Vai trò năng động của Nhà nước và sự sáng tạo của các công ty

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 80 - 83)

Để có được thành tựu trong phát triển kinh tế nói chung, khoa học - kĩ thuật nói riêng, không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống chớnh trị xã hội Nhật Bản: vai trò năng động sáng tạo của Nhà nước và sự sáng tạo của các công ty.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, nền kinh tế Nhật Bản là “một hệ thống kinh tế thông minh nhất thế giới” và chớnh phủ “chịu trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng kế hoạch công nghệ, quyết định về những phương hướng mới cho những cố gắng phát triển công nghiệp đang nảy mầm ở Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy và bảo hộ nền công nghiệp khi nó bắt đầu chuyển bước theo những hướng đó” [36,123]

Hệ thống chớnh trị Nhật Bản, sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới những năm 80 của thế kỷ XX, là sự kết hợp “tam giác quyền lực”, giữa giới chớnh trị, giới quan chức và giới chủ doanh nghiệp. [11,54]. Sự liên kết chặt chẽ giữa giới chủ doanh nghiệp, giới chớnh trị và giới quan chức là một trong những hợp lực giúp các chớnh sách điều hành kinh tế tầm vĩ mô của Nhà nước gắn chặt với nhu cầu phát triển thực tế của nền kinh tế, từ đó đưa tới sự phát triển “thần kỳ”.

Vai trò năng động, tạo đà phát triển kinh tế của Nhà nước Nhật Bản, trước hết thể hiện ở chớnh sách phát huy nguồn nhõn lực. Nhận thức rừ tầm quan trọng của nguồn nhõn lực đối với sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật, vượt qua nhiều khó khăn, các chớnh sách khuyến khích, phát triển văn

hoá giáo dục của nhà nước đã được ban hành. Đõy là sự đảm bảo vững chắc và lõu bền nhất cho sự phát triển khoa học kĩ thuật. Mọi lực lượng xã hội đã được nhà nước Nhật Bản huy động đến mức tối đa nhất cho chiến lược “khoa giáo hưng quốc”. Đầu tư cho giáo dục và văn hoá luôn được nhà nước Nhật coi trọng và giữ ở mức cao trong chi tiêu ngõn sách nhà nước. Tỷ trọng chi cho giáo dục và văn hoá trong ngõn sách năm 1955 là 12,3%; năm 1960 là 12,1%, năm 1965 là 12,7% và 11,4% năm 1970. [54]

Chính phủ Nhật Bản được đánh giá là năng động nhất thế giới. Từ xuất phát điểm thấp kém, lạc hậu, Chính phủ Nhật Bản đã có chiến lược phát triển hợp lý cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Bước đầu của giai đoạn phát triển, Nhà nước Nhật Bản cùng các công ty tiến hành hàng nghìn các cuộc thảo luận, thương thuyết để nhập các tiến bộ, phát minh kĩ thuật hiện đại của các nước vào sản xuất. 6 tỉ đô la để mua các bằng phát minh sáng chế là một con số không hề nhỏ đối với một đất nước vừa trải qua chiến tranh, nghèo tài nguyên và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh tế, xã hội nhưng đó là việc Nhật Bản đã làm.

Để khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chớnh sách ưu đói có liên quan trực tiếp đến quá trình nhập khẩu công nghệ và tác động trực tiếp đến nhập khẩu công nghệ. Ví dụ, chớnh sách giảm thuế, cho vay với lói xuất thấp trong suốt những năm 50, 60 để các công ty, nhà máy đầu tư máy móc và trang thiết bị sản xuất như đã trình bày ở những phần trên; các chớnh sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước có nhập khẩu công nghệ tiên tiến .... (đặt hàng rào thuế quan với tivi, ôtô những năm 50, đầu 60)

Các chớnh sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiờn tiến đã thể hiện rừ vai trò định hướng của Nhà nước Nhật Bản trong chiến lược phát triển khoa học - kĩ thuật những năm 1951 – 1973.

Đón đầu và ứng dụng hiệu quả những thành tựu khoa học - kĩ thuật, tạo cơ sở cho khoa học - kĩ thuật phát triển, bên cạnh vai trò lónh đạo của Chính phủ Nhật Bản, phải kể đến là vai trò của các công ty, nhà máy xí nghiệp của họ. Các công ty nhà máy Nhật Bản được các nước phương Tõy thừa nhận về tớnh năng động, sáng tạo và có tầm nhìn xa trong chiến lược phát triển. Đội ngũ lónh đạo các công ty Nhật thường không nghĩ nhiều đến lợi ích trước mắt, họ thường nhìn xa hơn, có cái nhìn lõu dài vì sự tồn tại và phát triển vững bền của công ty. Các công ty Nhật sẵn sàng hoón tối đa hoá lợi nhuận trước mắt để tăng phần của họ trên thị trường. Do vậy, các nhà lónh đạo sẵn sàng đầu tư mạnh vào kĩ thuật mới nếu thấy sau này kĩ thuật đó mang lại hiệu quả. Họ dồn sức đầu tư hiện đại hoá nhà máy xí nghiệp ngay cả khi nhà máy xí nghiệp đó vẫn đáp ứng được những yêu cầu trước mắt. Sự hăm hở tích luỹ mở rộng cho tương lai hơn là ăn chia tiền lời trước mắt thể hiện rừ trên tỷ lệ tiền lời chia cho các cổ đông. Tỷ lệ chia tiền lời cho các cổ đông của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các nước tư bản khác, trong những năm 60 chỉ vào khoảng 10 – 12%, so với 30 – 40% của Mĩ hoặc 20% ở Anh. [51,24]

Cùng với việc đầu tư mua các bằng phát minh sáng chế, tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn có ưu thế phát triển, Nhật Bản cũn chú trọng xõy dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học kĩ thuật trong nước. Các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và đội ngũ các nhà khoa học ngày một đông đã cho thấy điều này. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học được tăng cường đầu tư mạnh mẽ. Chi phí cho nghiên cứu phát triển của Nhật Bản những năm 60, 70 luôn đạt xấp xỉ 2% thu nhập quốc dõn (năm 1970 đạt 1.200 tỷ yên, bằng 1,96% thu nhập quốc dõn. [43,239] Đõy là một mức chi không lớn so với các quốc gia phát triển Âu – Mĩ nhưng 100% số vốn đầu tư này được Nhật Bản tập trung cho phát triển khoa học - kĩ thuật ứng dụng. Nhật Bản không chi phí cho nghiên cứu các mục tiêu quõn sự,

chinh phục vũ trụ mà tập trung nghiên cứu khoa học - kĩ thuật ứng dụng phát triển kinh tế, xã hội. Chớnh bởi vậy, ngay trong những năm 50, 60, Nhật Bản cũng đã có những tiến bộ nhất định về khoa học - kĩ thuật của riêng mình như Công ty tơ nhõn tạo Kurashiki phát minh ra công nghệ chế tạo sợi vinyl clorua; Hóng Sony chế tạo ra bóng bán dẫn (Tranzito) mở ra thời đại mới cho công nghệ máy tính ...

Tiến bộ khoa học - kĩ thuật chỉ có thể ứng dụng và phát triển hiệu quả nếu được đầu tư nghiên cứu và ưu tiên phát triển thoả đáng. Trong những năm 1951 – 1973, Nhật Bản đã xây dựng được những cơ sở vững chắc, môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển khoa học kĩ thuật. Nguồn nhân lực được khuyến khích phát triển; các cá nhân, tập thể được tạo những điều kiện tốt nhất để ứng dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Những tiến bộ về kinh tế, khoa học - kĩ thuật thời kỳ này đồng thời tạo đà cho sự phát triển của khoa học - kĩ thuật ở giai đoạn phát triển kế tiếp của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w