Chú trọng mua các bằng phát minh, sáng chế

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 89 - 91)

Một trong những đặc điểm phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản thời kỳ này là họ rất chú trọng mua các bằng phát minh, sáng chế.

Trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu về khoa học công nghệ, lại chịu nhiều thiệt hại bởi chiến tranh, phát triển đất nước bằng con đường nhập khẩu kĩ thuật công nghệ của nước ngoài, mua các bằng phát minh, sáng chế là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất.

Muốn mua được các bằng phát minh sáng chế thì cần phải có tiền vốn, hệ thống thông tin, dự đoán sự phát triển khoa học - kĩ thuật và quy trình ứng dụng của những phát minh sáng chế đó.

Vấn đề vốn đầu tư mua các bằng phát minh được Nhật Bản giải quyết dựa trên hoàn cảnh quốc tế thuận lợi và những nỗ lực “thắt lưng buộc bụng”, tiết kiệm chi tiêu của cả hệ thống chớnh trị xã hội. Những năm 50, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, rồi những năm 60, khi chiến tranh Việt Nam ngày một quyết liệt, những “dòng đôla thần kỳ” từ chi phí quõn sự của Mĩ đổ vào Nhật Bản. Các đơn đặt hàng quõn sự của Mĩ cho hai cuộc chiến này đã khiến nền kinh tế Nhật Bản khởi sắc. Có được nguồn vốn quý giá từ những

đơn xuất khẩu hàng, chớnh quyền Nhật Bản đã đề ra nhiều chớnh sách khuyến khích nhập khẩu kĩ thuật hiện đại từ nước ngoài như: Luật về tăng cường hợp lý hoá xí nghiệp, Luật về tiền vốn nước ngoài, Lệnh về quản lý ngoại tệ .... Trong nửa sau thập niên 50 và thập niên 60 của thế kỷ XX, các nhà máy xí nghiệp Nhật Bản đã không ngừng đầu tư cho việc cải tiến dõy chuyền kĩ thuật sản xuất; chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị của các nhà máy xí nghiệp đã lên tới gần 50% tổng chi phí sản xuất. Các công ty, nhà máy xí nghiệp Nhật Bản sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ để mua lại những phát minh công nghệ nước ngoài, những khoản chi phí mua bán này đôi khi lớn hơn rất nhiều số vốn hiện có của công ty chứ chưa nói đến chi phí nghiên cứu sản xuất. Chớnh sách này của các nhà máy, xí nghiệp lại nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phớa Chính phủ Nhật Bản. Trường hợp Công ty sợi Toray, được sự bảo trợ của Nhà nước, bỏ ra 1,08 tỷ yên để mua công nghệ sản xuất nilon trong khi vốn cổ phần chỉ có 750 triệu yên năm 1951 [39,475] là một minh chứng cho thấy chớnh sách ưu tiên nhập khẩu công nghệ thay vì nghiên cứu phát minh của các nhà máy, xí nghiệp cũng như Chính phủ Nhật Bản.

Các bằng phát minh sáng chế được Nhật Bản mua về cùng với những tiến bộ khoa học - kĩ thuật nhập khẩu được nhập về chủ yếu nằm ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy, hoá chất, luyện kim ... Đối tác để Nhật Bản thương thảo mua phát minh, sáng chế và nhập kĩ thuật chớnh là những nước dẫn đầu về khoa học - kĩ thuật ở những lĩnh vực đó. Chẳng hạn, Nhật Bản nhập kĩ thuật đóng tàu hàn hồ quang từ nước Anh; nhập sợi nylông, công nghệ chế tạo sợi tổng hợp từ Mĩ; liên kết sản xuất ôtô với các nhà máy ôtô của Mĩ, Cộng hoà liên bang Đức; nhập công nghệ hoá lọc dầu và chiết xuất tổng hợp hoá chất từ Mĩ, Đức ... [43,243]

Như vậy là khi mua các bằng phát minh sáng chế của nước ngoài, Nhật Bản đã phải bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu hiệu quả của những phát

minh, sáng chế đó, tớnh ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở Nhật Bản, khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi đưa vào sản xuất, ... Không hề quá khi khẳng định cả hệ thống kinh tế - xã hội Nhật Bản là những máy săn tin, thu nhận thông tin khổng lồ. Các bằng phát minh, sáng chế đưa vào hay chưa đưa vào sản xuất đã được các công ty, xí nghiệp Nhật Bản săn đún, mời gọi đầu tư. Các nhà đầu tư Nhật Bản không hề mệt mỏi khi thuyết phục các đối tác của họ bán các bằng phát minh, sáng chế cho mình. Trong những năm 1951 – 1973, Nhật Bản đã tiến hành hàng chục nghìn cuộc thương lượng nhập khẩu kĩ thuật với các công ty nước ngoài, chủ yếu là của Mĩ và Tõy Đức. [31,155]

Chính các bằng phát minh, sáng chế mua của nước ngoài đã giúp Nhật Bản, trong một thời gian ngắn, thõu túm những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới trong hai thập kỷ trước đó, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước Âu – Mĩ.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 89 - 91)