng đáng kể. Với những thành tựu đạt được như vậy Nhật Bản được đỏnh giá là nước thành công trong cải cách ruộng đất.

Lĩnh vực cải cách thứ ba là dõn chủ hoá phong trào lao động thông qua việc ban hành các đạo luật về lao động. Từ mùa cuối năm 1945 đến mùa xuõn năm 1947 Nhật Bản ban hành ba đạo luật lao động. Luật công đoàn năm 1945 đảm bảo quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể và bói công. Luật về tiêu chuẩn lao động và Luật về điều chỉnh quan hệ lao động được công bố năm 1946 và 1947 theo như mệnh lệnh của chớnh quyền chiếm đóng nhằm quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động, định ra những tiêu chuẩn bảo hộ lao động, cung cấp dịch vụ việc làm không mất tiền và thủ tiêu những thực tế lao động mang tớnh chất phong kiến. Nhờ đó, số công nhõn tham gia các tổ chức công đoàn tăng lên khá nhanh, đạt 34000 công đoàn với tổng số 6,6 triệu đoàn viên trong vòng hai năm rưỡi, tức từ số không năm 1945 lên tới gần 60% tổng số công nhõn trong những năm 1948 - 1949. Đõy là tỷ lệ đặc biệt cao nếu so với con số trung bình trên thế giới là khoảng 30%. [16,58 - 59]

Các tổ chức công đoàn và phong trào công nhõn phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện lao động của công nhõn.

Nhìn chung, việc thực hiện hai cải cách trên và cải cách dõn chủ hoá lao động đã đóng vai trò thực sự quan trọng chuẩn bị cho sự tăng trưởng kinh tế sau này của Nhật Bản.

Ý đồ ban đầu của SCAP là sẽ trừng phạt Nhật Bản, tỡm cách phi quõn sự hoá và dõn chủ hoá nước Nhật; nếu người Nhật muốn xõy dựng lại nền kinh tế nước mình thì đó là công việc riêng của họ. Nhưng thời gian qua đi, những biến đổi trong quan hệ quốc tế khiến Mĩ không thể tiếp tục đứng ngoài công cuộc tái thiết Nhật Bản. Mùa thu năm 1946, do tình hình Chiến tranh lạnh với Liên Xô ngày càng trở nên sõu sắc, Mĩ chủ trương đẩy mạnh

sự phục hồi kinh tế và sử dụng sức mạnh kinh tế, quõn sự của Nhật Bản, coi đõy cũng là lợi ích của Mĩ. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà nhõn dõn Trung Hoa được thành lập dưới sự lónh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc càng thôi thúc Mĩ nhanh chóng biến Nhật Bản thành đối trọng với chủ nghĩa cộng sản ở chõu Á Thái Bình Dương, “một bức tường thành chống cộng sản” như Royall Bộ trưởng Bộ Quõn lực Hoa Kỳ lúc bấy giờ tuyên bố. [43,170]

Năm 1946, Mĩ bắt đầu viện trợ lương thực cho Nhật Bản, xem như một phương tiện ngăn chặn nạn đói đang đe doạ nước này. Cuối năm 1946, tư lệnh SCAP tuyên bố chịu trách nhiệm ngăn chặn bệnh tật ở Nhật Bản và quyết định cho phép nền kinh tế nước này trở lại mức trước chiến tranh. Sau đó Mĩ bắt đầu viện trợ dầu mỏ, quặng sắt, các nguyên liệu cần thiết khác cho công nghiệp Nhật Bản. [17,232]

Lúc này, các đảng viên Cộng hoà chiếm đa số trong Quốc hội Mĩ cũng có ý kiến mạnh mẽ rằng lương thực và viện trợ được gửi cho kẻ thù cũ ( Nhật Bản) là một sự lóng phí tiền của của những người đóng thuế nước Mĩ và việc tái thiết Nhật Bản là ưu tiên cao hơn cho các cải cách dõn chủ. Thứ trưởng quốc phòng Mĩ, William Draper, phụ trách các chớnh sách đối với Nhật Bản của Bộ Quốc phòng Mĩ, nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi chớnh sách đối với Nhật Bản. Chớnh sách chiếm đóng phải được thay đổi và Nhật Bản phải được tái thiết một cách nhanh chóng.

Tháng 3 năm 1947, trong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Quõn lực Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đề nghị cắt giảm số tiền bồi thường chiến tranh của Nhật xuống cũn ẳ. [43,170]

Để giải quyết nạn lạm phát trầm trọng và xõy dựng một nền kinh tế tự do cạnh tranh cho Nhật Bản, tháng 2 năm 1949, chớnh phủ Mĩ đã cử Joseph Dodge, chủ tịch ngõn hàng Detroit, sang làm cố vấn kinh tế cho SCAP. Dodge đã đề ra một kế hoạch chống lạm phát trên quy mô lớn. Kết quả của

kế hoạch Dodge đã thành công trong việc chặn đứng đà lạm phát; giá cả trên thị trường tự do và chợ đen bắt đầu hạ xuống. Trong thời kỳ áp dụng kế hoạch Dodge, ngõn hàng Nhật Bản đã giảm mức tăng của lượng tiền phát hành từ 40%/năm xuống cũn 30%/ năm và kiềm chế được mức tăng lương khoảng 10% mỗi tháng xuống cũn 4%/năm. [17, 232]

Kế hoạch Dodge được tiến hành không thay đổi cho đến năm 1950. Cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện kinh tế Nhật Bản. Năm 1949 là năm khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ trên toàn thế giới nhưng ngay năm sau, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, tình hình đã xoay chuyển hẳn để trở thành một thời kỳ phồn thịnh. Từ năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, cho đến năm 1951, nền thương mại thế giới tăng khoảng 19 tỉ đôla, nghĩa là 34% [43,178]. Việc tăng khối lượng cũng như giá trị hàng xuất khẩu trên thế giới cũng có tác động to lớn đến nền kinh tế Nhật Bản, đang nằm trong quỹ đạo của Kế hoạch Dodge. Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vọt trước việc giá quốc tế tăng và cùng với đó, nền sản xuất, việc làm, lợi nhuận cũng tăng nhanh khi bước vào đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Điều quan trọng hơn đối với nền kinh tế Nhật Bản vào thời điểm lúc bấy giờ là khoản thu nhập bằng ngoại tệ lấy từ các chi tiêu của quõn đội và nhõn viên quõn sự Mĩ trên đất Nhật Bản, được gọi là các khoản thu đặc biệt (tokuju). Con số này đã lên tới 592 triệu đôla năm 1951, trên 800 triệu đôla năm 1952 và năm 1953 bằng 60 - 70% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản. [43,179] Nhờ xuất khẩu và các khoản thu đặc biệt này Nhật Bản có khả năng nhập khẩu đầu tư trang thiết bị máy móc và đổi mới kĩ thuật - điều mà trước đõy rất hạn chế do thiếu ngoại tệ.

Trong thời gian này, Chính phủ Nhật Bản thi hành nhiều chớnh sách thúc đẩy tích luỹ vốn, đẩy nhanh phục hồi kinh tế. Đõy được coi là những chớnh sách kiểu mẫu xõy dựng kinh tế thời kỳ sau chiến tranh.

Chớnh sách đầu tiên là thu hút tiền vốn quốc gia để xõy dựng đất nước. Ngõn hàng Phát triển Nhật Bản được thành lập với nhiệm vụ nắm toàn bộ tài sản và các khoản nợ của Ngõn hàng. Bằng cách thu hút các nguồn tài chính từ các ngõn hàng thương mại, bảo đảm các khoản tiền nhận từ nước ngoài và bằng nhiều cách khác nữa, Ngõn hàng Phát triển Nhật Bản đã tài trợ dài hạn và có hiệu quả cho các ngành công nghiệp chủ chốt. Ngõn hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản cũng được thành lập cùng thời gian này và có nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách cung ứng vốn cho các công ty làm nhiệm vụ xuất khẩu.

Chớnh sách thứ hai là cải cách thuế. Một chế độ thuế luỹ tiến đối với các công ty kinh doanh cũng đã được thông qua vào thời kỳ này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những biện pháp đánh thuế đặc biệt để khuyến khích việc đầu tư vào đổi mới thiết bị, máy móc cũng như xuất khẩu.

Chớnh sách quan trọng thứ ba là thực hiện chế độ phõn phối ngoại tệ có trọng điểm được thiết lập vào năm 1949. Chế độ phõn phối ngoại tệ nhằm mục tiêu cõn bằng cán cõn thanh toán quốc tế. Hàng quý, chớnh phủ đưa ra một ngõn sách nhập khẩu, trong đó phõn phối ngoại tệ cho một số vật

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w