Vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 101 - 108)

Nhà nước Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, kinh tế Nhật Bản, đặc biệt trong những năm 1951 – 1973. Các chớnh sách vĩ mô của nhà nước nhằm nuôi dưỡng nguồn nhõn lực, phát triển giáo dục ... đã thể hiện vai trò của nhà nước trong việc gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Không chỉ có vậy, Nhà nước Nhật Bản cũn thể hiện vai trò của mình trong các chớnh sách trực tiếp thúc đẩy, can thiệp vào sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trên cơ sở xác định được đúng khoảng cách về khoa học công nghệ giữa Nhật Bản với các nước tiên tiến phương Tõy, Chính phủ Nhật Bản đã vạch ra chiến lược phát triển khoa học - kĩ thuật một cách hợp lý. Bên cạnh các chớnh sách đầu tư phát triển lõu dài, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện quá trình “đuổi kịp và vượt”

về công nghệ. Bước đầu tiên được thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách là nhập khẩu những công nghệ đã được áp dụng ở nược ngoài trước và sau chiến tranh, nhưng vẫn được coi là mới ở Nhật Bản (công nghệ đóng tàu, công nghệ sản xuất sợi nylon ...). Sau đó, cùng với sự hồi phục và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, Nhật Bản bắt đầu nhập các công nghệ mới, cũn ít được áp dụng ngay cả ở các nước đang phát triển phương Tõy (quy trình sản xuất Poyethylene, công nghệ bóng bán dẫn ...). Song song với việc nhập khẩu công nghệ, Nhật Bản cũng chú trọng đến phát triển giáo dục, các viện nghiên cứu khoa học nhằm tạo khả năng tiếp thu những khoa học – công nghệ mới nhập khẩu, đồng thời để tự nghiên cứu phát minh khoa học - kĩ thuật mới của riêng mình, góp phần vào sự phát triển khoa học - kĩ thuật thế giới.

Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào quá trình nhập khẩu công nghệ bằng nhiều phương thức khác nhau. Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện, khuyến khích nhập khẩu công nghệ, mua các bằng phát minh sáng chế của nước ngoài. Đầu tiên, Chớnh phủ chọn ra một số ngành nhất định được phép sử dụng nguồn ngoại tệ khan hiếm, áp dụng các biện pháp ưu đói về thuế: miễn thuế nhập khẩu máy móc, công nghệ; giảm giá thuế cho các trao đổi thương mại của các hóng nước ngoài nếu đó là những trao đổi lấy công nghệ ... Tới những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỷ XX, khi các công ty đã phần nào thu hẹp được khoảng cách công nghệ, nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi, các chớnh sách ưu đói này được huỷ bỏ, buộc các nhà máy, công ty chuyển từ nhập khẩu công nghệ sang phát triển công nghệ thông qua tự nghiên cứu và phát triển.

Thứ hai, trong một số trường hợp, bằng cách này hay cách khác, Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào quá trình đàm phán về các thoả thuận công nghệ giữa các hóng nước ngoài với các công ty của Nhật Bản để đảm bảo cho các công ty Nhật Bản có được công nghệ tiên tiến với những điều

kiện thuận lợi nhất: Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Nhật Bản hạn chế cấp phép cho các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Nhật Bản mà không có sự liên doanh công nghệ với các công ty Nhật Bản; tạo thời gian độc quyền kinh doanh cho các công ty mới đầu tư công nghệ hiện đại nhằm nhanh chóng thu hồi vốn (trường hợp Công ty tơ sợi Toray, Công ty hoá chất Mitsubishi ....)\

Nhờ những chớnh sách năng động, hiệu quả của Nhà nước, nền kinh tế nói chung, khoa học - kĩ thuật Nhật Bản nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc, “thần kỳ”. Nhà nước Nhật Bản được đánh giá là hoạt động có hiệu quả và năng động nhất thế giới.

Nhõn tố khoa học - kĩ thuật đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khôi phục và phát triển đất nước đi lên của Nhật Bản. Nhờ có những biện pháp phù hợp, Nhật Bản đã nhanh chóng hội nhập cùng sự phát triển khoa học - kĩ thuật của thế giới, đưa nền kinh tế tiến những bước dài trong lịch sử phát triển, tạo nên hiện tượng “thần kỳ” trong những năm 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX. Từ sự phát triển của Nhật Bản, các nước đang phát triển có thể rút ra được những bài học quý, vận dụng vào tình hình thực tế của đất nước mình.

KẾT LUẬN

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản được biết đến như một nước chiến bại, bị thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần; một đất nước cũn nghốo và lạc hậu về khoa học - kĩ thuật so với các nước phương Tây. Nhật Bản còn được biết đến như một quốc gia châu Á có muôn vàn khó khăn: đất nước đụng dân (bằng một nửa dân số của nước Mĩ) nhưng diện tích lại rất nhỏ bé (bằng 1 phần 25 diện tích của nước Mĩ), trong đó 80% là đồi núi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, phải nhập khẩu hầu như toàn bộ nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp .... Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản lại được thế giới biết đến như một hiện tượng “thần kỳ”. Chỉ sau hơn 20 năm phát triển, đất nước Nhật Bản chiến bại, khó khăn ngày nào đã được thay thế bằng một đất nước Nhật Bản phát triển, công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ), nhiều mặt hàng công nghiệp đứng đầu thế giới như: tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, vô tuyến truyền hình .... [40, 296 - 297].

Nhật Bản đã thua trong chiến tranh thì nhất định phải thắng trong kinh tế. Ý chí sắt đá của cả dõn tộc Nhật Bản đã trở thành hiện thực chỉ sau một vài thế hệ. Để có thể “thắng” được trong kinh tế, yếu tố hàng đầu là phải “thắng” trong khoa học - kĩ thuật, công nghệ sản xuất. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất một trong những nguyên nhõn quan trọng nhất, thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 1951 – 1973 chớnh là nhõn tố khoa học - kĩ thuật.

Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng, những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản vẫn được coi là một nước “lạc hậu so với các nước tư bản phát triển khác về trình độ khoa học - kĩ thuật” [35,81]; hoặc “Nhật Bản bị bỏ xa so với mức công nghệ mà công nghiệp phương Tõy đạt được” [39,457]

Khó khăn về kinh tế, lạc hậu về công nghệ, nhưng, với quyết tõm khôi phục và phát triển đất nước hùng mạnh, Nhật Bản đã có những bước đi, biện pháp phù hợp để giải quyết khó khăn, vươn lên, phát triển. Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, trước hết là tập trung sức phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghệ.

Công nghệ về căn bản là tri thức, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức. Nó có thể được hiện thõn vào một người. Các kỹ sư nước ngoài sáng tạo hoặc sử dụng thành thạo công nghệ sản xuất mới. Công nghệ hiện thõn ở máy móc, thiết bị. Thông qua việc sử dụng chúng trong sản xuất có thể giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm mới với tớnh năng ưu việt, giá cả cạnh tranh. Công nghệ, đôi khi mới chỉ là những kết quả nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm, chưa đưa vào ứng dụng sản xuất.

Để có thể nhanh chóng xoá bỏ khoảng cách về công nghệ với các nước tư bản phương Tõy, nhanh chóng thúc đẩy khoa học - kĩ thuật trong nước tiến bộ. Nhật Bản vừa chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển vừa chú trọng nhập khẩu công nghệ. Nghiên cứu về lịch sử phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, dưới góc độ công nghệ phục vụ phát triển, các chuyên gia đã xếp Nhật Bản vào nhúm các nước nhập công nghệ là chớnh, thích nghi, phát triển để phục vụ kinh tế.

Nhật Bản nhập khẩu công nghệ qua nhiều kênh chuyển giao khác nhau. Mời các kỹ sư nước ngoài đem công nghệ tiên tiến vào dạy cho người Nhật và người Nhật đi ra nước ngoài và tiếp thu các công nghệ mới. Thông qua việc sử dụng máy móc, thiết bị, hoặc tháo máy móc thiết bị mới, áp dụng “kĩ thuật đảo” để chế tạo máy. Đầu tư nước ngoài trực tiếp, tham gia hội chợ, triển lãm .... cũng là những kênh chuyển giao công nghệ Nhật Bản áp dụng để nhập công nghệ mới. Tuy nhiên, kênh chuyển giao công nghệ mà Nhật Bản áp dụng chủ yếu thời kỳ này là mua công nghệ và các dịch vụ công nghệ. Các

dạng thoả thuận về công nghệ trong đú có thoả thuận mua bán li - xăng, thuê tư vấn, và mua các bản thiết kế, kết quả nghiên cứu khoa học ...

Nhờ nhập kĩ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại của nước ngoài nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng loạt các ngành công nghiệp mới, cơ cấu công nghiệp Nhật Bản thay đổi theo hướng có lợi cho việc nõng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nhập công nghệ sản xuất mới, kĩ thuật hiện đại cũn giúp Nhật Bản nhanh chóng nõng cao năng suất lao động xã hội, tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, thậm chí ở những thị trường tạo ra công nghệ mới đó. Trên hết, nhập kĩ thuật mới đã giúp Nhật Bản tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của, làm cho Nhật Bản nhanh chóng nhảy vọt từ trình độ kĩ thuật lạc hậu sang trình độ kĩ thuật tiên tiến, đặt nền tảng cho những phát minh khoa học - kĩ thuật giai đoạn phát triển kế tiếp.

Để có thể đạt được những thành công trong quá trình nõng cao trình độ, nhanh chóng “rượt đuổi” kịp các nước tư bản phương Tõy về trình độ khoa học - kĩ thuật, là công lao đóng góp, nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của toàn thể nhõn dõn Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đóng vai trò định hướng, tạo tiền đề phát triển khoa học - kĩ thuật thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và các chớnh sách khuyến khích kinh tế. Các công ty, xí nghiệp Nhật Bản són sàng hy sinh lợi nhuận trước mắt mà tập trung sức cho đầu tư, đổi mới công nghệ, nõng cao trình độ khoa học - kĩ thuật của mình. Con người Nhật Bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị văn hoá truyền thống dõn tộc với những tri thức khoa học - kĩ thuật hiện đại. Sẽ dễ dàng nhận thấy những con người Nhật Bản truyền thống có tinh thần cần cù, hiếu học, đầy lòng tự tôn dõn tộc nhưng đồng thời lại là những con người hiện đại, hết sức năng động, có tõmg nhìn xa, không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào tiếp nhận những tiến bộ khoa học - kĩ thuật mới.

Từ những thành công của Nhật Bản trong phát triển khoa học - kĩ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào thực tế sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý. Trong quá trình xõy dựng và phát triển đất nước, luôn coi trọng, coi nhõn tố khoa học - kĩ thuật là chỡa khoá của thành công. Có được sự phát triển của khoa học - kĩ thuật mới có được sức mạnh phát triển đất nước. Đẩy mạnh sự phát triển khoa học - kĩ thuật phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước và tình hình thế giới đề ra những bước đi phù hợp, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển nguồn lực con người, giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w